Giới Tính Theo Cuộc Đời

8. – Phần 47 Những nhân tố góp phần vào lúc sau sinh – một thời kỳ quyết định



I. Các nguyên nhân trạng thái sinh lý:

Những nguyên nhân trạng thái sinh lý: bắt nguồn từ nhiều khó khăn. Masters đã báo hiệu trong thời kỳ hậu sản này, 47% phụ nữ phàn nàn về chứng suy nhược, về sự mất máu, về việc lấy lại tương đối chậm quan hệ tình dục. Điều này có thể gây trầm trọng bởi một nỗi lo sợ kinh hoàng: nỗi đau đớn khi sinh; sự không dễ dàng thực sự làm bà mẹ trẻ. Nhiều nguyên nhân khác nhau về trạng thái sinh lý như:

1. Tiếp theo vết mổ đẻ

Nó thường xuyên đau đớn, và cũng dễ dàng gây ra chứng giao hợp đau bề ngoài. Điểm đau khi dương vật vượt qua cửa âm đạo. Ngược lại, đôi khi người ta cũng thấy một sự quá nhạy cảm, thậm chí thấy được sự hưng phấn tuyệt diệu ở ngay vùng hàn gắn vết sẹo.

2. Tính trương lực cơ thể của các cơ bắp Perivaginale, trong đó quan trọng nhất là sự đáp lại khoái cảm của phụ nữ quá mạnh mẽ và nó làm thay đổi âm đạo và dương vật vì nhiều khi âm đạo chưa lành hẳn sau sinh. Đôi khi các chỗ bị tổn thương vẫn còn hé mở và có thường xuyên nguy cơ bị nhiễm khuẩn âm đạo.

Chúng ta sẵn sàng quy định cho chủ đề phòng ngừa và chữa trị bệnh sau sinh. Có 3 loại bài tập được khuyên làm bởi ông Kegel, nó giúp thiết lập lại vai trò cơ bắp Perivaginale.

– “Pipistop” là tư thế ngồi và dạng chân ra (phải được thực hiện thường xuyên).

– Động tác mà chúng ta gọi là “cái bóp quả phỉ” (casse-noisette) nó làm cho âm đạo co lại.

– Tập co thắt các phần cơ quanh hậu môn.

Chúng tôi sẽ đề cập lại sâu hơn về cơ hội điều trị bệnh mất khoái cảm ở phần sau.

3. Sự mất cân bằng tuyến nội tiết: giải thích sự ngừng chu kỳ kinh nguyệt trong 6 đến 8 tuần sau việc sinh đẻ. Nó đánh dấu và làm cho sự thụ thai quay trở lại chậm hơn trong trường hợp đang cho con bú (ở thời đại chúng ta số người cho con bú ngày càng thường xuyên hơn). Sự tiết ra chất động dục quyết định sự bôi trơn âm đạo, thiếu nó sẽ gây đặc tính đau đớn khi quan hệ tình dục. Chúng tôi có thể cho thấy một vài sản phụ duy trì được tỷ lệ Prolactin tăng lên cùng với thời gian cho con bú. Thế nhưng hầu hết các sản phụ khác lại tăng hoóc môn (lactin) – chất đối kháng với sự ham muốn.

Cuối cùng sự suy sụp về quan hệ vợ chồng cho thấy: cần phần cải tạo thời kỳ sau sinh. Người mẹ trẻ đầy rẫy những thay đổi rắc rối mà thường xuyên cô không sành sỏi lắm. Trong nhiều trường hợp lúc sau sinh việc ham muốn tình dục bị suy giảm, nhất là đối với bà mẹ cho con bú. Tuy nhiên, khả năng khoái cảm giảm bớt, nhiều lúc tạo nên thất vọng ở cả 2 vợ chồng.

Những người theo thuyết mục đích không quên nhận xét rằng sự thay đổi về trạng thái sinh lý dẫn đến thời kỳ mang thai, từ đó dẫn tới sự chú ý hàng đầu là chăm sóc người mẹ trẻ. Có biết bao không khí vợ chồng có thể bị xáo trộn khi đứa trẻ ra đời.

II. Những nhân tố cá nhân

Những nhân tố cá nhân giữ được nhân cách của bà mẹ và cũng giữ được nhân cách của ông bố, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn quyết định này.

Sau sinh, các bà mẹ trẻ luôn nhận thấy những thay đổi về cơ thể của mình. Những vết rạn da bụng không phai nhạt được, có đường nét làm cho cơ thể người nặng nề, tạo nên một vết thương khó có thể chịu đựng được.

Nếu phụ nữ sống bằng phôi mầm như một phần bộ phận của chính mình, đến lúc sinh đẻ, có thể họ cảm thấy như bị hoạn một cách tượng trưng, như vậy theo thời gian phân tích tâm lý, đó là nguồn gốc có thể mất sảng khoái trong quan hệ tình dục.

Một nhân tố nhỏ khác có thể gây tổn thương đến quan hệ tình dục của cuộc sống lứa đôi. Chồng hoặc vợ có thể cùng có những tình cảm tuyệt đối dành cho con, một trong hai người ôm chặt đứa trẻ một mình nằm trong chiếc nôi, xa căn phòng vợ chồng. Những ý nghĩ đó được thành lập do sự cảm nhận từ tình yêu riêng của cha mẹ dành cho họ khi còn ấu thơ.

Quan sát Catherine và Jean

Catherine 26 tuổi thấy bản năng tình dục của mình giảm sút từ khi đứa con gái đầu lòng của họ biết trèo lên nôi để nhìn thấy bố mẹ trong phòng ngủ. Họ lo sợ con mình thấy sự âu yếm của họ trong phòng ngủ, tuy vậy họ không muốn đóng cửa vì sợ con gái của họ sẽ cảm thấy như bị bố mẹ lãng quên giống như suy nghĩ của họ trước kia. Cần nhiều thời gian điều trị để đôi vợ chồng tin tưởng rằng con họ không có nỗi sợ riêng bị bỏ rơi được khơi dậy như thời thơ ấu của họ.

Sự cộng sinh giữa trẻ sơ sinh và người mẹ buộc phải đồng nhất hóa trong một tình trạng mà Winnicot gọi là “Đam mê làm mẹ”. Việc thiếu trách nhiệm và sự cấm kỵ ở tuổi thơ ấu đã bị xen vào, chồng chéo với quan hệ vợ chồng.

Người ta thấy phụ nữ vẫn tìm lại được tự do về mặt tình dục và tâm lý ngay sau khi sinh. Đạo đức và cách cư xử theo quy ước của bố mẹ họ trước kia ảnh hưởng lớn đến hành vi làm mẹ của họ.

Sự ghen tuông và sự ganh đua đối với trẻ vừa sinh dễ dàng gây tác hại đến người chồng. Tình cảm này nảy sinh ngay từ khi mang thai, khi người vợ tỏ ra quá cần thiết đối với người chồng. Tất cả cuộc đối thoại và sự xáo trộn trong cuộc, người chồng cũng tỏ ra hiểu biết và cảm thấy như bị gạt ra ngoài. Có những ông bố cảm thấy sự tranh đua rất quyết liệt đối với đứa con trai mà họ sợ trong tương lai nó thay vị trí của anh, và anh ta mong muốn vứt bỏ nó ra khỏi gia đình họ sau này. Các huyền thoại Hy Lạp đưa vào tội cấm giết cha giết mẹ và dựa vào nỗi sợ hãi bằng sự linh cảm của cậu con trai Uranrus cổ đại nhất của các thần tài Hy Lạp sau khi cưới vợ xong mẹ ông là Gâi – đã bỏ đứa con riêng của mình đến vương quốc của những người Titans. Huyền thoại œdipe (ơ-đíp) tạo ra chủ đề của tội giết cha giết mẹ trong sự thiếu ý thức chung. Ngày nay, các nỗi sợ và việc đấu tranh này đã được làm vơi bớt đi, chắc chắn từ khi mà người cha chấp nhận vai trò chăm lo quan tâm chăm sóc và thống trị ít hơn đối với con cái mình.

III. Tính năng động của vợ chồng

Tính năng động của vợ chồng được đặt lên hàng đầu của các chủ đề tranh chấp phát triển trong thời kỳ sau sinh. Hình ảnh người phụ nữ được thay đổi dưới con mắt người chồng. Từ người vợ mình đã trở thành người mẹ, người chồng ngắm nghĩa vợ mình đang cho con bú, và anh ta nhớ lại ảo ảnh của chính mình gắn với tấm lòng mẹ những khi ấu thơ. Quan điểm làm mẹ của người mẹ trẻ này có thể trở nên mạnh mẽ đến nỗi cô ta từ bỏ tất cả vai trò nữ giới khác.

Cũng chính phụ nữ đã thử nghiệm khoái cảm trong lúc cho con bú. Khi cho con bú gợi ra trong cô ta một sự bối rối đáng sợ của vai trò này. Sự cách biệt giữa việc cho con bú và tính tình dục giữa hai vợ chồng tăng lên rõ rệt, khi lòng ham muốn chính đáng của họ được quan hệ trở lại nhưng đành chịu nhịn bởi lời can thiệp của thầy thuốc buộc họ phải kiêng quan hệ tình dục trong 6 tuần sau khi sinh để đảm bảo sức khỏe cho người vợ.

Ngay bây giờ cặp vợ chồng không còn phải đơn độc nữa, mà là ba người trong gia đình nhỏ, người thứ ba này là đứa trẻ, nó luôn giữ vai trò ưu tiên hơn mà hai vợ chồng đã xác định được từ trước khi sinh đẻ. Con họ có thể là đứa trẻ thất thường hoặc cậu con trai, cô con gái kháu khỉnh. Việc nuôi dạy trẻ đối với các ông bố bà mẹ không đơn giản bởi họ phải chấp nhận sẵn sàng dạy chúng theo phong cách người lớn tuổi.

Đành phải đối mặt với những nguyên nhân phức tạp của các cuộc “Giao lưu” giữa các nhân vật trong gia đình, một vài cặp vợ chồng thích trao đổi xung quanh đứa trẻ, chính nó trở thành điểm trao đổi duy nhất giữa đôi vợ chồng, người ta nói về lần bú và lần đẻ, lần đến nhà trẻ… mọi điều chung như thế chắc chắn góp phần tháo bỏ những chủ đề tranh chấp, thắt chặt hơn mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, nhưng chưa giúp tạo ra được cuộc sống chăn gối vợ chồng.

Trong thời kỳ quyết định này, các cặp vợ chồng phải cố dành thời gian rỗi rãi cho chính mình. Chúng tôi khuyên họ lập chương trình buổi tối tự do cho một cuộc dạo chơi, buổi hòa nhạc, bữa ăn tối, họ nên tận dụng thời gian để thỏa mãn những nhu cầu chính đáng quan tâm đến nhau như sự lãng mạn, chiều chuộng và sự cộng tác của hai vợ chồng.

IV. Nhân tố xã hội văn hóa. Tranh chấp vai trò cá nhân trong gia đình

Một vài nhân tố trong các nhân tố này, nhất là khi người vợ làm việc chẳng hạn, làm tăng thêm mức khó khăn của cặp vợ chồng với con trẻ; ví dụ: “Tối nay đến lượt ai đi đón Jacques ở nhà trẻ, tôi phải đi chợ trước bữa ăn tối. Vâng, nhưng tôi có cuộc họp quan trọng và tôi không…”, vấn đề của cặp vợ chồng là làm việc, nuôi con, sự kiêm nhiệm không phải là 2 nghề mà còn là 3 nghề.

Việc sinh con trong phần lớn các trường hợp đã làm chuyển đổi sự thống nhất trong gia đình. Nhiệm vụ được phân chia một cách cân bằng trong quan hệ truyền thống là hầu như người vợ phải đảm nhận hầu hết các công việc. Vai trò quan trọng của gia đình biểu thị trên sơ đồ này dĩ nhiên là chủ đề mang nhiều sắc thái, nó chủ yếu phụ thuộc vào cách thỏa thuận của vợ chồng phân công nhiệm vụ nội trợ, việc này phụ thuộc vào kịch bản cuộc sống của người vợ trẻ và vai trò làm mẹ mà cô ấy hiểu từ thời thơ ấu (hình ảnh mẹ cô để lại). Ngay cả đến những phụ nữ tự do nhất cũng phải chịu sức ép vô thức ngay từ khi họ có một đứa con để bắt chước mẹ của họ. Biểu tượng truyền thống, tư cách làm mẹ là: “Cho trẻ tất cả cái mà nó cần”. Người mẹ thường nhớ đến thất vọng thời còn trẻ con của mình và tự thề với mình là không để con mình phải chịu những thử thách giống mình. Ngay trong công việc, bà ta cũng nhận thấy gánh nặng của mọi nhiệm vụ thuộc phận sự người mẹ. Ông bố không bao giờ cảm thấy có lỗi nếu bữa ăn không được dọn ra hoặc nếu bữa ăn không được phục vụ, ngược lại, người mẹ luôn bị day dứt, được thể hiện ngay ở giọng nói hay nội tâm, nhiều khi bà ta không có chút nghỉ ngơi.

Nhiều bà mẹ trẻ cảm thấy cô quạnh bó hẹp giữa nghề nghiệp và khuynh hướng làm mẹ. Bà lo lắng nói: “Tôi không có khả năng làm đến kết quả trong việc giáo dục con có một nghề nghiệp ổn định”. Trái tim của họ lung lay làm 2 nửa, họ lưỡng lự, và lần chần né tránh. Đôi khi cảm thấy như kiệt sức, và bị thời gian ràng buộc đồng thời thiếu sự bố trí. Nhiều khi bà mẹ đã quyết định cho số phận của mình: Rằng không có thời gian nào cho các hoạt động nghề nghiệp của họ. Việc từ bỏ những đam mê ấp ủ từ lâu ấy không dẫn đến tình cảm thù địch nào với bạn đời của mình mà thường xuyên có trách nhiệm đối với chồng, con và với chính bản thân mình nữa. Trong cuộc sống ấy sẽ xảy ra quan hệ tình cảm xúc động qua lại nào đó, vợ chồng khó nói ra được.

Được đối chiếu với trách nhiệm làm cha, người đàn ông làm sống lại những kỷ niệm ấu thơ những cũng bằng lòng với vai trò làm bố tốt hơn. Dù bị gây khó chịu, mất thăng bằng do sự bắt buộc của gia đình. Ông chồng cũng luôn là người động viên người vợ nghỉ việc và ở lại nhà. Nhưng dù thế nào thì bà ta vẫn cứ làm, người vợ từ nay đã xác định được vai trò của mình trong sự thiếu thiện chí của người chồng vì ông nhìn về con đường nghề nghiệp của bà như vậy. Có thể bà phẫn nộ và giành nhiều đầu tư vào con đường nghề nghiệp ấy. Cũng có thể bà từ bỏ nghề để dành cho cuộc sống lứa đôi tốt hơn. Nhưng hầu như từ nay, quan hệ này làm hoen ố đi tình cảm đôi chiều sự hy sinh của người vợ và của thói đối nghịch của các ông chồng.

Từ mấy cuộc điều tra mới đây cho thấy: Tất cả các phụ nữ làm việc ở xã hội đồng thời rất chăm lo đến con cái của gia đình. Các bà mẹ này luôn tận tụy với công việc khó khăn và cả những việc bà không hài lòng.

Vai trò của thầy thuốc:

Trong pha quyết định này, vai trò của thầy thuốc được xác định bằng cách giúp cặp vợ chồng trẻ một số nhận thức. Sự lầm lẫn giữa chức năng vợ chồng và chức năng làm cha mẹ thường dẫn đến hậu quả bi thảm. Trong thời kỳ này có một số cặp vợ chồng chối bỏ chức năng làm bố và làm mẹ của mình.

Họ thường ngạc nhiên tự hỏi: “Tôi không hiểu trách mắng người chồng hay người vợ ở điểm nào nhưng có lẽ tôi là một ông bố (hay một bà mẹ) rất tốt…”. Làm một người cha tốt hay người mẹ tốt không bao hàm các cuộc giao tiếp ái ân thỏa đáng giữa hai vợ chồng. Mỗi người trong cặp vợ chồng khi bắt đầu có con nhỏ thường gặp trục trặc trong quan hệ sinh lý, vậy nên nói điều đó ra, đừng ngại ngùng; ví dụ các ý nghĩ riêng sau khi sinh con, sự cảm động hoặc mong đợi của mình trong sinh hoạt tình dục sau khi đã có con v.v…

Chắc chắn có nhiều tác động qua lại giữa vai trò làm cha mẹ và vai trò của vợ chồng. Nhiều cặp vợ chồng đã củng cố các mối quan hệ thân mật của họ, đồng thời cũng đảm bảo tốt các chức năng làm cha mẹ của mình. Biết bao các ông bố học làm tăng tính nhạy cảm và khả năng chiều chuộng vợ con của họ. Bên cạnh sự chăm sóc dành cho đứa con, các cặp vợ chồng không quên làm phong phú mạng lưới quan hệ vợ chồng riêng của họ, đây là sự bền vững của các cặp vợ chồng khi con cái đã trưởng thành và rời nhà ra đi xây dựng gia đình mới.

Điều cần thiết nhất đối với các cặp vợ chồng là cần giữ gìn sức khỏe, ngay sau khi sinh con; cần có một thời gian tự do thoải mái để học lại cách tán tỉnh nhau, và để hỏi nhau những dấu hiệu riêng của sự nhận biết trở lại, đồng thời học làm quen nhau trong quá trình mới sau khi sinh nở.

Thầy thuốc phải nhấn mạnh: phụ nữ khi mang thai, sinh nở, rồi thời kỳ sau sinh đã quyết định vòng đời của một con người. Phần lớn những người trưởng thành có được niềm vui lớn và những điều thỏa mãn vốn có ở quy trình này, nhưng chúng ta chưa chuẩn bị để đương đầu với các biến cố xảy ra. Nói chung, trong những thời kỳ này, các cặp vợ chồng trẻ thường gặp khó khăn quan hệ sinh lý, họ khó đạt được đến khoái cảm tột đỉnh, hoặc khi làm tình luôn bị phân tán. Vậy cũng cần phải giảm bớt các mong muốn ấy trong những thời kỳ sau sinh để đảm bảo sức khỏe hoặc xây dựng một sự bền lâu cho cuộc sống sau này.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.