Hàn Phi Tử

Quyển XX – Thiên L: Những học giả nổi tiếng (Hiển học)



I. Những học giả nổi tiếng trên đời, thì có bọn Nho và bọn Mặc. Bọn Nho cao nhất là Khổng Khâu, bọn Mặc cao nhất là Mặc Địch. Từ khi Khổng Tử chết đi có bọn nhà nho theo Tử Tư, có bọn nhà nho theo Tử Trương, có bọn nhà nho theo họ Nhan, có bọn nhà nho theo họ Mạnh, có bọn nhà nho theo họ Tất Điêu, có bọn nhà nho theo họ Trọng Lương, có bọn nhà nho theo họ Tôn (Tuân Từ), có bọn nhà nho theo họ Nhạc Chính. Từ khi Mặc Tử chết đi, có bọn nhà Mặc theo họ Tương Lý, có bọn nhà Mặc theo họ Tương Phu, có bọn nhà Mặc theo họ Đặng Lảng. Như vậy sau Khổng Tử đạo Nho chia ra làm tám phái, đạo Mặc chia ra làm ba phái. Chủ trương của họ trái ngược nhau, không giống nhau nhưng đều tự cho mình là đạo Khổng, đạo Mặc chân chính. Khổng Tử, Mặc Tử không sống lại, vậy sẽ dựa vào ai để quyết định cái học ở đời?
Khổng Tử, Mặc Tử đều nói đến Nghiêu, Thuấn nhưng chủ trương của hai người khác nhau. Họ đều tự cho mình là Nghiêu, Thuấn chân chính. Nghiêu. Thuấn không sống lại, vậy ai sẽ quyết định đạo Nho hay đạo Mặc là đúng với Nghiêu, Thuấn? Đời Ân, đời Chu đã hơn bảy trăm năm, đời Ngu, đời Hạ trước đấy đã hơn hai ngàn năm mà còn không quyết định được cái đúng của đạo Nho và đạo Mặc. Nay lại muốn nghiên cứu cái đạo của Nghiêu, Thuấn cách đây đã ba ngàn năm, chẳng phải là không thể nào làm được sao? Nếu như không tham nghiệm được mà lại quyết định ngay thì đó là ngu. Nếu không thể quyết định được mà lại theo ngay thì đó là dối trá. Cho nên chuyện nêu cao các tiên vương, quyết định theo Nghiêu và Thuấn nếu như không phải là ngu thì cũng là dối trá vậy. Cái học ngu và dối trá, cái hành động bác tạp và trái pháp luật này vị vua sáng không theo.
2. Về mặt tang lễ, đạo Mặc chủ trương mùa đông thì mặc quần áo mùa đông, mùa hạ thì mặc quần áo mùa hạ, áo quan bằng gỗ đồng dày ba tấc, chịu tang ba tháng. Các vị vua đời nay cho thế là tiết kiệm và kính trọng nó. Đạo Nho chủ trương làm khánh kiệt nhà cửa để lo việc chôn cất, chịu tang ba năm, vất vả trong việc chống gậy và đứng dậy vị vua đời nay cho thế là hiếu và coi trọng nó.
Nói chung, nếu đã khen Mặc Tử là tiết kiệm thì phải chê Khổng Tử là xa xỉ, nếu đã khen Khổng Tử là hiếu thì phải chê Mặc Tử là sơ suất. Nay các vua thấy đạo Nho và đạo Mặc một bên hiếu một bên sơ suất, một bên xa xỉ, một bên tiết kiệm nhưng lại vẫn coi trọng cả hai.
Tất Điêu chủ trương không đổi sắc mặt, không cúi mắt trước quyền lực, nếu làm việc sai thì đến kẻ nô tỳ cũng tránh, nếu làm việc đúng thì làm chư hầu giận cũng làm. Các vị vua ở đời cho như thế là liêm và coi trọng nó. Theo chủ trương của Tống vinh Tử thì trong lời nói không tranh cãi, trong việc làm không theo kẻ thù, không lấy chuyện bị ngục tù làm xấu hổ, không lấy chuyện bị coi khinh làm nhục. Các vị vua chúa ở đời cho thế là khoan dung nên kính trọng chủ trương ấy. Nhưng đã cho cái liêm của Tất Điêu là phải thì thế nào cũng phải cho cái rộng rãi của Tống Vinh là sai; đã cho cái khoan dung của Tống Vinh là phải thì phải cho cái hung bạo của Tất Điêu là sai. Nay hai ông một bên khoan một bên liêm, một bên rộng rãi một bên hung bạo, nhưng các vị vua đều coi trọng cả. Cái học ngu và cái học vu khoát, lời nói bác tạp và trái ngược nhau thế|nhưng, nhà vua vẫn cứ nghe theo cả hai cho nên những kẻ sĩ trong thiên hạ nói năng thì không có chủ trương nhất định, hành động thì không có cách xét đoán không thay đổi.

Nói chung, băng giá và than không thế cùng tồn tại lâu ở trong một vật, lạnh và nóng không thể ý đến cùng một thời, những học thuyết bác tạp và trái ngược nhau không thể cùng được tôn trọng mà nước được trị yên. Nay lại nghe theo những học thuyết bác tạp, cùng làm theo theo những lời nói trái ngược nhau thì làm sao khỏi sinh loạn? Cái nghe và cái làm đã thế thì trong việc trị người tất nhiên cũng thế.
3. Các học giả đời nay khi nói đến việc trị nước phần lớn đều bảo: “Cho những người bần cùng để trợ cấp cho những người không có tài sản”. Nay nếu có những người như nhau, nếu không được màu và không có cái lợi từ bên ngoài đến mà một người nào độ riêng anh ta được đầy đủ, thì đó là do sức của anh ta hay do anh ta tiết kiệm. Mọi người đều như nhau, nếu không gặp đói kém, tật bệnh, tai hoạ mà một người nào đó riêng anh ta bị nghèo đói, khốn cùng thì hoặc là do anh ta xa xỉ hoặc là do anh ta lười. Kẻ dốc sức và tiết kiệm thì giàu, kẻ xa xỉ và lười biếng thì nghèo.
Nay nhà vua lại đánh thuế lấy của người giàu để cấp cho người nghèo như vậy là cướp của cải của những kẻ dốc sức và tiết kiệm để cho kẻ xa xỉ và lười biếng. Làm như thế mà muốn dân hăng hái làm việc và tiết kiệm tiêu dùng thì không thể được.
Nay có người chủ trương không bước vào cái thành nguy khốn, không ở trong quân đội, không vì cái lợi lớn của thiên hạ mà coi nhẹ một sợi lông chân của mình[86]. Các vị vua ở đời thế nào cũng coi trọng anh ta, quý cái khôn ngoan của anh ta và cho cái đức hạnh của anh ta là cao, cho đó là kẻ sĩ coi nhẹ sự vật mà coi trọng cái sống.
Nói chung, nhà vua sở dĩ bày ra ruộng tốt, nhà lớn, đạt tước lộc là để cho dân coi thường cái chết và làm theo mệnh lệnh. Nay nhà vua lại tôn quý những kẻ sĩ coi khinh sự vật, coi trọng sự sống, nhưng lại đòi hỏi dân phải liều chết và hy sinh cho sự nghiệp của nhà vua thì không được. Chứa chất sách, học tập nói năng, tụ tập học trò, chuông văn học và nghị luận, các vị vua ở đời thế nào cũng nghe theo và coi trọng, nói: “Kính những người hiền sĩ là cái đạo của các tiên vương”. Nói chung, những kẻ quan lại đánh thuế là những người cày ruộng, nhưng những người nhà vua nuôi lại là bọn học sĩ. Những người cày ruộng bị đánh thuế năng còn những học sĩ thì được thưởng tiền. Thế mà lại đòi dân phải làm việc hăng và ít nói năng thì không thể được.
Những người chủ trương tiết tháo và danh dự, giữ tiết tháo không cho người ta xâm phạm, mới thoáng nghe lời oán giận bên tai thì đã tuốt kiếm đâm, các vị vua ở đời thế nào cũng nghe và kính trọng, do đó là những kẻ sĩ tự trọng.
Ôi, cái khó nhọc trong việc chém đầu quân địch thì không được thưởng, mà kẻ dũng cảm đánh nhau ở nhà thì được hiển vinh. Thế mà lại đòi dân phải hăng hái chiến đấu chống lại kẻ địch, không đánh nhau riêng thì không thể được. Nước yên ổn thì nuôi bọn nhà nho và bọn du hiệp, khi có nạn lại dùng những kẻ sĩ mặc áo giáp. Người mình nuôi không phải người mình dùng, người mình dùng không phải người mình nuôi. Chính vì thế cho nên sinh loạn.
Nổi chung, các vua chúa khi nghe những học giả, nếu cho lời anh ta là đúng thì cho làm quan và dùng cái thân của anh ta, còn nếu cho là sai thì gạt bỏ cái thân của anh ta và chấm dứt cái học của anh ta. Nay cho là đúng nhưng lại không cho làm quan, cho là sai nhưng lại không chấm dứt cái thuyết đi. Khen mà không dùng, chê mà không cắt đứt, đó là con đường dẫn tới loạn và mất nước vậy.
4. Đạm Đài Từ Vũ có cái dung mạo của người quân tử. Khổng Tử khen và dùng anh ta, cùng ở lâu với anh ta nhưng cái hạnh của anh ta không xứng với dung mạo. Lời nói của Tề Dư thanh nhã và văn hoá, Trọng Ni khen và dùng anh ta, cùng ở với anh ta nhưng sự khôn ngoan của anh ta không bằng lời biện luận. Cho nên Khổng Tử nói: “Lấy dung mạo mà chọn người, ta sai lầm đối với Tử Vũ, lấy lời nói mà chọn người, ta sai lầm đối với Tề Dư! Khôn ngoan như Trọng Ni mà còn mang cái tiếng là không xét đúng sự thực. Những kẻ biện luận ngày nay nói nhiều hơn Tề Dư mà việc nghe của các vua chúa dời lại mù quáng hơn Trọng Ni, vì thích lời nói của họ nên dùng cái thân của họ, như vậy thì làm sao khỏi sai lầm? Kết quả nước Nguỵ dùng Mang Mạo mà có mối lo ở Hoa Hạ, nước Triệu dùng tài biện luận của Mã Phục mà có cái hoạ ở Trường Bình[87]. Hai chuyện trên đây chứng tỏ sự sai lầm trong việc dùng người có tài biện luận.

Nếu chỉ xem thiếc đúc và chỉ nhìn những tia lửa xanh, vàng thì Âu Dã cũng không có thể quyết định thanh kiếm sắc hay cùn. Nhưng nếu trên không chém được chim nhạn, chim hộc, dưới đất chém được ngựa câu thì dù là kẻ nô tỳ cũng thấy rõ kiếm sắc hay cùn. Nếu chỉ xem răng và hình dáng thì Bá Nhạc cũng không thể dám chắc về con ngựa hay hay kém. Buộc nó vào cỗ xe, cho ách vào mà xem nó đi thì chưa hết đoạn đường hạng nô tỳ cũng không nghi ngờ về chỗ ngựa hay hay dở. Nếu chỉ xem dung mạo, áo quần, nghe lời nói thì đến Trọng Ni cũng không có thể biết chắc là kẻ sĩ giỏi. Nhưng nếu lấy chức quan để thử, giao cho mà hỏi về kết quả công việc làm thì người tầm thường cũng không ngờ vực ai ngu ai khôn. Cho nên quan lại của vua sáng, thì vị tể tướng thế nào cũng phải xuất thật từ chỗ làm quan ở các châu, viên mãnh tướng thế nào cũng phải xuất thân từ hàng ngũ quận dội. Phàm có công thế nào cũng thưởng, thì có tước lộc hậu mà càng được khuyến khích. Thăng quan theo thứ bực thì chức quan lớn mà càng có tài cai trị. Tước lộc lớn và chức quan làm giỏi đó là cái đạo làm vương vậy.
5. Có đá tảng muôn dặm không thể gọi là giàu, có trăm vạn tượng người không thể gọi là mạnh. Đá không phải không lớn, tượng người không phải không nhiều, nhưng không thể gọi là giàu là mạnh được vì đá không sinh ra thóc, tượng người không thể chống lại quân địch. Nay những kẻ sĩ nhờ nghề khéo mua chức quan cũng không cày mà ăn, thi cũng như đất không khai khẩn và đá tảng vậy. Bọn nho và bọn du hiệp không có công lao quân sự mà lại được hiển vinh là thì dân không thể sai khiến được cũng như là các tượng người vậy. Biết cái tai hoạ của đá và tượng người mà không biết tai hoạ của bọn mua chức quan, và bọn nho sĩ, bọn hiệp sĩ là thì đất không cày được, thì dân không thể sai khiến được, đó là không biết những sự việc, cùng một loại vậy.
Cho nên vua nước địch tuy thích cái nghĩa của ta, ta cũng không thể bắt nộp cống xưng là tôi; các chư hầu ở trong cửa ải tuy chê việc làm của ta, ta cũng bắt họ cầm chim đến triều cống ta. Cho nên sức mạnh thì người ta đến chầu, sức yếu thì phải đến chầu người ta. Vì vậy vị vua sáng cốt ở sức mạnh. Phàm cái nhà nghiêm khắc thì không có đầy tớ hung dữ, nhưng bà mẹ hiền từ có đứa con hư. Ta vì thế biết uy thế có thể ngăn cấm điều hung bạo nhưng đức dày không thể đủ để ngăn cấm điều loạn.
6. Nói chung, bậc thánh nhân trị nước không cậy ở chỗ người ta yêu mình mà dùng cái thế khiến người ta không thể làm điều sai. Trông cậy người ta làm điều hay cho mình thì trong một nước không đến mười người, nhưng dùng cái thế khiến người ta không thể làm bậy thì có thể trị được cả một nước. Kẻ lo việc cai trị dùng số đông mà bỏ số ít, cho nên không lo về đức mà lơ về pháp luật.
Nếu cứ đợi mũi tên tự nó thẳng thì một trăm đời cũng không có tên, nếu đợi cây gỗ tự nó tròn thì một ngàn đời cũng không có bánh xe. Mũi tên tự nó thẳng, cây gỗ tự nó tròn trăm đời không có một. Thế nhưng tại sao đời nào cũng có người cưỡi xe, bắn chim? Đó là vì người ta dùng cái phép kéo ngay và uốn cong không dựa vào phép keo ngay và uốn cong mà có mũi tên tự nó thẳng và cây gỗ tự nó tròn, người thợ mộc giỏi cũng không quý. Tại sao vậy? Vì người đi xe không phải chỉ có một người, người bắn tên không phải chỉ bắn có một mũi tên.
Không nhờ cậy vào sự thưởng phạt mà cậy vào cái dân tự nó sẽ tốt, bậc vua sáng không lấy làm quý. Tại sao thế? Vì pháp luật của nước không thể bỏ mất và người cai trị không phải chỉ có một người. Cho nên ông vua có thuật cai trị không tuy theo cái tốt ngẫu nhiên mà có được, mà thi hành cái đạo tất nhiên.
7. Nay có người bảo người khác: “Tôi sẽ làm cho ông khôn ngoan và sống lâu” thì người đời thế nào cũng cho người kia là người điên, vì khôn ngoan là bản tính tự nhiên mà sống lâu là số mạng. Bản tính tự nhiên và số mạng không phải là những cái có thể học được ở người khác, thế mà lại lấy những cái không thể làm được để nói với người ta đó là cái người đội gọi là điên. Bảo người ta cãi mà người ta không làm được thì đó là xu nịnh. Xu nịnh là bản tính. Lấy nhân nghĩa dạy người ta tức tài lấy khôn ngoan và sống lâu dạy người ta, những ông vua có pháp độ không nhận. Khen cái đẹp của Mao Tường. Tây Thi không có ích gì cho cái mặt của mình, nhưng dùng son, dầu, phấn và mực thì làm người ta đẹp gấp đôi so với trước. Nói chuyện nhân, nghĩa của tiên vương thực không có ích đối với việc trị nước nhưng soi sáng pháp luật, chế độ của mình, làm cho việc thưởng phạt của mình chắc chắn thì đó là son phấn, dầu, mực của nước vậy. Vì vậy bậc vua sáng chú ý nhiều tới việc giúp đỡ cho việc cai trị mà hoãn việc ca tụng, do đó không nói chuyện nhân nghĩa.
Nay bọn thầy bói thầy cốt chúc: “Cầu cho nhà vua được thiên thu vạn tuế”. Thiên thu vạn tuế nghe chán cả tai nhưng không có gì chứng tỏ tuổi thọ thêm được một ngày. Vì vậy cho nên người ta coi thường bọn thầy cúng và thầy cốt. Bọn nhà nho đời nay nói với nhà vua lại không nói đến cái làm cho đời nay được trị mà nói đến công lao trị an ngày xưa, không hiểu rõ công việc phép quan, không xét kỹ cái tình hình của bọn gian tà, mà đều nói đến những chuyện truyền lại từ thời thượng cổ ca ngợi công lao của các tiên vương. “Bọn nhà nho tô vẽ lời nói, bảo: “Nghe lời nói của ta thì có thể làm bá vương”. Loại người nói như vậy cũng như bọn thầy cúng, đồng cốt, vị vua có pháp độ không nghe. Cho nên vị vua sáng nêu lên những việc có thực, bỏ cái vô dụng, không nói chuyện nhân nghĩa, không nghe lời bọn học giả.
8. Nay những kẻ không biết chuyên trị nước thế nào cũng nói: “Phải được lòng dân”. Nếu phải được lòng dân thì mới trị được nước thì Y Doãn, Quản Trọng cũng vô dụng, chỉ cần nghe theo dân là đủ. Trí khôn của dân không thể dùng được cũng như cái bụng của đứa trẻ. Đứa trẻ nếu không đau đầu thì đau bụng không vỡ mủ thì sưng nhọt. Muốn cạo đầu nặn mủ thì thế nào cũng có một người bế nó. Bà mẹ hiền chạy chữa cho nó mà nó còn kêu khóc không thôi. Đứa trẻ không biết nó phải chịu cái đau khổ nhỏ để có được cái lợi lớn. Nay nhà vua lo cày ruộng, trừ bỏ cỏ dại để tăng sản nghiệp cho dân thì họ cho là nhà vua tàn ác. Nhà vua trau giồi hình phạt, phạt nặng để ngăn cấm điều gian tà thì họ cho là nhà vua nghiêm khắc. Nhà vua thu thuế tiền và thuế thóc đưa vào kho lúa kho tiền để cứu đói kém, phòng bị việc quân thì dân lại cho nhà vua là tham. Dân ở trong bờ cõi thì phải biết chiến đấu, không làm việc phục dịch các tư gia, phải dốc sức chiến đấu để hất sống kẻ địch, thế nhưng họ lại bảo nhà vua là hung bạo. Bốn điều trên đây là để trị an, nhưng dân lại không biết thích nó.

Phàm người ta tìm kẻ sĩ thánh và thông suốt là vì cái khôn của dân không đủ để làm thầy, để dùng. Ngày xưa vua Hạ Vũ chơi sông Giang, đào sông Hoàng Hà, nhưng dân chúng lại chồng gạch và đá, Tử Sản mở đất trồng dâu, nhưng người nước Trịnh chê bai. Hạ Vũ làm cho thiên hạ được lợi, Tử Sản bảo tồn nước Trịnh nhưng đều bị chê bai. Cái khôn ngoan của dân không thể dùng được cũng đủ thấy rõ vậy.
Cho nên chọn kẻ sĩ mà đòi hỏi phải hiền và khôn ngoan; làm chính trị mà đòi hỏi phải làm vừa lòng dân thì đều là cái mầm gây loạn chưa có thể dùng để đạt đến sự trị an vậy.

Chú thích:

[86] Thuyết của Dương Chu.

[87] Triệu Quát tước là Mã Phục quân làm tướng nước Triệu giỏi biện luận nhưng đánh trận kém bị quân Tần đánh bại ở Trường Bình (năm -260).


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.