HIỆP KHÁCH HÀNH

Hồi bảy mươi sáu: Đọc sổ thưởng phạt quần hùng khiếp vía



Bỗng nghe Trương Tam nói:

Tam đệ! Ở đây có một số tân khách dường như không ưa mùi vị thứ cháo Lạp Bát này, tam đệ muốn ăn thêm mấy bát thì cứ lấy mà ăn cũng chẳng hề chi.

Thạch Phá Thiên đói bụng hàng nửa ngày rồi, chàng mới ăn có một bát cháo chưa thấm vào đâu.

Chàng nghĩ bụng:

Mình đã ăn một bát thì dù ăn nhiều hay ăn ít cũng vậy thôi.

Chàng đưa mắt ngó sang những bàn bên cạnh. Mấy người ngồi gần đấy thấy chàng ngó qua bàn mình vội bưng cháo giơ lên nói:

Cháo này nặng mùi quá, tại hạ không quen. Vậy xin mời tiểu anh hùng cứ tùy tiện lấy mà dùng, bất tất phải khách sáo.

Họ thấy Thạch Phá Thiên chỉ có hai tay dĩ nhiên không đón lấy cả được bấy nhiêu bát. Họ còn sợ Trương Tam đột nhiên thay đổi ý kiến để lỡ mất cơ hội tốt có thể đùn cháo cho người khác, liền bưng sang để trên bàn trước mặt Thạch Phá Thiên.

Thạch Phá Thiên nói:

Xin cảm ơn liệt vị!

“Lời nói vừa rồi của Giải anh hùng quả đúng đó. Hòn hoang đảo vô danh ghi trên địa đồ chính là đảo Long Mộc mà hiện chúng ta đang ngồi đây. Có điều cái tên Long Mộc là sau khi tại hạ và Mộc huynh đệ lên đây rồi mới đặt ra. Như vậy bọn tại hạ không khỏi có lỗi ngông cuồng và tiếm vị, thật lấy làm sợ hãi. Bọn tại hạ theo chỉ thị trong địa đồ đi tìm kiếm trên đảo mất mười tám ngày mới thấy võ công bí quyết.

Té ra bí lục này chỉ là một bài thơ cổ, nghĩa lý rất sâu xa và phức tạp. Hai anh em tại hạ mừng quá liền theo bức đồ giải mà luyện tập.

Hỡi ơi! Ai có ngờ đâu được phúc mà thành họa. Sau mấy năm nghiên cứu luyện tập, đột nhiên hai anh em xảy chuyện bất đồng ý kiến về những chỉ thị võ công trong bức đồ giải. Tại hạ bảo phải luyện như tại hạ mới đúng, mà Mộc huynh đệ lại cho là tại hạ hiểu lầm phải luyện thế kia mới được. Hai người tranh luận mấy ngày trời.

Rút cục chẳng ai chịu ai, sau đi đến chỗ quyết định: Người nào luyện theo ý kiến của người ấy. Bao giờ luyện được thành công rồi sẽ cùng nhau chứng nghiệm, ai phải ai trật đến bấy giờ sẽ rõ. Sau khi luyện được quá nửa năm, hai anh em liền động thủ để

giải thích. Hai anh em mới qua lại mấy chiêu, bất giác đột nhiên thất sắc. Vì… vì…” Lão nói tới đây, vẻ mặt buồn rầu, ngừng lại không nói nữa. Mộc đảo chủ cũng ra chiều uất ức.

Qua một lúc lâu, Long đảo chủ lại nói tiếp:

– Té ra hai anh em tại hạ đều luyện trật.

Quần hùng nghe nói tâm thần chấn động, vì Long, Mộc cả hai vị Đảo chủ đều là những tay võ công quán thế thì dĩ nhiên là đã luyện tập những môn quyền cước phi thường và môn nội công tối cao. Nếu luyện trật nội công tất nhiên “tẩu hỏa nhập ma” nhẹ là trọng thương, người thành tàn phế mà nặng thì đến chết người. Bỗng nghe Long đảo chủ nói tiếp:

“Anh em tại hạ khi phát giác ra là luyện trật, liền lập tức đình lại, để cùng nhau phân tích và nghiên cứu cho ra lý lẽ. Nhưng cả hai anh em đều tư chất tầm thường mà lời chỉ thị trong đồ giải lại rất sâu xa mầu nhiệm. Sau mấy tháng nghiên cứu vẫn không hiểu được những chỗ ngờ vực khó khăn, khi ấy bỗng một chiếc thuyền của bọn cướp biển trôi dạt vào đảo.

Hai anh em tại hạ giết mấy tên cầm đầu và bắt bọn đồng lõa đem ra thẩm vấn. Những tên nào hành vi tàn ác đều bị xử tử. Những kẻ được tha chết phải ở lại trên đảo.

Hai anh em bàn nhau: Sở dĩ những chỗ trong cổ thi đồ giải mà nghiên cứu không thông được có thể là vì bọn tại hạ đã luyện nhiều năm võ công. Những cái gì đã ăn nhập vào trước làm chủ tế hành động đưa cách luyện công vào đường lối sai trật. Chi bằng thu nạp mấy tên đệ tử cho chúng suy nghĩ về bài cổ thi đồ giải. Thế rồi bọn tại hạ lựa trong bọn cướp đó lấy sáu tên biết chữ khá nhiều lại có óc thông minh, chia làm hai tốp đồ đệ, nhưng không truyền thụ nội công cho chúng mà chỉ dạy một ít quyền thuật cùng kiếm pháp, rồi để chúng nghiên cứu đồ giải.

Ngờ đâu, cách nghiên cứu của ba tên đồ đệ tại hạ không giống như cách giải thích của ba tên đệ tử dưới trướng Mộc huynh đệ. Thậm chí giữa ba tên đồ đệ tại hạ đã hiểu khác nhau rồi và giữa ba tên đồ đệ của Mộc huynh đệ cũng vậy.

Hai anh em lại thương nghị: Phần đồ giải này là một bài thơ cổ của Lý Thái Bạch mà chúng ta lại là hạng võ biến thô lỗ, tuy biết được một chút một chút chữ nghĩa, nhưng không bằng các nhà văn nho tinh thông thi lý. Xem chừng không phải là kẻ sĩ tài kiêm văn võ thì khó lòng hiểu rõ được đồ giải.

Thế rồi tại hạ cùng Mộc huynh đệ chia đường vào Trung Nguyên. Hẹn nhau một năm, mỗi người thu lấy bốn tên đồ đệ phải là hạng nho sinh đầy bụng kinh luân, không thì cũng là những tay danh sĩ văn tài mẫn tiệp”.

Lão giơ tay trỏ vào bảy tám tên đệ tử mặc áo vàng và xanh nói tiếp:

Chẳng dám giấu gì liệt vị, mấy tên đệ tử này giả tỷ vào thi thì giật giải tiến sĩ hàn lâm dễ như trở bàn tay. Ban đầu chúng đến đảo Long Mộc chưa chắc đã chịu cam tâm. Nhưng sau chúng vừa học võ công vừa nghiên cứu đồ giải rồi ai nấy đều tình nguyện

sống chết ở đảo vì họ hiểu rằng học võ luyện công thú hơn đọc sách làm quan.

Quần hùng nghe Long đảo chủ nói “học võ luyện công thú hơn đọc sách làm quan” đều lấy làm vừa lòng. Nhiều người bất giác gật đầu khen phải. Long đảo chủ nói tiếp:

“Nhưng tám tên đệ tử nguyên là danh sĩ xuất thân này nghiên cứu đồ giải xong mỗi người hiểu một cách, chẳng những không làm cho Mộc huynh đệ hiểu thêm được điều gì mà còn khiến cho hai anh em tại hạ cùng đi vào chỗ hồ đồ. Bọn tại hạ không biết làm thế nào, trong lòng rất là phiền muộn. Nếu bỏ đi cũng không đành lòng.

Một hôm, Mộc huynh đệ bảo tại hạ: “Hiện nay những bậc tinh thâm về võ học không ai hơn được Diệu Ðế đại sư, một vị cao tăng chùa Thiếu lâm. Chúng ta sao không mời lão nhân gia tới đây để chỉ giáo cho một chuyến”.

Tại hạ nói: “Diệu Ðế đại sư ẩn cư hơn hai chục năm, không màng gì đến thế sự, e rằng mời lão nhân gia không chịu đến”.

Mộc huynh đệ liền bảo: “Thế thì chúng ta sao không chép thêm một bài đưa đến chùa Thiếu Lâm để nhờ lão nhân gia coi cho? Nếu Diệu Ðế đại sư không nói gì đế thì e rằng đồ giải này có chỗ nào lệch lạc, hai chúng ta chẳng hơi đâu mà nghiên cứu thêm cho mệt”.

Tại hạ liền vỗ tay khen: “Kế ấy rất diệu! Chúng ta có thể chép thêm một bản nữa đưa cho Ngu Trà đạo trưởng phái Võ Ðang, võ công phái Thiếu Lâm và Võ Ðang nổi tiếng nhất trên chốn giang hồ. Hai vị cao nhân đó nhất định có kiến thức siêu việt”.

Chúng tôi liền sao đồ giải rất kỹ, cả nét vẽ lẫn chữ viết không sai một chút nào. Ðồng thời chúng tôi nghiên cứu lại rồi mừng rỡ như phát điên vì nghĩ rằng: Cứ theo đồ giải mà luyện tập thì võ công mình sẽ tới chỗ khắp thiên hạ không có người thứ ba nào bì kịp. Nhưng càng luyện tập lại càng đi sâu vào chỗ nghi ngờ khó hiểu. Lúc chúng tôi đi lên chùa Thiếu Lâm thì không muốn giấu diếm nữa, chỉ mong sao có người giải khai được mối nghi ngờ đã nằm chết trong lòng bấy lâu nay thì dù có phải đem đồ giải công bố thiên hạ cũng chẳng có chi đáng tiếc. Hai anh em tại hạ vào chùa Thiếu Lâm rồi bỏ đồ giải vào trong bao thơ nhờ Tri Khách tăng đệ lên cho Diệu Ðế đại sư. Ban đầu Tri Khách tăng không chịu, y nói là Diệu Ðế đại sư đã đóng cửa ẩn cư lâu năm, không giao thiệp với người ngoài từ lâu rồi. Hai anh em tại hạ liền lấy mỗi người một chiếc bồ đoàn ngồi giữa cổng chùa Thiếu Lâm suốt bảy ngày đêm khiến cho sư sãi trong chùa không có lối ra vào. Tri Khách tăng không sao được đành đem phong thư đệ trình đại sư”.

Quần hùng đều nghĩ bụng:

Tuy miệng lão chỉ nói hời hợt là ngồi chắn cổng chùa Thiếu Lâm, nhưng thực ra câu chuyện đâu có dễ dàng thế được? Trong thời gian này chắc đã xảy ra nhiều cuộc rồng tranh hổ đấu, rồi quần tăng chùa Thiếu Lâm không có cách nào đuổi được hai lão này đi, mới chịu đưa thơ vào.

Long đảo chủ lại nói tiếp:

Tri Khách tăng chịu cầm thơ rồi, anh em tại hạ mới đứng lên ra khỏi cổng chùa Thiếu Lâm, xuống chân núi Thiếu Thất chờ đợi.

Chờ chừng nửa giờ thì thấy Diệu Ðế đại sư đi ra và chỉ hỏi cộc lốc một câu:

Ðâu rồi?

Phải chăng còn đi mời một vị nữa? Diệu Ðế đại sư đáp:
Phải rồi! Ði mời Ngu Trà!

Lão tăng là Diệu Ðế ở chùa Thiếu Lâm muốn ra mắt Ngu Trà! Rồi đại sư không chờ thông báo đi thẳng vào trong.
Diệu Ðế đại sư chùa Thiếu Lâm là một nhân vật lừng danh võ lâm, bọn đệ tử phái Võ Ðương không ai dám cản trở.

Anh em tại hạ cũng theo vào.

Diệu Ðế đại sư vào trại phòng chỗ thanh tu của Ngu Trà đạo trưởng vừa kinh hãi vừa mừng thầm.

Lão cũng không hỏi lại, đi theo Diệu Ðế đại sư lên đảo Long Mộc.

Diệu Ðế đại sư tinh thông tuyệt nghệ của phái Thiếu Lâm, còn Ngu Trà đạo trưởng kiếm pháp thông thần. Hai vị đều là nhân vật tuyệt đỉnh mà võ lâm đều công nhận. Hai vị tới đảo Long Mộc rồi liền lập tức rèn luyện đồ giải. Trong tháng đầu ý kiến hai lão gia gần giống nhau, chỉ bất đồng một vài điểm nhỏ nhặt. Từ tháng thứ hai ý kiến chia rẽ nảy nở khá nhiều. Ðến tháng thứ ba hai vị không muốn giữ tư cách cao nhân ngoài cõi đời nữa. Chỉ vì cách giải thích đồ giải mỗi người một lối, không hợp nhau mà sinh ra tranh chấp kịch liệt. Thậm chí… Hỡi ôi! Hai vị xảy cuộc động thủ.

Quần hào kinh ngạc vô cùng. Có người hỏi lại:

Cuộc tỷ võ giữa hai vị cao nhân này đưa đến chỗ ai thắng ai bại?

Diệu Ðế đại sư cùng Ngu Trà đạo trưởng đều đem những công phu nghiên cứu trong đồ giải ra thực hành thì trong vòng năm chiêu hai vị đó thấy kết quả giống nhau nên vui vẻ tươi cười không cần tỷ đấu. Nhưng từ lúc bắt đầu nghiên cứu chiêu thứ sáu hai vị đã có chỗ bất đồng ý kiến, song còn có lúc tỷ đấu, có lúc bỏ qua. Trong vòng mấy tháng trời kết quả cuộc nghiên cứu của hai vị rút cục những chỗ giống nhau thì ít mà những chỗ khác nhau lai nhiều. Có điều muốn so bì ai hơn ai kém thì khó mà biết được. Tại hạ cùng Mộc huynh liền thương nghị với nhau đều cho là bản đồ giải vừa bao la vừa huyền diệu quá chừng! Ðến Diệu Ðế đại sư cùng Ngu Trà đạo trưởng là những cao nhân quán thế mà cũng chỉ lĩnh hội được từng phần nhỏ. Nếu muốn thông

suốt được toàn thể bản đồ giải thì chỉ có cách mở rộng cuộc nghiên cứu để nhiều người tham gia, chứ không còn cách nào khác. ý kiến của nhiều người góp lại còn hơn

kiến của một bạc đại tài. Vậy chúng ta phải mời những bậc kỳ năng dị sĩ khắp thiên hạ lên đảo nầy đem hết tâm lực ra mà nghiên cứu.

Long đảo chủ ngừng lại một lúc rồi nói tiếp:

– May vừa gặp hồi “Ðoạn Trường Thực Cốt Hủ Tâm Thảo” nở hoa. Thứ cỏ này đem phối hợp với mấy vị thuốc có liên quan đem nấu cháo thì chúng ta là những nhà luyện võ ăn vào rất có lợi. Thế rồi hai chúng tôi cho sứ giả đi mời các vị Chưởng môn những phái lớn, các Giáo chủ, các Bang chủ, đến tệ đảo dự yến Lạp Bát. Ăn cháo xong sẽ mời quần hùng tham dự công cuộc nghiên cứu đồ giải.

Mọi người nghe Long đảo chủ nói vậy thì bán tín bán nghi. Bỗng Ðinh Bất Tứ lớn tiếng hỏi:

– Ðảo chủ nói vậy thì ra hai vị mời anh em đồng đạo đến đây ăn cháo Lạp Bát là vì hảo tâm hay sao?

Long đảo chủ đáp:

– Nếu nói hoàn toàn vì hảo tâm thì cũng không đúng hẳn. Tại hạ cùng Mộc huynh đệ vẫn có chút tư tâm là cho những tay cao thủ võ học trong thiên hạ tụ hội trên đảo này nghiên cứu đỡ giải giúp bọn tại hạ để cởi mở những chỗ nghi ngờ bấy lâu nay. Ðồng thời để phát huy võ học cho cao thêm một tầng. Còn người bảo bọn tại hạ mời khách để gia hại thì thật là những ý kiến sai lầm.

Ðinh Bất Tứ cười lạt hỏi:

– Ðảo chủ nói vậy chẳng hòa ra lừa bịp mọi người một cách trắng trợn ư? Nếu bảo là mời đồng đạo đến nghiên cứu võ học thì tại sao người ta không chịu đi, các vị lại hạ sát toàn gia hay cả môn phái? Thiên hạ có ai lại đi mời khách một cách cường hung bá đạo đến thế bao giờ?

Long đảo chủ gật đầu, hai tay vỗ vào nhau rồi bảo thuộc hạ: – Lấy sổ thưởng thiện phạt ác ra đây!

Tám tên đệ tử quay vào nội đường ôm ra tám cuốn sổ. Mỗi cuốn cao đến hai thước. Long đảo chủ lại nói:

– Các ngươi hãy phân phát những sổ này để các vị coi. Bọn đệ tử lần lượt chia sổ sách cho mọi người ở bàn tiệc.
Ðinh Bất Tứ cầm sổ coi, thì thấy ngoài bài cuốn sổ của lão đề bốn chữ “Lạc Hợp nhân thị” Trong lòng không khỏi kinh hãi lão nghĩ thầm:

– Anh em mình là người Lạc Hợp ít ai biết đến. Thế mà ở hòn đảo Long Mộc xa xôi hẻo lánh này họ cũng biết rõ. Tin tức họ lượm được rất xác thực.

Lão mở sổ ra coi thì thấy bên trong chưa rõ năm nào, tháng nào, ngày nào, Ðinh Bất Tam làm gì ở đâu. Tuy trong cuốn sổ chưa được hoàn bị cho lắm, nhưng lão làm những việc gì trong hai chục năm nay đều có ghi cả.

Ðinh Bất Tứ trán toát mồ hôi. Lão liếc mắt nhìn trộm những người bên cạnh thì ai nấy đều lộ vẻ hoang mang bẽn lẽn… Chỉ có một mình Thạch Phá Thiên là ngồi cắm đầu ăn cháo. Chàng chẳng ngó gì đến cuốn sổ ngoài bìa đề ba chữ “Bang Trường Lạc” Chàng không biết, chữ nên họ viết gì chàng cũng chẳng hay. Long đảo chủ lại bảo thủ hạ:

Thu sổ thưởng thiện phạt ác lại! Bọn đệ tử chia nhau đi thu sổ về. Long đảo chủ tủm tỉm cười nói:
Anh em tại hạ phân phái đệ tử đi nghe tin tức trên chốn giang hồ, nhưng không dám thám thính đến việc riêng bí mật của các vị, mà chỉ thấy những việc gì ở đâu thì ghi lại. Bất cứ môn phái hay bang hội nào bị đảo Long Mộc tiêu diệt đều đã làm nên những tội ác tày trời, không thể dung tha được. Các vị thử nghĩ kỹ lại coi có danh môn chính phái hoặc bang hội nào làm điều nghĩa hiệp mà vì chuyện chẳng tiếp nhận thẻ mời rồi bị đảo Long Mộc tiêu diệt không?

Hồi lâu không thấy ai trả lời, Long đảo chủ lại nói:

Những người mà bọn tại hạ đã sát hại thiệt chẳng một ai là vô tội…

Nhiếp lão quyền sư Nhiếp gia ở thông châu tỉnh Hà Bắc chẳng làm nên tội ác gì cũng bị hai vị hạ sát toàn gia là nghĩa làm sao?
Long đảo chủ lấy ra một cuốn sổ đẩy về phái trước, nói:

Mời Uy Ðức tiên sinh hãy coi đây!

Cuốn sổ này từ từ bay về phía Bạch Tự Tại.

Bạch Tự Tại toan giơ tay ra đón thì cuốn sổ bay đến trước mặt rồi đột nhiên dừng lại ở trên không một chút rồi rớt thẳng xuống mặt bàn chỉ cách ngón tay lão chừng hai thước.

Bạch Tự Tại nếu không vội vàng vươn tay ra chao một cái đón được cuốn sổ, mà để rớt xuống bàn, đụng vào bát cháo thì thật là mất mặt.

Cuốn sổ cầm vào tay rồi, lão còn cảm thấy khá nặng. Bất giác trong lòng lão ngấm ngầm kinh hãi bụng bảo dạ:

Thằng cha này liệng cuốn sổ mỏmg dính có mấy trang mà chỉ bay đi rất chậm đủ rõ luồng lực đạo của hắn thật là ghê gớm, muốn liệng xa hay gần theo ý mình được, trung gian lại còn biết ảo khôn lường. Vậy câu nói: “Cánh hoa bay có thể tấn công bên địch, Một mảnh lá đủ đánh người bị thương” là chuyện có thật.

Thủ kình của thằng cha này mà phóng âm khí thì khó có kẻ đỡ gạt hay né tránh được. Lão nhìn ngoài bìa cuốn sổ có đề rõ bảy chữ “Hà Bắc Thông Châu Nhiếp gia quyền”. Lão mở sổ ra coi thì ngay dòng đầu đã làm cho lão phải kinh hãi.

Hàng đầu ghi:

“Năm giáp thân, tháng năm ngày mùng hai, Nhiếp Tôn Ðài đã gian dâm và giết hai

mạng người ở Hắc gia trang hạt Thương Châu.” Hàng thứ hai ghi:

“Năm giáp thân, tháng mười ngày mười bảy, Nhiếp Tôn Hiệp viện một duyên cớ nhỏ mọn để đả thương con cả Lưu Văn Chất ở phủ Tế Nam”.

“Ðêm hôm ấy y lại hại sát toàn gia nhà họ lưu mười ba người để bị miệng”.

“Nhiếp Tôn Ðài và Nhiếp Tôn Hiệp đều là coi trai Nhiếp lão quyền sư. Nhà này nổi tiếng là nhà hào hiệp trên chốn giang hồ, không ngơ tay làm những điều cực kỳ tàn ác trong bóng tối”.

Bạch Tự Tại trầm ngâm một chút rồi nói:

Những việc này không có gì để đối chứng chẳng hiểu thực giả ra sao. Tại hạ không dám bảo hai vị Đảo chủ cố ý phao vu để giết người vô tội, nhưng e rằng bọn đệ tử mà đảo Long Mộc phải đi các nơi nghe lời người ta đồn không đúng sự thực cũng chưa biết chừng,

Trương Tam liền đứng dậy nói:

Nếu Uy Ðức tiên sinh không tin thì hãy coi cái này…

Gã nói xong trở gót quay vào nhà trong rồi trở ra liền, Tay phải gã giơ lên, một cuốn sổ mỏng dính liền bay về phía Bạch Tự Tại và còn chừng hai thước thì đột nhiên rớt thẳng xuống, Thủ pháp này cũng đúng hệt như thủ pháp của Long đảo chủ.

Bạch Tự Tại lần này dĩ nhiên đã chuẩn bị sẵn, lão vươn tay và chụp lấy, Lão mở ra xem thì đây là cuốn nhật ký của Nhiếp gia. Bạch Tự Tại hồi còn nhỏ đã cùng Nhiếp gia quyền sư đọc sách, nên biết rõ bút tích của Quyền sư. Lão thấy chữ trong cuốn sổ rõ ràng là nét bút của Quyền sư. Sổ này toàn biên các khoản tiền xuất nhập. Trên trang đầu đã phê hai chữ son: “Ðáng giết”.

Trong khoản này nói ngày mồng tám mua tám mươi ba mẫu ruộng ở Chu gia thôn, giá tiền bảy mươi lạng.

Bạch Tự Tại bụng bảo dạ:

Với bảy chục lạng bạc mà mua được tám mươi mẫu ruộng thì đâu có của rẻ thế được? Trong vụ này chắc có sự dùng uy lực cưỡng hiếp người ta phải bán cho.

Lão đọc tiếp xuống dưới lại thấy một khoản nữa và phê hai chữ son “đáng giết”. Khoản này ghi:

“Ngày mười năm thu của quan huyện họ Trương ở Thông Châu một ngân khoản hai ngàn năm trăm lạng”.

Bạch Tự Tại nghĩ thầm:

Nhiếp Lập Nhân nổi tiếng là người nghĩa hiệp sao lại lấy tiền của quan tư. Ðây chắc là y cấu kết với bọn tham quan vô lại để lấn át người lương thiện và làm những việc kinh thiên hại lý,

Bạch Tự Tại lật xuống dưới thì thấy có sáu bảy chục chỗ phê hai chữ “đáng giết”. Lão biết hai chữ son này do Trương Tam hay Lý Tứ phê. Bất giác lão gập sổ lại, thở dài

nói:

Biết người biết mặt biết lòng làm sao, Nhiếp Lập Nhân thật là đáng giết. Bữa nay Bạch mỗ thấy cuốn nhật ký này thì dù đảo Long Mộc có nhân nhượng cho y, Bạch mỗ cũng phải giết hết cả nhà.

Lão nói xong đứng lên đi đến trước mặt Trương Tam trả lại cuốn sổ, khen ngợi:

Thật là đáng phục! Thật là đáng phục!

Rồi lão quay đầu nhìn lại Long, Mộc đảo chủ ra chiều ngưỡng mộ.

Trong lòng lão nghĩ thầm:

Bọn đồ đệ đảo Long Mộc chẳng những vô công trác tuyệt mà làm việc rất chu đáo để giữa vững công bằng. Tuy việc “Thưởng thiện” mình chưa hiểu ra sao, nhưng việc “Phạt ác” thì thật là chí công. Vậy việc thưởng thiện chắc cũng đích đáng không còn nghi ngờ gì nữa. Bốn chữ thưởng thiện phạt ác quả nhiên danh bất hư truyền. Bọn đệ tử phái Tuyết Sơn của mình tuy đông người nhưng làm gì có nhân tài được như Trương Tam Lý Tứ? Hỡi ôi! Ba chữ “Ðại tôn sư” còn đội trên đầu Bạch Tự Tại này làm sao được? Nghĩ tới càng hổ thẹn.

Long đảo chủ dường như đã đoán ra ý nghĩ của Bạch Tự Tại liền tủm tỉm cười, nói:

Uy Ðức tiên sinh hãy ngồi xuống. Tiên sinh ở Tây Vực đã lâu thì những hành động của bọn cầm thú mũ áo vênh vang kia biết thế nào được, đều không có lý nào trách tiên sinh cả.

Bạch Tự Tại lắc đầu trở về chỗ ngồi. Ðinh Bất Tứ lớn tiếng hỏi:

Vậy ra Long, Mộc đảo chủ giết người mấy chục ngàn năm nay toàn là hạng đáng tội cả ư?

Việc mới đồng đạo võ lâm đến đây chỉ vì mục đích cùng nhau nghiên cứu võ công thôi chăng?

Long Mộc đảo chủ liền gật đầu đáp:

Ðúng thế.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.