HIỆP KHÁCH HÀNH

Hồi thứ bảy mươi ba: Hào kiệt lên đường phó yến



Tạ Yên Khách nghe Thạch Phá Thiên ví mình với mẹ chàng thì cười dở khóc dở, miệng lẩm bẩm:

Mẫu thân mi là mụ đàn bà điên cuồng đặt tên cho con là Cẩu Tạp Chủng. Thằng lỏi này ăn nói mỗi lúc một hồ đồ dám đem so mụ đàn bà điên với Ma Thiên cư sĩ, một nhân vật mà giang hồ nghe danh đã phải kinh hồn táng đởm thì còn ra thế nào?

Thạch Trung Ngọc trong bụng sầu khổ vô cùng. Gã lẩm bẩm:

Ngươi bảo ta giặt quần áo trồng rau đốn củi nuôi gà thì có khác gì bắt ta phải chết uổng? Thế chưa đã, lại còn bảo ta hàng ngày thổi cơm nấu canh cho lão ma đầu ăn uống, ta đâu có biết thổi nấu bao giờ?

Thạch Phá Thiên lại nói:

Tạ lão bá có rách quần áo thì đại ca khâu vá lại cho người. Ngoài ra Tạ lão bá thích ăn đổi món. Vậy trong vòng mười ngày đại ca đừng nấu nướng nguyên một món cho lão bá ăn.

Tạ Yên Khách nheo mắt nhìn Thạch Trung Ngọc cười lạt mấy tiếng rồi nói với Thạch Thanh:

Thạch trang chủ! Hiền khang lệ khi ở Hầu Giám tập đã thấy rõ “Huyền Thiết lệnh” của lão phu. Chẳng lẽ khi đó trong con mắt của Trang chủ đã coi Tạ mỗ làm khách Tây Hiền để quản cố công tử thay Trang chủ rồi chăng?

Miệng lão nói, hai mắt ngắm Thạch Trung Ngọc từ đầu xuống đến gót chân, khiến cho gã chân tay luống cuống. Gã nguyên là một anh chàng giảo hoạt lanh lợi, nhưng dưới con mắt sáng như điện của Tạ Yên Khách thì co rúm lại chẳng khác gì chuột thấy mèo. Gã sợ chẳng còn hồn vía nào nữa.

Thạch Thanh đáp:

Tại hạ không dám thế. Chẳng giấu gì tiên sinh, vợ chồng tại hạ có một kẻ đại thù đã sát hại một thằng con trai khác. Người này từ ngày ấy đến bây giờ không biết lẩn trốn phương nào. Vợ chồng tại hạ tìm khắp nơi mười mấy năm nay mà chẳng thấy tông tích đâu.

Tạ Yên Khách hỏi:

Giả tỷ ngày ấy Trang chủ có Huyền Thiết lệnh của lão phu, chắc là đã yêu cầu lão phu trả thù cho rồi nhỉ?

Thạch Thanh đáp:

Việc trả thù tại hạ không dám phiền tới đại giá, có điều Tạ tiên sinh thần thông

quảng đại, chắc có thể điều tra người đó lạc lõng nơi đâu.

Huyền Thiết lệnh này mà ngày ấy ở trong tay vợ chồng Trang chủ thì Tạ mỗ thiệt cám ơn trời phật.

Lão nói câu này ra ý, việc kiếm kẻ thù kia còn dễ chịu hơn phải quản cố Thạch Trung Ngọc.

Thạch Thanh xá dài nói:

Hài tử được nhờ tiên sinh tài bồi cho thành người thì Thạch Thanh này cảm tạ vô cùng!

Tạ Yên Khách hừ một tiếng rồi đột nhiên đưa tay lên cởi một cái bọc vứt xuống đất đánh “binh” một tiếng. Tay trái lão vươn ra nắm lấy cổ tay Thạch Trung Ngọc rồi tung mình nhảy ra khỏi nhà đại sảnh.

Bỗng nghe tiếng Thạch Trung Ngọc kêu thét lên và xa dần. Chỉ trong chớp mắt đã xa ngoài mấy chục trượng.

Giữa lúc mọi người ngơ ngác kinh hãi nhìn nhau, Ðinh Ðang giơ tay lên tát vào mặt Thạch Phá Thiên đánh bốp một cái. Thị lớn tiếng la gọi Thạch Trung Ngọc:

Thiên ca! Thiên ca!…

Rồi vọt mình đi rượt theo.

Thạch Phá Thiên đưa tay lên xoa mặt. Chàng ngạc nhiên hỏi:

– Ðinh Ðinh Ðang Ðang! Sao ngươi lại đánh ta?

Thạch Thanh cúi xuống lượm chiếc bọc cầm tay nhắc lên dường như đã biết là vật gì rồi. Ông mở bọc ra thì quả nhiên là cặp kiếm Hắc Bạch của vợ chồng ông.

Mẫn Nhu thấy bảo kiếm được trả về mà bà vẫn không lộ vẻ vui mừng. Hai mắt đẫm lệ, bà hỏi:

Thanh ca!… Sao Thanh ca lại để Ngọc nhi… đi theo lão? Thạch Thanh thở dài đáp:

Nhu muội! Ngọc nhi là con người thế nào muội có biết không? Mẫn Nhu đáp:

Thanh ca lại trách tiểu muội nuông chiều gã chứ gì?

Nhu muội đối với Ngọc nhi đã quá hiền từ, nhất là từ ngày Kiên nhi bị người hạ sát. Nhu muội lại càng cưng chiều Ngọc nhi. Ta thấy gã còn nhỏ tuổi đã có những hành vi tai ác, nên mới cả quyết đưa gã lên thành Lăng Tiêu. Ngờ đâu nó hư đốn quá, để lụy cho ta không còn mặt mũi nào nhìn thấy anh em phái Tuyết Sơn nữa. Tạ tiên sinh là tay cơ mưu hơn Ngọc nhiều. Thủ đoạn tiên sinh cũng gấp mấy gã, vỏ quít dầy phải móng tay nhọn, chỉ tiên sinh mới trị được gã mà thôi. Vậy Nhu muội hãy yên tâm, Ma Thiên cư sĩ tuy hành động theo ý mình, nhưng tiên sinh là người thủ tín nhất thiên hạ. Hơn nữa chú em đây đã yêu cầu tiên sinh quản cố và dạy bảo Ngọc nhi, nhất định tiên

sinh sẽ làm được chu đáo.

Mẫn Nhu nói:

Nhưng… nhưng Ngọc nhi từ thuở nhỏ được nuôi dưỡng sung sướng. Sao gã biết thổi cơm nấu canh?…

Bà vừa nói vừa nghẹn ngào, hai dòng lệ tuôn xuống như mưa. Thạch Thanh nói:

Những cái đó chính là do sự quá chiều con mà ra.

Bỗng thấy bọn Bạch Vạn Kiếm tới tấp chạy vào nội đường thì cho là bọn họ vào báo

cho Bạch Tự Tại cùng Sử bà bà hay.

Thạch Thanh liền ghé tai vợ nói nhỏ:

Nếu Ngọc nhi không để Tạ tiên sinh đưa đi thì vụ này ở đây tất là rắc rối to. Cuộc nội biến phái Tuyết Sơn cũng do Ngọc nhi mà có, khi nào bọn họ chịu bỏ qua.

Mẫn Nhu nghĩ lại biết chồng nói đúng, bà từ từ lau nước mắt rồi nhìn Thạch Phá Thiên nói:

Ngọc nhi mà bảo tồn được tính mạng là hoàn toàn nhờ ở ngươi cứu vớt. Tướng mạo ngươi với gã giống nhau như đúc. Thế mà ngươi ngoan ngoãn bao nhiêu thì gã hư đốn chừng ấy. Giả tỷ ta được ngươi… được ngươi thế này…

Bà muốn nói:Ta được đứa con như ngươi thế này thì hay biết chừng nào! Nhưng bà đang nói dỡ câu đã ngừng lại.

Thạch Phá Thiên thấy Thạch Trung Ngọc được bà thương yêu thì trong lòng quyến luyến vô cùng. Chàng nhớ tới hai lần bà nhận lầm chàng là con, bà đối với chàng cũng thương yêu đến cùng cực. Chàng chạnh lòng nhớ tới mẫu thân mình không biết hiện ở nơi đâu? Chàng cũng không hiểu tại sao mối tình mẫu tử giữa mẹ con chàng lại khác xa Mẫn Nhu đối đãi với con. Nghĩ tới đó chàng không khỏi buông tiếng thở dài.

Mẫn Nhu lại nói:

Này chú em! Sao chú em lại giả trang làm Ngọc nhi để theo ta?

Thạch Phá Thiên đỏ mặt lên ấp úng:

– Ðó là… Ðinh Ðinh Ðang Ðang…

Thạch Phá Thiên nói chưa dứt lời thì đột nhiên Vương Vạn Nhân thở hồng hộc hạy vào la lên:

– Nguy! Nguy to rồi! Sao không thấy sư phụ đâu nữa?

Mọi người trong nhà đại sảnh đều giật mình kinh hãi, hỏi giật giọng:

Làm sao lại không thấy đâu nữa? Vương Vạn Nhân đáp:

Sư nương bị người ta điểm huyệt ngã lăn ra, còn sư phụ bị mất tích. A Tú nắm lấy tay áo Thạch Phá Thiên nói:

Chúng ta mau vào coi!

Hai người hấp tấp chạy về phía thạch lao. Hai người đã thuộc đường nên chỉ chớp mắt

đã chạy tới nơi.

Thạch Phá Thiên đến ngoài thạch lao thì thấy trong đường hầm đầy cả bọn đệ tử phái Tuyết Sơn, mọi người thấy A Tú đến vội tránh ra để nhường lối.

A Tú cùng Thạch Phá Thiên tiến vào trong thạch lao thì thấy vợ chồng Bạch Vạn Kiếm đang nâng Sử bà bà dậy để ngồi dưới đất. A Tú la lên:

Gia má! Sử bà bà làm sao vậy?… Người đã bị thương chăng? Bạch Vạn Kiếm mặt đầy sát khí đáp:

Có nội gian! Sử bà bà bị điểm huyệt bằng thủ pháp bản môn. Gia gia bị người bắt đem đi. Ngươi trông coi Sử bà bà để ta đi giải cứu gia gia.

Hắn nói xong tung mình đi ngay. Trước mặt hắn có một tên đệ tử ngành thứ ba. Ðang lúc nóng nảy hắn đẩy mạnh một cái hất bắn gã đi rồi rảo bước chạy ra.

A Tú giục Thạch Phá Thiên:

Ðại ca giúp Sử bà bà vận khí giải huyệt đi.

Thạch Phá Thiên liền theo phép “Thôi Cung Quá Huyệt” giải khai huyệt đạo. Sử bà bà đã dạy chàng rồi chàng cứ theo đúng phương cách mà làm. Chẳng mấy chốc chàng giải khai xong ba chỗ đại huyệt cho Sử bà bà. Sử bà bà la lên:

Các ngươi đừng náo loạn! Chưởng môn nhân đã điểm huyệt ta rồi lão tự mình ra đó. Ai nghe thấy cũng phải ngạc nhiên, miệng lẩm bẩm:

Té ra Oai Ðức tiên sinh vừa thấy mặt phu nhân đã động thủ liền. Chính Oai Ðức tiên sinh ra tay điểm huyệt, trách nào Bạch sư ca cũng không biết đường giải khai.

Nguyên mọi người đều nghi ngờ bản phái lại sinh nội biến và sợ rằng khó lòng tránh khỏi xảy cuộc đổ máu. Họ nghe nói đây là sự xích mích giữa hai vợ chồng Chưởng môn mới yên tâm rồi đưa tin ra ngoài.

Bạch Vạn Kiếm được tin lại quay trở về hỏi:

Má má! Vụ này là thế nào?

Giọng nói của hắn có điều bất mãn.

Ta nên biết mấy bữa nay nội tình rối ren khiến cho con người lanh lợi minh mẫn như Khí Hàn Tây Bắc cũng phải hoang mang vô cùng. Bây giờ vụ này lại do song thân hắn mà ra, hắn rất phiền lòng và khó chịu, không biết phát tác vào đâu được? Sử bà bà tức giận hỏi lại:

Ngươi không hỏi rõ đầu đuôi, sao đã dám trách gia nương. Bạch Vạn Kiếm vội đáp:

Hài nhi không dám!

Gia gia ngươi muốn cho mọi người được yên ổn, y… y thân hành đến đảo Long Mộc rồi.

Bạch Vạn Kiếm thất kinh hỏi:

Gia gia đến đảo Long Mộc rồi ư? Tại sao vậy? Sử bà bà gắt lên:

Còn sao nữa? Gia gia ngươi là Chưởng môn chân chính của phái Tuyết Sơn. Y không đi thì ai đi? Ta vào nhà lao bảo y: Nếu y cứ ở lỳ trong này, thì ta cũng ngồi với y cho có bạn nhưng còn cuộc ước hội trên đảo Long Mộc, thì để ai đi cho phải? Y hỏi đầu đuôi câu chuyện, ta liền kể cho y nghe thì y biểu: Y là Chưởng môn, dĩ nhiên phải để y đi. Ta khuyên y hãy thong thả để bàn tính lại tìm kế vẹn toàn đã. Y nói là y đối với phái Tuyết Sơn đã có nhiều tội lỗi thì phải lấy cái chết cho bản phái để đền tội, đồng thời để cho ta đây cùng con trai, con dâu, cháu gái, cháu rể rút kinh nghiệm mà làm người. Thế rồi y vươn tay điểm huyệt ta, móc lấy hai tấm thẻ đồng mời đi dự yến. Ðoạn y ra đi, bây giờ chắc y đi xa rồi.

Bạch Vạn Kiếm nói:

Má má ơi! Gia gia tuổi già mà trong người lại chưa phục hồi như cũ thì đi thế nào được? Hài nhi đi mới phải.

Sử bà bà trầm giọng đáp:

Ðến bây giờ mà ngươi còn chưa biết tính y.

Má má!… Má má đi đâu thế? Sử bà bà đáp:
Ta là Chưởng môn phái Kim Ô, thì cũng đủ tư cách lên đảo Long Mộc. Bạch Vạn Kiếm ruột rối như tơ vò. Hắn lẩm bẩm:

Âu là cả phái đều đi hết để quyết liều một chuyến.

Ngày mồng năm tháng mười hai, Sử bà bà dẫn Bạch Vạn Kiếm, Thạch Thanh, Mẫn Nhu, Thạch Phá Thiên, A Tú, Thành Tự Học, Tề Tự Miễn, Lương Tự Tiến đến một xóm chài nhỏ ở bến Nam Hải.

Mặt trái hai tấm thẻ đồng của đảo Long Mộc đã khắc rõ nhật kỳ, thời giờ cùng đường lối đến thôn chài này. Xét ra thẻ đồng đưa cho mỗi người khắc ngày giờ cùng địa điểm khác nhau. Vì thế mà bọn Sử bà bà tới nơi phát giác ra trong thôn chài này không có ai cả. Dĩ nhiên những hào sĩ giang hồ khác và Bạch Tự Tại không có đây. Thậm chí ven bờ biển không có lấy một con thuyền đánh cá nào.

Khi Sử bà bà rời khỏi thành Lăng Tiêu đã chỉ định Cảnh Vạn Chung thay quyền Chưởng môn cùng giữ chức vụ thủ thành. Uông Vạn Dực, Hô Diên Vạn Thiên phụ giúp mọi việc. Mụ đưa bọn Thành Tự Học, Tề Tự Miễn và Lương Tự Tiến theo đi là có ý đề phòng bọn đệ tử những ngành này lại mưu cuộc nội phản. Còn Liêu Tự Lệ đã bị trọng thương, võ công mất hết, không còn lo gì nữa. Ðoàn người tạm nghỉ chân trong một gian nhà tranh.

Chiều ấy, bỗng có một hán tử áo vàng tay cầm mái chèo bằng gỗ đến thôn chài dõng dạc tuyên bố:

Sứ giả đảo Long Mộc vâng mệnh Đảo chủ nghênh tiếp tân khách. Kính thỉnh Thạch bang chủ bang Trường Lạc lên đường.

Bọn Sử bà bà nghe tiếng từ trong nhà chạy ra.

Hán tử kia đi tới trước mặt Thạch Phá Thiên khom lưng thi lễn hỏi:

Phải chăng các hạ là Thạch bang chủ?

Chính thị! Quí tính các hạ là gì? Người kia đáp:
Tiểu nhân họ Long. Mời Thạch bang chủ đăng trình! Thạch Phá Thiên nói:

Tại hạ có mấy vị sư trưởng cùng bạn hữu cũng muốn đến quí đảo. Người kia đáp:

Cái đó khó lòng lắm. Thuyền nhỏ không chở nặng được. Ðảo chủ đã ban hành nghiêm lệnh chỉ đón một mình Thạch bang chủ mà thôi, dù chỉ thêm một người, thuyền phải đắm và tiểu nhân phải mất đầu.

Sử bà bà cười lạt nói:

Việc đã thế này e rằng ngươi không tự chủ được đâu.

Mụ nói xong tiến lại đứng chắn sau lưng gã hán tử đề phòng gã chạy trốn. Hán tử tủm tỉm cười, gã không lý gì đến Sử bà bà, nhìn Thạch Phá Thiên nói: – Tiểu nhân xin dẫn đường. Mời Thạch bang chủ thượng lộ.

Dứt lời, gã trở gót đi luôn. Thạch Phá Thiên cùng bọn Sử bà bà, Thạch Thanh đều đi

theo sau. Gã kia theo ven biển mà đi, quanh hết hai vùng thung lũng thì đến bãi cát.

Tại đây có một con thuyền nhỏ. Chiếc thuyền này rộng không đầy ba thước, dài

chừng sáu thước. Thật không còn con thuyền nào nhỏ hơn được nữa, chưa chắc dã

chở được hai người, chứ đừng nói đến ba.

Hán tử bình tĩnh nói:

Các vị muốn giết tiểu nhân chỉ cất tay một cái là xong. Rồi vị nào thuộc đường sẽ dẫn Thạch bang chủ cùng đi.

Sử bà bà cùng bọn Thạch Thanh ngơ ngác nhìn nhau, không ai ngờ đảo Long Mộc bố trí chu đáo đến thế, muốn đi thêm một người cũng không được.

Mọi người chỉ nghe iếng đảo Long Mộc, nhưng nó mịt mờ ở ngoài biển khơi thì biết tìm đâu cho thấy?

Ai nấy phóng tầm mắt nhìn ra thật xa, nhưng ngoài biển tuyệt không thấy một con thuyền, nên chẳng còn cách nào có thể đi theo được.

Sử bà bà tức giận vô cùng! Mụ vung chưởng lên toan đánh hán tử áo vàng, nhưng mới phóng chưởng ra nửa vời, mụ bỗng dừng lại nhìn Thạch Phá Thiên nói:

Ðồ nhi! Ngươi đưa thẻ đồng cho ta để ta đi thay cho. Mụ già này thế nào cũng phải tới đó đặng cùng lão điên kia chết với nhau một chỗ.
Hán tử áo vàng nói:

Ðảo chủ đã nghiêm lệnh nếu rước lầm người, tiểu nhân bị xử trảm cũng chẳng có chi đáng tiếc nhưng để lụy cho cha mẹ vợ con tiểu nhân cũng bị chém đầu hết.

Sử bà bà tức giận nói:

Chém đầu thì chém đầu có chi mà sợ?

Ðối với mình thì không cần, nhưng đối với gã này lại là một điều trọng đại. Mụ nghĩ được một kế khác liền bảo Thạch Phá Thiên:
Ðồ nhi! Vậy ngươi nhường địa vị Bang chủ bang Trường Lạc cho ta. Ta là Bang chủ tất gã không bị coi là đón lầm người nữa.

Thạch Phá Thiên ngần ngừ đáp:

Cái đó e rằng…

Hai vị sứ giả Thưởng Thiện, Phạt Ác đã nói rất rành mạch: Bang chủ bang Trường Lạc là một thiếu niên anh hùng tuổi mới đôi mươi. Ðâu có phải là một bà già tuổi cao đức trọng.

Sử bà bà tức giận nói:

Mi nói gì thúi thế! Sao mi lại biết ta tuổi cao đức trọng?

Người kia chỉ tủm tỉm cười chứ không nói gì nữa rồi cứ xuống bãi bể cởi dây thuyền.

Sử bà bà thở dài nói:

Ðược rồi! Ðồ nhi đi đi. Ngươi hãy nghe lời sư phụ dặn một câu. Thạch Phá Thiên đáp:

Dĩ nhiên là đệ tử phải nghe lời sư phụ.

Nếu ngươi còn có đường sống thì nên nhớ kỹ là phải tự tìm cách tự thoát hiểm ngay, chứ đừng vì chuyện cứu gia gia mà tự hãm mình vào nơi tuyệt địa. Ðó là nghiêm lệnh của sư phụ không được vi phạm.

Thạch Phá Thiên ngạc nhiên không hiểu tại sao sư phụ lại không để mình cứu trượng phu của người. Chẳng lẽ người chưa hết căm hận gia gia?

Sử bà bà lại nói tiếp:

Ngươi nói cho lão già điên hay rằng ta ở đây chờ lão một tháng. Nếu lão không đến đây tương hội với ta được thì ta sẽ nhảy xuống biển tự tử. Lão còn nói đến chuyện lên núi Bích Loa con khỉ gì nữa thì ta sẽ làm quỷ dữ không tha lão đâu.

Thạch Phá Thiên vâng lời. A Tú cũng nói:

Ðại ca ơi! Tiểu muội cũng thế, ở lại đây chờ đại ca trong một tháng.

Thạch Phá Thiên cảm thấy trong lòng vừa êm ấm vừa thê lương. Chàng đáp:

Tú muội bất tất phải như vậy. A Tú nói:

Tiểu muội muốn thế.

Hài tử! Ta mong ngươi bình yên trở về. Chúng ta đều chờ ở đây và cầu cho ngươi được vô sự.
Thạch Phá Thiên nói:

Ngôi Bang chủ bang Trường Lạc của cháu chỉ là giả mà thôi. Không chừng bọn họ sẽ thả cháu về. Trương Tam, Lý Tứ lại là huynh trưởng kết nghĩa của cháu. Nếu xảy ra chuyện nguy nan, chắc hai vị đó chẳng điềm nhiên tọa thị.

Mẫn Nhu nói:

Ta cũng mong như vậy.

Thằng nhỏ này chưa biết lòng người võ lâm hiểm ác, cái hạng kết nghĩa kim lan này đâu phải chuyện thực.
Bạch Vạn Kiếm cầm tay chàng nói:

Hiền tế! Từ đây chúng ta là người một nhà. Phụ thân ta tuổi già, ngươi hãy chiếu cố cho người một chút.

Thạch Phá Thiên nghe Bạch Vạn Kiếm kêu mình bằng hiền tế, mặt hơi ửng đỏ đáp:

Cái đó tiểu tế đã hiểu rồi.

Chỉ có ba người: Thành Tự Học, Tề Tự Miễn và Lương Tự Tiến mong thoát khỏi tai vạ cho riêng mình. Họ đều nghĩ thầm:

Ba mươi năm trước đây đã ba đoàn cao thủ võ lâm đến phó ước đảo Long Mộc, nhưng không một ai sống sót để trở về. Thằng lỏi này không phải ba đầu sáu tay thì còn ra ngoài lệ đó thế nào được.

Thạch Phá Thiên cùng mọi người chia tay để ra bãi bể. Mọi người đưa chàng ra đến chỗ thuyền đậu.

A Tú cùng Mẫn Nhu hai người khóe mắt đỏ hoe.

Sử bà bà đột nhiên nhảy xổ đến trước hán tử áo vàng tát bốp một cái vào mặt gã rồi quát lên:

Mi vô lễ với bậc tôn trưởng. Ta phải cho mi một bài học.

Người kia không trả đòn, đưa tay lên xoa má bị tát rồi nhảy vào trong con thuyền nhỏ. Thạch Phá Thiên xá mọi người rồi cũng nhảy xuống theo. Con thuyền nhỏ chở hai người mà nước đã mấp mé mạn thuyền chỉ còn độ vài tấc. Thật không thể chở thêm một người nữa được. May mà gặp mùa rét lạnh, Nam Hải gió lặng sóng yên, không thì chỉ một cơn sóng nhỏ cũng đủ làm cho thuyền lật. Sở dĩ đảo Long Mộc khai yến về

tháng chạp chắc cũng vì lẽ này.

Gã hán tử kia bơi mấy mái chèo cho thuyền rời khỏi bờ rồi quay thuyền lại kéo buồm lên, gió Bắc hiu hiu thổi vào cho thuyền chạy về phía Nam.

Thạch Phá Thiên nhìn lên bờ biển ở phía Bắc, thấy bọn Sử bà bà, A Tú người nhỏ dần lại, sau chỉ còn là những chấm đen vẫn còn đứng trơ ra đó nhìn theo.

Trời vừa tối, con thuyền nhỏ chuyển hương đi về phía Ðông Nam. Thuyền lênh đênh trên mặt biển ba ngày. Ðến ngày thứ tư vào khoảng giờ ngọ, tính đốt ngón tay đúng ngày mồng tám tháng chạp.

Hán tử trỏ vào một đám đen xì ở phía trước nói:

– Ðảo Long Mộc kia rồi!

Thạch Phá Thiên phóng tầm mắt nhìn ra xa vẫn chưa thấy gì khác lạ, mà trái tim chàng đã đập loạn lên.

Thuyền đi chừng hơn một giờ nữa mới nhìn rõ trên đảo có tòa núi đá cao ngất. Trên núi một màu xanh và rậm rạp, cây cỏ mọc đầy.

Vào khoảng giờ thân, con thuyền nhỏ đậu ở phía Nam đảo cho thuận chiều gió.

Hán tử nói:

– Mời Thạch bang chủ lên đi!

Phía Nam đảo là một bãi cát lớn. Về mé Ðông núi đá có đến ba chục con thuyền vừa lớn vừa nhỏ đậu tại đó.

Thạch Phá Thiên bụng bảo dạ:

Nơi đây rất nhiều thuyền bè. Nếu lên đảo mà không chết thì quay lại đây đoạt lấy một con thuyền nhỏ để thoat hiểm cũng chẳng khó gì.

Chàng liền nhảy lên bở. Hán tử cầm dây nhảy lên theo buộc thuyền vào một tảng đá lớn. Gã lấy trong bọc ra một con ốc biển thổi lên mấy tiếng tu tu.

Chẳng bao lâu, từ phía núi có bốn hán tử chạy ra. Chúng đều mặc áo chẽn màu vàng, rảo bước đến trước mặt Thạch Phá Thiên khom lưng thi lễ nói:

Ðảo chủ hiện ở quán Nghinh Tân chờ Bang chủ. Mời Thạch bang chủ qua bên này. Thạch Phá Thiên vẫn quan tâm đến Bạch Tự Tại liền hỏi ngay:

Chưởng môn phái Tuyết Sơn là Oai Ðức tiên sinh đã đến chưa?

Tiểu nhân phụ trách việc đón Thạch bang chủ, không biết gì đến việc ngoài. Thạch bang chủ vào quán Nghinh Tân sẽ rõ.
Gã nói xong trở gót đi trước dẫn đường.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.