Hồng Lâu Mộng

Hồi thứ sáu mươi lăm



Giả Liễn, Giả Trân và Giả Dung bàn định mọi việc xong xuôi, đến ngày mồng hai, cho mời bà già Vưu cùng dì Ba vào ở nhà mới. Bà già họ Vưu nhìn một lượt, tuy không được như lời Giả Dung nói, nhưng thấy mọi thứ đầy đủ cả, hai mẹ con đều lấy làm bằng lòng. Hai vợ chồng Bào Nhị rất là vồn vã nồng nhiệt luôn miệng gọi bà già họ Vưu là “mẹ” hoặc “cụ”, gọi chị Ba là “dì ba” hoặc “dì”. Canh năm sáng hôm sau, một cỗ kiệu đưa dì Hai đến, hương nến, ngựa giấy, chăn màn cùng cơm rượu đã sắp đủ cả. Một lúc sau, Giả Liễn mặc quần áo thường, ngồi kiệu nhỏ đến, lễ trời đất, đốt ngựa giấy. Bà già Vưu thấy chị Hai ăn mặc toàn mới, không như lúc còn ở nhà, nên rất đắc

Hai người dắt nhau vào động phòng. Đêm ấy Giả Liễn cùng chị Hai phượng loan nghiêng ngửa, ân ái tràn trề, không thể kể ra hết được.
Giả Liễn càng nhìn càng yêu, càng ngắm càng mến, không biết làm cách gì để chiều chuộng dì Hai cho phải. Hắn truyền cho bọn Bào Nhị không được dùng tiếng hai ba gì cả, cứ gọi thẳng dì Hai là “mợ”. Ngay hắn cũng gọi là “mợ” mà gạt phăng Phượng Thư đi. Có khi về nhà, hắn cứ nói là sang bên phủ Đông có việc. Phượng Thư biết hắn thân với Giả Trân, chắc có việc gì bàn bạc, nên cũng không ngờ vực. Trong nhà tuy nhiều người, nhưng chẳng ai để ý đến việc ấy. Ngay những kẻ nhàn rỗi, hay tò mò bới việc cũng đều chiều ý Giả Liễn, muốn nhân đó luồn lọt kiếm chác, còn ai nói hở ra nữa.

Giả Liễn rất cám ơn Giả Trân. Mỗi tháng hắn bỏ ra mười lăm lạng bạc để chi dùng hàng ngày. Khi Giả Liễn không đến, thì ba mẹ con họ Vưu cùng ăn một nơi, khi Giả Liễn đến thì hai vợ chồng hắn ăn với nhau, mẹ con bà già Vưu về phòng ăn riêng. Giả Liễn lại đem hết cả tiền riêng của mình dành dụm mấy năm đưa cho dì Hai giữ. Những khi đầu gối má kề, Giả Liễn kể hết chuyện ngày thường của Phượng Thư cho dì Hai nghe. Chỉ chờ khi nào Phượng Thư chết, sẽ đón dì Hai về. Dì Hai nghe nói tất nhiên vui lòng lắm. Trong nhà độ mười người ăn tiêu rất là đầy đủ.

Thấm thoát đã hai tháng. Hôm đó Giả Trân lễ Phật ở chùa Thiết Hạm xong, đến chiều về nhà. Đã lâu không được gặp chị em họ Vưu, nên Giả Trân định đến thăm. Hắn sai

người hầu đến trước xem Giả Liễn có ở đấy không. Người hầu về trình: “Cậu Liễn không có ở đấy”. Giả Trân thích lắm, bảo người nhà về trước, chỉ để lại đứa hầu thân dắt ngựa. Một lúc đến nhà vừa mới lên đèn, Giả Trân lẳng lặng đi vào. Hai đứa hầu đem ngựa buộc ở ngoài vườn, rồi xuống nhà dưới chực hầu.

Khi Giả Trân vào, trong nhà mới thắp đèn. Trước hết Giả Trân vào thăm mẹ con già Vưu, sau đó dì Hai ra chào. Giả Trân trông thấy dì Hai hớn lở vui cười, vừa uống nuớc vừa nói:

Người tôi làm mối thế nào? Nếu lỡ dịp thì có thắp đèn lồng đi tìm cũng chẳng thấy. Mai kia, chị nhà sẽ mang lễ đến mừng chú và dì đấy.
Trong khi nói chuyện, dì Hai đã sai người dọn rượu. Rồi đóng cửa lại, vì đều là người trong một nhà, nên không e dè gì cả. Bào Nhị đến chào, Giả Trân nói:
Anh là người có bụng tốt, nên cậu Hai bảo anh vào đây hầu. Sau này còn cần đến anh nhiều nữa đấy. Anh không nên ra ngoài uống rượu gây chuyện, thế nào ta cũng sẽ thưởng cho. Cậu Hai thì bận việc, bên ấy lại đông người, nếu có gì thiếu thốn, anh cứ đến trình ta. Anh em chúng ta không như người khác đâu.
Cháu biết rồi, chỉ trừ cháu mất đầu mới không hết lòng hầu hạ thôi.

Anh mà biết thế thì tốt lắm.

Bốn người cùng ngồi uống rượu, dì Hai biết chừng, liền nói với bà già họ Vưu:

– Con sao cứ sờ sợ, mẹ cùng con đi sang bên kia đi.

Bà già họ Vưu hiểu ý, cùng dì Hai đi ra, chỉ còn trơ lại lũ a hoàn nhỏ. Giả Trân liền ngấp nghé dì Ba, định giở trò bậy bạ. Bọn a hoàn nhỏ thấy ngượng, đều lẩn đi một nơi, để mặc hai người muốn làm trò gì thì làm.

Hai người hầu nhỏ thì xuống uống rượu với Bào Nhị ở dưới bếp. Vợ Bào Nhị đương làm cơm. Chợt thấy hai a hoàn chạy xuống, cười đùa đòi uống rượu, Bào Nhị nói:
Các chị không hầu ở trên ấy, sao lại lẻn xuống đây? Nhỡ ông gọi đến, không có ai, lại sinh chuyện.
Vợ hắn mắng:

Đồ ngu! Nốc cho nhiều rượu vào. Say bứ họng ra rồi dấp cổ mà ngủ đi. Gọi hay không có việc gì đến anh. Việc gì đã có tôi đây. Mưa hay gió cũng chẳng ướt đến đầu thứ người ấy.

Bào Nhị nhờ vợ mới có thể diện. Gần đây ngoài việc ăn bớt tiền đi uống rượu, hắn không nhìn đến việc gì. Giả Liễn cũng không hề trách mắng hắn. Vì thế, hắn sợ vợ như mẹ, bảo gì nghe nấy. Lúc này hắn uống rượu say mềm, đi ngủ ngay.

Bấy giờ vợ Bào Nhị cùng ngồi uống rượu với bọn a hoàn và người hầu, cố chiều lòng bọn này để chúng ton hót với Giả Trân.
Đang uống rượu cao hứng thì có tiếng gõ cửa, vợ Bào Nhị chạy ra mở cửa, thấy Giả Liễn xuống ngựa, hỏi nhà có việc gì không. Vợ Bào Nhị khẽ nói: – Ông Cả bên phủ Đông đương ở buồng phía tây kia.

Giả Liễn nghe nói, đi vào buồng, thấy dì Hai cùng bà già họ Vưu đương ở đấy. Thấy Giả Liễn vào, dì Hai có vẻ hơi ngượng. Giả Liễn làm ra không biết, chỉ nói: – Thôi lấy rượu ra, chúng ta uống vài chén rồi đi ngủ. Hôm nay anh mệt lắm.

Dì Hai cười, đỡ áo, bưng nước, hỏi vắn hỏi dài, Giả Liễn thích quá, trong bụng ngứa ngáy khó chịu. Một lúc, vợ Bào Nhị bưng rượu lên, hai người cùng uống. Bà già họ Vưu không uống, về buồng ngủ ngay. Hai a hoàn nhỏ chia nhau mỗi đứa hầu mỗi nơi. Đứa hầu thân của Giả Liễn là thằng Long dắt ngựa, trông thấy ở đấy có một con ngựa nữa, nhìn kỹ biết là ngựa của Giả Trân. Nó hiểu ý, chạy xuống dưới bếp. Thẳng Hỉ và thằng Thọ đương ngồi uống rượu ở đấy, thấy thằng Long vào, cũng đều hiểu ý, cười nói:

Anh đến thật là khéo. Vì chúng tôi không theo kịp ngựa ông tôi, sợ đi đêm khuya bị phạt, phải vào nghỉ nhờ ở đây một tối.
Thằng Long cười nói:

Có giường thì các anh cứ ngủ. Cậu Hai sai tôi mang tiền sang giao cho mợ rồi. Tôi cũng không về nữa.
Thằng Hỉ bảo thằng Long:

Chúng tôi uống nhiều rồi, anh lại đây uống một chén.

Thằng Long vừa ngồi xuống, cất chén rượu lên, nghe thấy trong chuồng có tiếng ngựa hét. Vì hai con ngựa buộc cùng chuồng, không chịu, nên chúng cắn đá nhau. Bọn thằng Long vội bỏ chén rượu xuống, chạy ra quát cho im đi, buộc riêng mỗi con ra mỗi nơi rồi đi vào. Vợ Bào Nhị cười nói:

– Các chú ngủ đi. Trà được rồi, ta phải đi đây.

Thằng Hỉ uống mấy chén, say đờ mắt ra. Thằng Long, thằng Thọ đi đóng cửa, quay lại thấy thằng Hỉ nằm sóng sượt trên giường. Hai đứa đẩy nó, nói:
Anh ơi, dậy đi, rồi nằm cho ngay ngắn mà ngủ. Anh chỉ biết lấy mình, còn để khổ cho chúng tôi.
Thằng Hỉ cười nói:

Hôm nay chúng ta trông thấy một lò bánh nướng thật đường hoàng. Nếu có đứa nào, ta phải đ… mẹ nó một cái cho sướng.
Thằng Long, thằng Thọ biết nó say, cũng mặc kệ, tắt đèn đi ngủ.

Dì Hai nghe thấy ngựa hét, trong bụng rất áy náy, cứ phải tìm cách nói lấp đi. Giả Liễn uống được mấy chén, hứng lên, sai cất dọn bàn rượu rồi đóng cửa cởi áo đi ngủ. Dì Hai chỉ mặc một áo chẽn đỏ, tóc buông xõa, vẻ mặt lẳng lơ, trông càng đẹp hơn ban ngày. Giả Liễn ôm lấy cười nói:
Ai cũng bảo con vợ dạ xoa nhà anh đẹp, nhưng bây giờ xem ra nó xách dép cho em cũng không đáng!
Dì Hai nói:

Em có đẹp lại kém phẩm hạnh, chẳng thà đừng đẹp còn tốt hơn.

Sao em lại nói thế? Anh không hiểu.

Các người cho em là người hồ đồ, nhưng có việc gì mà em chẳng biết. Bây giờ chúng ta làm bạn với nhau mới hai tháng, kể ra hãy còn mới mẻ, nhưng em biết anh không phải là người hồ đồ. Em sống là người của anh, chết là ma của anh! Đã là vợ chồng thì suốt đời em trông cậy vào anh, còn dám giấu anh một tí gì? Hôm nay em đã có nơi nương tựa rồi. Còn dì nó sau này biết kết quả ra sao? Theo ý em, nếu cứ nhập nhằng mãi như thế, sợ không thể yên được đâu, phải nghĩ một cách nào lâu dài mới được!

Giả Liễn cười nói:

Em cứ yên tâm, anh không phải là người hay ghen tuông đâu. Việc trước của em, anh biết cả rồi, em không cần phải nói úp mở nữa. Bây giờ em thấy anh ấy, tất nhiên cũng ngượng. Chi bằng ta phải bỏ thói đó đi.
Nói xong, Giả Liễn đi sang phòng phía tây, thấy trong cửa sổ đèn nến sáng trưng, hai người vẫn đang uống rượu vui đùa. Giả Liễn đẩy cửa vào, nói.

– Anh ở đây à, em sang chào anh.

Giả Trân đứng dậy mời ngồi. Giả Liễn cười nói:

Anh làm gì như vậy? Chúng ta là chỗ anh em từ trước đối xử với nhau như thế nào. Anh phải bận lòng vì em, dù em có thịt nát xương tan cũng không quên ơn. Nếu anh quá nghĩ, làm em càng khó xử. Từ nay xin anh cứ coi như người thường mới phải, nếu không, em thà đành chịu không có con trai, chứ không dám đến chỗ này nữa.
Nói xong liền quỳ xuống. Giả Trân vội kéo dậy nói:

Chú bảo gì anh cũng xin vâng lời.

Mang rượu đến đây, ta cùng anh Cả uống vài chén. Rồi lại cười hì hì bảo dì Ba:
Sao dì không mời ông chú uống một chén.

Chú Hai! Vì chú, anh cũng uống cạn chén này. Nói xong, ngửa cổ lên uống.
Dì Ba đứng ở trên giường, chỉ vào Giả Liễn, cười nhạt:

Anh đừng có giở giọng đường mật với tôi. Đem miến nấu với nước lã, anh ăn đi tôi xem. Đưa người vẽ lên sân khấu, khéo kẻo làm rách giày. Anh đừng lú lấp ruột gan, tưởng chừng tôi không biết việc trong nhà các anh hay sao? Lần này anh em nhà anh định vung một ít tiền thối ra, coi chị em chúng tôi là đĩ thõa để mua vui. Các anh đừng có nghĩ nhầm! Tôi cũng biết vợ anh là một người đáo để. Nay anh lấy chị tôi làm vợ lẽ, khác nào “kẻ ăn trộm chiêng không dám đánh”. Tôi nhất định gặp chị Phượng, xem chị ấy có mấy đầu mấy tay! Nếu hai bên hòa thuận thì thôi, chứ có việc gì ngang trái, tôi cũng đủ sức moi ruột móc gan các anh ra, rồi liều chết với con mụ cay nghiệt ấy một phen. Uống rượu chứ sợ gì. Nào chúng ta uống đi.

Nói xong, chị ta cầm ngay lấy nậm rót ra một chén, rồi kéo Giả Liễn lại, dốc nốt cho hắn, nói:
Tôi đã uống với ông anh anh rồi. Bây giờ chúng ta uống với nhau.

Giả Liễn sợ quá, tỉnh hẳn rượu. Giả Trân cũng không ngờ dì Ba lại giở mặt đến thế. Hai anh em hắn xưa nay quen lối ăn chơi sỗ sàng trong đám giăng hoa, không dè hôm

nay lại bị cô gái này choảng cho một vố, không hé răng vào đâu được.

Dì Ba thấy thế, càng dồn già:

Mời chị ra đây! Muốn vui thì bốn người chúng ta cùng vui. Tục ngữ nói: “Vui gì cho bằng người nhà”. Các anh là anh em, chúng tôi là chị em, không phải người ngoài, chị cứ ra đây.
Dì Hai bấy giờ thấy ngượng. Giả Trân định nhân dịp chuồn nhưng dì Ba khi nào chịu buông. Bấy giờ Giả Trân mới hối hận, không ngờ cô ta là hạng người như thế. Hắn cùng Giả Liễn không còn giở thói khinh bạc được nữa.
Dì Ba tháo đồ trang sức, cởi áo ngoài, vén tóc mai lên, chỉ mặc một cái áo lót đỏ, nửa kín nửa hở, cố ý để lộ bộ ngực trắng nõn ra, dưới mặc quần xanh, đi giày đỏ, trông rất lộng lẫy. Lúc đứng lúc ngồi, khi vui khi giận, không có một phút nghiêm trang, đôi khuyên cứ lủng lẳng như đánh đu; dưới ánh đèn, trông càng tỏ ra mày liễu xanh rờn, môi son đỏ chót, đôi mắt như nước mùa thu, lại uống mấy chén rượu, càng thêm lẳng lơ khêu gợi. Vẻ đẹp của chị ta không những ăn đứt chị Hai, mà theo lời ca tụng của Giả Trân, Giả Liễn, thì biết bao con gái, bất cứ nhà sang hay hèn, từ trên chí dưới, họ đã được nhìn qua, chưa ai có dáng điệu phong lưu, lộng lẫy như vậy. Hai người càng nhìn càng say, bất giác gọi dì Ba lại. Nhưng dáng điệu lẳng lơ tình tứ của dì Ba lại làm cho hai người phải im bặt. Chị giơ tay ra, thử một tý, thấy hai anh em nhà kia chẳng biết chút gì, ấp úng không nói được một câu, chẳng qua chỉ là đồ “tửu sắc” mà thôi. Chị Ba cứ cười nói huyên thuyên, tự ý muốn làm gì thì làm, lôi hai anh em nhà kia ra làm trò đùa một trận, khác nào chị ghẹo con trai, chứ không phải con trai dám chòng ghẹo chị. Một lúc, rượu say, hết hứng, chị Ba không muốn cho anh em họ ngồi lâu, liền đuổi ra, rồi đóng cửa đi ngủ.

Từ đó trở đi, bọn a hoàn hầu hạ không đến nơi đến chốn, chị Ba cứ mắng bọn Giả Trân, Giả Liễn, Giả Dung thậm tệ. Chị nhiếc là bố con, anh em nó đã lừa dối gái góa, con côi. Từ đó Giả Trần không dám bén mảng đến nữa. Chị Ba nhiều lúc cao hứng, lại sai đứa hầu nhỏ đi mời, hắn mới dám đến, nhưng mặc chị Ba muốn làm gì thì làm.
Chị Ba có tính kỳ quặc lạ thường, vì nhan sắc chị ta có vẻ phong lưu lịch sự, lại thích trang điểm hơn người, nay lối này, mai kiểu khác, làm ra nhiều vẻ lẳng lơ không ai theo kịp. Bọn đàn ông nhìn thấy thèm thuồng, muốn gần không được, muốn xa không

dứt, đầu óc cứ choáng váng, say mê. Chị ta thấy thế lại cho là khoái trí. Bà già và chị

Hai khuyên can. Chị ta nói:

Chị thực là hồ đồ! Chúng ta là thân vàng ngọc, nỡ để cho hai thằng quỷ dữ ấy giày vò nhơ bẩn đi thì hèn quá! Nhà nó có một chị vợ rất là đanh ác, bây giờ lén lút không cho biết cũng được đấy, nhưng sau này chị ta biết, lẽ nào lại chịu thôi. Chắc rồi sẽ có một phen lục đục, biết đâu ai sống ai chết. Không bằng nhân lúc này chúng ta đưa nó ra làm trò cười, khỏi về sau phải mang tiếng xấu, hối cũng đã muộn.

Hai mẹ con thấy chị Ba nói thế, biết không khuyên nổi, nên cũng đành thôi.

Chị Ba ngày nào cũng kén chọn thức ăn đồ mặc, đã đeo bạc lại muốn đeo vàng, có hạt châu lại đòi ngọc báu; ăn ngỗng xong lại đòi mổ vịt; có điều gì không bằng lòng, liền hất cả mâm đi. Quần áo không vừa ý thì bất cứ lụa là mới may cũng lấy kéo cắt vụn ra, vừa xé vừa mắng. Rút cục bọn Giả Trân có được ngày nào vừa ý đâu? Trái lại phải tiêu trộm mất bao nhiêu là tiền. Nhưng khi Giả Liễn đến, chỉ ở buồng chị Hai, trong bụng đã dần dần hối hận. Chị Hai lại là người đa tình, cho Giả Liễn là người nương tựa suốt đời của mình, việc gì cũng chăm sóc hỏi han. Chị Hai lại có vẻ dịu dàng hòa thuận, không những mọi việc bàn bạc không dám lộng quyền mà đáng điệu và lời nói việc làm cũng hơn hẳn Phượng Thư. Nhưng đã trót lỡ bước mắc phải một chữ “dâm” rồi, thì bao nhiêu điều hay cũng vứt đi cả. Giả Liễn lại nghĩ: “Ai không có điều lầm lỗi? Nhưng biết lỗi mà sửa đổi đi thì tốt”. Cho nên hắn không nhắc đến việc dâm lúc trước, chỉ kể điều hay bây giờ thôi, thành ra hai người một lòng một dạ, dính như keo sơn, thề cùng sống chết với nhau, còn để ý gì đến Phượng Thư và cô Bình nữa.

Những khi bên chăn bên gối, chị Hai cũng thường khuyên Giả Liễn:

Anh nên bàn với anh Cả xem có quen biết người nào thì gả chồng cho dì Ba đi, cứ để mãi thế này không tiện đâu, sau tất có ngày sinh chuyện.
Hôm nọ anh đã nói với anh Cả rồi, nhưng anh ấy không chịu buông ra. Anh ấy lại nói “miếng thịt dê béo thực, nhưng nóng quá sợ bỏng mồm; hoa hồng đáng yêu thực, nhưng nhiều gai đâm phải tay”. Chúng ta chưa chắc đã nói nổi, nên chọn người gả cô ấy đi là phải. Nhưng anh ấy cứ dùng dằng bỏ qua. Như thế em bảo anh còn có cách gì nữa.

Anh cứ yên tâm, chúng ta sẽ khuyên dì Ba, hỏi lại cho rõ, cứ để cho dì ấy quấy, quấy

chán không còn cách gì nữa, rồi cũng phải lấy chồng thôi.

– Phải đấy.

Hôm sau chị Hai sắp dọn rượu. Giả Liễn cũng không đi đâu, đến trưa mời em và mẹ đến. Chị Ba đã biết ý, khi mời rót rượu không để cho chị phải nói, rỏ nước mắt nói trước:

Hôm nay chị mời em đến, tất là định một việc gì quan hệ đây, nhưng em không phải là người mê muội, chị không cần phải nói đi nói lại nhiều điều. Những việc về trước em đã biết hết cả, nói cũng vô ích. Bây giờ chị đã được chỗ tử tế yên thân, mẹ cũng đã có chỗ nương tựa, em cũng phải tự mình lo liệu lấy cuộc đời mới đúng lẽ. Nhưng việc này quan hệ suốt đời, từ lúc sống đến lúc chết, không phải trò đùa. Chị muốn em sửa chữa tính nết thì phải chọn một người như ý muốn, em mới lấy. Nếu để mẹ và chị chọn cho, dù là người giàu như Thạch Sùng, tài hơn Tử Kiến, đẹp sánh Phan An, em cũng không bằng lòng, đành bỏ qua một đời thôi.

Giả Liễn cười nói:

Việc ấy dễ lắm. Dì bằng lòng ai thì lấy người ấy. Những đồ sính lễ đã có anh chị xếp đặt cho, mẹ cũng không phải bận lòng.
Chị Ba khóc nói:

Ai thì chị đã biết rồi, em không cần phải nói.

Giả Liễn cười hỏi chị Hai:

– Ai thế?

Anh biết người ấy rồi, khen cho em tinh mắt thực! Chị Hai cười hỏi: “Ai đấy?”
Người khác khi nào dì ấy bằng lòng. Nhất định là Bảo Ngọc. Chị Hai và bà già Vưu nghe thấy nói thế, cũng chắc là Bảo Ngọc. Chị Ba nhổ toẹt một cái, nói:
Chúng tôi có mười chị em cùng phải lấy mười anh em nhà anh hay sao. Chẳng lẽ trừ nhà anh ra, thiên hạ không còn có người con trai nào giỏi à?
Mọi người đều lấy làm lạ nói:

Trừ Bảo Ngọc ra, còn có người nào nữa?

Chị Ba nói:

Chị đừng nghĩ đến người hiện giờ ở đây, cứ nhớ lại việc năm năm về trước thì biết. Đương nói chuyện, chợt thấy đứa hầu thân của Giả Liễn là thằng Hưng đến mời về, nói:
Ông nhà đương chờ cậu có việc cần. Cháu nói là cậu đương ở bên nhà ông cậu. Cháu phải chạy ngay lại đây mời cậu.
Giả Liễn hỏi:

Ở nhà hôm qua có hỏi gì ta không?

Cháu trình với mợ: cậu phải ở trong miếu bàn việc làm lễ trăm ngày với ông Cả bên kia, có lẽ không về được.
Giả Liễn sai dắt ngựa ra, thằng Long theo sau, để thằng Hưng ở lại xem có ai hỏi gì không?
Chị Hai lấy ra hai đĩa thức ăn, sai lấy chén to để rót rượu, bảo thằng Hưng đứng ở cạnh giường uống rồi nhỏ to, hỏi nó mấy câu:
Mợ bên nhà độ bao nhiều tuổi? Là người đáo để như thế nào? Cụ bao nhiêu tuổi? Có bao nhiêu cô? – Cùng những việc vặt trong nhà.
Thằng Hưng cười hì hì, đứng bên cạnh giường vừa uống rượu, vừa kể tỉ mỉ các việc bên phủ Vinh cho mẹ con chị Hai nghe. Lại nói:
Cháu là người canh cửa thứ hai. Chúng cháu có hai tốp, mỗi tốp bốn người, tất cả là tám người. Có mấy người thân với mợ, chúng cháu không dám động đến. Những người hầu thân của cậu, thì mợ lại đe nẹt luôn. Cháu không thể nói hết với mợ về việc mợ Hai ở nhà được. Bụng thì nham hiểm, mồm thì thơn thớt. Kể ra cậu Hai cũng là tay khá đấy, nhưng địch thế nào được với mợ ấy. Cô Bình cũng tốt, tuy cùng một bè với mợ ấy, nhưng khi vắng mặt lại làm được nhiều việc hay. Chúng cháu có điều gì lầm lỗi, mợ ấy không tha, chỉ nhờ cô Bình là xong. Bây giờ lớn bé trong nhà, trừ cụ và bà Hai ra, ai cũng oán ghét mợ ấy, chẳng qua ngoài mặt phải nể sợ đó thôi. Vì mợ ấy không cho ai bằng mình, chỉ tìm cách lừa phỉnh để cụ và bà Hai vui lòng. Mợ ấy nói một là một, hai là hai, chẳng ai dám cãi lại. Lại muốn tìm hết cách bớt xén tiền bạc, chất lại thành núi để cho cụ và bà Hai khen là biết thu vén, chứ biết đâu mợ ấy mà được tiếng khen thì chỉ khổ người dưới thôi. Nếu có điều gì hay thì mợ ấy đi hớt lẻo

trước, không để cho người khác nói; điều gì không hay hoặc tự mình làm trái thì rụt đầu lại, đổ cho người khác, lại còn đứng bên cạnh hùn thêm vào. Hiện giờ ngay chính bà mẹ chồng mợ ấy cũng phải ghét, thường nói “Chim khôn biết tìm nóc nhà quan mà đỗ”, “gà mái đen cả ổ cùng đen”, “việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng”. Nếu không có cụ ở bên ấy thì đã tống mợ ấy về từ lâu rồi. Chị Hai cười nói:

Mày nói vụng mợ ấy như thế, sau này không biết mày nói vụng ta thế nào. Ta kém mợ ấy một bực, chắc mày lại càng nói xấu ta nhiều hơn.
Thằng Hưng vội quỳ xuống nói:

Mợ nói thế, cháu không sợ giời đánh à? Nếu chúng cháu có phúc ra, khi cậu cháu lấy vợ, lấy ngay được người như mợ, chúng cháu cũng đỡ bị đánh mắng, đỡ phải lo sợ. Hiện giờ mấy người hầu cậu cháu, ngay khi vắng mặt, đứa nào cũng khen mợ là người có đức, biết thương kẻ dưới. Chúng cháu đương bàn với nhau xin với cậu Hai cho sang ở bên này để chúng cháu được hầu mợ.

Thằng ranh con này! Sao mày không đứng dậy. Mới nói một câu mà đã sợ hãi như thế. Chúng mày định đến đây làm gì? Tao đương định sang bên ấy với mợ mày đây. Thằng Hưng vội xua tay nói:
Xin mợ nhất thiết chớ sang bên ấy. Cháu nói cho mợ biết: Suốt đời mợ không gặp mợ ấy càng hay. Mợ ấy “miệng thơn thớt, dạ ớt ngâm”, “đòn xóc hai đầu”, trên nét mặt thì tươi cười cởi mở, nhưng dưới chân thì ngấm ngầm giật dây trói người. Đúng là “miệng nam mô, bụng một bồ dao găm”. Tất cả những điều này, mợ ấy đều có đủ cả. Mồm mép như chị Ba đây cũng chưa chắc đã theo kịp, huống chi mợ là người hiền lành thùy mị đối địch thế nào với mợ ấy.

Ta cứ lấy lẽ phải đối đãi thì mợ ấy dám làm gì ta?

Không phải là cháu uống rượu nói bừa: dù mợ có chịu nhường nhịn chăng nữa, nhưng mợ ấy thấy mợ đẹp hơn, lại được lòng mọi người hơn, khi nào mợ ấy chịu thôi. Người ta chỉ có một lọ dấm, chứ mợ ấy thì một vại dấm, một chum dấm kia. Những a hoàn nào mà cậu Hai có nhìn đến một tý là mợ ấy quả quyết đánh vỡ đầu người ấy ngay trước mặt cậu ấy. Cô Bình tuy là nàng hầu, nhưng một hai năm hai người chỉ được gần nhau độ một lần, thế mà mợ ấy còn nhắc đi nhắc lại hàng mười lần, làm cô

Bình ức quá phát khóc lên nói: “Có phải tự tôi tìm đến đâu! Mợ cứ ép tôi. Tôi không bằng lòng thì bảo tôi giở quẻ. Bây giờ lại đối xử với tôi như thế”.
Mày đặt chuyện ra phải không? Mợ ấy đã nổi tiếng là con quỷ dạ xoa, sao lại phải sợ nàng hầu?
Tục ngữ nói “Khôn chẳng qua nhẽ”. Cô Bình vốn là a hoàn của mợ ấy từ lúc bé. Khi mợ ấy đi lấy chồng, có bốn người theo hầu, về sau người thì chết, người thì đi lấy chồng, chỉ còn lại một mình cô ấy là được tin cậy nhất, nên nhận làm nàng hầu. Một là để tỏ ra mợ ấy là người hiền lành, hai là để buộc cẳng cậu Hai, không cho ra ngoài làm bừa. Lại còn một nguyên do nữa: Theo khuôn phép nhà chúng cháu, các cậu lớn rồi, trước khi lấy vợ, đều được đưa đến hai người hầu hạ. Cậu Hai cũng có hai người hầu. Ngờ đầu mợ ấy về chưa đầy nửa năm, đã bới lông tìm vết, đuổi đi sạch. Người ngoài tuy không nói gì, nhưng mợ ấy cũng thấy trẽn mặt, liền bắt ép cô Bình làm nàng hầu. Cô Bình vốn người đứng đắn, không hề để tâm đến việc đó, và cũng không hay xoi mói chuyện nọ chuyện kia, chỉ hết lòng hầu hạ mợ ấy. Vì thế mới còn ở lại được đến giờ.

Té ra như thế. Nhưng ta nghe ở bên ấy còn một mợ góa chồng và mấy cô nữa, nếu mợ Hai đanh ác, thế thì người ta chịu à?
Thằng Hưng vỗ tay cười nói:

Thế mà mợ không biết à? Mợ góa này là người phúc hậu bực nhất, chúng cháu thường gọi là phật sống. Khuôn phép nhà chúng cháu ghê lắm. Các mợ góa chỉ giữ tiết trong sạch, không nhìn đến việc gì cả. Hơn nữa lại có nhiều các cô, nên cụ tôi giao cho mợ ấy trông nom dạy bảo các cô xem sách, viết chữ, thêu thùa, học điều hay lẽ phải. Đó là việc của mợ ấy. Ngoài ra việc gì cũng không biết, chuyện gì cũng không hay. Hôm nọ vì mợ Hai ốm, mợ Cả phải trông tạm việc trong phủ mấy hôm, nhưng cứ theo thể lệ cũ mà làm, chứ không như mợ Hai chỉ bày việc để khoe tài. Cô Cả thì tốt lắm không cần phải nói. Còn cô Hai thì gọi đùa là “cô hai gỗ”, châm kim vào người cũng không biết “ái” lên một tiếng. Cô Ba gọi là “hoa hồng”.

Chị em họ Vẫn liền hỏi nguyên do, thằng Hưng cười nói:

Hoa hồng vừa đỏ vừa thơm, ai mà chẳng phải yêu, có điều lắm gai thôi. Đáng tiếc là cô ấy lại không phải bà Hai đẻ ra, thực là “phượng hoàng đẻ trong tổ quạ”. Cô Tư,

chính ra là em ruột cậu Trân. Bà Hai mang về nuôi cho lớn như thế. Cô ấy cũng không hay nhìn đến việc nhà. Mợ chưa biết rõ, trừ các cô bên nhà chúng cháu ra, còn có hai cô nữa, thực là thiên hạ hiếm có. Một cô là con gái của bà cô chúng cháu, họ Lâm, tên là Đại Ngọc. Cô này giống hệt dì Ba, lại văn hay, chữ tốt, chỉ tội hay ốm đau luôn. Trời này mà cô ấy vẫn phải mặc áo kép, đi ra ngoài gió thổi là ngã. Chúng cháu thường gọi vụng cô ấy là “nàng Tây Thi đa bệnh”, một cô là con gái bà dì chúng cháu, họ Tiết, tên gọi Bảo Thoa, chừng như ở trong đống tuyết chui lên vậy. Khi gặp các cô ấy đi ra cửa, hoặc lên xe hay chơi trong vườn, chúng cháu sợ quá không dám thở. Chị Hai cười nói:

Nhà mày phép tắc lắm, khi trẻ con đi ra ngoài gặp các cô đều phải tránh xa, còn dám thở vào đâu nữa!
Thằng Hưng xua tay nói:

Không phải thế! Không phải thế! Chính là giữ lễ phải tránh xa, điều đó không cần nói. Mặc dầu đã tránh xa, nhưng ai nấy vẫn phải nín thở vì sợ thở mạnh quá sẽ thổi ngã mất cô Lâm, thở nóng quá sẽ làm tan cô Tiết.
Câu nói ấy làm cho mọi người cười ầm lên.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.