Kafka bên bờ biển

Chương 31



Ngay sau một giờ chiều, tôi mang cà phê lên tầng hai. Như mọi khi, cửa phòng vẫn mở. Miss Saeki đứng cạnh cửa sổ nhìn ra ngoài, một tay đặt trên bậu cửa. Chìm đắm trong suy tư đến độ không biết là những ngón của bàn tay kia đang vân vê khuy áo. Lần này, trên bàn không có cả bút lẫn giấy viết. Tôi đặt tách cà phê lên bàn. Một lớp mây mỏng che phủ bầu trời và không thấy tiếng chim hót bên ngoài.

Cuối cùng, bà cũng nhận thấy sự có mặt của tôi, bứt khỏi dòng suy tưởng, rời cửa sổ, ngồi vào bàn và nhấp một ngụm cà phê. Bà ra hiệu cho tôi ngồi vào chiếc ghế hôm qua. Tôi ngồi xuống và nhìn bà đang nhấp từng ngụm cà phê bên kia bàn. Liệu bà có nhớ gì về chuyện xảy ra đêm hôm qua không? Tôi không cách chi biết được. Bà có vẻ như biết hết đồng thời lại như chẳng biết gì cả. Hình ảnh thân thể bà thoát y trở lại trong trí tôi và tôi nhớ lại cảm giác khi tiếp xúc với những bộ phận khác nhau của bà. Tôi thậm chí không dám chác đó có phải là thân thể người đàn bà đang ngồi trước mặt tôi không. Tuy nhiên, lúc đó thì tôi chắc chắn một trăm phần trăm.

Bà mặc một chiếc áo sơ mi màu xanh nhạt mượt như lụa và một chiếc váy bo màu be, cổ đeo một chiếc vòng bạc mảnh rất sang. Những ngón tay thon thả của bà đan vào nhau trên mặt bàn, đẹp như một món đồ mỹ nghệ. “Vậy bây giờ cháu đã thích vùng này chưa?”

“Cô muốn nói Takamatsu?”

“Phải.”

“Cháu không biết. Cháu chưa thăm được nhiều nơi trong thành phố, chỉ mới thấy vài thứ trên dọc đường đi. Nhà ga, một phòng tập thể dục công cộng, khách sạn cháu ở lúc đầu và tất nhiên là thư viện này… đại loại những nơi như thế.”

“Cháu có thấy nó buồn chán không?”

Tôi lắc đầu. “Cháu chưa biết. Cháu chưa có thì giờ để buồn chán, vả chăng các thành phố đều na ná như nhau. Tại sao cô lại hỏi thế? Cô nghĩ đây là một thành phố buồn tẻ chăng?”

Bà khẽ nhún vai. i còn trẻ cô nghĩ thế. Cô cực kỳ muốn thoát khỏi nó. Rời bỏ nó và đến một nơi nào khác, ở đó một cái gì khác thường đang chờ mình, ở đó mình có thể tìm thấy những người thú vị hơn.”

“Những người thú vị?”

Miss Saeki khẽ lắc đầu. “Dạo ấy cô còn trẻ,” bà nói. “Cô đồ rằng hầu hết những người trẻ tuổi đều có những ý nghĩ như thế. Cháu có thế không?”

“Không, cháu không bao giờ cảm thấy rằng nếu mình đến một nơi nào khác, ở đó sẽ có cái gì đặc biệt đang chờ mình. Cháu chỉ muốn hiện hữu ở một nơi nào khác, đơn giản thế thôi. Bất cứ nơi nào trừ nơi ấy.”

“Nơi ấy?”

“Là Nogata, quận Nakano. Nơi cháu sinh ra và lớn lên.”

Nghe nhắc đến cái tên ấy, một cái gì vụt lóe lên trong mắt Miss Saeki. Ít nhất là tôi cũng có cảm giác như thế.

“Cháu chẳng mấy quan tâm đến chuyện mình đi đâu, miễn là rời khỏi nơi đó?” bà hỏi.

“Đúng vậy,” tôi đáp. “Đi đâu không thành vấn đề. Cháu cần phải ra khỏi đó, bằng không cháu sẽ xong đời, cháu biết thế. Cho nên cháu mới bỏ nhà đi.”

Bà nhìn xuống đôi bàn tay đặt trên bàn với một vẻ rất vô tư trong mắt. Rồi rất điềm đạm, bà nói, “Hồi hai mươi tuổi, khi cô rời nơi này, cô cũng nghĩ như cháu – mình phải đi, bằng không sẽ không sống nổi. Và cô tin chắc rằng cô sẽ không bao giờ thấy lại nơi này chừng nào cô còn sống. Cô không bao giờ tính chuyện trở lại, nhưng rồi một số sự việc xảy ra, thế là giờ cô lại ở đây. Như thể lại bắt đầu lại từ đầu vậy.” Bà quay mặt đi nhìn ra ngoài cửa sổ.

Lớp mây che phủ bầu trời vẫn không đổi màu và không một gợn gió nào gọi là có. Tất cả im sững như phông cảnh trong một cuốn phim vậy.

“Trong cuộc đời, có lúc xảy ra những điều không thể tin được,” bà nói.

“Cô muốn nói có thể cháu sẽ lại quay về điểm xuất phát?”

“Cô không biết. Cái đó còn tùy thuộc cháu, mà nếu điều đó có xảy ra thì cũng còn lâu. Nhưng cô nghĩ với một con người, nơi sinh ra cũng như nơi chết là rất quan trọng. Anh không thể chọn nơi ra đời, nhưng nơi chết thì anh có thể chọn… trong chừng mực nào đấy.” Bà nói những lời này với một giọng bình thản, mắt đăm đăm nhìn qua cửa sổ như đang nói với một người nào ngoài đó. Chợt nhớ đến sự hiện diện của tôi, bà quay lại. “Cô tự hỏi tại sao cô lại tâm sự tất cả những điều đó với cháu.”

“Vì cháu không phải là người vùng này và cô cháu mình khác xa nhau về tuổi tác.”

“Cô cũng đồ là thế,” bà nói.

Trong vòng hai mươi thậm chí là ba mươi giây, chúng tôi lặng thinh, mỗi người chìm đắm trong dòng suy nghĩ của riêng mình. Bà nhấc tách cà phê lên và nhấp một ngụm nữa.

Tôi quyết định nói thẳng ra. “Miss Saeki, cháu cũng có điều cần tâm sự với cô.”

Bà nhìn tôi và mỉm cười. “Cô thấy là cô cháu ta đang trao đổi những bí mật riêng tư.”

“Về phần cháu thì không phải là một bí mật. Chỉ là một giả thuyết

“Một giả thuyết?”

“Vâng.”

“Nghe hay đấy.”

“Đó là hệ luận của những gì cô cháu mình đang trao đổi,” tôi nói. “Ý cháu muốn hỏi có phải cô trở về thành phố này để chết?”

Như một vành trăng bạc lúc bình minh, một nụ cười thoáng hiện trên môi bà. “Có lẽ thế. Nhưng điều đó không quan trọn. Dù ta đến một nơi để sống hay để chết, những điều ta làm hằng ngày vẫn chẳng khác gì nhau.”

“Cô có mong chết không?”

“Cô tự hỏi…,” bà nói. “Chính cô cũng không biết.”

“Sinh thời, cha cháu đã mong được chết.”

“Cha cháu chết rồi ư?”

“Cách đây không lâu,” tôi nói. “Thực ra là rất gần đây thôi.”

“Tại sao cha cháu muốn chết?”

Tôi hít một hơi thật sâu. “Trong một thời gian dài, cháu không sao đoán được. Nhưng bây giờ thì cháu đã vỡ ra. Sau khi đến đây, rốt cuộc, cháu đã hiểu.”

“Tại sao?”

“Cha cháu yêu cô nhưng không thể làm cách nào để khiến cô trở lại. Hoặc có thể là ngay từ đàu, ông đã không sao thực sự chiếm hữu được cô. Ông biết rõ điều đó và chính vì thế mà ông muốn chết. Và cũng vì thế mà ông muốn con trai ông – cũng là con trai của cô – giết ông. Nói cách khác, là cháu đây. Ông muốn cháu ngủ với cô và với cả chị cháu nữa. Đó là lời tiên tri của ông, lời nguyền của ông. Ông đã lập trình như vậy ngay trong nội tạng cháu.”

Miss Saeki đặt tách cà phê xuống đĩa đánh cạch một cái. Bà nhìn thẳng vào tôi, nhưng bà không thực sự thấy tôi. Cái nhìn của bà đối với một khoảng chân không nào đó ở một nơi nào khác. “Cô có biết cha cháu không?”

Tôi lắc đầu. “Cháu đã nói với cô đây chỉ là một giả thuyết mà.”

Bà đặt cả hai tay lên bàn, tay nọ chồng lên tay kia. Vẫn còn thấp thoáng một nét cười ở khóe môi. “Vậy trong giả thuyết này, cô là mẹ cháu?”

“Đúng thế,” tôi nói. “Cô đã sống với cha cháu, sinh ra cháu và rồi bỏ đi, để cháu lại. Vào cái mùa hè năm cháu vừa lên bốn.”

“Vậy giả thuyết của cháu là thế?”

Tôi gật đầu.

“Đó là lý do khiến cháu hôm qua hỏi cô có con hay không?”

Tôi lại gật đầu.

“Cô đã nói với cháu rằng cô không thể trả lời câu hỏi đó. Rằng cô không thể nói đơn giản là có hoặc không.”

“Cháu biết.”

“Vậy giả thuyết của cháu chỉ là tự biện.”

Tôi lại gật đầu. “Đúng thế.”

“Vậy hãy nói cho cô nghe cha cháu chết như thế nào?”

“Ông ấy bị ám sát.”

“Cháu không giết ông ấy đấy chứ?”

“Không, cháu không giết ông. Cháu có chứng cớ ngoại phạm.”

“Nhưng cháu không chắc chắn hoàn toàn, phải không?”

Tôi lắc đầu. “Cháu không chắc chắn một trăm phần trăm.”

Bà lại nhấc tách cà phê lên, nhấp một ngụm nhỏ như thể nó chẳng có vị gì. “Tại sao cha cháu lại trút lên đầu cháu một lời rủa nguyền như vậy?”

“Chắc ông muốn cháu tiếp nối ý chí của ông.”

“Tức là thèm muốn cô?”

“Vâng,” tôi nói.

Miss Saeki nhìn trân trân vào tách cà phê trong tay, rồi lại ngẩng lên.

“Vậy cháu có… thèm muốn cô không?”

Tôi gật đầu một cách dứt khoát.

Bà nhắm mắt lại. Tôi đăm đăm nhìn cặp mí mắtn hắm nghiền của bà hồi lâu, và qua đó, tôi có thể cảm nhận vùng bóng tối bà đang thấy. Những hình thù kỳ dị nổi lên trong đó, bồng bềnh rồi tan biến.

“Cuối cùng, bà mở mắt ra. “Cháu muốn nói trên giả thuyết đó?”

“Không, không chỉ trên giả thuyết. Cháu thèm muốn cô thật, vượt xa giới hạn của giả thuyết.”

“Cháu muốn giao hợp với cô?”

Tôi gật đầu.

Bà him mắt lại như thể bị chói sáng. “Cháu đã bao giờ làm tình với một cô gái chưa?”

Tôi lại gật đầu. Đêm qua… với cô ấy, tôi nghĩ thầm. Nhưng tôi không thể nói thành tiếng. Bà tịnh không nhớ gì hết.

Một cái gì đó gần giống như tiếng thở dài thoát ra khỏi môi bà. “Kafka, cô biết cháu ý thức được điều này: cháu mới mười lăm mà cô thì đã ngoài năm mươi.”

“Vấn đề không đơn giản như thế. Ở đây ta không bàn trên bình diện thời gian ấy. Cháu biết một Miss Saeki ở tuổi mười lăm. Và cháu yêu cô ở độ tuổiấy. Người thiếu nữ ấy hiện vẫn ở trong cô, vẫn ngủ trong cô. Tuy nhiên, khi cô ngủ thì nàng thức dậy và cháu đã thấy điều đó.”

Bà nhắm mắt lại một lần nữa, mí mắt nhè nhẹ rung.

“Cháu yêu cô, và đối với cháu, đó là điều quan trọng. Cháu nghĩ cô hiểu điều đó.”

Như một người từ đáy biển ngoi lên mặt nước, bà hít một hơi thật sâu. Bà cố tìm lời để diễn đạt mà không ra.

“Cô xin lỗi, Kafka, cháu có thể để cô một mình một lúc được không? cuối cùng, bà nói. “Và khi ra nhớ đóng cửa lại giùm cô.”

Tôi gật đầu, đứng dậy đi ra, nhưng một cái gì kéo tôi lại. Tôi dừng lại ở cửa, quay lại, bước tới chỗ bà. Tôi đưa tay vuốt tóc bà. Qua những mớ tóc, tay tôi chạm vào vành tai nhỏ nhắn của bà. Tôi không thể ngăn mình lại.

Miss Saeki ngạc nhiênước lên và sau một thoáng lưỡng lự, đặt tay lên tay tôi. “Dù sao chăng nữa, cháu và cái giả thuyết của cháu đã nhắm trúng một mục tiêu xa hơn cháu tưởng nhiều. Cháu có biết thế không?”

Tôi gật đầu. “Cháu biết. Nhưng khoảng cách có thể rút ngắn bằng ẩn dụ.”

“Chúng ta không phải là ẩn dụ.”

“Cháu biết,” tôi nói. “Nhưng ẩn dụ giúp loại bỏ những gì ngăn cách cô với cháu.”

Bà thoáng mỉm cười, ngước nhìn tôi. “Đó là lời tán tỉnh kỳ lạ nhất cô từng nghe thấy đấy.”

“Có biết bao điều kỳ lạ đang diễn ra, nhưng cháu cảm thấy mình đang từ từ đến gần chân lý hơn.”

“Thực sự đến gần một chân lý ẩn dụ, hay đến gần một chân lý đích thực theo nghĩa ẩn dụ? Hay có thể hai đằng bổ sung cho nhau?”

“Đằng nào thì cháu cũng không chịu nổi nỗi buồn cháu đang cảm thấy lúc này đây,” tôi nói với bà.

“Cô cũng cảm thấy như cháu.”

“Vậy cô trở về đây để chết?”

Bà lắc đầu. “Nói thật tình, cô không tìm đến cái chết. Cô chỉ chờ nó đến thôi. Như kiểu ngồi trên một chiếc ghế băng ở ga, chờ tàu đến vậy.”

“Thế cô có biết bao giờ thì tàu đến không?”

Bà cất tay khỏi tay tôi và áp những đầu ngón tay lên mí mắt. “Kafka, cô đã sống đền mòn xơ đời mình, mòn ơ bản thân mình. Đến một độ nào đó, lẽ ra cô đã nên ngừng sống, nhưng cô đã không làm thế. Cô biết đời mình đã hết ý nghĩa mà vẫn không thể từ bỏ nó. Thành thử cô đâm lần lữa, phí phạm thời gian vào những việc vô ích, kết quả là làm tổn thương bản thân mình và những người xung quanh. Vì thế giờ đây, cô đang bị trừng phạt, tựa như chịu một lời rủa nguyền vậy. Cô đã từng có một cái gì đó quá trọn vẹn, quá hoàn hảo, thế rồi sau đó, cô chỉ có thể tự khinh bỉ mình mà thôi. Đó là sự rủa nguyền mà cô không bao giờ thoát được. Cho nên cô chẳng sợ chết. Và để trả lời câu hỏi của cháu – có, cô biết khá rõ khi nào thì tàu đến.”

Một lần nữa, tôi lại cầm lấy tay bà. Bàn cân đang chòng chành, chỉ một trọng lượng tí xíu cũng đủ để làm nó nghiêng về bên này hay bên kia. Tôi cần phải suy nghĩ. Tôi cần phải quyết định. Tôi cần tiến một bước. “Miss Saeki, liệu cô có bằng lòng ngủ với cháu không?” tôi hỏi.

“Ngay cả nếu theo giả thuyết của cháu, cô là mẹ cháu ư?”

“Cháu có cảm giác như tất cả xung quanh cháu đều trôi chảy triền miên… như thể tất cả đều có hai nghĩa.”

Bà ngẫm nghĩ một lúc về điều tôi vừa nói. “Nhưng với cô, có lẽ không phải như thế. Với cô, có lẽ sự vật không mang sắc thải nửa vời như thế. Nó dứt khoát hơn: hoặc là tất cả, hoặc là không có gì.”

“Và cô biết đó là tất cả hay không có gì?”

Bà gật đầu.

“Cháu có thể hỏi cô một câu được không?”

“Về cái gì?”

“Cô kiếm đâu ra hai hợp âm đó?”

“Hợp âm?”

“Hai hợp âm trong điệp khúc bài Kafka bên bờ biển ấy.”

Bà nhìn tôi. “Cháu thích những hợp âm ấy à?”

Tôi gật đầu.

“Cô tìm thấy những hợp âm ấy trong một căn phòng cũ, rất xa đây. Cửa phòng lúc ấy để mở,” bà nói nhỏ nhẹ. “Một căn phòng rất rất xa.”

Bà nhắm mắt lại, đắm mình trong kỷ niệm. “Kafka, đóng cửa lại khi cháu đi ra nhé,” bà nói.

Và tôi làm đúng như vậy.

Sau khi chúng tôi đóng cửa thư viện nghỉ đêm, Oshima lái xe đưa tôi đến một nhà hàng hải sản cách thư viện một quãng xa. Qua một cửa sổ rộng của nhà hàng, tôi có thể thấy biển đêm và tôi nghĩ về những sinh vật sống dưới đó.

“Thỉnh thoảng chúng mình cũng phải ra ngoài kiếm chút gì ăn cho ngon miệng,” anh bảo tôi. “Thư giãn đi. Mình không nghĩ là cảnh sát canh chừng thư viện đâu. Cả hai chúng ta đều cần phải thay đổi cảnh trí một tí.”

Chúng tôi ăn một đĩa xa-lát to tướng rồi gọi một suất paella[28] chia đôi.

“Mình rất thích một ngày nào đó được sang Tây Ban Nha,” Oshima nói.

“Tại sao lại Tây Ban Nha?”

“Để tham gia cuộc nội chiến Tây Ban Nha.”

“Nhưng nó đã kết thúc từ lâu rồi mà.”

“Mình biết chứ. Lorca thì chết, còn Hemingway sống sót,” Oshima nói. “Nhưng mình vẫn có quyền muốn sang Tây Ban Nha tham gia cuộc chiến đó.”

“Theo nghĩa ẩn dụ?”

“Tất nhiên,” anh nói, nhăn nhó nhìn tôi. “Một kẻ giới tính không xác định mắc chứng máu không đông hầu như chưa bao giờ đặt chân ra ngoài vùng Shikoku làm sao có thể thực sự đi chiến đấu ở Tây Ban Nha.”

Chúng tôi đả món paella đầy tú ụ, chiêu bằng nước khoáng Perrier.

“Vụ án cha em có diễn biến gì mới không?”

“Không có gì thực sự đáng kể. Trừ một cáo phó não nùng ở trang nghệ thuật, các báo chẳng đưa tin gì nhiều về vụ này. Chắc là cuộc điều tra bị bế tắc. Điều đáng buồn là những ngày này, tỉ lệ bắt giữ tội phạm liên tục đi xuống hệt như thị trường chứng khoán. Mình muốn nói là cảnh sát thậm chí không dò ra tung tích của cậu con trai đã biến mất tăm.”

“Một thiếu niên mười lăm tuổi.”

“Mười lăm tuổi và những triệu chứng bạo hành,” Oshima bổ sung. “Chú bé bỏ nhà mang đầy ám ảnh.”

“Còn sự kiện mưa cá thì sao?”

Oshima lắc đầu. “Họ tạm ngừng điều tra vụ này. Không có vật lạ nào khác từ trên trời rơi xuống, ngoại trừ cú sét đáng xếp vào Kỷ lục Guiness cách đây hai ngày.”

“Vậy là tình hình đã lắng xuống?”

“Có vẻ thế. Hoặc giả ta đang ở giữa mắt bão.”

Tôi gật đầu, nhặt một con ngao lên, dùng dĩa khều ruột ra rồi vứt vỏ vào một chiếc đĩa đựng vỏ.

“Cậu vẫn đang yêu?”

Tôi gật. “Còn anh?”

“Cậu muốn nói là mình có đang yêu không à?”

Tôi lại gật.

“Nói cách khác, cậu đang cả gan tọc mạch hỏi về bản tình ca phản xã hội điểm tô cho đời sống riêng tư của kẻ đồng giới tínhphải dục, ái nam ái nữ là tôi đây?”

Tôi gật và anh cũng gật theo.

“Phải, mình có một bạn tình,” anh thừa nhận (anh ăn một con ngao với vẻ mặt nghiêm túc). “Đó không phải là loại tình yêu bão tố, say đắm như trong các vở nhạc kịch của Puccini. Bọn mình giữ một khoảng cách thận trọng vớinhau, không năng gặp nhau lắm, nhưng về cơ bản, bọn mình hiểu nhau sâu sắc.”

“Hiểu nhau?”

“Khi sáng tác nhạc, bao giờ Haydn cũng ăn mặc rất chỉnh tề, thậm chí đeo cả tóc giả rắc bột.”

Tôi ngạc nhiên nhìn anh. “Haydn thì có liên quan gì đến chuyện này?”

“Ông không thể sáng tác hay nếu không ăn mặc như thế?”

“Tại sao?”

“Mình không biết. Đó là chuyện riêng tư giữa Haydn và bộ tóc giả của ông. Không ai khác hiểu được. Mình nghĩ chuyện đó là bất khả giải thích.”

Tôi gật đầu. “Những lúc một mình, anh có thi thoảng nghĩ đến người bạn tình và cảm thấy buồn không?”

“Dĩ nhiên,” anh nói. “Điều đó thi thoảng xảy ra. Khi ánh trăng chuyển qua màu xanh, khi chim chóc bay về phương Nam, khi…”

“Tại sao lại dĩ nhiên?” tôi hỏi.

“Bất kỳ ai đang yêu đều tìm cái phần thiếu hụt của bản ngã mình. Cho nên họ cảm thấy buồn khi nghĩ đến người mình yêu. Giống như khi ta bước vào một căn phòng đầy kỷ niệm thân thương mà đã bao lâu ta không trở lại. Đó là một tình cảm rất tự nhiên. Cậu không phải là người phát hiện ra tình cảm ấy, vậy nên đừng có tìm cách giành bằng phát minh ra nó, hiểu không?”

Tôi đặt dĩa xuống và ngước lên.

“Một căn phòng cũ thân thương, xa xưa?”

“Đúng,” Oshima nói, giơ thẳng chiếc dĩa như để nhấn mạnh. “Dĩ nhiên đó chỉ là ẩn dụ.”

Đêm ấy, Miss Saeki đến phòng tôi sau chín giờ. Tôi đang ngồi ở bàn đọc một cuốn sách thì nghe thấy tiếng chiếc Golf của bà vào bãi đậu xe. Cửa đóng lại đánh sầm. Tiếng giày đế cao su chậm rãi bước lạo xạo qua bãi đậu xe. Và cuối cùng, một tiếng gõ lên cửa phòng tôi. Tôi mở cửa và thấy bà đứng đó. Lần này, rành là bà thức. Bà mặc một chiếc áo sơ miọc hồng, quần jeans mỏng màu xanh lơ, đi giày tennis trắng. Trước đây, tôi chưa từng thấy bà mặc quần tây bao giờ.

“Lâu lắm cô chưa trở lại căn phòng này,” bà nói. Bà đứng cạnh tường và nhìn bức tranh. “Cả bức tranh này nữa.”

“Cảnh trong tranh có ở gần đây không?”

“Cháu có thích bức tranh này không?”

Tôi gật đầu. “Ai vẽ vậy cô?”

“Một họa sĩ trẻ tạm trú ở nhà Komura mùa hè năm ấy,” bà nói. “Hồi ấy, ông ta chưa nổi tiếng lắm. Cô quên mất tên ông ta. Nhưng ông ta là người rất thân thiện và theo cô, đây là một bức tranh đẹp. Nó có một cái gì… cô không biết nói thế nào… một cái gì đầy cường lực. Cô ngồi cạnh ông ta suốt, xem ông làm việc. Cô đưa ra hàng lô gợi ý nửa đùa nửa thật trong khi ông vẽ. Hai người bọn cô rất hợp nhau. Đó là vào mùa hè cách đây lâu lắm rồi. Hồi ấy, cô mới mười hai. Cậu bé trong tranh cũng mười hai.”

“Trông giống như biển ở vùng này.”

“Ta đi dạo một vòng đi,” bà nói. “Cô sẽ dẫn cháu đến đó.”

Tôi đi với bà đến bờ biển. Chúng tôi xuyên qua một rừng thông và xuống một bãi cát. Mây hé ra và một vầng trăng bán nguyệt chiếu lấp lánh trên sóng. Những con sóng nhỏ chỉ hơi chạm vào bờ đã vỡ ra. Bà ngồi xuống bãi cát và tôi cũng ngồi xuống cạnh bà. Cát vẫn còn âm ấm.

Đưa tay lên như để kiểm tra góc nhìn, bà chỉ một chỗ trên bờ biển. “Chính xác ở chỗ kia kìa,” bà nói. “Ông ấy ngồi dây vẽ. Ông đặt một chiếc ghế bố ở đằng kia để cậu bé ngồi mẫu và dựng giá vẽ ngay đây. Cô nhớ rất rõ. Cháu có nhận tị trí của hòn đảo y hệt như trong tranh không?”

Tôi nhìn theo hướng bà chỉ. Vị trí hòn đảo thì quả đúng như vậy, nhưng, cho dù tôi có nhìn lâu đến mấy, phong cảnh này vẫn không giống trong tranh. Tôi nói với bà thế.

“Cảnh vật đã thay đổi hoàn toàn,” Miss Saeki đáp. “Xét cho cùng, đã bốn mươi năm rồi còn gì. Vật đổi sao dời mà. Biết bao nhiêu thứ tác động đến bờ biển – sóng, gió, bão. Cát bị cuốn đi hay lấn vào. Nhưng dứt khoát là chỗ này đấy. Cô nhớ rất rõ, dạo ấy vào mùa hè. Cũng là thời điểm cô thấy kinh lần đầu.”

Chúng tôi ngồi đó ngắm cảnh. Mây thay hình đổi dạng và ánh trăng vỡ ra lốm đốm mặt biển. Gió thổi qua rừng thông, nghe như cả đám người quét đất cùng một lúc. Tôi vốc cát, để cho chảy qua kẽ tay. Nó rơi xuống và, giống như thời gian trôi qua, lại hòa làm một với bãi cát bên dưới. Tôi lặp đi lặp lại trò chơi đó.

“Cháu đang nghĩ đến cái gì?” Miss Saeki nói.

“Đến chuyện đi Tây Ban Nha,” tôi đáp.

“Cháu sẽ làm gì ở bên đó?”

“Ăn một chầu paella thật khoái khẩu.”

“Thế thôi ư?”

“Và tham gia cuộc nội chiến Tây Ban Nha.”

“Cuộc chiến đó đã chấm dứt cách đây sáu mươi năm rồi.”

“Cháu biết,” tôi nói. “Lorca chết và Hemingway sống sót.”

“Nhưng cháu vẫn muốn

Tôi gật đầu. “Vâng. Giật mìn phá cầu và các thứ khác.”

“Và yêu Ingrid Bergman?”

“Nhưng trong thực tại thì cháu đang ở Takamatsu. Và đang yêu cô.”

“Thật không may.”

Tôi quàng tay ôm vai bà.

Mày quàng tay ôm vai bà.

Bà dựa người vào mày. Và một quãng thời gian dài trôi qua.

“Cháu có biết cách đây lâu lắm, cô đã làm đúng như thế này?”

“Cháu biết,” mày nói với bà vậy.

“Làm sao cháu biết được?”

“Khi đó cháu ở đây mà?”

“Giật mìn phá cầu?”

“Vâng, cháu đã ở đây – giật mìn phá cầu.”

“Một cách ẩn dụ?”

“Cố nhiên.”

Mày ôm bà trong tay, ghì sát nữa, hôn bà. Mày có thể cảm thấy rõ sức lực từ cơ thể bà.

“Cả hai chúng ta đang mơ, phải không? bà nói.

Phải, tất cả chúng ta đều đang

“Tại sao anh lại phải chết?”

“Anh không thể làm khác được,” tôi đáp.

Mày cùng Miss Saeki đi xuôi bãi biển quay về thư viện. Mày tắt đèn trong phòng, kéo rèm và không nói thêm một lời, cả hai lên giường và làm tình. Khá giống cách làm tình đêm hôm trước. Nhưng với hai điểm khác biệt. Sau cuộc ân ái, bà bắt đầu khóc. Đó là một. Bà vùi mặt vào gối và lặng lẽ khóc. Mày không biết nên làm gì. Mày dịu dàng đặt một tay lên bờ vai trần của bà. Mày biết là mày nên nói một điều gì đó, nhưng mày chẳng nghĩ ra ý gì. Lời chữ đã chết hết trong vực thẳm thời gian, lặng lẽ chất đống dưới đáy tăm tối của một cái hồ-miệng-núi-lửa. Và lần này, khi bà rời khỏi thư viện, mày có thể nghe thấy tiếng động cơ của chiếc Golf. Đó là điểm khác biệt thứ hai. Bà khởi động máy, tắt đi một lúc như thể chợt nghĩ điều gì, rồi lại mở khoá công tắc và lái xe ra khỏi bãi đậu xe. Cái khoảng trống im lặng giữa hai lần khởi động ấy làm mày buồn, buồn ghê gớm. Như lớp sương mù trên biển, sự trống trải ấy len vào tim mày và lưu lại đó hồi lâu, rất lâu, để rồi cuối cùng, trở thành một bộ phận của chính mày.

Bà để lại một chiếc gối đẫm nước mắt. Mày đặt tay lên lần vải ướt và ngó nhìn bầu trời bên ngoài dần dần sáng. Đằng xa, một tiếng quạ kêu. Trái Đất vẫn tiếp tục quay chậm rãi. Nhưng bên kia những chi tiết ấy của thực tại, có những giấc mơ. Và mỗi người đều đang sống trong giấc mơ của mình.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.