Kẻ Phụng Sự Thầm Lặng

CHƯƠNG 34: TRÊN BẦU TRỜI COLORADO



3 giờ 28 phút tối thứ ba
Chiếc máy bay phản lực chuyên dụng Falcon đời 2000 bắt đầu lắc mạnh khi đi vào những đám mây của cơn bão, phía dưới là những đồng cỏ phía đông Colorado. Lawrebce Strauss tháo cặp mắt kính đọc sách của mình ra và kẹp nó lại. Lawrebce Strauss không cho phép thân chủ của mình áp đặt thời khoá biểu cá nhân hoặc phương tiện đi lại nhưng trường hợp này là một ngoại lệ. Vị thân chủ vừa là bạn mà cũng chính là Tổng thống Hoa Kỳ – nhiệm vụ được giao cho Strauss cực kỳ nhạy cảm mà chỉ có Tổng thống và luật sư của ông ta biết.
Chiếc máy bay phản lực ra khỏi đám mây u ám tới một nơi trong lành hơn. Strauss đeo kính rồi nhìn xuống tập hồ sơ trên bàn làm việc phía trước mình. Hoa Kỳ đối lập với Sheikh (lãnh tụ Hồi giáo) Abdullah Abdulrazzaq. Tổng thống đã đích thân đưa cho Strauss vào khuya đêm hôm trước ở tại Nhà Trắng. Strauss biết được rất nhiều thông tin qua việc đọc các vụ kiện của chính phủ chống lại vị tu sĩ Ai Cập này. Alf một luật sư bào chữa giỏi, ông có thể lật ngược tình thế chỉ bằng những lời sắc bén trươc toà. Nhưng lãnh tụ Hồi giáo không có được luật sư bào chữa giỏi, thay vào đó ông đã tham gia vào việc bảo vệ quyền lợi của binh lính đến từ Manhattan, những người đã bị rơi vào bẫy của bên bị đơn. Nếu Lawrebce Strauss là luật sư của vị lãnh tụ Hồi giáo này, vụ việc không cần phải ra toà. Abdullah sẽ được tuyên án nhẹ hơn hoặc có kảh năng được phóng thích ngay tại chỗ.
Nhưng Lawrebce Strauss không đảm nhận các vụ kiện giống như vụ kiện về lãnh tụ Hồi giáo Abdullah. Thực ra thì ông ít khi nhận các vụ kiện Abdullah. Strauss được biết đến như là một luật sư không có tiếng tăm nhưng mọi người đều cần tới. Ông ta không bao giờ lộ diện trước báo chí, không tham dự các buổi tiệc coctail ở Washington, lần duy nhất mà ông ta có mặt ở phòng xử án cách đây 20 năm vè trước là để làm chứng chống lại một người đàn ông tấn công ông trong lúc ông chạy bộ buổi sáng trong công viên Battery Kemble ở Washington. Strauss chưa từng thắng được vụ kiện lớn nào. Nhưng ông cũng không có vụ scandal nào. Ông tham dự vào các vụ kiện ở Washington nơi có mối qua hệ chính trị, mối quan hệ cá nhân, để thể hiện sự tài hoa trong lĩnh vực hợp pháp, không giống như các bạn đồng nghiệp khác đang làm việc trong giới luật pháp ở Washington. Ông có được khả năng xoay sở trước những đường lối chính trị. Những quan điểm chính trị của ông đều mang tính chủ nghĩa thực dụng, vì vậy ông thường đến trại David một số ngày cuối tuần trong một năm dù cho Đảng nào cầm quyền đi nữa. Ông rất giỏi thương lượng và biết cách làm cho người khác nguôi giận. ông giải quyết những rắc rối và bị cáo một cách êm đẹp. Strauss tin rằng những vụ tố tụng là những trò chơi may rủi mà ông không thích tham gia, chỉ trừ cuọc hơi bài vào tối thứ năm với chánh án toà án tối cao Hoa Kỳ, và hai vị nguyên Chưởng lý và Chủ tịch của Uỷ ban Tư pháp thượng nghị viện. Tuần trước như mọi khi ông đã thắng lớn.
Qua bộ đàm, viên phi công nói với Strauss rằng máy bay sẽ hạ cánh trong vòng mười phút nữa. Strauss bỏ tập hồ sơ vào va li và nhìn những đồng bằng phủ đầy tuyết đang vươn lên đón ông. Bởi vì ông đang đối đầu với một đối thủ không tầm thường.
Strauss lo sợ rằng mình đang dây vào một vụ rắc rối. Ông buộc phải sử dụng đến mưu mẹo mặc dù không hề thích như vậy, và ông cho rằng chỉ có nhưgxng kẻ thua cuộc mới phải dùng đến mưu mẹo. Mà Lawrence Strauss lại ghét việc thất bại hơn cả việc ngồi trên máy bay.
Nhà tù Penitentiary Administrative Facility Hoa Kỳ, còn được biết đến là nhà tù biệt giam hay là nhà tù Alcatraz vùng Rockies, cách miền nam Florence 2 dặm, bị bao phủ bởi những ngọn đồi sa mạc cao vút của Colorado và tránh xa khỏi tầm nhìn của công chúng. Có 400 tên tù nguy hiểm nhất thế giới bị giam ở đó, gồm có Theodore Kaczynski, Tery Nichols, Ẻic Rudọph, Mathew Hale, David Lane, Anthony Ggaspipe Casso, tay trùm giấu mặt của gia đình tội phạm Luchese. Bên trong nhà lao này còn có rất nhiều những tay trùm khủng bố Hồi giáo, như Zacarias Moussaoui, Richard Reid, và Ramzi Yousef, kẻ lên kế hoạch cho vụ khủng bố tấn công vào toà nhà thương mại: Mặc dù ở đây toàn là những tù nhân có tiền sử khét tiếng nhưng những điều tra cho thấy nhà tù này lại thiết người trông coi và thiếu an toàn. Các uỷ viên công tố ở California biết được rằng tên trùm maphia người Mexico đang điều hành những tập đoàn tội phạm ở Los Angeles ngay trong phòng giam tại Supermax, trong khi đó những nhà cầm quyền ở Tây Ban Nha phát hiện ra rằng tên cầm đầu vụ khủng bố trugn tâm Thương mại quốc tế Mohamed Salameh hay thư từ với những tên tội phạm khủng bo strong nhà giam về vụ đánh bom tàu ngâmcf Madrid. Khi Lawrence Strauss đi qua tên lính gác cổng, ông mong rằng các lính gác giữ được nơi đây an bình cho đến khi ông trở lại máy bay.
Người cai ngục đang chờ Strauss tại khu vực tiếp khách. Sau khi trịnh trọng bắt tay với Strauss, người cai ngục đưa ông vào và không nói thêm lời nào cả. Họ đi qua hàng loạt các cửa sắt, đóng lại nagy sau khi họ đi qua. Strauss từng đi cùng với Tổng thống trên một chiếc tàu ngầm hạt nhân và ông thề là sẽ không lặp lại chuyện đó nữa. Cũng như ngay lúc này đây, ông thấy sợ bị giam cầm và mồ hôi cứ tuôn ra mặc dù thời tiết ở đây lạnh giá.
Người cai ngục đưa ông đến phòng thẩm vấn an toàn. Nó được chia ra hai buồng bởi một bức tường bằng thuỷ tinh, những người đến thăm ở một bên và bên kia là tù nhân. Ở giữa là điện thoại để họ nói chuyện với nhau. Chuyện đó cho thấy tất cả các cuộc nói chuyện với tù nhân điều bị quản lý. Strauss nhìn người cai ngục và nói. “Tôi sợ là không thể làm như vậy được”.
“Tất cả các thiết bị thu âm và máy quay hình đền phải được tắt hết”.
“Cuộc nói chuyện ngày hôm nay không được thực hiện qua bất cứ thiết bị điện tử nào”.
“Điều này được thực hiện đúng như khi CIA và FBI đến đây”.
“Tôi không làm cho FBI hay CIA”.
“Nhưng đây là qui tắc ông Strauss ạ”.
Strauss lấy điện thoại di động trong túi áo ra. “Chỉ cần một cú điện thoại thôi. Chỉ cần một cú điện thoại thì tôi sẽ có những gì tôi muốn. Nhưng đừng có lãng phí thời gian quý báu. Hãy thoả thuận nhé”.
“Ông đang nghĩ gì vậy?”.
Strauss nói với người cai ngục.
“Hắn không hề bước ra khỏi phòng giam hàng tuần nay”.
“Vậy thì thứ hắn cần nhất bây giờ là không khí trong lành”.
“Ông có biết ở ngoài lạnh khủng khiếp thế nào không?.
“Đưa cho hắn một cái áo khoác”, Strauss nói.
Trời bắt đầu tối dần khi Strauss được dẫn qua cánh cửa sập đến sân tập thể dục của tù nhân. Một cái bàn và hai chiếc ghế xếp được đặt ngay giữa sân, những chiếc đèn hình vòng cung dọc theo trên hàng rào điện. Có 4 viên lính gác đứng như pho tượng xung quanh và hai ngừơi nữa có mang vũ khí trên tháp quan sát. Strauss nhìn người cai ngục và gật đầu đồng ý rồi đi vào sân một mình và ngồi xuống ghế.
Vị lãnh đạo Hồi giáo Abdullas Abdul-Razzaq xuất hiện từ khu nhà giam 5 phút sau đó, hắn bị xiềng và bị kẹp giữa hai tên lính gác ngục to con. Hắn thấp hơn so với Strauss tưởng tượng, gầy như một gã nghèo đói. Hắn mặc bộ đồ tù nhân liền thân màu cam như cáo paca và đôi vai xương xẩu của hắn hiện lên dưới lớp áo. Râu thì rậm rạp và bù xù, và tất cả những gì Strauss thấy đó là khuôn mặt xám xịt và ốm yếu bệnh hoạn. Ông nghĩ đây là vẻ mặt của một người sắp chết, một khuôn mặt không hề nhìn thấy ánh mặt trời trong nhiều năm. Nhưng cặp mắt của hắn nói lên rằng hắn rất thông minh. Lawrence Strauss là người đàn ông kiếm sống nhờ vào những vụ xử án dân sự. Ấn tượng đầu tiên của Strauss về tên lãnh đạo Hồi giáo Abdullah, là hắn là một tên dũng cảm và tận tuỵ – không giống như tên cuồng tín mà các uỷ viên hay nói đến lúc vụ xử án diễn ra. Tên này đáng là một đối thủ xứng tầm với mình đây.
Khi vị lãnh đạo Hồi giáo ngồi xuống ghế, Strauss nhìn một trong những tên canh gác và nói. “Anh làm ơn tháo cái còng ra cho ông ta đi”.
Người canh ngục lắc đầu. “Điều đó là chống lại luật pháp”.
“Tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc này”.
“Xin lỗi, nhưng đó là luật, chúng tôi không thể làm khác được”, người cai ngục nói với ông. “Các tù nhân không bao giờ được tháo còng khi họ ở ngoài nhà tù cả. Điều đó đúng không, Sheikh Abdullah?”.
“Người giữ tù vỗ nhẹ vào lưng viên lãnh đạo Hồi giáo rồi trở ra canh ngục tiếp. Người Ai Cập không nói gì cả mà chỉ dán mắt vào Lawrence Strauss.
“Ông là ai?”, hắn hỏi Strauss với giọng Anh.
Strauss trả lời. “Tôi là Arthur Hamilton”.
“Ông làm việc cho chính phủ Mỹ phải không?”
Strauss lắc đầu. “Tôi muốn ông biết rằng tôi là một công dân riêng biệt. Tôi chẳng có mối liên hệ gì với chính phủ Mỹ cả”.
“Nhưng tôi tin chắc rằng không phải tự ông muốn đến đây mà ông đến theo sự sắp đặt của người khác”.
“Chính xác”.
“Ai phái ông đến đây?”.
Strauss nhìn lên những tên canh ngục trên pháo đài rồi nhìn chằm chằm vào Sheikh Abdullah. “Tôi là đặc phái viên của Tổng thống”.
Viên lãnh đạo Hồi giáo như gỡ được một phần thắc mắc qua câu trả lời của Strauss. “Tôi đang mong đợi ông đấy, tôi có thể giúp gì được cho ông không, ông Hamilton?”, hắn ta hỏi với giọng điệu rất điềm tĩnh.
“Tôi cho là ông biết về vụ tổ chức của ông đã bắt cóc con gái của đại sứ Mỹ ở Luân Đôn và còn đang đe doạ là sẽ giết cô ấy nếu như Hoa Kỳ không chịu thả ông về Ai Cập”.
“Này ông Hamilton, ông hãy lựa lời mà nói đấy. Trong mắt của chúng tôi thì Elizabeth Halton là mục tiêu hợp pháp. Cái chết của cô ta phải được xảy ra như dự định, đó không phải là vụ án mạng mà là vụ giết ngừơi chính đáng”.
“Vậy ông…”.
“Tôi biết chứ, Hamilton ạ”.
“Vậy ông có liên quan đến vụ tấn công đó không?”.
“Ông đang hỏi tôi rằng tôi là người ra lệnh làm điều đó hay tôi là người lên kế hoạch?”.
“Phải”.
Hắn lắc đầu chậm rãi. “Tôi chẳng liên lạc gì với tổ chức Thanh kiếm Allah cả bởi vì tôi bị giam trong này mà. Điều gì đã được thực thi nhân danh tôi?”.
“Bởi em trai của ông”.
“Tôi không biết”, viên lãnh đạo Hồi giáo cười. “Ông rất giỏi trong việc đặt câu hỏi, ông Hamilton. Tôi nghĩ ông là một luật sư đúng không?”.
“Tội ác phải bị trừng phạt Sheikh Abdullah ạ”.
“Tôi đánh giá cao tính bộc trực của ông. Tôi có thể hỏi ông một câu chứ?”.
Strauss gật đầu.
“Ông có thể cải đạo Hồi không?”.
“Ông lặp lại thử xem”.
“Là một người Hồi giáo sùng đạo, tôi bị ép buộc làm vài điều bao gồm cả việc mang món quà của Hồi giáo cho những người vô tính ngưỡng”.
“Sheikh Andullah ạ, tôi e là lòng trung thành của tôi đã dành cho đạo khác rồi”.
“Ông có phải là người sống dựa toàn vào sách vở không?”.
“Tôi tin vào luật pháp, Sheikh Abdullah ạ”.
“Luật pháp có ý nghĩa quan trọng nhất chỉ có thể là luật pháp của Đấng tối cao”.
“Vậy theo ông thì Đấng tối cao nói gì về sự tàn bạo ở Châu Âu? Ngài sẽ nói gì về những vụ bắt cóc và giết ngừơi hả?”.
Vị lãnh đạo Hồi giáo lặng đi một lúc. “Ông có biết chuyện gì đã xảy ra với nước tôi sau khi máy bay của Osama đâm vào toà tháp đôi không? Chính phủ ông đã đưa cho Mubarak một danh sách hàng trăm cái tên, ông Hamilton. Ông có biết Mubarak và cảnh sát chìm của họ làm gì không? Họ đã bắt tất cả những người đó dù những người này không có liên quan gì đến vụ 11/9”.
“Vậy điều này thanh minh cho việc bắt cóc và giết hại phụ nữ vô tội à?”.
“Hoàn toàn chính xác”, vị lãnh đạo Hồi giáo ngước mắt lên nhìn bóng đèn huỳnh quang đang làm hắn chói mắt. “Không phải Tổng thống phái ông từ Washington đến đây để dàn xếp một cuộc tranh luận chứ, ông Hamilton?”.
“Không, ông ta không làm vậy”.
“Vậy ông đến đấy với mục đích gì?”.
“Tổng thống phái tôi tới đây để thỉnh cầu một đặc ân. Ông ấy muốn ông gọi điện cho tổ chức của ông bảo họ thả Elizabeth ra. Tổng thống nhận thấy rằng lời nói của ông có ảnh hưởng sâu sắc đến những kẻ bắt giữ cô ấy”.
“Kẻ bắt giữ Elizabeth đang nghe lời người khác. Tiếng nói của tôi chẳng có ảnh hưởng gì đâu”.
“Tổng thống nghĩ khác”, Strauss nói tiếp, đầy thận trọng. “Và ông ấy rất biết ơn ông về bất kì điều gì ông đã giúp chúng tôi trong việc này”.
“Vậy vị Tổng thống sẽ chứng minh lòng biết ơn như thế nào đây?”.
“Sheikh Abdullah, không phải tôi đến đây để thương lượng”.
“Tất nhiên rồi, ông Hamilton ạ”.
“Tổng thống biết ông là một người biết điều không muốn Elizabeth bị tổn hại. Ông ấy tin rằng cuộc thương lượng vào lúc này là không thích hợp. Nó cũng không đúng với chính sách của nước Mỹ”.
“Nếu như ông ta nghĩ tôi là một người biết điều, vậy tại sao ông ta lại quy cho tôi là tên khủng bố khát máu chứ?”.
“Đôi khi nhiều chuyện mà quần chúng nói không nhất thiết phải chú ý làm gì”, Strauss nói. “Là người ở vùng Trung Đông, tôi nghĩ ông hiểu điều này mà đúng không?”.
“Hơn là ông nghĩ đấy”, gã người Ai Cập nói. “Nhưng Tổng thống đâu cần sự hợp tác của tôi trong chuyện này. Ông ta chỉ cần bảo những điệp viên giỏi của mình làm giả một cuộn băng tuyên bố là được rồi”.
“Ông ấy nghĩ nếu như không có lời nói của ông thì những kẻ bắt giữ Elizabeth sẽ không tin. Tổng thống muốn ông nói trước máy quay phim. Và dĩ nhiên chúng tôi cũng đã chuẩn bị đầy đủ cho cuộc ghi hình này”.
“Dĩ nhiên”, vị lãnh lãnh đạo Ai Cập vuốt râu tư lự. “Theo tôi biết thì ngài Tổng thống Hoa Kỳ muốn tôi chấm dứt cuộc khủng hoảng này. Nhưng ông ta sẽ cho tôi gì chứ?”
Strauss lấy từ trong vali bộ hồ sơ ra và đặt nó lên bàn. “Tôi để ý là các nguyên cáo đến từ văn phòng luật sư của Mỹ đã không cung cấp đủ các chứng cứ cần thiết cho luật sư của ông như theo yêu cầu của luật pháp. Tôi tin rằng bản kiến nghị được phác thảo theo mục 2255 sẽ hứa hẹn được chấp thuận tại các phiên toà”.
“Hứa hẹn như thế nào?”.
Một lần nữa Strauss lại cảnh báo. “Tôi có thể đoán trước được viễn cảnh lời buộc tội ông sẽ được đảo ngược, vào thời điểm chính phủ quyết định giữ lại hay phóng thích ông. Trong lúc chờ đợi cuộc sống ở đây sẽ trở nên dễ chịu hơn đối với ông”.
“Làm như thể tôi là một vị khách được mời vậy”.
“Ông đúng là một vị khách mời, Abdullah ạ. Chúng tôi chấp thuận cho ông được phép vào đất nước này, vậy mà ông đáp lại lòng hiếu khách của chúng tôi bằng cách tấn công một số vị trí quan trọng nhất của chúng tôi”.
“Nhưng dù sao ông cũng sẵn lòng đảm nhận vụ kiện của tôi chứ?”.
“Đó không phải là công việc của tôi”, Strauss nói. “Nhưng tôi nghĩ có vài luật sư có thể làm tốt việc này”.
“Vậy phải mất bao lâu?”.
“2 năm”, Strauss nói. “Lâu nhất là ba năm”.
“Trông tôi giống như người có thể sống tới được 3 năm nữa hay sao?”.
“Ông không có sự lựa chọn”.
“Không, ông Hamilton, Tổng thống mới là người không có sự lựa chọn. Thực ra thì ông ta không còn cách nào khác mới cử ông đến đây để nài nỉ sự giúp đỡ của tôi. Vậy mà các ông lại mong muốn sự biết ơn của tôi à. Đó chẳng phải là những gì người Mỹ hay làm sao? Dường như có một việc mà ông không hiểu, đó là có nhiều chuyện còn quan trọng hơn việc hy sinh mạng sống của người phụ nữ Mỹ nào đó”.
Strauss bỏ tập hồ sơ vào cặp. “Tôi không phải là một chuyên gia Trung Đông, nhưng vài điều ông nói có chút không đúng, Abdullah. Hãy cứu mạng Elizabeth. Hãy làm điều thiện. Đấng tối cao sẽ phù hộ cho ông”. Ông ta lưỡng lự và nói thêm. “Và Tổng thống sẽ ban thưởng cho ông vì điều đó”.
“Nói với Tổng thống của ông rằng người Mỹ không thương lượng với những tên khủng bố, còn chúng tôi thì không thương lượng với bạo chúa. Bảo ông ta hãy chấp nhận những yêu cầu của tổ chức Thanh kiếm Allah, nếu không ông ta sẽ phải đứng tại căn cứ không quân Andrews để nhìn quan tài của Elizabeth được đưa xuống máy bay”.
Strauss đột nhiên đứng lên và nhìn xuống tên lãnh tụ Hồi giáo. “Ông đang mắc sai lầm nghiêm trọng đấy. Ông sẽ chết rũ xương trong nhà tù này”.
“Có lẽ vậy”, tên người Ai Cập nói. “Nhưng các người sẽ chết trước tôi”.
“Sheikh Abdullah, tôi e là sức khoẻ của tôi tốt hơn ông nhiều đấy”.
“Đúng vậy, nhưng ông sống ở Washington và một ngày gần đây anh em của chúng tôi sẽ san bằng nó thành đống tro tàn”, tên lãnh đạo nhìn lên bầu trời tối mịt và nói. “Bay về nhà vui vẻ nhé, ông Hamilton. Và làm ơn gửi những lời chúc tốt đẹp của tôi đến Tổng thống”.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.