Kết giao tinh tế

Bí quyết để không đưa ra cùng một câu trả lời hai lần



Năm ngoái, khi tôi đang thuyết trình tại một hội nghị, một khách hàng tiềm năng đã hỏi tôi là tôi sinh trưởng ở đâu. “Washington, D.C”, tôi nói nhỏ nhẹ, và tiếp tục một cuộc trò chuyện khác. Năm phút sau, cô ấy lại hỏi tôi câu hỏi tương tự: “Bà sinh trưởng ở đâu vậy, bà Leil?”

Ôi! tôi nên trả lời thế nào đây? Nếu tôi lặp lại tên thành phố đó, cô ấy sẽ nhớ ra là cô ấy đã hỏi tôi trước đó và cảm thấy chán.

Không còn lối thoát. Khi tôi nói tỏ vẻ ngoan ngoãn, “Washington, D.C,” cô ấy cau mày vì cảm thấy mình đã sai lầm. Từ nguyên nhân sâu xa trên, trong tiềm thức, cô ấy sẽ đổ cho tôi là đã làm cô ấy cảm thấy ngượng ngùng.

Khi lỡ lời, tôi phải làm gì?

Sự việc trên đưa đến cho bạn câu hỏi là bạn nên xử lý thế nào khi một ai đó hỏi bạn hai lần cùng một câu hỏi? Chắc chắn là bạn không muốn làm bẽ mặt người đó. Tôi đã nghiền ngẫm về việc này, nhưng không có kết quả. Nhưng một tháng sau, tôi đã có câu trả lời rất đúng.

Tôi đang trên máy bay từ Denver đến New York. Trong khi trò chuyện với người ngồi bên cạnh, tôi phát hiện cô ấy cũng sống ở Thành phố New York. Tôi hỏi cô ấy, “Chị sống tại khu phố nào ở Manhattan?”

Cô ấy trả lời, “Ở khu phố 82, đại lộ Park,” và chúng tôi tiếp tục sang một chủ đề khác. Mười phút sau, tôi lại hỏi cô ấy câu hỏi tương tự: “Chị sống tại khu phố nào ở Manhattan thế?” Rất phấn khởi và không quên vỗ đét một cái, cô ấy trả lời, “Phía bên phải đối diện Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan”. Rồi cô ấy hỏi luôn tôi là đã đến đó chưa. Tôi nói là đã đến rồi và chúng tôi tiếp tục trò chuyện cho đến khi máy bay hạ cánh xuống sân bay JFK.

Vài tuần sau, tôi muốn đến thăm một cuộc triển lãm mói ở Metropolitan. Trước khi đi, tôi đã kiểm tra lại địa chỉ: khu phố 82 và đại lộ Park.

Hừm, có phải nơi này tôi đã nghe gần đây không nhỉ? Thật đãng trí. Đó là nơi mà người ngồi cùng tôi trên chuyến bay từ Denver sống.

Tất cả đã rõ. Vẻ điềm tĩnh của cô ấy đã cứu tôi không bị xấu hổ. Lần đầu tiên tôi hỏi cô ấy sống ở đâu, cô ấy đã trả lời, “82 và Park”. Khi tôi hoi rlại, cô ấy nói với người ngồi bên cạnh đãng trí, “Phía bên phải đối diện Metropolitan,” cũng tình cờ là 82 và Park. Lúc đó, tôi đã không liên kết hai câu trả lời của cô ấy. Không nghe lại những từ ngữ giống nhau đã giúp tôi không bị bẽ mặt vì những câu hỏi trước đó. Rõ ràng cô ấy đã phán đoán được cảm xúc của tôi – và tôi cảm thấy giống như một con ngốc nếu tôi nhận ra những gì mà tôi đã làm.

Khi tôi cuốc bộ đến viện bảo tàng, tôi hy vọng sẽ tình cờ gặp lại cô ấy để cảm ơn người đã giúp tôi có được Mẹo nhỏ #30.

Bí quyết của mẹo này là không bao giờ sử dụng những từ ngữ giống nhau để trả lời một câu hỏi khi người nghe hỏi lần thứ hai.

Chẳng hạn, một người nào đó hỏi bạn, “Bạn đi làm bằng xe buýt có mất nhiều thời gian không?”

Bạn trả lời, “Không nhiều lắm, khoảng hai mươi phút.” Vài phút sau, Người hỏi xong lại quên hỏi lại, “Từ nhà bạn đến cơ quan bao lâu?”

Những từ duy nhất bạn không được phép dùng là “hai mươi phút.” Hãy trả lời. “À, chưa đầy nửa tiếng tôi có thể đến được cơ quan nếu không bị tắc đường nghiêm trọng.”

Thậm chí giả sử sau này trong cuộc trò chuyện, người hỏi xong lại quên đến hai lần hỏi lại, “Bạn đi làm bằng xe buýt có mất nhiều thời gian không?”, hãy trả lời bằng một câu sắc sảo hơn để giữ thể diện cho anh ta: “Khoảng hơn mười lăm phút một chút.”

Lần thứ tư anh ta hỏi, đừng trả lời và hãy nói chuyện với người khác.

MẸO NHỎ #30 Sử dụng từ ngữ khác nhau khi bạn phải trả lời cùng một câu hỏi lần thứ hai

Hãy giữ thể diện cho một người (và có thể là tình bạn của bạn) bằng cách trả lời những câu hỏi lặp lại của cô ấy bằng những từ ngữ khác nhau. Sau đó nhanh chóng tiếp tục câu chuyện để cô ấy không kịp phát hiện sự vụng về của mình. Nếu sau đó cô ấy lại vô tình nhớ lại tình huống khó xử đó, cô ấy sẽ biết ơn bạn vì bạn đã quét đi tính hay quên đáng xấu hổ của cô ấy rơi dưới những tấm thảm trải sàn.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.