Kết giao tinh tế

Yếu tố nào quyết định thành công trong xã hội và trong công việc?



Với tất cả những công việc mà chúng ta làm như tạo kiểu tóc, đánh một đôi giày, mua bộ com-lê, và phán đoán tính cách, chúng ta thực sự không bao giờ biết rõ rằng tại sao một số người thành công trong cuộc sống còn số khác thì không. Có những người rất thành công và được mọi người yêu mến lại rụt rè, nhút nhát. Một số khác lại mạnh mẽ, sôi nổi. Có những người thành công lớn trong cuộc sống rất sành điệu. Một số lại rất giản dị. Một số người sống nội tâm được mọi người kính trọng, trong khi một số người hướng ngoại lại bị mọi người xa lánh. Và, tính cách và ngoại hình của bạn không phải là những yếu tố chính để bạn trở thành người được yêu mến và thành công trong cuộc sống, trừ khi bạn đang dẫn chương trình Lễ trao giải Điện ảnh. Vậy yếu tố chính ở đây là gì? Liệu cuốn sách này có giúp bạn tìm được câu trả lời?

Hãy để tôi cho bạn biết cuốn sách này viết về cái gì – và không viết về cái gì – và sau đó bạn sẽ tự quyết định. Tôi không dám chắc rằng chẳng mấy chốc bạn sẽ nói chuyện một cách thoải mái với người môi giới hàng hóa về những hợp đồng dầu thô giao sau. Tôi cũng không quả quyết bạn có thể bàn luận một cách sâu sắc với một vị tiến sĩ triết học các vấn đề trong luận văn của ông ta. Tuy nhiên, điều tôi thực sự chắc chắn là bạn có thể gặp gỡ mọi người một cách tự tin, trò chuyện một cách thoải mái, và nhanh chóng giao tiếp với tất cả những người bạn gặp.

Có lẽ bạn đã nhận ra rằng sự kỳ thị vô hình về bản thân và nghề nghiệp luôn tồn tại trong đầu của bạn, của tôi và của mọi người. Cuốn sách này sẽ giúp bạn tìm được một thứ vũ khí để đập tan kẻ thù xúc phạm đến lòng tự ái này nhờ nắm vững cách giao tiếp khôn khéo mà bạn chưa bao giờ biết đến. Và, đương nhiên, cuốn sách này cũng cho bạn biết cách tránh nói và làm những “điều ngu ngốc” khiến mọi người xa lánh bạn – nguyên nhân tiềm tàng khiến cho bạn mất công việc, tình bạn và tình yêu.

Bạn cũng sẽ biết cách tặng cho họ một món quà đặc biệt, đó là món quà của lòng tự trọng. Thật đáng tiếc đây là điều mọi người hiếm khi nghĩ đến trong giao tiếp với người khác.

Bạn nghĩ thế nào về điều này?

Hãy đến phòng thí nghiệm để tìm câu trả lời

Bạn và một vị giáo sư tâm thần học bước vào phòng thí nghiệm và nhìn thấy hai người đàn ông khỏa thân đang ngồi trên chiếc ghế tựa, không một mảnh vải che thân, gương mặt họ mỉm cười ngượng ngùng. Vị giáo sư nhân từ liền phủ lên mỗi người một chiếc chăn trong khi giải thích công việc của bạn ngày hôm đó.

“Hai người đàn ông này,” ông nói với bạn, “cả hai đều làm trong một công ty đa quốc gia. Một người là Giám đốc Điều hành. Anh ta có một gia đình hạnh phúc, các nhân viên trung thành và những người bạn đáng mến. Anh ta có tiền để hưởng thụ cuộc sống, chăm lo cho những người mà anh ta yêu quý, và thậm chí còn hào phóng tặng tiền cho quỹ từ thiện.”

“Còn người kia,” vị giáo sư tiếp tục, “là nhân viên tạp vụ của công ty. Anh ta cũng là một người tốt và trung thực. Tuy nhiên, anh này lại có những mối quan hệ và một số người bạn không thân thiết và anh ta tiêu pha rất tằn tiện.”

“Học trò yêu quý, em hãy xác định ai làm nghề gì?”

Bạn nhìn vào hai người đàn ông này một cách kỳ quặc. Dường như chẳng có điểm gì khác nhau giữa họ. Nhìn họ trạc tuổi nhau, cân nặng ngang nhau, nước da giống nhau, và, nếu xét về mặt hình thức thì họ trông thông minh như nhau. Vị giáo sư tiến về phía hai người này và vén phần dưới của chiếc chăn lên, để lộ bốn bàn chân trần. “Đây có phải là một điểm cho thấy sự khác biệt?” vị giáo sư hỏi bạn.

“Dạ, không phải ạ” bạn trả lời, nhưng lộ vẻ lúng túng trước cách hỏi bóng gió của vị giáo sư và nghĩ rằng đó có thể là điểm khác biệt.

Rồi ông kéo chiếc chăn lên cao hơn để lộ ra đầu gối và bắp đùi. Lùi về phía bạn, ông hỏi, “Đây có phải là một điểm cho thấy sự khác biệt không?”

Lúc này bạn tỏ ra ngơ ngác hơn. Bạn lắc đầu không đồng ý. Khi vị giáo sư ngoảnh về phía chiếc chăn, bạn nhắm mắt lại và cảm thấy vô cùng sợ hãi. Sau đó bạn từ từ mở mắt ra. Bạn  hai người đàn ông phủ chăn thở phào nhẹ nhõm. Vị giáo sư chỉ để lộ đầu và phần phía trên của họ.

Vị giáo sư vuốt chòm râu của mình, nhìn chằm chằm vào bạn, và hỏi lại câu hỏi trên bằng ánh mắt. Bạn nhìn hết người này, rồi người kia, sau đó nhìn đi nhìn lại. cả hai người này đều không đủ tiêu chuẩn để lọt vào ảnh trang bìa của tạp chí Comos, nhưng hẳn bạn sẽ xếp hai người này vào hàng đẹp trai.

“Em xin lỗi, em không thể nói được ai làm việc gì,” bạn trả lời.

Vị giáo sư không hề tỏ vẻ ngạc nhiên. Ông tiếp tục, “Điều tôi sẽ nói với em là, cả hai đều sinh ra trong những gia đình có cùng vị thế kinh tế xã hội, cùng lớn lên trên một vùng đất, cùng chơi với nhau khi còn bé, cùng học một trường, và có chỉ số thông minh như nhau.”

Lúc này bạn tỏ ra hoàn toàn lúng túng.

Nếu đó không phải là hình thức, trí tuệ, sự giáo dục, tiền bạc hoặc sự nuôi dưỡng, thì đó là cái gì?

Bạn đã bao giờ bị nhầm lẫn tương tự như vậy? Bạn nhìn thấy hai người có diện mạo hoàn toàn giống nhau. Nhưng một người thì thành đạt, còn người kia thì không. Một người sống trên “tấm trần kính[1]” nơi chỉ dành cho những người thành đạt. Còn người kia ngước nhìn một cách đầy thèm muốn, và tự hỏi, “Tại sao họ lại ở trên đó, còn mình thì vẫn đang vật lộn dưới này?”

Một số người cho rằng những ông chủ và bà chủ sống trên tấm trần kính đang che đậy lớp đất mặt của họ và sẽ không cho bất kỳ ai vào. Điều này không đúng. Họ muốn bạn đột nhập vào bên trong. Có thể là họ rất cô đơn ở trên đó. Về mặt nào đó, họ đang chờ đợi và mong muốn bạn trở thành một người trong số họ.

Tôi có vài người bạn là diễn viên. Sau khi không “lọt qua” buổi diễn thử, họ không nhận ra là người đạo diễn thậm chí còn thất vọng hơn họ. Người đạo diễn tuyệt vọng vì không tìm được người có khả năng nhập vai diễn. Tương tự, những người thành đạt mong muốn tìm được những người khác gia nhập hội của họ. Giống như tất cả chúng ta, họ muốn có những người bạn cùng tầng lớp với mình. Thật đáng tiếc vì có người cho rằng những nhân vật nổi tiếng vốn thường được thiên vị mà không thừa nhận rằng suy nghĩ ngớ ngẩn của họ đã làm cho họ bị ngăn cách.

Trở lại Phòng thí nghiệm

Vị giáo sư lặp lại câu hỏi. “Trong hai người đàn ông này, người nào là Giám đốc Điều hành và người nào là nhân viên tạp vụ?”

Bạn nhún vai, “Em không biết ạ.”

Vị giáo sư mỉm cười, quay về phía những đối tượng nghiên cứu của ông, và nói, “Cảm ơn các anh, bây giờ các anh có thể đi.” Họ cũng tỏ vẻ biết ơn giống như bạn vì cuộc thí nghiệm đã xong. Và họ lại đứng đó với những chiếc chăn quấn xung quanh người.

Đối tượng thứ nhất quay sang đối tượng thứ hai và nói, “Joe, chắc anh rất vui vì cuộc thí nghiệm đã xong. Anh đã làm tốt cong việc của mình!” Bước ra cửa, anh ta nhìn bạn và nói, “Tôi biết đó là một cuộc thí nghiệm không hề dễ chịu đối với cả hai vị. Tôi hy vọng cuộc thí nghiệm tới sẽ dễ chịu hơn. Các anh đang phải tiến hành một nghiên cứu rất quan trọng.”

Khi đối tượng thứ hai bắt đầu rời đi, anh ta nói, “Rất vui khi tôi có thể giúp anh anh thoát khỏi đây.” Anh ta dừng ở cửa giây lát, nhìn đầy vẻ mong đợi. Vị giáo sư đưa cho anh ta một ít tiền. Đối tượng thứ hai cầm lấy rất nhanh và bắt đầu bỏ vào túi… cho đến khi anh ta thấy không còn đồng nào.

Vị giáo sư đóng cửa lại và hỏi bạn câu hỏi trên một lần nữa: “Học trò yêu quý, vậy ai là Giám đốc Điều hành và ai là nhân viên tạp vụ?”

Bạn cười lớn và trả lời một cách đầy tự tin, “Người đầu tiên là Giám đốc Điều hành ạ.”

“Đúng vậy!” Vị giáo sư tỏ vẻ thích thú. “Làm thế nào mà em biết được?”

Bạn phỏng đoán, “Dạ, người đầu tiên quan tâm đến cảm xúc của người khác, và cả cảm xúc của chúng ta nữa. Còn người kia, nghĩ cho cùng, đã nói “Tôi rất vui khi có thể giúp anh thoát khỏi đây,’ nhấn mạnh tầm quan trọng của anh ta. Câu đó nghe như chúng ta đã nợ anh ta một điều gì đó.”

“Chính xác!” với giọng nói biểu lộ sự vui mừng vì đã khám phá ra điều gì, vị giáo sư giải thích, “Em thấy đấy, người đàn ông thứ nhất đã đọc được suy nghĩ của người khác, vì vậy tạo dựng ngay được mối quan hệ với người khác. Anh ta phán đoán được sự khó chịu của Joe và đã giúp giảm bớt sự khó chịu này bằng cách khen ngợi Joe.

“Người đàn ông thứ hai, bởi vì anh ta có thái độ “bạn nợ tôi”, đã kích động tôi phải “thanh toán hết cho anh ta’. Do vậy chúng ta không có nợ nần gì với anh ta nữa.”

Bạn đồng ý, “Và, ngược lại, nếu người đàn ông thứ nhất đòi hỏi chúng ta một ân huệ nhỏ, thậm chí là sau nhiều năm, chúng ta sẽ rất vui vẻ ban tặng cho anh ta.”

“Ôi, nhưng thưa Giáo sư,” Bạn ngập ngừng hỏi, “Tại sao họ lại không mặc gì cả?”

Ông trả lời, “Lý do tôi để họ cởi bỏ quần áo khi làm thí nghiệm này là nhằm hạn chế sự thoải mái của họ và vì vậy chúng ta có thể nhận thấy cách phản ứng của mỗi người trong một tình huống mới lạ – như tất cả chúng ta phải làm hàng ngày.”

Vị giáo sư nhìn bạn. “Em có cảm giác thấy vị Giám đốc Điều hành tự tin hơn biết baon hiêu? Đó là vì anh ta đã phán đoán được cảm giác của người khác khi bị đặt vào vị trí khó chịu đó. Vì vậy, anh ta hiểu được sự khó chịu của mình và người bên cạnh. Em có nhớ những từ đầu tiên anh ta nói không? ‘Joe à, chắc hẳn anh đang rất vui vì cuộc thí nghiệm đã xong. Anh đã làm thật tốt công việc của mình’ Anh ta nhận thấy Joe cần một người nói gì đó để nâng cao lòng tự trọng của mình.

“Qua nhiều năm, anh ta cũng tự tin vì mọi người đã kính trọng và có cảm tình với anh ta. Và tại sao lại thế? Bởi vì anh ta đã cư xử với mọi người như anh ta đã cư xử với ba chúng ta. Anh ta phán đoán được những cảm xúc khác nhau của chúng ta và lựa chọn phản ứng cho phù hợp.

“Vị Giám đốc Điều hành hiểu cảm xúc của chúng ta. Anh ta hiểu rằng tiến hành một cuộc thí nghiệm với hai người đàn ông khỏa thân có lẽ không hề dễ chịu với chúng ta chút nào. Em còn nhớ câu mà anh ta đã nói không?”

“Em nhớ ạ. Anh ta đoán được cảm xúc của chúng ta và tỏ ra tin tưởng vào ý nghĩa của việc nghiên cứu. Sau đó anh ấy chúc mừng chúng ta những điều tốt lành.”

Sự khác biệt giữa người thành đạt và người không thành đạt trong cuộc sống

Vị Giám đốc Điều hành đã thể hiện được cái mà tôi gọi là phán đoán cảm xúc, hoặc EP (Emotional Prediction). Anh ta có thể phán đoán đúng cảm giác của Joe, vị giáo sư, và bạn sau cuộc thí nghiệm. Chỉ với vài câu, anh ta đã tạo dựng được mối quan hệ với mọi người và tạo cho họ cảm giác thoải mái.

Một vài người có khả năng bẩm sinh tiềm ẩn. Thật đáng tiếc, phần lớn con người lại không có khả năng này. EP phức tạp đến nỗi chúng ta rất ít khi có thể phán đoán được cảm xúc của chính mình, huống chi là cảm xúc của người khác.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tờ Tạp chí về Tính cách và tâm lý xã hội, các nhà nghiên cứu đã hỏi sinh viên vài tuần trước một kỳ thi quan trọng về cảm giác của họ trước và sau khi làm bài kiểm tra. Sau đó, các nhà nghiên cứu hỏi sinh viên cảm giác trước khi điểm được công bố. Cuối cùng, họ hỏi, “Các em hãy nói chính xác cảm giác của các em như thế nào nếu các em đỗ? Và nếu các em trượt?” Rất ít sinh viên có thể phán đoán chính xác phản ứng cảm xúc của họ sẽ như thế nào.

Đó là điều mà bạn cảm thấy thú vị. Khi đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ cảm nhận được cảm xúc của người khác, thậm chí trước cả khi họ hiểu chính họ. Khi đó bạn có thể tạo dựng mối quan hệ với họ một cách phù hợp. Điều này không có nghĩa là bạn phải là Giám đốc Điều hành, hay thậm chí mong muốn là Giám đốc Điều hành. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là bạn phải có Phán đoán cảm xúc để đạt được mục tiêu cao nhất của bạn – bất kể cảm xúc gì trong cuộc sống. Nó sẽ giúp bạn có nhiều bạn bè, tìm thấy được tình yêu, công việc tốt hơn, hoặc có thể tạo dựng mối quan hệ với mọi người.

Phán đoán cảm xúc khác Trí tuệ cảm xúc như thế nào?

Đó là một câu hỏi rất thú vị. Trí tuệ xúc cảm[2] là khái niệm được Daniel Goleman đề cập đến trong cuốn sách nổi tiếng cùng tên của ông. Cuốn sách đó bao gồm (1) hiểu cảm xúc của chính bạn, (2) kiểm soát cảm xúc của bạn, (3) tăng cường cảm xúc của bạn, (4) nhận biết cảm xúc của người khác, và (5) xử lý các mối quan hệ.

Nhưng phán đoán cảm xúc là một loại giao tiếp khác. Đó là phán đoán trước thời điểm cảm xúc của một người nào đó xảy ra ngay lập tức hoặc sau này với những gì được nói hoặc làm. Khi đó bạn sẽ có thể cư xử cho phù hợp, củng cố sự tự tin và lòng tự trọng của những người mà bạn đang giao tiếp. Điều này cũng làm tăng tình cảm của họ đối với bạn và thúc đẩy sự tự tin của bạn. Tại sao vậy? Bởi vì chẳng bao lâu sau bạn sẽ có thói quen phản ứng một cách nhạy cảm với người khác và do vậy bạn sẽ nhận được sự phản hồi tích cực từ phía mọi người.

Phần lớn phản ứng của mọi người với bạn bắt nguồn từ tiềm thức. Những phản ứng nhanh nhạy của họ bỏ qua bộ não và đi thẳng vào “ruột”. Một cuốn sách nổi tiếng của Malcolm Gladwell, Trong chớp mắt[3], đã dẫn chứng và khiến khái niệm này trở nên phổ biến. Con người không còn hoài nghi về sự vô hình này và vai trò nòng cốt của nó.

Phán đoán cảm xúc là một yếu tố quan trọng để duy trì tình yêu

Tôi thường băn khoăn tại sao những người đã từng yêu nhau, sống cùng nhau, thậm chí cùng sinh con đẻ cái hoặc cùng nhau tạo lập công ty cuối cùng lại chán ghét nhau.

Hơn 40% những cuộc hôn nhân ngày nay đều đi đến ly hôn, nhiều trong số đó xảy ra sự phản ứng rất quyết liệt từ người trong cuộc. Nếu các đối tác không nhận biết được cảm xúc của nhau, khoảnh khắc yêu đương của họ có thể biến thành sự thù địch ngầm. Con người thường kìm chế cảm xúc bộc phát của mình giống như quả lựu đạn nổ chậm. Rồi một ngày, người đàn ông nói thêm điều gì đó khẳng định “anh ta là một nhà độc tài”, hoặc người phụ nữ làm một việc gì đó hoàn toàn chứng tỏ “cô ấy là người ngu ngốc!”

Đó là điểm bùng phát. Khi một cặp vợ chồng thừa nhận mối quan hệ của họ đang ở trong tình trạng khổ sở hơn là hạnh phúc, thì một trong hai người sẽ kéo chốt. Tổn thương là cực lớn. Cặp vợ chồng đó sẽ ly thân.

Các chuyên gia tâm thần học và tâm lý học đã công nhận “nguyên tắc hạnh phúc – khổ đau” từ những năm 300 trước Công nguyên, khi nhà triết học Hy Lạp Epicurus bắt đầu viết trên giấy cói. Sigmund Freud đã thừa nhận sự hình thành khái niệm đó và đề cập trong những cuốn sách của ông.

Gần đây nhất, diễn giả Tony Robbins (diễn thuyết bài Đi trên than nóng bằng chân trần) đã nhảy quanh sân khấu vào hét toáng lên rằng nếu con người chuyển động tiến về thuyết đó thì sẽ hạnh phúc còn lùi lại thì không.

Bất kể cách giới thiệu khái niệm đó như thế nào để tạo được sự thích thú của mọi người, chân lý muôn đời là thế này: Nguyên tắc hạnh phúc – khổ đau ảnh hưởng đến tất cả các mối quan hệ của chúng ta. Nếu bạn vô tình tạo cho người nào đó cảm giác khó chịu, cô ta sẽ muốn bạn nhanh chóng ra khỏi cuộc sống của cô ấy. Mặt khác, nếu mỗi lần trò chuyện, bạn để lại cảm giác dễ chịu thì cô ấy sẽ kính trọng và có cảm tình với bạn.

Chúng ta không nói về việc đưa ra những lời khen ngợi ở đây. Đó là những gì mà Dale Carnegie viết cách đây bảy mươi năm. Ngày nay, những lời khen ngợi công khai được đưa ra quá cụ thể và quá mức. Để được mọi người kính trọng và yêu mến, bạn phải thấu hiểu cảm xúc của họ và xác định vị trí, kích cỡ, và kiểu lòng tự trọng dễ bị tổn thương của họ. Khi bạn đã làm được điều đó, bạn có thể phán đoán được chính xác cảm xúc của họ, phản ứngn hạy cảm và tạo cho họ cảm giác muốn tạo dựng mối quan hệ với bạn.

Hãy trở lại thăm Giám đốc Điều hành và nhân viên tạp vụ

Vị Giám đốc Điều hành khỏa thân trong phòng thí nghiệm đã hiểu được cảm xúc của bạn và vị giáo sư. Khi anh ta nói, “tôi biết chắc đó không phải là cuộc thí nghiệm dễ chịu với hai vị”, đó không phải là lời khen ngợi cụ thể. Anh ta chỉ thể hiện sự nhận thức và phán đoán cảm giác của những người thực hiện một thí nghiệm lạ kỳ.

Trái lại,người nhân viên tạp vụ chỉ nói về bản thân anh ta. Anh ta không bày tỏ nhận thức về cảm giác của bạn và giáo sư. Bạn có thể thấy sự ích kỷ và thiếu nhạy cảm đó của anh ta là một điều nhỏ nhặt – hãy gọi đó là “vết chích đau đớn”. Tuy đó chỉ là mối quan hệ của bạn với GÌoe và bạn không có thái độ như vậy với người khác, điều đó cũng đủ tạo ra cảm giác để bạn không muốn làm việc cho anh ta hoặc nhìn anh ta lần nữa. Trong suốt cuộc đời mình, anh chàng tội nghiệp đó có lẽ cũng đã châm nhiều nhát kim đau đớn vào mọi người. Không ai đề bạt để anh ta thoát khỏi vị trí nhân viên tạp vụ.

Lòng tự trọng của một người giống như người bị mắc chứng bệnh máu loãng khó đông và rất dễ tự ái, chỉ một vết chích nhẹ nhất cũng có thể làm chảy rất nhiều máu. Nếu bạn vô tình làm ai tự ái, lòng tự trọng của họ bị chảy máu bên trong sẽ nói với chủ của nó, “Hãy tránh xa cô ấy/anh ấy. Thật là nguy hiểm đối với tôi.”

Hãy luôn vui sướng và đừng đau khổ

Lập trình Ngôn ngữ Tư duy, hay NLP, là một liệu pháp tâm lý phát triển trong những năm 1970. Những người ủng hộ triết học sẽ nói người nhân viên tạp vụ đã tự “buộc mình” vào nỗi khổ đau. Trên thực tế, nếu ai đó đã từng trải qua cảm giác khó chịu như GÌoe, chỉ cần đặt mình vào vị trí của anh ta sẽ thấy được cảm giác không dễ chịu. Tôi biết một người phụ nữ, người mà nhiều năm về sau, vẫn còn cảm giác buồn nôn khi đi qua bệnh viện nơi bà từng điều trị hóa học trị liệu. Bà đã chọn một tuyến đường đi alị hàng ngày mất nhiều hơn hai mươi phút để tránh đi qua nơi đó.

Việc thực hành NLP giúp ta biết rằng, nếu bạn, chẳng hạn, vỗ vào mũi mỗi lần bạn cảm thấy sung sướng, thì chỉ cần vỗ vào mũi, bạn sẽ tạo ra cảm giác sung sướng. Tôi chưa thử vỗ vào mũi bao giờ. Tuy nhiên, tôi lại cảm thấy niềm vui tràn ngập khi nhìn những tấm hình vui tươi của tất cả mọi người.

96 kỹ năng giao tiếp đặc biệt sau đây, mà chúng tôi gọi là “Những mẹo nhỏ” sẽ giúp bạn tự tìm được niềm vui trong cuộc sống. Nếu bạn vận dụng vài trong số tất cả những kỹ năng này với ai đó, họ sẽ thấy vui khi gặp bạn – hoặc thậm chí vui khi nghĩ về bạn.

Nếu bạn cảm thấy đã làm cho bất kỳ ai trong số họ cười và khen ngợi bạn, thì hẳn bạn đang nắm giữ phán đoán cảm xúc.

Khả năng hiếm có này xuất hiện tự nhiên ở một số người, nhưng phần lớn chúng ta phải học khả năng đó. Dĩ nhiên là tôi đã thực hiện nhiều lần một cách rất khó khăn. Tôi sẽ nói cho bạn biết cách thực hiện như thế nào.

Trước khi chúng ta bắt đầu, hãy để tôi kể cho bạn về hai nhân vật đã có những đóng góp đáng kể cho cuốn sách này.

Chó và Mèo

Chú chó của Charlie Brown, Snoopy, là một chú chó được người Mỹ yêu thích nhất trong hơn nửa thế kỷ, từ năm 1920 đến năm 2000. Snoopy là một chú chó săn bé nhỏ có trí tưởng tượng phong phú và sự mặc cảm của Walter Mitty.

Chú chó biết hết mọi thứ – ít nhất, đầu óc chú lúc nào cũng lơ lửng trên nóc chuồng. Nhưng chú không bao giờ sủa một tiếng. Ý nghĩ của chú ta được thể hiện trong những quả bóng lớn buộc lơ lửng vào cổ chú cùng với nhiều quả bóng nhỏ. Trong bộ phim hoạt hình này, cách thể hiện trên được gọi là “những bong bóng thể hiện suy nghĩ của nhân vật trong truyện tranh”.

Giống như Snoopy, mọi người đều có suy nghĩ thầm kín. Những suy nghĩ đó đóng một vai trò trong Bí quyết tạo dựng mối quan hệ với mọi người. Vì tôi không có phím vẽ bong bóng trên máy tính, tôi sẽ thể hiện những xúc cảm thầm kín của người mà tôi đang nói đến bằng chữ in nghiêng. Họ sẽ không thể hiện suy nghĩ của họ một cách ầm ĩ.

Nhưng họ đang nghĩ về bản thân họ, giống như Snoopy.

Mèo, một nhân vật nhiều người yêu thích cũng đóng một vai trò quan trọng trong cuốn sách này. Bạn sẽ thấy xuất hiện từ “con sư tử” một đôi lần. Tại sao tôi gọi con người như vậy? Bởi vì chúng ta đang nói về con vật mà nhiều người gọi là chúa tể rừng xanh. Khi hai con sư tử, hổ hoặc báo gặp nhau tại một khu rừng, chúng từ từ vật lộn nhau. Với ánh mắt sắc lạnh, chúng tính toán cẩn thận xem ai trong số chúng có khả năng sống sót cao hơn. Con người – giống như chúa tể rừng xanh cũng hành động tương tự một số có ý thức, một số vô thức. Tuy nhiên, cta không nhìn chằm chằm vào kích cỡ, những chiếc răng sắc nhọn, hoặc móng vuốt của đối phương. Yếu tố sống sót quan trọng là khả năng giao tiếp tốt với những “con hổ” khác trong rừng.

Vì những tước hiệu, “vị tai to mặt lớn”, “nhân vật nổi tiếng” và những “chiếc bánh cuốn nhân thịt lớn” đều mang ý nghĩa tiêu cực, tôi sẽ gọi những người nắm vững kỹ năng giao tiếp và phán đoán cảm xúc là “những con sư tử”. Giống như Vị Giám đốc Điều hành khỏa thân, những con sư tử luôn ý thức được về bản thân chúng, về môi trường xung quanh, về tình huống hiện tại và về những kẻ khác. Chúng cố gắng để phối hợp hài hòa cả bốn yếu tố trên.

Tại sao mục đích của cuốn sách này nhằm tạo cho mọi người sự kính trọng Tôi?

Nhiều Mẹo nhỏ sau đây là những kỹ năng nhằm nâng cao sự tự tin vào uy tín của bạn. Bạn có thể cho rằng nó không phù hợp với mục đích giúp người khác có cảm giác tốt hơn về bản thân họ. Đây là một suy nghĩ sai lầm. Rất nhiều người thích mọi người tôn trọng họ và mong muốn được tin tưởng bởi một người mà họ kính trọng.

Nhu cầu đối với kiểu nâng cao giá trị này có từ sớm. Trẻ con mới đi học muốn được bố mẹ tán thưởng. Còn những đứa trẻ thích được giáo viên của chúng khen ngợi. Thanh thiếu niên muốn được tán thưởng trước đám đông. Ngay cả khi đã trưởng thành, con người vẫn muốn được công nhận từ những người mà họ kính trọng.

Khi mọi người tôn trọng bạn, và bạn tôn trọng họ, các cuộc giao tiếp sẽ làm tăng thêm lòng tự trọng của họ. Và, khi bạn trở nên nhạy cảm hơn với cảm xúc đôi khi bị kìm nén của người khác, thì tình cảm và sự quý trọng của họ có thể biến thành tình yêu chân chính đối với bạn.

Biện hộ cho cách vận dụng

Vô số độc giả quan tâm đã hỏi tôi, “Nhưng, thưa bà Leil, một số Mẹo nhỏ của bà không có sức thuyết phục đúng không?”

Để tôi trả lời câu hỏi này, hãy quay lại Thời kỳ khủng hoảng những năm 1920, đặc biệt vào lúc 11.45 tối ngày 16 tháng 1 năm 1920. Đó là thời khắc mà những người Mỹ có thể được phép uống cốc rượu cuối cùng tại Hoa Kỳ vì việc đó bị cấm trong mười ba năm. Lệnh cấm rượu có hiệu lực lúc nửa đêm.

Một nhà chính trị sáng suốt, khi được hỏi nếu anh ta ủng hộ hay phản đối Lệnh cấm, đã trả lời:

Nếu vì rượu, bạn muốn nói đó là một loại đồ uống có hại và sẽ hủy hoại các gia đình, biến các ông chồng thành những con quái vật, đánh đập vợ mình, và không quan tâm đến con cái, thì tôi hoàn toàn ủng hộ Lệnh cấm. Nhưng nếu, vì rượu, bạn muốn nói đó là một loại đồ uống cao quý thúc đẩy tình bạn tốt đẹp và tạo cho mọi bữa ăn trở nên ngon miệng hơn, thì tôi phản đối Lệnh cấm.

Tôi muốn vẽ hai đường thẳng song song ở đây. Nếu với những Mẹo nhỏ này, bạn sử dụng chúng như những phương kế lòng vòng, gian lận để lấy một thứ gì đó của ai, hướng họ theo cách nghĩ của bạn, tự lừa dối chính họ hoặc người khác, hoặc làm việc đó chỉ vì lợi ích của riêng bạn, thì tôi phản đối các Mẹo nhỏ này.

Nhưng nếu, bằng cách vận dụng khéo léo, bạn muốn phán đoán cảm xúc của mọi người và giúp họ có cảm giác tốt về bản thân, có được sự tự tin và và đồng thời cảm thấy hứng thú làm việc trong công ty của bạn và coi trọng tình bạn của họ với bạn – thì tôi ủng hộ các Mẹo nhỏ.

Tôi tha thiết hy vọng bạn sẽ sử dụng 96 Mẹo nhỏ trên tinh thần đó. Và tôi cầu cho tát cả những ai mà bạn tạo dựng quan hệ sẽ thấy được ích lợi sau khi đọc các Mẹo nhỏ này. Nếu sau này, họ tình cờ làm một điều gì đó tốt đẹp cho bạn, thì đó không phải là sự vận dụng khéo léo của bạn. Đó chỉ là tác dụng phụ của cách cư xử hợp lý.

Đừng hỏi bạn có thể làm gì để họ thích bạn.

Hãy hỏi bạn có thể làm gì để họ thích bản thân họ.

Và khi đó họ sẽ yêu mến bạn.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.