Khám Phá Ngôn Ngữ Tư Duy

Chương 11 Ngôn ngữ không lời



Phần mở đầu

Tôi xin mượn câu nói của Lauren (nhân vật nổi tiếng trong chương trình hài kịch truyền hình của Catherine Taten(*)) – “Hãy nhìn mặt tôi xem tôi có vẻ gì bất an không?” – đề minh họa cho điều sắp được trình bày sau đây. Câu nói này quá quen thuộc và tóm lược toàn bộ quá trình nghiên cứu về ngôn ngữ hình thể (body language). Bạn hiều chính xác những gì cô ấy muốn nói phải không?

(*) Catherine Tate là một người mẫu, diễn viên hài kịch kiêm diễn viên diện ảnh người Anh. Cô dã dạt dược vô số giải thưởng cho chương trình The Catherine Tate Show, dồng thời dược dề cử một giải International Emmy Award và bốn giải thưởng của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình Anh quốc (BAFTA).

Tôi muốn mở rộng ý nghĩa của cụm từ ngôn ngữ hình thể và giới thiệu hai sắc thái biều hiện của nó là ngôn ngữ nét mặt (face language) và ngôn ngữ ánh mát (eye language), vì tôi cho rằng đó là nơi ta nhận được nhiều thông tin nhất khi đang đối thoại với người khác. Các bình luận viên thề thao thường đưa ra lời bình luận dựa trên ngôn ngữ hình thể của các cầu thủ bóng đá khi quan sát từ xa, nhưng khi trực diện nói chuyện với ai đó thì chính nét mặt, và đặc biệt là ánh mắt của họ, sẽ thề hiện được rất nhiều điều.

Bài tập trắc nghiệm bằng hình ảnh

CẢM XÚC NÀO GẮN VỚI HÌNH ẢNH NÀO?

Bài tập trắc nghiệm 1 – Thông tin truyền tải từ cơ thể, nét mặt và ánh mắt

CẢM XÚC NÀO GẮN VỚI HÌNH ẢNH NÀO?

Bài tập trắc nghiệm 2 – Thông tin truyền tải từ nét mặt và ánh mắt

Đề hiều các biều hiện trên nét mặt và ánh mắt của nhân vật ở những bức hình trên, bạn hãy dùng ngón tay che đi phần thân của nhân vật.

Ánh mắt cũng nói lên rất nhiều điều phải không? Theo bản năng, chúng ta có thề nhận biết ngay những gì người khác muốn thề hiện qua đôi “cùa sổ tâm hồn” họ. Nếu nghiên cứu kỹ ngôn ngữ ánh mát, ta có thề nâng cao và hoàn thiện những kỹ năng nhận biết này.

Nếu cảm thấy thích thú, bạn có thề tiến hành thù nghiệm với một vài người bạn. Hãy yêu cầu một người nói với người kia về những điều bản thân thật sự quan tâm. Bạn ngồi sang một bên đề có thề nhìn thấy được ánh mắt của người nói mà không can dự vào cuộc đối thoại. Chỉ cần lưu ý đến ánh mắt và các cù động của đôi mắt họ (như: chớp mắt nhiều hay ít, mắt chủ yếu ngước lên hay nhìn xuống, mắt có đảo qua đảo lại hai bên thường xuyên không…). Dĩ nhiên hành động chớp mắt là một biều hiện tự nhiên về mặt sinh học, nhưng nếu mắt chớp nhiều hơn mức bình thường tức là họ đang bị áp lực nào đó (như: nói dối, lo sợ.).

 

Vậy, các cử động của mắt và những gì người đó đang nói, hay đang suy nghĩ có mối liên hệ với nhau như thế nào? Ví dụ, khi mọi người đang tưởng tượng về điều gì đó, ánh mắt họ thường chớp nhẹ hoặc có xu hướng nhìn lên. Tôi còn nhớ đã từng bị thầy giáo rầy la trên lớp là “Câu trá lời không có trên trân nhà đâu Miller’.” – Tôi là người tư duy bằng hình ảnh và trần nhà là nơi tôi tưởng tượng ra được rất nhiều điều, vì vậy tôi có thể “nhìn thấy” câu trả lời ở trên đó.

Khi mọi người hướng vào nội tâm để kiểm tra cảm nhận của mình hoặc tự nói thầm với bản thân về điều gì đó, bạn có thể nhận thấy mắt họ thường nhìn xuống. Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi, mắt đảo qua lại hai bên nhiều là một biểu hiện rất khác thường, nó cho thấy họ đang nghe ngóng điều gì đó khác.

LƯU Ý! – Khi bạn nhìn vào mắt người khác, hãy thật thận trọng và kín đáo! Nhìn chăm chăm vào mắt là điều không bình thường, có thể chuyển tải sai thông điệp đến người đối diện.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.