Khám Phá Ngôn Ngữ Tư Duy

Chương 8 Kỹ năng lắng nghe



Phần mở đầu

Kỹ năng lắng nghe thật sự không phải là một chủ đề của NLP. Tôi chưa thấy có cuốn sách nào về NLP đề cập đến nội dung này, nhưng đối với tôi, đây là một trong những “miếng ghép” quan trọng đề hiều được NLP. Nếu không lắng nghe người khác đúng cách, bạn sẽ không thật sự hiều được họ. Lắng nghe và quan sát là hai yếu tố nền tảng không thề thiếu cho một cuộc giao tiếp hiệu quả.

Khi lắng nghe đúng cách, chúng ta sẽ tiếp nhận thông tin tốt hơn và hiều rõ thông tin hơn. Người biết lắng nghe thường động viên mọi người một cách tích cực và kết quả là tạo được mối quan hệ tốt với nhiều người, ít làm người khác phiền lòng hơn.

Hầu hết thời gian chúng ta đều lắng nghe nhưng lại không đề ý. Vì sao ta cần phải tập trung lắng nghe chuyên chú hơn? Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các phương tiện truyền thông cung cấp cho ta rất nhiều lựa chọn. Ví dụ như trong công việc, lắng nghe đề giúp xây dựng đội nhóm vững mạnh, đề phát triền nhân lực, đề ứng phó với những thay đổi; lắng nghe trong các cuộc đối thoại, khóa huấn luyện và trong bán hàng.

4 mức độ lắng nghe

Sau đây, tôi sẽ trình bày 4 mức độ lâng nghe (The Coaching Manual của Julie Starr) kết hợp với ý tưởng “Đồng hồ đo mức độ quan tâm bản thân” đã được giới thiệu ở chương 6.

Mức độ thứ nhất – Lắng nghe theo kiểu hình thức

■ Con trẻ thường lắng nghe cha mẹ dặn dò trong khi đang xem ti-vi hoặc nhắn tin cho bạn

■ “Mmm…” – thái độ ỡm ờ cho qua chuyện

■ “Ừ, cung ơi! Nghe đây… Gì đó?” – Kiều trả lời quen thuộc khi vợ/chồng gọi trong lúc mình đang “dán mắt” vào chương trình truyền hình yêu thích.

“Đồng hồ đo mức độ quan tâm bản thân” của “người nghe” là khoảng 90%. Nói cách khác, lâng nghe theo kiểu hình thức chỉ nhằm mục đích đối phó, làm ra vẻ mình có chú ý chứ không thật sự tiếp thu được gì.

Mức độ thứ hai – Lắng nghe theo kiểu đối thoại

■ Ví dụ như trong quán rượu, lắng nghe, quan sát mọi người, sau đó lắng nghe, rồi lại quan sát mọi người…

■ “Ừ, đuợc… đuợc đây’.”

“Đồng hồ đo mức độ quan tâm bản thân” của “người nghe” là khoảng 60%. Họ lắng nghe, dừng lại đề suy nghĩ, tiếp tục lắng nghe rồi lại nhìn.

Mức độ thứ ba – Lắng nghe chủ động

■ Nghe rất tập trung

■ Ghi lại các sự kiện liên quan

Những người này rất chú ý lắng nghe, “Đồng hồ đo mức độ quan tâm bản thân” của họ chỉ khoảng 30%.

Mức độ thứ tư – Lắng nghe sâu

■ “Người nghe” hoàn toàn tập trung vào “người nói”

■ Thật sự tìm hiều về “người nói”

■ Không ghi chép, không làm gì khác ngoài việc lắng nghe

Họ hoàn toàn tập trung chú ý, “Đồng hồ đo mức độ quan tâm bản thân” chỉ còn chừng 10%.

Thực hành các kỹ năng lắng nghe

Tôi không giới thiệu nhiều bài tập thực hành kỹ năng lắng nghe trong cuốn sách này vì về cơ bản, đây không phải là loại sách được dùng vào việc đó. Tuy nhiên, tôi xin nêu hai trường hợp ngoại lệ vì nhận thấy chúng là những bài thực hành hiệu quả cho những người tham dự các khóa đào tạo mà tôi đã tổ chức. Do đó, bạn hãy kiềm tra mình đã lắng nghe tốt đến mức nào qua hai bài tập sau.

■ Bài tập đầu tiên giúp ta đánh giá mức độ lắng nghe của mình vào từng thời điềm trong ngà

■ Bài tập thứ hai tạo cơ hội đề trải nghiệm quá trình Lâng nghe sâu từ cả hai quan điềm (“người nói” lẫn “người nghe”)

Bài tập 1: Kiểm tra chất lượng lắng nghe của bạn

Hãy thực hiện trong vòng năm phút:

1 Chọn ra một ngày làm việc điền hình nào đó từ đầu tuần này hoặc tuần trước.

2 Sử dụng thời gian trong ngày:

a. Với vợ/chồng hoặc gia đình (ở nhà) trước khi đi làm

b. Với đồng nghiệp, với khách hàng tại nơi làm việc

c. Cho bất cứ hoạt động nào vào buổi tối sau giờ làm việc

3 Bạn đã thực hiện bao nhiêu cuộc đối thoại?

4 Liệt kê tất cả những cuộc đối thoại này.

5 Đánh giá chất lượng lắng nghe của từng cuộc đối thoại dựa theo 4 mức độ lắng nghe kề trên.

a. Lắng nghe theo kiều hình thức

b. Lắng nghe theo kiều đối thoại

c. Lắng nghe chủ động

d. Lắng nghe sâu

6 Tổng kết ngày hôm đó. Ghi chú những điềm nổi bật.

7 Tóm lược các kết quả (có thề bạn sẽ nhận thấy Lâng nghe sâu không được nhắc đến).

Lâng nghe sâu rất hiếm khi được sử dụng nhưng có thề là một trải nghiệm vô cùng mạnh mẽ. Bạn nên phối hợp thực hành bài tập này cùng với một người khác. Đề thực hành tốt, bạn cần dành ra khoảng hai tiếng đồng hồ!

Bài tập 2: Lắng nghe sâu

Hầu hết chúng ta không sử dụng cách Lâng nghe sâu hàng ngày. Tuy nhiên, đây là một kỹ năng đơn giản mà rất hiệu quả, giúp ta thật sự hiều được vấn đề của người khác, qua đó biết được bản chất con người họ ra sao. Bạn sẽ cảm nhận được lợi ích của việc được lắng nghe thật sự và đôi khi chỉ cần lắng nghe thôi cũng có thề giúp giải quyết vấn đề!

Bài tập của Julie Starr sẽ giúp bạn “nếm trải” được thế nào là Lâng nghe sâu.

Bạn cần có ai đó hỗ trợ bạn trong bài tập này, hãy tìm một người sân lòng hợp tác và làm theo các hướng dẫn sau:

1 “Người nói” sẽ nói về điều gì đó (một vấn đề hoặc tình huống mà “người nói” muốn thay đổi) trong 10 phút. Sau đó, “người nói” chuyền sang vấn đề thú hai (cũng chia sẻ trong 10 phút) và tiếp theo là vấn đề thứ ba (10 phút). Như vậy, “người nói” có tổng cộng là 30 phút đề trình bày.

2 “Người nghe” có thề đặt câu hỏi, làm rõ thông tin và tiếp nhận các quan điềm được đưa ra (ví dụ: bằng cách gật đầu).

3 Sau 30 phút đó, “người nghe” sẽ cần thêm 10 phút nữa đề tóm tắt lại những gì “người nói” đã trình bày:

a. Những vấn đề đó là gì, tức là những gì “người nghe” đã nghe được.

b. “Người nghe” cảm thấy thế nào về điều đó.

c. Bất cứ điều nào khác về cuộc đối thoại.

4 Sau đó, “người nói” đưa ra ý kiến phản hồi về việc lắng nghe của “người nghe” trong khoảng 5 phút

(LƯU Ý! – Phải thật cụ thề):

a. Mức độ chú ý của “người nghe” là bao nhiêu?

b. “Người nghe” đã hiều được “người nói” đến mức nào?

c. “Người nghe” có tạo ra bất kỳ ảnh hưởng nào đối với “người nói” không?

d. Bây giờ, bạn – với vai trò là “người nói” – cảm thấy thế nào về các vấn đề bạn đã chia sẻ?

5 Quy tắc đối với “người nghe”:

a. Vai trò của “người nghe” là lắng nghe và thấu hiều

b. KHÔNG được đưa ra ý kiến, giải pháp hay đề nghị nào

c. KHÔNG được liên hệ đến trải nghiệm của bản thân trong lúc lắng nghe

d. KHÔNG được tìm cách chuyền hướng cuộc đối thoại

e. KHÔNG được tìm cách gây ấn tượng với họ

f. Hãy nhớ rằng vai trò của “người nghe” chỉ là lắng nghe và thấu hiều!

Tổng kết

Hãy kiềm tra xem bạn cảm thấy thế nào khi được lắng nghe thật sự. “Đồng hồ đo múc độ quan tâm bản thân” của bạn đang ở múc nào?

Hãy nhớ lại một thời điềm nào đó trước đây khi bạn không được người khác lắng nghe thật sự. Điều này có ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp của bạn?

Hãy nhớ lại thời điềm nào đó trước đây khi bạn được lắng nghe thật sự (hoặc từ bài tập thực hành Lắng nghe sâu ở trên). Bạn cảm thấy như thế nào? Bạn có thề làm gì đề giúp mình trở thành một người thật sự biết lắng nghe? Hãy liên hệ câu hỏi này với hình ảnh về kim “Đồng hồ đo múc độ quan tâm bản thân” của bạn chỉ ở múc 10% (đây là một úng dụng cho khái niệm “mỏ neo” ở chương 5).


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.