Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

12. Sơ xuất để mất Kinh Châu, lực sĩ khó ngăn sóng cả



Sự kiện Kinh Châu với cái chết của mấy nhân vật chính, đã chấm dứt một giai đoạn. Song người chết đã vậy, lại để cho người còn sống chồng chất những vấn đề lớn.

Xem xét sự kiện ấy, kiểm điểm đến cùng, là ảnh hưởng của nó với cục diện ba chân đỉnh sau này, trong đó bị tác hại rất lớn chính là chính quyền Thục Hán mà Lưu Bị và Gia Cát Lượng đã khổ công sáng lập.

Trong kế sách ba chân đỉnh của “Long Trung Sách”, Kinh Châu chính là điều kiện cần có rất quan trọng, chiến sự bắc phạt Trung Nguyên sau này, quân sĩ chủ lực dựa vào đấy mà xuất phát, chiếm được Tương Phàn sẽ có thể trực tiếp uy hiếp khu Tư Lệ và Dự Châu, tiến tới tranh thủ được sự giúp đỡ của các công khanh nhà Hán để đối lập với Tào Tháo, uy hiếp thiên tử, sai khiến chư hầu, chuyển thế yếu thành thế mạnh. Một mai khu Tư Lệ và Dự Châu có biến, các vùng Ký, U, Tinh, Ung và Lương Châu mà Tào Tháo mới chiếm được sẽ cùng phát sinh dao động, khiến đại bản doanh Cổ Châu và Tào Tháo rơi vào cô lập, muốn đánh bại chính quyền Tào Ngụy, Kinh Châu đích xác là chìa khoá rất quan trọng. Sau khi mất Kinh Châu bàn đạp trực tiếp đánh Tương Phàn chẳng còn, sau này Gia Cát Lượng tuy có ý tác động Mạnh Đạt ở quận Tân Thành phía bắc Kinh Châu làm phản, song vẫn bị Tư Mã Ý ngăn cản nên không thành công. Từ đấy Gia Cát Lượng chẳng thể tiếp tục đánh Tương Phàn. Con đưòng bắc phạt gần nhất là vượt dải Tần Lĩnh tiến đánh Trường An, con đường này gập ghềnh khó đi, lại có nhiều khó khăn, rất dễ bị quân Tào nắm được, hướng vận động khá là nguy hiểm. Khởi đầu chiến dịch bắc phạt, mãnh tướng Ngụy Diên từng đề nghị từ đường Tý Ngọ đánh trực tiếp vào Trường An, Gia Cát Lượng không tán thành, bởi ở con đường ấy quân Tào phòng thủ rất dễ, quân viễn chinh thì gặp phải rất nhiều nguy hiểm, đối với quân Thục Hán ở thế yếu là bất lợi.

Sau này Gia Cát Lượng không thể không lựa chọn phương thức an toàn, đường vòng quanh Lương Châu là con đường chủ yếu để bắc phạt. Thời gian kéo dài, hiệu quả lại ít, đấy là di chứng nghiêm trọng. Thời gian sau này, do việc mất Kinh Châu gây ra ảnh hưởng lại càng lớn là bởi một Kinh Châu, Quan Vũ bị hại, Lưu Bị cơ hồ phải mang hết quân tinh nhuệ vào Thục, sau này đông chinh hỏi tội Tôn Quyền lại bị Lục Tốn dùng hoả công đánh bại ở trận Hồ Đình. Nhân lực tài lực của quân Thục Hán tổn thất rất lớn. Chiến bại lần này, khiến Gia Cát Lượng bắc phạt sau này khó khăn về nhân lực và lương thực bội phần, cuối cùng bạo lực thành bệnh bỏ mình ở gò NgũTrượng (Kỳ Sơn giữa trận từ trần, khách anh hùng để tần ngần lệ rơi). Quan Vũ chủ quan để mất Kinh Châu, cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho Gia Cát Lượng không có cách nào đột phá được thế đông cứng ba chân đỉnh lớn. Sau chiến dịch Kinh Châu, Ngô – Thục tuy hoà đàm, xây dựng lại liên minh, song sự khác biệt tâm lý cũng rất lớn, căn bản chẳng thể giống sự hợp tác trước đây.
Lục Tốn là Tư lệnh chiến tuyến phía tây của Đông Ngô, vốn dĩ xuất thân từ văn quan, ông ta tuy không giống Lã Mông giàu mưu đồ, song cũng không giống như Lỗ Túc chỉ lo giữ đại cục. Trong lúc ông ta đương chức, quan hệ Ngô Thục chưa xung đột quá, song nếu muốn cùng phối hợp hành động thì khá lãnh đạm.
Song Đông Ngô chưa từng làm được như Lã Mông nói, có thể độc lập chi phối bắc Kinh Châu, Lục Tốn tuy phát động chiến tranh lên phía bắc, song quy mô không lớn, Tương Phàn trước lúc nhà Tấn thống nhất Trung Quốc, vẫn nằm trong sự cai quản của chính quyền phương bắc.
Tào Tháo sau trận Tương Phàn, lại cho lập ra quận Tương Dương, đến sau khi Tào Phi lên ngôi vua, lại lập thêm các quận Nam Hương, Nghĩa Dương và Ngụy Hưng. Đến thời Tào Tuấn là con Tào Phi, lại lập thêm hai quận Tân Thành, Thượng Dong ở phía tây bắc. Trong thời gian ngắn, từ hai quận Kinh Bắc biến thành tám quận, khá thấy chính quyền Tào Ngụy đối với việc phòng thủ Kinh Bắc rất xem trọng và để tâm. Phần phía nam của Nam Quận, do chính quyền Đồng Ngô cai quản cũng bắt chước lập ra mười tám quận, riêng quận Giang Hạ cũ bị chia làm hai nửa, phần bắc thuộc Tào Tháo phần nam thuộc Tôn Quyền. Việc tăng cường quản lý hành chính, cho thấy rõ chính quyền Đông Ngô đôi với vùng đất này không dám khinh xuất bao giờ, tầm quan trọng về quân sự chính trị của Kinh Châu qua đấy khá thấy.

Lời bình của Trần Văn

Tam lược là một trong bảy cuốn Binh kinh của Trung Quốc, tương truyền là cuốn “Thái công bí truyền” do Hoàng Thạch Công tặng cho Trương Lương, để ông ta trở thành người thầy của bậc đế vương, bởi thế theo truyền thuyết đượccông nhận là một kiệt tác binh pháp rất thần bí.

Song Tam lược còn lưu truyền đến nay, khảo cứu cho thấy là tác phẩm mới viết trước đời Tống, tuy vậy vẫn rất có giá trị, tác phẩm ấy là một sáng tác đại biểu cho trí tuệ tập thể, trong đó có không ít những bí truyền thực sự của Thái Công. Là sáng tác tập thể trải qua 2000 năm, tự nhiên hàm chứa rất nhiều trí tuệ truyền thống văn hoá Trung Quốc. Đạo Sư Cát Điền Tùng Âm đời Mạc Phủ của Nhật Bản cho rằng Tam lược so với Tôn Tử binh pháp lại có hương vị Trung Quốc hơn. Mở đầu Tam lược có nói, nhu có thể thắng cương, nhược có thể thắng cường, đấy là danh ngôn trí tuệ nghìn xa.
Bởi nhu là đức tính bao dung, cương thì làm hại người ta nên mọi người đều không thích. Kẻ nhược tiểu được mọi người có ý muốn giúp đỡ, kẻ cường bạo tuy làm cho người ta sợ hãi, song cũng là đối tượng để mọi người trừ bỏ cho nhanh.
Rõ ràng nhu có thể có nguyên tắc, cương mà có thể thi hành, nhược lại có ưu điểm để vận dụng, cường lại có thể không ngừng lớn mạnh. Bốn điểm ấy hỗ trợ lẫn nhau, vận dụng đầy đủ mới có thể phát huy được sức mạnh lớn nhất. Hành động biến hoá phù hợp, khiến người ta không dễ nắm bắt, giống như sự biến hoá của đại tự nhiên, trong biến có thường, trong thường có biến, lấy trí tuệ siêu việt của nhân loại mà suy diễn biến hoá của mọi vật. Kẻ dùng binh nắm chắc những biến hoá ấy mới có thể không câu nệ ở tâm thế hình thức mà ứng phó được với những hoàn cảnh thích ứng. Không giữ lập trường cứng nhắc, có đối sách thích đáng với thái độ của đối phương, không cố định chiến thuật, mà có thể biến hoá ra vô hạn. Người có tấm lòng, có kiến thức như thế, mới có thể tranh bá thiên hạ yên định tám hướng, khiến bốn biển bình lặng, giữ được hoà bình thế giới, người có mưu lược như thế có thể làm người thầy của bậc đế vương.
Cho nên, khó khăn là ở dục vọng của người ta, người ta thường vẫn theo đuổi sự lớn mạnh của mình mà rất ít có thể kiên trì đến cùng trong lúc suy nhược.. Kiên trì lúc suy nhược là bí quyết gìn giữ sự sống, đấy cũng là trí tuệ rất quan trọng của thánh nhân, trước sau nắm chắc được biến hoá của sự vật, tự nhiên sẽ có hành động thích hợp nhất.
Người nắm được bí quyết ấy khi đắc chí thì thi thố với thiên hạ, khi không được như ý thì ẩn dấu tung tích của mình, để đối phương chẳng thể làm hại, chẳng cần có sự bảo vệ của thành lũy hữu hình. Tất cả mọi cơ mưu đều dấu ở trong lòng, trước mắt chỉ là kẻ yếu thế, cuối cùng có một ngày vẫn có thể đánh được kẻ cường bạo.
Bởi thế vừa nhu lại vừa cương, thì uy danh của quốc gia ngày mỗi lớn, vừa nhược lại vừa cường, thế lực quốc gia nqày mỗi mạnh; nếu thuần nhu thuần nhược thì quốc lực ắt sẽ suy bại; nếu thuần cương thuần cương, thì quốc gia ắt bị diệt vong, Quan Vũ muốn cấp tốc bành trướng thế lực, thực ra đấy là tín hiệu rất nguy hiểm đối với ông ta, với vùng đất then chốt nóng bỏng, hai phía bắc và đông đều có cường địch dòm ngó, càng không nên dùng đến tấn công chủ động, khuếch đại chiến tuyến của minh, cũng tăng thêm nguy cơ của mình. Việc mất Kinh Châu, thực ra chẳng phải do chủ quan, mà là sự thất sách trong việc vận dụng chiến thuật. Lưu Bị đã biết rõ cá tính của Quan Vũ, lại chưa từng phạt người thích đáng để phụ tá, với Gia Cát Lượng là người nắm công tác kế hoạch, thực cũng không tránh khỏi khuyết điểm.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.