Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

3. Chú trọng giáo dục, tăng cường thực tiễn



Bởi muốn tiến cử được nhiêu người hiền tài giúp nước, Gia Cát Lượng rất xem trọng việc giáo dục.
Thời Lưu Yên, Lưu Chương nước Thục có thể nói rằng suy vi về học vấn.
Sau khi Lưu Bị cai trị Ích Châu, Gia Cát Lượng xem trọng giáo dục, còn đặc biệt lập ra người chủ quản phụ trách giáo dục, gọi là khuyến học tòng sự, những đại nho ích Châu như Trương Sản, Duẩn Mặc, Tiều Chu đều đã từng đảm nhiệm chức vụ này.

Sau khi Lưu Bị xưng đế, Gia Cát Lượng lại chính thức thành lập Phủ thái học tối cao, do những tiến sĩ truyền dạy. Lấy kinh sách cổ văn và sách kinh điển nho gia làm giáo trình chủ yếu, bởi thế chính quyền Thục Hán đã bồi dưỡng được không ít nhân tài. Tiều Chu đảm nhiệm chức Khuyến học tòng sự rất lâu, là một nhà sử học và kinh điển học nổi tiếng lúc đó, đôi với thiên văn tướng số nghiên cứu rất sâu sắc. Học sinh được ông bồi dưỡng, bao gồm cả nhà đại sử học Trần Thọ từng viết Tam quốc chí, và Lý Mật nổi tiếng với Trần tình biểu.

Sau khi Gia Cát Lượng làm thừa tướng đặc biệt cho xây dựng ở Thành Đô một đài đọc sách để tập hợp các nhà nho, kiêm tiếp đãi các hiền sĩ bốn phương. Ông ta đặc biệt nêu ra hai nguyên tắc tập hợp nhân tài một là có suy nghĩ sâu rộng, hai là có năng lực thực tế. Trước là động viên thuộc hạ nói hết ý mình, tập hợp trí tuệ để tìm kiếm được sách lược và chế độ tốt nhất cho quốc gia, lại bởi những can gián phê bình trực tiếp mà bồi lấp những khuyết điểm điều hành. Sau là thông qua những khảo sát nghiêm chỉnh, để tìm kiếm những thành tích thực tế tránh hư danh phủ lấp làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân.
Ví như khi đang bắc phạt rất bận rộn, Gia Cát Lượng vẫn không quên công việc thu thập nhân tài. Ông thậm chí còn áp dụng chế độ này ở tiền tuyến, nơi biên cương cũng cho lập không ít đài đọc sách. Tương truyền ở ngoài cửa bắc Miếu huyện có một nơi cũng gọi là Ngọa long cương, trùng tên với Gia Cát Lượng sống thời nhỏ, cũng có một đài đọc sách của Gia Cát Lượng. Lục Du là nhà yêu nước đời Tống từng qua đấy thăm đài đọc sách của Gia Cát Lượng có để lại bài thơ, trong đó có viết: “Thế sự nho gia từng hiểu rõ, đài cao ngày đó đọc thơ gì”. Mở rộng việc xây đài đọc sách, tin rằng đối với việc thu thập của chính quyền Thục Hán có ảnh hưởng rất lớn.
Tam quốc chí có chép: “Diêu Điền là Thái thú ở Quảng Hán, Gia Cát Lượng đặc biệt trước trăm quan ở triều đình, khen ngợi Diêu Điền rằng: “Người làm quan, công việc có ích nhất đối với quốc gia là tiến cử hiền tài. Diêu Điền không ngừng tiến cử hiền tài cho triều đình, hy vọng mọi người sẽ làm được như ông ta, đó là cống hiến rất lớn cho quốc gia”.
Đề bạt nhân tài, còn phải hiểu được vận dụng nhân tài, để vận dụng đầy đủ trí tuệ của họ, thì cách làm này mới có ý nghĩa. Bởi thế, sau khi bình định Ích Châu không lâu, Gia Cát Lượng thiết lập một cơ cấu gọi là “Tham thự”. Gia Cát Lượng nói: “Tham thự là nơi tập hợp tư tưởng quần chúng để có những đóng góp lớn”. Hấp thụ các ý kiến địa phương, khiến mỗi quyết sách đều được thảo luận đầy đủ, lấy ý kiến mọi người để châm chước lợi hại trong trước tác của mình. Gia Cát Lượng từng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thu thập lời ăn tiếng nói, để thông suốt trên dưới, kế sách tập hợp được ý kiến quần chúng. Bỏi thế “đạo lý chính trị trọng ở nghe nhiều, phàm lắng nghe để thu nạp lời nói quần chúng, mưu kế của kẻ sĩ, thì vạn vật như ở trước mắt, mọi âm thanh đều ở bên tai”. Ông rất xem trọng thuộc hạ dám nói thẳng, bởi mọi người có thể biểu đạt ý kiến đầy đủ thì sai lầm về quvết sách mới giảm đến mức thấp nhất.
Hơn 1700 năm trước, mối liên hệ giữa cấp trên với cấp dưới đã được chú ý, làm công việc chủ quản vất vả, trách nhiệm của vị thống soái ở chỗ để mọi người biểu đạt đầy đủ ý kiến, để tổ chức và vận dụng hữu hiệu, ví như quản lý xí nghiệp hiện đại cũng khó làm triệt để như thế.
Ông ta nhắc nhở những quan chức cao cấp chớ không chịu lo lắng nghe lời nói của kẻ dưới, nếu như các cán bộ cao cấp tự đắc thái quá, ắt sẽ làm hỏng việc này, khiến cho tất cả pháp lệnh đều không thể thúc đẩy. Cho nên ông vận dụng kinh nghiệm hưng vong trong lịch sử, huấn thị các cán bộ cao cấp rằng: “Nguy sinh ra trong lúc yên, mất sinh ra trong lúc còn, loạn sinh ra trong lúc đang bình trị”. Lại biểu thị: “Người không lo xa, ắt có hoạ gần”. Ông nhắc nhở mọi người muốn an cư phải nghĩ đến nguy hiểm, chẳng thể chủ quan, lắng nghe nhiều ý kiến phản đối, có thể đưa ra được những phản đối, có thể đưa ra được những phán đoán chính xác hơn.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.