Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

3. Hậu “Xuất Sư Biểu” và câu đố thật giả.



Gia Cát Lượng vào tháng 8 phái nhiều nhân viên tình báo, tăng cường chú ý sự tranh giành giữa Tào Hưu và Lục Tốn. Không lâu Tào Hưu bại trận, phẫn uất mà chết, Gia Cát Lượng lại biết cơ hội đến, hạ lệnh tích cực chuẩn bị công việc bắc phạt. Quả nhiên lập tức truyền đến tin tức Mãn Sủng đã thay chân Tào Hưu, điều động số lớn binh lực từ Quan Trung đến bố trí tại đông chiến tuyến.

Tháng 11 Gia Cát Lượng điều động số lớn binh lực ở các nơi, nhằm bao vây trọng điểm quân sự Trần Thương (hiện nay thuộc huyện Bảo Kê – tỉnh Thiểm Tây). Nghe nói trước cuộc xuất binh lần này, Gia Cát Lượng lại một lần nữa dâng lên Hậu chủ bản Xuất Sư Biểu, người đời sau gọi là hậu Xuất Sư Biểu.
Nhưng bản hậu Xuất Sư Biểu này, không thấy ở chính sử Tam quốc chí. Bùi Tùng Chi có dẫn “Hán Tấn Xuân Thu” cho rằng, tờ biểu này đã thấy rất sớm trong “Mặc ký” của Trương Nghiêm, bởi thế mà rất nhiều người cho rằng bản Xuất Sư Biểu dứt khoát chẳng thể do Gia Cát Lượng viết, mà là người khác mượn danh viết ra. Song vấn đề là rốt cuộc ai là người làm việc này? Tư Mã Quang là tác giả cuốn “Tư trị thông giám” cho rằng, cách nói “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” trong tờ biểu sau này, rất tượng trưng cho tinh thần Gia Cát Lượng trung trinh chẳng đổi đến chết không rời, bởi thế mà đối chiếu toàn văn, ngay đến Hồ Tam Tỉnh chú giải “Tư trị thông giám”, khi khảo cứu cũng chưa từng hoài nghi, mà khẳng định là tác phẩm của Gia Cát Lượng. Song cách nhìn nhận như vậy, ít nhiều là sau đời Tống Nguyên, thiên kiến của những phần tử tri thức lấy trung thành làm chính.

Để so sánh cụ thể với tiền Xuất Sư Biểu về văn thể, nội dung, khẩu khí, nhằm làm rõ thật giả, xin đặc biệt ghi lại toàn văn như sau:
“Tiên đế nghĩ Hán tặc không thể tranh ngôi, vương nghiệp không thể rời đổi, nên uỷ thác cho thần thảo phạt giặc dã.
Bởi Tiên đế sáng suốt chiếu cố tài mọn của hạ thần vẫn biết rằng thần thảo phạt là lấy kém cỏi đối địch với kẻ mạnh mẽ; song rõ ràng nếu không thảo phạt vương nghiệp sẽ mất; chỉ ngồi mà đợi mất, chín rồi mới thảo phạt, là điều mà thần chẳng nghĩ đến vậy.
Khi thần nhận lệnh, ngủ không yên giấc, ăn không thấy ngon, chỉ nghĩ đến bắc chinh, nên trước phải xuốngphương nam, tháng 5 vượt sông Lô, vào sâu xứ không cây, lo lắng từng ngày. Thần chẳng phải không tự tiếc, chỉ lo vương nghiệp không định yên ỏ Thục Đô, cho nên mạo hiểm trước khó khăn để phụng mệnh Tiên đế, mà chẳng kể đến những lời bàn vào bàn ra. Nay quân giặc đang mệt mỏi ở phía tây, lại lo phòng thủ phía đông, theo binh pháp phải chớp lấy cơ hội mà tranh thủ thời gian tiến gấp. Xin trình bày rõ sự việc như sau:
“Hoàng đế tổ tông sáng như nhật nguyệt, mưu thần uyên thâm, vượt qua chỗ hiểm mà sáng tạo, trước nguy mà sau yên. Nay Bệ hạ chưa được như Hán Cao tổ, mưu thần không được như Trương Lương, Trần Bình, mà muốn lấy kế lâu dài giành thắng lợi, ngồi định thiên hạ, thì thần chưa hiểu điều thứ một vậy.

Lưu Diên, Vương Lãng chiếm cứ các châu quận, kê sách bàn luận vỗ yên, dẫn đủ những lời thánh nhân, mọi người đều thấy khó mà ngần ngừ, năm nay không đánh, sang năm cũng không đánh, đế Tôn Quyền ngày mỗi lớn ở Giang Đông thì thần không hiểu nổi điều thứ hai.

Tào Tháo mưu trí hơn người dùng binh phảng phất như Tôn Ngô mà còn khốn ở Nam Dương, nguy ở Ô Sào… sau mới tạm ổn định, huống chi tài kém, mà muốn không qua nguy hiểm để định là điều mà thần không hiểu thứ ba.
Tào Tháo năm lần đánh Xương Bá không xong, bốn lần vượt Sào Hồ chẳng nổi, dùng Lý Phục mà Lý Phục lại mưu toan, uỷ nhiệm Hạ Hầu mà Hạ Hầu bại vong. Tiên đế là xứng được với Tào Tháo về tài năng mà còn có sơ xuất, huống chi như thần hèn kém sao có thể chắc thắng, đấy là điều mà thần không thể hiểu thứ tư.
Kể từ lúc thần đến Hán Trung chỉ trong vòng một năm, đã thấy mất Triệu Vân, Dương Quần, Mã Ngọc, Diêm Chi, Đinh Lập, Bạch Thọ, Lưu Cáp, Đặng Đồng, chỉ kể những người thuộc hạ đã mất đến hơn 70 người, còn nếu kể đến những người như Tám kỵ, Vỹ kỵ, Đột tướng, Tân tẩu… cũng mất hơn 1000 người, những người ấy đều là tình anh em bốn phương gộp lại trong vài chục năm, chẳng phải một châu mà có được, nếu như gộp mấy năm, thì tổn thất đến 2 phần 3, lấy gì để đối địch? Đấy là điều thần chưa hiểu thứ năm.
Nay dân cùng binh mệt mà sự chẳng thể nghĩ, chỉ nhọc nhằn với những sự tiêu phí, mà không kịp mưu toan bây giờ, muốn lấy đất một châu mà cầm giữ lâu dài trước kẻ địch, thì là điều mà thần chưa hiểu được thứ sáu.
Phàm việc khó làm là việc phải làm vậy, xưa kia Tiên đế thua ở đất Sở, đương lúc ấy Tào Tháo lại ra tay, tưởng rằng định được thiên hạ. Sau này Tiên đế đông từ liên minh với Ngô Việt, tây thì lấy Ba Thục, lại cử bắc chinh, Hạ Hầu bại trận đến như Tào Tháo cũng thất thủ mà nghiệp nhà Hán trưởng thành vậy. Sau này nữa, Đông Ngô phản bội, Quan Vũ thất thủ, Tỉ Qui vấp ngã, Tào Phi xưng đế. Phàm những việc như thế, khó có thể chẳng rõ. Thần cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi, nói đến sự thành bại rõ ràng, là điều mà thần không lúc nào không nghĩ đến”.
Phong cách của hậu Xuất Sư Biểu về văn thể và ngôn ngữ, đích xác có sai khác với tiền Xuất Sư Biểu, hai bản xem ra tựa hồ chẳng phải cùng một cây bút viết ra. Có thể có người cho rằng bởi vì Xuất Sư Biểu sau này là do Gia Cát Lượng nói miệng mà thư ký khác viết lại. Song về nội dung hậu Xuất Sư Biểu, cũng có chỗ khiến người ta nghi ngờ. Trước hết, Tam quốc chí của Trần Thọ và Chiêu Minh văn tuyển của Tiêu Thông đều có ghi lại bản hậu Xuất Sư Biểu. Hiển nhiên là tác phẩm của Gia Cát Lượng, họ chưa từng có ghi chép về hậu Xuất Sư Biểu, có thể về căn bản không biết có bản viết này, văn thể tiền Xuất Sư Biểu giản dị, nội dung tràn đầy tự tin, song lời lẽ hậu Xuất Sư Biểu cho thấy sự do dự, trong ngôn từ thấy đầy những không khí thất bại, một chút cũng không giống khẩu khí chính thức của một biểu văn dâng lên hoàng đế cần có. Trước sau chỉ có một năm, tâm trạng của Gia Cát Lượng chẳng thể có chuyển biến rất lớn như thế. Có thể có người chorằng Nhai Đình thất thủ đối với Gia Cát Lượng là một đòn đánh rất lớn, song thấy rằng khi ông ta mới rút quân không lâu, có nói rằng khuyên tướng sĩ gắng bảo ban cho khuyết điểm của mình, vẫn đầy khí thế cuốn đất mà đi, vì sao không đến một năm đã ngã không dậy được? Huống chi sau một năm nghĩ ngợi lẽ ra càng hưng phấn ý khí mới đúng, chẳng thể căn bản lại trầm lắng xuống. Cân nhắc kỹ lưỡng, đích xác hậu Xuất Sư Biểu không giống với văn bút của Gia Cát Lượng vậy.
Lại khiến người ta hoài nghi là về nội dung cũng sai lạc không ít; nhất là chép sai thời gian Triệu Vân từ trần. Triệu Vân là lão tướng hàng đầu của Thục Hán, ông ta còn sống hay chết, Gia Cát Lượng phải rất rõ mới đúng. Theo sử liệu ghi chép, Triệu Vân mất vào năm Kiến Hưng thứ 7, mà hậu Xuất Sư Biểu hoàn thành vào năm Kiến Hưng thứ 6 lại đề cập đến việc Triệu Vân mất là rất không hợp lý. Thân làm Thừa tướng với một tướng lĩnh còn sống nói là đã chết, khá chẳng phải là chuyện rất đáng cười ư? Trái lại vào tháng 11, Lang Lăng Hầu Vương Lãng của Tào Ngụy từ trần trong hậu Xuất Sư Biểu lại đề cập ông ta đương sống, sự sai lầm nghiêm trọng về nội dung như vậy lẽ ra không nên có. Tác giả Liễu Xuân Phan ở Đại Lục, cứ theo khảo cứu mà phán đoán, cho rằng bản hậu Xuất Sư Biểu này là do người cháu của Gia Cát Lượng viết ra, đó là đại tướng quân Gia Cát Khác ở Đông Ngô, là con trai Gia Cát Cẩn. Gia Cát Khác cá tính mãnh liệt, nói quá sự thực, có tài hoa của cha và chú, lại không khoát đạt bằng cha và chú, mà lại ham công danh quyền lực. Ôngta sau khi nắm quân quyền ở nước Ngô, từng nhiều năm bắc chinh phạt Ngụy, vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các đại thần và tướng lĩnh Đông Ngô, bởi thế đã đặc biệt viết ra “Chinh Ngụy luận” để phản bác những tướng lĩnh không tán thành bắc phạt, thiên nghị luận này về văn thể và nội dung cực kỳ giống với hậu Xuất Sư Biểu, đích xác có khả năng Gia Cát Khác đã mượn danh người chú Gia Cát Lượng nổi tiếng đương thòi viết ra bản hậu Xuất Sư Biểu này, để cùng với bản “Chinh Ngụy luận”, tạo ra sự giúp đỡ hữu hiệu cho chủ trương bắc phạt của ông ta.

Gia Cát Khác cá tính mãnh liệt, thích làm những lời văn bi tráng, trong hậu Xuất Sư Biểu có nói đến việc chẳng thể làm mà vẫn làm, cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi, đích xác là có khả năng cùng một ngòi bút viết ra. Lại thêm bản văn này, lần đầu thấy do Trương Nghiễm người Đông Ngô sưu tầm được, cách nói của Liễu Xuân Phan như vậy là có thể hợp lý. Nhìn chung đại bộ phận các nhà sử học tin rằng, hậu Xuất Sư Biểu chẳng phải tự tay Gia Cát Lượng viết mà là một sáng tác của người sau.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.