Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

3. Nước giàu dân mạnh, đủ lương đủ lính.



Gia Cát Lượng thời kỳ ở Tân Dã, với số lượng nông dân lưu lạc bởi chiến sự, đã sắp xếp lại, đăng ký sổ sách gọi là du dân, để quản lý được hữu hiệu. Chẳng nhũng vấn đề trị an được cải thiện ngay mà còn thúc đẩy sản xuất, tăng thêm được binh lính và lương thực, có được sự giúp đỡ trực tiếp về thực lực.

Sau khi ổn định Ích Châu, Triệu Vân cũng đề nghị đưa các dinh thự cũ, đất vườn, ruộng dâu, trả lại tất cả cho nhân dân, để họ an cư lạc nghiệp, sau này mới điều động được. Gia Cát Lượng thấy đó là chủ trương nước giàu nhà vững, dốc sức giúp đỡ Lưu Bị cũng rất cảm động, lập tức cho thi hành.

Gia Cát Lượng khi làm thừa tướng đã công khai nói rõ: Lúc này dân như phù vân, tay chân không yên, cho nên về chủ trương, tất cả lấy yên dân làm gốc. Gia Cát Lượng khi thấy Tưởng Uyển làm việc sơ ý, có nói với Lưu Bị: “Việc chính sự lấy yên dân làm gốc, không lấy trang sức làm đầu”. Ông ta từng hạ lệnh cho các quan địa phương, tuyệt đối không được lộng hành, khoa trương không đâu. Cũng tức là ông ta cho rằng Tưởng Uyển là người hiểu được việc yên dân, không cầu kỳ hình thức cửa quan, thực đã hiểu rõ dân tình. Cho nên sau khi Lưu Bị mất, ông ta đề bạt Tưởng Uyển làm Trưởng sử ở phủ Thừa tướng, sau này lại đề bạt làm người tiếp nhiệm. Bởi Gia Cát Lượng quan tâm đến đời sống ở Ích Châu, nên sau 3 năm, Ích Châu đủ lương, đủ lính, có thể cung ứng đầy đủ cho nhu cầu tiền tuyến của Lưu Bị. Viên Chuẩn đời Tấn đối với việc này có khen rằng:
“Việc điều hành của Gia Cát Lượng ở Thục đã đem lại ruộng đất mở mang, kho lương sung túc, khí giới sắc bén, sản vật dồi dào… từ chỗ suy yếu mà sửa sang được mọi việc, khuyên khích dân cố gắng”. Bởi ổn định tài chính của Thục Hán, Gia Cát Lượng theo đề nghị Lưu Ba, cho đúc tiền mới, bình ổn vật giá, lập ra quan chợ chuyên quản lý thị trường. Kể từ cuối đời Hán, Đổng Trác dời đô về Trường An, bỏ tiền lớn đúc tiền nhỏ, kết quả tạo ra sự hỗn loạn thị trường, tiền tệ không có giá trị làm cho đời sống trăm họ bị ảnh hưởng nặng nề. Sự phân chia ba chân đỉnh về chính trị, dẫn theo sự phân biệt về chế độ tiền tệ; Tào Tháo lại dùng tiền lớn “Ngũ thù”, vẫn chẳng thể cứu vãn đượctình hình. Đến năm Hoàng Sơ thứ hai không thể không phế bỏ tiền cũ, lấy giá trị ngũ cốc thay cho tiền tệ, song lại có người lợi dụng tích trữ hàng hoá, tạo thành sự hỗn loạn vật giá nghiêm trọng, tuy có phạt nặng cũng không cấm tiệt được. Đến thời Ngụy Minh đế lại cho dùng tiền lớn “Ngũ thù”, song tiền tệ nước Ngụy vẫn trong vòng hỗn loạn.
Ở Đông Ngô vấn đề này cũng không đơn giản, Tôn Quyền vào năm Gia Hoà thứ năm và năm Xích Ô thứ nhất, tức là khoảng năm 236 đến năm 238 sau Công Nguyên, trước sau đã hai lần thay đổi đồng tiền, một lần cho đúc tiền 500 đồng, lần sau cho đúc tiền 1000 đồng, khá thấy tiền tệ cũng rất không ổn định, hơn nữa còn chưa có cơ cấu đề phòng việc đúc tiền giả, nên vấn đề này khá phức tạp.

Lưu Bị sau khi chiếm được Ích Châu, cho đúc tiền 100 đồng, cũng chưa có biến đổi gì xáo trộn, hiển nhiên cho thấy cách xử lý của Gia Cát Lượng về vấn đề này khá đúng đắn. Tiền tệ của nước Thục, chẳng những được lưu thông trong nước mà ở vùng Kinh Châu lúc đó cũng lưu hành tiền tệ của Thục Hán; khá thấy sự lưu hành rộng rãi vượt quá biên giới quốc gia. Được Gia Cát Lượng cố gắng điều hành, sự phát triển kinh tế của Thục Hán lúc đó được xem là khá thành công.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.