Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

3. Thân ở trại Tào, lòng theo nhà Hán.



Tào Tháo không những nhiệt thành tiếp nạp Lưu Bị lại đặc biệt dẫn ông ta yết kiến Hán Hiến đế, và xác định quan chức cho Lưu Bị là Dự Châu Thứ sử. Song ít ai ngờ được rằng, náu thân ở trại Tào, Lưu Bị tuy bị theo dõi, vẫn cả gan tham gia vào âm mưu của Xa Kỵ tướng quân Đổng Thừa mưu sát Tào Tháo, lúc ấy Lưu Bị tròn 40 tuổi.

Cuối năm thứ 3 Kiến An, Hán Hiến đế nhân khi Tào Tháo đang ỏ Hứa Đô, đột nhiên triệu vời Xa kỵ tướng quân Đổng Thừa vốn là Quốc cữu, có giao cho một chiếc áo cẩm bào. Nghe nói trong đó một chiếu huyết thư do chính tay Hán Hiến đế viết ra, yêu cầu Đổng Thừa liên kết với các đại thần trong triều cùng trừ diệt Tào Tháo. Sử sách ghi chép về việc này rất giản đơn. Sách “Tư trị thông giám” có chép: “Thoạt đầu, Xa kỵ tướng quân Đổng Thừa được áo gấm của nhà vua có gài mật chiếu, cùng với Lưu Bị âm mưu trừ diệt Tào Tháo”. Sự kiện này có phải chính do Hán Hiên đế chủ mưu, lịch sử cũng chưa đưa ra chứng cứ xác thực, song sự thực hiển nhiên có liên quan đến mật chiếu, với thân phận đơn lẻ của Đổng Thừa phải chăng rất khó thuyết phục Lưu Bị tham gia vào âm mưu sát hại Tào Tháo. Trong thành Hứa Đô, binh mã quân Tào có ưu thế tuyệt đối, thực lực của Đổng Thừa về căn bản chẳng thể đè bẹp, Đổng Thừa vì thế nhất định đã phải bóp đầu bóp trán.

Tuy Đổng Thừa là công khanh đương thời duy nhất có đạo quân hoàn chỉnh, song tướng lĩnh trong quân lính của mình có thể không hoàn toàn nghe theo chỉ huy, Đổng Thừa cũng chưa nắm chắc được. Bởi thế Đổng Thừa trước tiên phải lôi kéo thực lực đầy đủ cho đạo quân của mình, trước tiên là với tướng quân Vương Phục là người vốn có quan hệ thân thiết. Nhờ có Vương Phục lôi kéo, Trưởng thủy hiệu úy Chưng Tập, và Nghị lang Ngô Thạc cũng tham ra vào nhóm mưu sát bí mật này. Song chỉ dựa vào lực lượng của mình, khó có thể đối đầu được, ví như muôn tiếp cận Tào Tháo cũng không dễ dàng cho lắm, bởi thế Đổng Thừa cần phải lôi kéo người ở trong trại Tào và lại không có quan hệ ruột thịt với Tào Tháo; người ấy là Lưu Bị Thứ sử Dự Châu.
Đổng Thừa thuyết phục Lưu Bị ra sao, chúng tôi cũng không được biết, bức mật chiếu huyết thư của Hán Hiến đế có thể tin là cái chìa khoá rất trọng yếu để Lưu Bị quyết định việc tham gia. Nghe nói khi Tào Tháo dẫn Lưu Bị đến yết kiến Hán Hiến đế, nhà vua được biết Lưu Bị là hậu duệ ở Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng thì rất vui mừng, có nói ngay lúc ấy là nếu kể thứ bậc họ hàng, thì Lưu Bị là chú của Hán Hiến đế. Đối với Lưu Bị, một người xuất thân bần cùng, chưa được tiếp cận với trung tâm quyền lực biểu hiện nhiệt tình và thân thiết của đức vua trẻ tuổi, nhất định đã khiến cho ông ta cảm động vạn phần.
Nhưng, việc lôi kéo Lưu Bị là khá nguy hiểm vì các đại thần trong triều đa số còn chưa biết rõ về Lưu Bị, lại càng không muốn trò chuyện gì. Sự việc trọng đại này, những người tham gia phải rất gắn bó, bản thân Lưu Bị có một ma lực đặc biệt khiến người ta dễ gần và tín nhiệm, nguyên nhân chủ yếu là ở đấy. Rõ ràng, thuộc hạ của Đổng Thừa đã thử tiếp xúc vài lần, biết rõ Lưu Bị có cảm tình với Hán Hiến đế, sau khi quan hệ với Tào Tháo mói dứt khoát lôi kéo một viên tướng bên ngoài tham gia vào mật chiếu huyết thư này.
Sự việc này đã xác định rõ tâm nguyện của Lưu Bị là tận lực khôi phục nhà Hán. Cũng với tinh thần hết lòng vì nhà Hán, Gia Cát Lượng vốn tự nhận là hậu duệ của phái Thanh lưu, đã vui vẻ lựa chọn người minh chủ có đại chí này.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.