Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

3. Thất sách ở việc bình thường, dẫn đến biến loạn toàn diện.



Đối mặt với áp lực rất lớn, Gia Cát Lượng vẫn cho rằng không nên vội vàng ra tay, ông ta trước tiên phái Đặng Chi, nối lại quan hệ với Tôn Quyền, cắt đứt sự ngoại viện cho Ung Khải.

Đối với quân phản loạn Nam Trung, về nguyên tắc ông chủ trương sách lược chiêu phủ mà không trừng phạt, lại phái Cung Lộc làm Thái thú Việt Huề, nhiệm sở đóng ở huyện An Thượng, cách quận Việt Huề 800 dặm, chỉ đạo từ xa, nắm lấy những việc nội chính, có ý mưu toan khôi phục lại quyền cai trị ở Nam Trung.
Ngoài ra ông lại phái Thường Phòng giỏi ngoại giao giữ chức tuần hành, ngầm điều tra tình hình các quận Nam Trung.
Thường Phòng khi mới đến quận Tang Ca, thông qua quan hệ với các thủ lĩnh bộ lạc, được biết Thái thú Tang Ca là Chu Bao có ý hưởng ứng hành động phản loạn của Ung Khải, không khỏi kinh hãi, chưa bẩm báo với Gia Cát Lượng, đã hạ lệnh bắt quan chủ bạ ở quận, nghiêm khắc tra khảo, sau khi nhận định rõ ràng, cuối cùng công khai giết hại viên chủ bạ đó, lại chính thức nói rõ âm mưu phản loạn của Chu Bao.
Chu Bao nghe tin cả giận, lập tức dẫn quân giết Thường Phòng, song lại sợ Gia Cát Lượng xử tội gia quyến ở Thành Đô, đành vu cáo Thường Phòng mưu phản.
Gia Cát Lượng sau khi tiếp được báo cáo, rất hối hận đã phái Thường Phòng thiếu năng lực xử lý nhạy bén, lại biểu hiện vội vàng, không thận trọng xử lý vấn đề xảy ra, bức bách Chu Bao vốn cậy quyền ở đấy công khai tạo phản, lại có thể khiến phương nam rơi vào đại loạn; để vỗ yên tâm lý bất bình của quan lại ở quận Tang Ca, Gia Cát Lượng hạ lệnh xử chém gia quyến của Thường Phòng, lại lưu đầy 4 người anhem đến Việt Huề. Song Chu Bao sau khi tuyên bố toàn quân theo về với Ung Khải, lại công khai chống cự triều đình Thục Hán, khiến nước cò thí tốt của Gia Cát Lượng hiển nhiên chưa thu được hiệu quả gì.
Sự kiện này được ghi chép trong “Ngụy thị xuân thu”, bởi thế Bùi Tùng Chi khi chú giải, đã rất nghi ngờ. Ông ta cho rằng, dựa vào cá tính thận trọng mà Gia Cát Lượng sẽ chẳng đến nỗi tùy tiện thi hành án tử hình, “sao lại giết người vô tội để vui lòng kẻ gian? Thực hồ nghi vậy!”.
Thái độ của Thường Phòng thực ra không đúng, bởi thế bị xử phạt cũng có khả năng, phải nỗi về sự kiện quan trọng này, “Thục chí” phải có ghi chép mới đúng, sao lại hoàn toàn không thấy, trái lại trong Ngụy thị xuân thu quan hệ không lớn với sự kiện Nam Trung lại có ghi chép, rõ ràng khiến người ta nghi ngờ về tính trung thực, có thể nói Gia Cát Lượng xử phạt gia quyến Thường Phòng chỉ là trò chơi chính trị, như thế cũng không ổn. Song bất luận thế nào, sách lược này hiển nhiên là không thành công. Từ những hành động quân sự sau này trong cuộc nam chinh mà xem, cuộc phản loạn Tang Ca ít nhiều là bị bức bách mà nổ ra, quân dân Tang Ca hiển nhiên chẳng có định kiên, bởi thế trước hành động nam chinh của Gia Cát Lượng, sự đề kháng của Tang Ca rất ít, cơ hồ khi quân Mã Trung vừa đến, các bộ lạc lớn nhỏ ở Tang Ca đều theo về với quân đội Thục Hán. Song vấn để Tang Ca gia nhập trận tuyến phản loạn, cho thấy công việc vỗ yên lúc đầu của Gia Cát Lượng đã thất bại hoàn toàn.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.