Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

3. Trương Ôn tỏ ra kiêu ngạo, Tần Mật ứng đối trổ tài



Mùa hạ năm thứ hai, Tôn Quyền phái Trung lang tướng vào Thục đáp lễ, trước lúc lên đường Tôn Quyền dặn dò Trương Ôn rằng: “Ta vốn chẳng muốn phiền ông phải đi xa, song sợ thừa tướng Gia Cát Lượng chẳng hiểu cho nguyên nhân ta với Tào Phi trước đây có qua lại, cho nên phiên ông đi lần này, hy vọng sẽ thuận lợi hoàn thành nhiệm vụ”.

Trương Ôn đáp rằng: “Gia Cát Lượng hiểu biết sâu xa, nhất định có thể hiểu biết được lẽ co duỗi của đại vương, thần đoán rằng ông ta sẽ chẳng nghi ngờ gì”.
Thế rồi Trương Ôn đến nước Thục cứ làm theo chỉ thị của Tôn Quyền, ca tụng sự tốt đẹp của chính quyền nước Thục, cùng tình cảm giao hảo vốn có đã lâu, Gia Cát Lượng thấy Trương Ôn hiểu biết rộng, giỏi ăn nói cũng rất tán thưởng.
Trương Ôn là học giả của Đông Ngô, từng làm Thái phó cho Thái tử Đông Ngô, vẫn xem thường các văn quan võ tướng, lại thấy Thục Hán ở nơi xa xôi, xem ra cũng chả có văn hoá bao nhiêu. Bởi thế ngoài sự tôn trọng Gia Cát Lượng, đối với các quan lại Thành Đô, thường tự xem mình là hơn, lại còn có vẻ ngạo mạn nữa.
Tam quốc chí có chép: “Trương ôn đi sứ nước Thục ứngđối giỏi giang, khiến hậu chủ và Gia Cát Thừa tướng đều phải cảm mến tài năng, Trương Ôn lại có vẻ tự đắc ra mặt.
Trước lúc chia tay, Gia Cát Lượng đặc biệt dẫn trăm quan văn vũ Thành Đô, bầy yến tiệc ở Trường Đình đưa chân. Mọi người đều đã đến, chỉ còn quan biệt giá Tần Mật chưa đến, Gia Cát Lượng lập tức phái người đi mời, khiến Trương Ôn rất ngạc nhiên.
Ông ta không thể không hỏi Gia Cát Lượng rằng: “Vị quan Biệt giá này là người như thế nào?”
Gia Cát Lượng nói: “Đấy là Đại học sĩ Tần Mật”.
Trương Ôn thấy Gia Cát Lượng xem trọng Tần Mật như thế rất không vừa ý. Tần Mật tên chữ là Tử Sắc người Quảng Hán, lúc trẻ đã có tài học, lại có tính đạm bạc thường không muốn ra làm quan. Lưu Bị sau khi bình định Ích Châu tha thiết mời Tần Mật làm Tòng sự tế tửu. Lưu Bị khởi binh đánh Ngô, ngoài Triệu Vân ra, chỉ có Tần Mật dám trực tiếp can gián, bị xem là nhiều loạn lòng quân, tống ngục trị tội. May mà Gia Cát Lượng cốgắng bênh vực, mới đượctha tội, khi Gia Cát Lượnglàm thừa tướng, bởi Tần Mật rộng học lại chính trực, đặc biệt bổ nhiệm làm Biệt giá, tiếp đó lại phong làm Tả trung lang tướng, lại kiêm Trường thủy hiệu uý.
Hôm đó, Tần Mật chậm trễ đến sau. Trương Ôn cho rằng ông ta ra vẻ ta đây, có ý làm khó ông ta tại trận.

Trương Ôn nói: “Tiên sinh được gọi là đại học sĩ, phải chăng thật có thực học?”.

Tần Mật nghiêm sắc mặt nói rằng: “Nước Thục đến nhi đồng cũng có học vấn, hà tất phải hỏi đến ta?”

Trương Ôn lại hỏi rằng: “Vậy xin hỏi trời có đầu không?”
Tần Mật nói: “Có chứ”
Trương Ôn: “Ở phương nào?”
Tần Mật: “Ở phương tây, có thơ rằng “Lại ngoảnh về tây” từ đấy suy ra đầu trời ở phương tây” (ngầm nói Tây Thục)
Trương Ôn: “Trời có tai không?”
Tần Mật: “Có chứ, trời ở cao mà nghe được cả dưới thấp. Có thơ rằng: “Tiếng gà gáy sáng, thấu trời xanh”, nếu không có tai làm sao nghe được”.
Trương Ôn: “Trời có chân không?”
Tần Mật: “Có thơ rằng “Trời đi chập chững, giống như trẻ thơ”, nếu không có chân sao lại bước được’’.
Trương Ôn: “Trời có họ không?”
Tần Mật: “Có!”
Trương Ôn: “Họ gì?”
Tần Mật: “Họ Lưu”
Trương Ôn: “Sao lại biết vậy?”
Tần Mật: “Thiên tử họ Lưu, từ đó có thể thấy vậy”.
Trương Ôn: “Mặt trời chẳng phải lên từ phía đông ư?” (ám chỉ Đông Ngô)
Tần Mật: “Tuy lên ở phía đông lại rơi về phía tây”. (Ám chỉ Tây Thục)
Trương Ôn và Tần Mật người tung kẻ hứng đối đáp đâu ra đấy đều khiến tất cả kính phục.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.