Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

4. Hoà hợp được hai nước, duy chỉ có Đặng Chi



Năm đó Đặng Chi lần thứ hai đi sứ Đông Ngô, bởi Trương Ôn đã cố gắng xúc tiến, quan hệ chính thức giữa hai nước Ngô – Thục lại được đổi mới, từ đấy tin tức Đông Ngô và Thục Hán liên tục qua lại. Song Lục Tốn vẫn giữ Giang Lăng, ổn định biên phòng giữa hai nước, Tôn Quyền còn đặc biệt trao ấn tín “Truyền quốc tướng quân”, phàm là những thư từ Tôn Quyền gửi cho hậu chủ Lưu Thiện hoặc Gia Cát Lượng, nếu có chỗ không thoả đáng đều được Lục Tốn hiệu đính, sau khi đóng dấu ấn của ông ta mới được gửi đi.

Song mối liên minh Ngô – Thục chỉ là thủ đoạn sách lược để duy trì thế bình quân ba chân đỉnh, hai bên chẳng phải chân thành hợp tác bởi thế Đặng Chi đi sứ lần thứ hai thì Tôn Quyền trực tiếp làm khó ông ta.
Tôn Quyền nói: “Nếu như có một ngày Tào Ngụy đã diệt vong, thiên hạ thái bình, hai nước Ngô – Thục cùng phân chia Trung Quốc, thì ông có tán thành không?”
Chẳng ngờ Đặng Chi thản nhiên trả lời rằng: “Có được hoà bình cố nhiên là tốt, chỉ phải nỗi từ xưa đến nay thiên hạ chưa có hai mặt trời, trong một nước sợ rằng cũng khó có hai vua. Nếu như có một ngày thực nuốt được Tào Ngụy, đại vương chưa thể biết rõ mệnh trời sẽ về ai, đâu chỉ có vua hai nước tự thi hành chính đức, quần thần hai nước tận lực trung thành. Song từ đấy về sau sợ lại có một cuộc chiến tranh mới bắt đầu”.
Tôn Quyền nghe rồi, lại vỗ tay cười lớn mà rằng: “Đúng! nói rất hay, ông thật là thành thực, cuối cùng phải nói rõ được như vậy”.

Thời kỳ này Gia Cát Lượng cũng từng phái Đinh Hoành, Âm Hoá làm sứ thần, đến Kiến Nghiệp yết kiến Tôn Quyền, Tôn Quyền so sánh ba người ấy, viết thư cho Gia Cát Lượng rằng: “Đinh Hoành thì nói năng phù phiếm, cầu kỳ, Âm Hoá thì ăn nói dài dòng, lại hay bảo thủ, sứ thần có thể hợp được hai nước duy chỉ có Đặng Chi”

Thân làm sứ thần, có thể để vua nước khác nể phục, Đặng Chi đích xác là một viên quan ngoại giao ưu tú.
Đặng Chi sau này trở thành phó soái của Triệu Vân, sau khi Triệu Vân từ trần, tiếp tục thống lĩnh đội quân dự bị tinh nhuệ của Thục Hán.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.