Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

4. Thiên hạ anh hùng, chỉ có sứ quân và Tháo này.



Nghe nói, Lưu Bị sau khi nhận được mật chiếu để che dấu âm mưu của mình, bèn chôn ra sân sau ngôi nhà ở thành Hứa Đô để trồng rau, tự tay mình cuốc đất tưới nước, làm một người ẩn dật. Có một hôm Lưu Bị đang làm việc ỏ sân sau, đột nhiên Tào Tháo phái người đến mời, rất đỗi kinh hãi, chỉ còn biết đến ngay tướng phủ để yết kiến.

Không ngờ Tào Tháo rất nhiệt tình chiêu đãi ông ta ở vườn hoa sau nhà, hiển nhiên cũng có ý lôi kéo Lưu Bị.
Đấy là cá tính đặc biệt của Tào Tháo, đối với nhân tài không dễ thu phục, thường để lộ nhiệt tâm, hơn nữa lại còn nhẫn nại đặc biệt.
Biết rõ Lưu Bị chẳng phải là kẻ tầm thường cam chịu bó mình, song Tào Tháo vẫn muốn dùng mọi biện pháp để lôi kéo Lưu Bị vào các trận tuyến, vẫn thưòng mời mọc yến tiệc đế bàn chuyện phiếm, qua đó biểu thị cảm tình đặc biệt với Lưu Bị; yến tiệc hôm ấy được bày ra bởi thế.

Bối cảnh “hâm rượu luận anh hùng” rất nổi tiếng trong “Tam quốc diễn nghĩa”, đã phát sinh vào ngày hôm ấy.
Nghe nói, Tào Tháo với Lưu Bị sau khi uống vài chén rượu tình cảm cao hứng, cùng luận về những kẻ anh hùng trong thiên hạ. Lưu Bị lần lượt kể ra những anh hùng đóng binh cát cứ đương thời như Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Sách, Lưu Chương, Trương Lỗ, song đều bị Tào Tháo gạt đi cả. Cuốn chính sử “Tam quốc chí” có chép, lúc ấy Tào Công nói với tiên chủ rằng: “Nay anh hùng trong thiên hạ, chỉ có Sứ quân và Tháo này, bọn Viên Thiệu chẳng đáng đề cập đến”. Cuốn “Hoa Dương quốc chí” có chép bổ sung thêm rằng:
“Lưu Bị nghe rồi lòng bỗng chấn động, cái thìa đang cầm trong tay bất giác rơi xuống đất, đúng lúc ấy có một tiếng sấm lớn, Lưu Bị nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, bèn cúi xuống cầm cái thìa lên, tự mình cười đùa rằng: “Một tiếng sấm ra uy xảy đến nỗi như thế”.
Tào Tháo nhìn thấy Lưu Bị thất sắc cũng cười mà nói rằng: “Kẻ trượng phu mà sợ cả tiếng sấm ư?”
Lưu Bị đáp rằng: “Thánh nhân dậy: Sấm động thì gió nổi, chẳng đáng sợ ư?”
Việc ấy rồi cũng mau chóng qua đi, Tào Tháo thấy Lưu Bị phản ứng quá độ, tưởng Lưu Bị theo về với mình, trong lòng khó tránh khỏi có áp lực cũng không truy cứu gì nữa.
Lấy những chuyện tình thế đương thời mà suy ngẫm đoạn văn “hâm rượu luận anh hùng” có thể xứng với đoạn “quan thượng luận đàm”, ở Quan Lộ. Tào Tháo đang lâm phải sự uy hiếp của đạo quân Viên Thiệu gấp 10 lần ở phía trước, song có thể phá tan địch. Ở đây Lưu Bị lại đang bị phá sản không còn chỗ chạy, phải tạm thời nương náu dưới sự che chở của người khác chỉ mong được an thân mà thôi, song, nếu xem xét cục diện Tam quốc như ba chân vạc sau này, Tào Tháo thực đã có một cái nhìn sáng tỏ về nhân tài này.
Do Lưu Bị có danh tiếng ở Hứa Đô sự nguy hiểm cũng theo đó mà tăng lên, ví như âm mưu còn chưa tiết lộ, Tào Tháo tiếc tài vẫn muôn lôi kéo ông ta. Song ai có thể bảo đảm thuộc hạ của Tào Tháo không phát giác ra? Bởi vậy Lưu Bị ngày đêm mong có cơ hội thoát khỏi tình cảnh khó khăn này. Đúng lúc ấy, Viên Thuật ở Hoài Nam bởi không được sự giúp đỡ của quân Tôn Sách ở Giang Đông, cảm thấy thế đơn lực mỏng có ý muốn dựa hẳn vào Viên Thiệu ở Hà Bắc. Hai tướng họ Viên này sau loạn Đổng Trác đã nỗ lực chiếm cứ địa bàn nên diễn ra cuộc đối kháng Nam Bắc, song rốt cục họ vẫn là anh em cùng cha khác mẹ, nay tình thế đã có biến đổi, họ Viên lại hoà hảo với nhau.

Bởi vậy nhân cơ hội đề nghị rằng: “Viên Thuật nếu theo về với Viên Thiệu, ắt hẳn phải qua Dự Châu, nay Dự Châu mới bước đầu bình định phòng thủ yếu kém nên lập tức tăng cường. Tôi rất hiểu biết Dự Châu, lại nữa có quan hệ tốt, chẳng bằng tôi lĩnh một đạo quân cơ động ngăn chặn Viên Thuật đề phòng hai tướng họ Viên cùng uy hiếp từ hai phía Bắc Nam”.
Tào Tháo bởi muôn lôi kéo Lưu Bị, bèn đáp ứng ngay, phân cho Lưu Bị 5 vạn binh mã, lại sai hai viên đại tướng là Chu Linh, Lộ Chiêu cùng đi, lập tức chuẩn bị xuất binh. Lưu Bị sau khi nhận lệnh ngay trong đêm sắp xếp binh mã và lương thảo cùng lập tức khởi quân. Đổng Thừa chạy theo mười dặm trường đình đưa tiễn, hai bên cùng nhau thương nghị rồi Lưu Bị cấp tốc mang quân đến Từ Châu. Những mưu thần trọng yếu của Tào Tháo lúc ấy là Trình Dục và Quách Gia, vừa đến Dự Châu xem xét lương thảo trở về nghe nói Lưu Bị mang quân đên Từ Châu, lập tức ngăn cản, Tào Tháo cũng phái một đội trưởng quân cấm vệ là Hứa Chử dẫn quân đuổi theo. Song Lưu Bị ngày đêm khẩn cấp hành quân, chẳng thể nào đuổi kịp.
Tào Tháo tuy có hối hận đôi chút, song Từ Châu vẫn được xem là đất cai quản của mình. Bởi vậy cũng không để tâm đến nữa.
Quân Viên Thuật mấy lần tiến lên phía Bắc đều bị Lưu Bị kịp thời ngăn cản bất đắc dĩ phải rút về phía nam, không lâu Viên Thuật lo nghĩ thành bệnh, khoảng tháng 6 năm thứ 4 Kiến An thổ huyết từ trần, quân lệ thuộc tan rã cả, có người theo về với Tôn Sách ở Giang Đông, quân dưới trướng theo về với Tào Tháo. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Lưu Bị liền phái Chu Linh, Lộ Chiêu trở về Hứa Đô báo công còn tự mình nắm quân chủ lực ở Từ Châu, chiêu mộ vỗ về dân lành ở Từ Châu đã nhiều năm phải chịu cảnh loạn lạc.

Tào Tháo thấy Lưu Bị có ý củng cố binh lực, ngầm phái người của mình làm Thứ sử Từ Châu, để Xa Trụ đợi thời sát hại Lưu Bị. Việc này cha con lão thần Trần Khuê, Trần Đăng biết rõ đưa tin về Lưu Bị. Lưu Bị sớm ra tay trước liền phái Quan Vũ đánh thành Hạ Phì giết Xa Trụ đi. Liền đó Quan Vũ ở lại Hạ Phì bảo vệ gia quyến và lương thảo, còn Lưu Bị và Trương Phi đóng ở gần huyện Bái, phòng quân Tào xâm lấn. Đến lúc ấy quan hệ giữa Lưu Bị và Tào Tháo cắt đứt hẳn. Chẳng bao lâu, Hứa Đô phát sinh sự kiện Đổng Thừa, âm mưu mưu sát lộ ra, toàn thể đại thần tham dự đều bị hại.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.