Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

5. Một đao phó hội, níu giữ hoà bình.



Lỗ Túc lấy đại cục làm trọng, cự tuyệt mệnh lệnh của Tôn Quyền, trái lại cùng với Quan Vũ tiến hành hoà đàm “một đao phó hội”. Một đao phó hội chẳng phải là chuyện Quan Vũ múa đại đao trong Tam quốc diễn nghĩa, mà là một nơi phi vũ trang hoặc có thể gọi là cuộc đàm phán trước trận được vũ trang nhẹ.

Theo đề nghị của Lỗ Túc, quân sĩ hai bên bầy binh bố trận ở ngoài năm trước, để tránh xung đột, các tướng lĩnh tham dự hội đàm, mỗi người chỉ mang theo một cây đao, chẳng có vệ sĩ đi kèm, sử sách gọi đó là một đao phó hội. Tam quốc chí có chép:
Trong hội nghị, Lỗ Túc hỏi thẳng Quan Vũ, vì sao không mang trả ba quận Kinh Châu.
Quan Vũ giải thích rằng, trận Ô Lâm (trên bờ Xích Bích) tả tướng quân Lưu Bị tự mình xông pha chiến trận, tận lực đánh bại kẻ địch, sao có thể vất vả mà không có công, mà không có được một dải đất, chẳng nhẽ một chút đấy này các ông cũng muốn đoạt về ư?

Lỗ Túc nghiêm sắc mặt đáp rằng: “Chẳng thể nói như thế, năm xưa Lưu Dự Châu ở trận Đương Dương Trường Bản, chỉ còn một đội quân nhỏ, thế cùng lực kiệt, chuẩn bị phải chạy đến phương xa. Chúa công tôi thương ông ta, mới tìm đất để ông ta được yên và cùng đối phó với Tào Tháo. Sau này lại cho ông ta mượn ba quận bên sông, cũng là sự ước định rất chí công vô tư. Nay các ông đã đoạt được Ích Châu, cứ theo ước định mà trả lại toàn bộ Kinh Châu mới phải, mà Lưu Dự Châu bởi tham lam quá trớn, muốn lấy vùng đất mượn của chúng tôi. Tin rằng đến cả bọn phàm phu tục tử cũng không làm như vậy huống chi là một lãnh chúa châu quận nhỉ?”. Quan Vũ bấy giờ nghĩ lại, chẳng biết nói gì.

Từ đoạn đối thoại này, chúng ta có thể thấy về dư luận thiên hạ bấy giờ tựa hồ không thừa nhận hành vi đánh lén ba quận Kinh Nam, mà đánh thắng trận Xích Bích chính ra là Đông Ngô, nói về lý lẽ thì Kinh Châu phải thuộc về Tôn Quyền.
Song Kinh Châu lại có địa vị chiến lược rất quan trọng. Lưu Bị sau này muốn bắc phạt Trung Nguyên, thì Kinh Châu không bị nghi ngờ gì là bàn đạp rất tốt, cho nên nói gì thì nói cũng không thể trả cho Tôn Quyền, nói rằng đoạt được Lương Châu chỉ là nói quanh mà thôi.
Bởi ba quận Kinh Nam đã bị Đông Ngô tiến đánh, đúng lúc ấy lại lan truyền Tào Tháo tự dẫn đại quân, tham dự chiến dịch Hán Trung, Lưu Bị sợ Ích Châu mới chiếm được bị áp lực lớn bởi muốn tăng cường phòng thủ nội bộ, tránh phân tán binh lực, bèn chủ động phái sứ giả cầu hoà với Tôn Quyền.
Tôn Quyền trước ý chí chủ hoà mãnh liệt của Lỗ Túc, lấy đại cục làm trọng, lệnh cho Gia Cát Cẩn là anh trai của Gia Cát Lượng phụ trách việc hoà đàm, ký lại hiệp ước.
Hai bên đồng ý cùng chia Kinh Châu, lấy sông Tương Thủy làm ranh giới, các quận Trường Sa, Giang Hạ, Quế Dương phụ thuộc Tôn Quyền. Nam Quận (cả Giang Lăng), Linh Lăng, Vũ Lăng thuộc về Lưu Bị, miễn cưỡng duy trì quan hệ hoà bình giữa hai bên.
Song Quan Vũ là viên đại tướng không giỏi xử lý vấn đề chính trị, ông ta đối với sự khổ tâm của Gia Cát Lượng để liên hợp Đông Ngô và giữ yên Kinh Châu, lại hoàn toàn không hiểu nổi. Ông ta ngạo mạn khinh địch, cố chấp lại tự cao tự đại, thường va chạm với Lỗ Túc về chuyện biên giới, gây ra phiền phức. Hơn nữa đương khi Tôn Quyền phái sứ giả đến cầu hôn xin con gái ông ta cho con trai của mình, Quan Vũ chẳng những không hứa hôn, mà ngay lúc ấy lại mắng nhiếc sứ giả của Tôn Quyền, khiến quan hệ hai bên đã căng thẳng lại càng xấu đi. Tuy Tôn Quyền xuất chiêu lần này có ý cầm bắt con tin, song ít ra cũng muốn tăng cường quan hệ hữu hảo. Ví như không đáp ứng, cũng nên nói lại với Lưu Bị, sau đó sẽ phái sứ giả mà khéo léo cự tuyệt. Quan Vũ phản ứng quá độ như thế, chẳng những khiến tình thế Kinh Châu càng xấu đi, cũng làm cho không khí chiến tranh càng tăng thêm, thực ra còn chưa biết thế nào. Trái lại, Lỗ Túc vẫn lấy dại cục đồng minh làm trọng, thường có thái độ vui vẻ. Bởi thế suốt thời gian Lỗ Túc còn sống, vẫn chưa từng phát sinh vấn đê gì nghiêm trọng.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.