Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

5. Nhận lệnh lúc lâm nguy, nho gia làm Thống soái.



Hoà giải không thành, chiến tranh là việc không tránh khỏi, Lưu Bị muốn chiếm ưu thế, ông ta biết Lã Mông đã từ trần, thực lực ở chiến tuyến của Đông Ngô rất mỏng, lập tức hạ lệnh Ngô Ban với đạo quân thứ nhất và Phùng Tập với đạo quân thứ hai cùng phát động tấn công. Sau khi Lý Dị và Lưu Hà giữ trọng điểm ở Vu Huyện bị đánh bại, thanh thế quân Lưu Bị rất lớn, khi tiến quân đến thành Tỉ Qui đã tập kết được hơn 4 vạn binh lính. Các tù trưởng dân tộc thiểu sô ở Vũ Lăng đều rối rít hưởng ứng gia nhập vào trận tuyến của Lưu Bị.

Thực ra trong cuộc chiến tranh này cả hai bên đều không dám dốc toàn lực, Tào Phi tuy mới tiếp nhiệm song chính quyền Tào Ngụy vững như núi Thái Sơn, hiện giờ lại đã kiến quốc, thanh thế đang thịnh, đang có ý muốn nam chinh.
Lưu Bị lấy danh nghĩa Hoàng đế, gây ra cuộc chiến tranh để trả thù riêng, tuy có thế lực mạnh, song không dám điều động một đại tướng chỉ huy độc lập. Bởi Trương Phi là chủ tướng đông chinh đã không may bỏ mạng, Lưu Bị không tìm được người có thể thay thế. Gia Cát Lượng ắt phải giữ đại bản doanh để tránh chuyện bất thường, còn Triệu Vân vẫn phối hợp tốt với Gia Cát Lượng tuy là người thích hợp với cuộc đông chinh này, song do ông ta đã công nhiên phản đối chiến tranh khiến Lưu Bị không muốn phái ông ta tác chiến, vẫn bố trí làm quân dự bị ở Giang Châu, nếu nói về thực chất là người giữ cửa phía đông cho Gia Cát Lượngmà thôi.
Hán Trung tình hình cũng không thực ổn định, bởi thế cũng không điều động được Ngụy Diên đi khỏi đó. Còn Mã Siêu có địa vị cao lại đang phải trấn thủ Thục Bắc, để đề phòng quân Lương Châu xâm nhập. Bởi thế cuộc đông chinh lần này tuy huy động hơn 4 vạn quân, song vai trò của Lưu Bị, thực ra là “hiệu trưởng kiêm đánh trống”.
Song, về phía Tôn Quyền cũng không dễ dàng gì, lão tướng Trình Phổ đã mất, những tướng lĩnh như Chu Du, Lỗ Túc, Lã Mông đều đã qua đời đang lúc phong độ. Còn Hoàng Cái, Hàn Đương tuy dũng mãnh, lại khó có thể đảm đương chức trách đại soái. Lại cũng không điều động được các tướng Chu Thái, Cam Ninh đang giữ chiến tuyến Hợp Phì ở phía đông đối phó với quân Tào vẫn thường xâm lấn, mà lực lượng quân Tào lại lớn hơn Thục Hán; bởi thế Tôn Quyền so với Lưu Bị lại còn thê thảm hơn vì căn bản không rời mắt được khỏi chiến tuyến phía đông. Chỉ có một người đủtư cách giữ chiến tuyến phía tây là Từ thì không đủ tính độc lập về thảo kế hoạch và thống lĩnh quân đội, khiến Tôn Quyền đau đầu không thôi.
Lã Mông trước lúc lâm chung từng tiến cử Lục Tốn thay thế cho nhiệm vụ của mình.
Lục Tốn là con rể của Tôn Sách, tuổi còn rất trẻ thuộc thê hệ thứ ba của Đông Ngô, bản thân là nho sinh, không hiểu võ nghệ, sao có thể cầm đầu được các lão tướng ỏ thế hệ thứ nhất và thứ hai? Ví như Tôn Quyền có giúp đỡ mạnh mẽ thì Lục Tốn liệu có thể đối địch được với Lưu Bị đã từng qua trăm trận đánh.

Lục Tốn tên chữ là Bá Ngôn, người Ngô Đô, tên thực là Nghị, vốn hậu duệ của một dòng họ lớn ở Giang Đông. Lục Tốn khi còn trẻ bố mẹ đều đã qua đời, phải theo người chú là Lục Khang đang làm Thái thú Lư Giang, Lục Khang có hiềm khích với Viên Thuật, Viên Thuật muốn đánh Lư Giang, Lục Khang bèn đưa thân nhân vê Ngô Huyện, Lục Tốn lại hơn con cả của Lục Khang nhiều tuổi, thành ra là người lãnh đạo trong gia tộc.

Khi Tôn Quyền làm tướng quân, Lục Tốn được cử làm phó tướng sau đó lại làm huyện trưởng Hải Sương, đang lúc đại can, trộm cướp nổi lên khắp vùng. Lục Tốn liền mở kho gạo phát chẩn cho dân nghèo, đôn đốc việc nông nghiệp, vỗ yên trăm họ, lại tự mình cầm quân bình phục được đạo tặc. Tuy là nho sinh song rất tinh thông binh pháp, lại giầu thao lược, một dải hồ Ba Dương nạn thủy tặc đều được ổn định, Tôn Quyền bởi thế mà phong cho Lục Tốn làm Định uy hiệu uý, lại mang con gái Tôn Sách gả cho.
Lục Tốn có tầm nhìn xa, có sở trường lập kế hoạch.
Tôn Quyền thường phải ra mệnh lệnh, nên lấy ông ta làm Hữu đô đốc ở dưới trướng. Trước trận đánh Xích Bích, bọn giặc cỏ Phí Sa ở Đan Dương nghe theo Tào Tháo, làm loạn ở hậu phương của Tôn Quyền. Bởi các đại tướng Chu Du, Trình Phổ đều bận chiến đấu, Tôn Quyền bèn phái Lục Tốn đến đó dẹp loạn. Lục Tốn tuy binh lực ít, lại nhân đêm tối mà tập kích đại phá quân Phí Sa và lấy sách lược chiêu hồi, thu được vài vạn quân số, bình phục hậu phương bị chiếm trước đó ở vùng Vu Hồ, giải trừ được nguy cơ hậu phương của Đông Ngô.
Thái thú Cối Kê là Thuần Vu Thức đôi với Lục Tốn thường bất mãn, chống lại pháp lệnh, thường tự mình tổ chức ra dân binh, còn nói với Tôn Quyền kiểm điểm Lục Tốn về tội quấy nhiễu dân lành, song Lục Tốn khi nói với Tôn Quyền lại khen ngợi Thuần Vu Thức là viên quan tốt yêu dân.
Tôn Quyền không hiểu nổi, hỏi Lục Tốn: “Thuần Vu Thức nói xấu ngươi, ngươi lại khen ông ta, đấy là cớ làm sao?”.
Lục Tốn đáp: “Thuần Vu Thức bởi muốn bồi dưỡng nhân dân mới xét nét Lục Tốn, nếu như Lục Tốn lại lấy ý kiến cá nhân bất động, xem ông ta là kẻ gây loạn, đấy mới là không đúng”.
Tôn Quyền không khỏi than rằng: “Thế mới là hành vi đáng kể! Lục Tốn còn trẻ vậy, đã tu dưỡng đến thế, và việc mà người khác dứt khoát không làm được”.
Khi Lã Mông thác bệnh về nhà, đã tiến cử Lục Tốn với Tôn Quyền, cho rằng đấy là người xứng đáng nhất thay thế mình sau này, ông ta nói: “Lục Tốn có suy nghĩ mẫn tiệp sâu xa mọi việc, qua công việc mới làm, đã thấy có kế hoạch chu đáo, cuối cùng có thể đảm nhận được việc lớn”.
Trong trận tranh giành Kinh Châu vừa rồi, Lục Tốn dẫn quân từ Lục Khẩu đoạt lấy Nam Quận và Công An, đánh tan phòng tuyến được xây dựng ỏ đó. Sau khi chiến tranh kết thúc, Lã Mông bởi bị bệnh mà từ chức, Lục Tốn đóng quân giữ Di Lăng, thống lĩnh chỉ huy quân sĩ phòng thủ chiến tuyến phía tây. Lục Tốn đề nghị với Tôn Quyền, nên lấy sách lược khoan dung như ngày xưa Lưu Bang vào Quan Trung, trọng dụng các nhân sĩ ở đấy để xây dựng lại Kinh Châu, Tôn Quyền nghe lời cho nên quân tình hỗn loạn ở Kinh Châu mau chóng được ổn định lại.
Lưu Bị đông chinh với số quân hơn 4 vạn người, Tôn Quyền nếu muốn cân bằng được ắt phải động dụng nhiều quân đoàn, bởi các tướng lĩnh quân đoàn đều là những tướng tài thuộc thế hệ thứ nhất và thứ hai, mà Lục Tốn lại thuộc thế hệ thứ ba, tuy có tài cán, phải chăng dễ gì thu phục được lòng người, khiến Tôn Quyền trong lòng do dự chẳng quyết đoán được.
Song Thái thú Nam Quận là Gia Cát Cẩn, lại cho rằng Lục Tốn là người xứng đáng nhất, bèn hăng hái tiến cử với Tôn Quyền. Tôn Quyền đành trực tiếp cho gọi Lục Tốn đến, hỏi han ý nguyện và chủ trương cá nhân.
Chẳng ngờ Lục Tốn ứng đối khảng khái rõ ràng, lại tức khắc đề ra kế hoạch sắp xếp quân đoàn và tác chiến, cho thấy ông ta sớm đã chuẩn bị và suy nghĩ nhiều ngày. Lục Tốn đề nghị sắp xếp một đạo quân hơn 5 vạn người, vượt quá đội quân mà Chu Du đã thống lĩnh trong trận Xích Bích. Đội ngũ bao gồm những danh tướng thế hệ thứ nhất và thứ hai Đông Ngô, có khí phách lớn lao, khiến người ta phải kinh hãi. Tôn Quyền rất cao hứng phê chuẩn kế hoạch mà ông ta đưa ra. Tổng tư lệnh: Lục Tốn (kiêm Tham mưu trưởng)

Đội quân thứ 1: Chu Nhiên (danh tướng thế hệ thứ hai)
Đội quân thứ 2: Phan Chương
Đội quân thứ 3: Tống Khiêm
Đội quân thứ 4: Hàn Đương (danh tướng thế hệ thứ nhất)
Đội quân thứ 5: Từ Thịnh (danh tướng thế hệ thứ hai)
Quân dự bị: Tôn Hoàn (danh tướng thân tộc Tôn Quyền)
Qua cách sắp xếp này có thế thấy, bất luận về quân lực hay tác chiến, quân phòng vệ Đông Ngô của Lục Tốn hiển nhiên có ưu thế hơn đạo quân đông chinh của Lưu Bị.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.