Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

5. Thu dọn yến tiệc thắng lợi, bày ra ân uy điều hành.



Lưu Bị sau khi vào Thành Đô, lập tức bày tiệc lớn mừng công, khao thưởng cho quân viễn chinh vào Thục, bày ra một không khí tưng bừng chiến thắng.

Lưu Bị lấy danh nghĩa Kinh Châu mục kiêm Ích Châu mục, Tả tướng quân, đại tư mã đứng ra cai trị.

Lại phong Gia Cát Lượng làm Quân sư tướng quân, lấy Đổng Hòa vốn là Thái thú quận Ích Châu làm Trung lang tướng, Gia Cát Lượng được bố trí làm tả tướng quân Đại tư mã trông coi chính sự.
Lại cho mở cửa kho, luận công ban thưởng, Gia Cát Lượng, Quan Vũ,Trương Phi, Pháp Chính mỗi người đượcthưởng 500 cân vàng, 1000 cân bạc nén, cùng nhiều tiền bạc gấm vóc. Ngoài ra Triệu Vân, Hoàng Trung, Ngụy Diên, Mạnh Đạt, cũng xét theo công lao lớn nhỏ được ban thưởng hậu hĩ. Tiếp đó Lưu Bị dự định lấy nhà cửa của quan lại cũ ở Thành Đô, cùng vưòn tược cấp cho các văn quan võ tướng mới đến. Những người được phần thưởng đều vui mừng trước chiến lợi phẩm không dễ có được.

Lão tướng Triệu Vân một mình đứng ra khuyên Lưu Bị rằng: “Ngày xưa Hoắc Khứ Bịnh (danh tướng đánh Hung Nô đời Hán Vũ để) từng nói: “Hung Nô chưa diệt được sao nghĩ đến việc nhà”. Nay Tào Tháo tàn hại nhà Hán, chẳng khác gì Hung Nô ngày xưa, tuy chúng ta đã thu được Ích Châu song chẳng thể cầu an tại chỗ. Để đến khi thiên hạ bình định, cởi giáp về quê, đấy mới là lúc hưởng thụ thái bình! Huống chi dân Ích Châu vừa mới trải qua chiến tranh điêu linh, lại đoạt lấy ruộng vườn của họ, ắt sẽ ảnh hưởng đến sinh kế, tạo ra sự không yên ổn trong xã hội như thế là rất không công bằng. Không gì bằng trả lại ruộng vườn của họ, để an cư lạc nghiệp, có được không khí phấn khởi, sau này mọi việc binh lương giao dịch, mới có được sự giúp đỡ và ủng hộ chân chính từ họ”.

Những lòi lẽ nghiêm chỉnh của Triệu Vân, hoàn toàn đứng trên lập trường ổn định và hợp pháp của chính quyền mới, thể hiện đầy đủ một nhân cách cao quý, quan tâm đến dân tình thống khổ, chí công vô tư. Bởi thế Lưu Bị rất đỗi cảm động, lập tức tuyên bố đình chỉ chính sách phân chia trước đây, để tập trung vào việc vỗ yên trăm họ ở Ích Châu. Thế rồi những người có công đều được ban khen một chén rượu quý; bởi Triệu Vân chí công vô tư như thế nên cũng đắc tội với bằng hữu, nhiều người không vừa lòng cũng không tiện nói ra.
Về phương diện giai cấp thống trị, Lưu Bị dung hòa thế lực Kinh Châu và Ích Châu biểu hiện bề ngoài thì Đổng Hòa cùng với Gia Cát Lượng nắm đại quyền, còn về phân phối quyền lực thực tế, đều dựa cả vào Gia Cát Lượng và Pháp Chính. Theo đề nghị của vài người, Lưu Bị đã sử dụng những kẻ sĩ tài giỏi thời cũ, chẳng kể gì thân sơ, theo tài năng mà đề bạt thích hợp.
Đổng Hòa nguyên là người Kinh Châu, thời trẻ theo Lưu Yên vào Thục, là một viên quan hành chính rất có năng lực, phàm là những nơi ông ta cai trị, đều đã biến đổi phong tục, sợ uy mà không phạm lỗi. Thời Lưu Chương, Đổng Hòa ra làm Thái thú quận Ích Châu ở phía nam; ông ta có quan hệ tốt với các dân tộc thiểu số ở địa phương, được dân yêu mà tin theo. Dưới thời Lưu Chương hôn mê, những quan lại địa phương có thành tích như Đổng Hòa rất ít. Gia Cát Lượng biết rõ Đổng Hòa là một nhân tài khó kiếm được, bởi thế yêu cầu Lưu Bị đặc biệt đề bạt, trở thành cánh tay quan trọng của Gia Cát Lượng trong việc điều hành Ích Châu.
Hứa Tĩnh là Thái thú Thục quận, là anh của Hứa Thiệu, nổi tiếng ở Nhữ Nam, vẫn có tiếng ở vùng Giang Nam, Lưu Chương đặc biệt cho ngươi mời mọc ông ta làm Thái thú Thục quận cũng là một trưởng quan hành chính rất quan trọng ở Thành Đô, có thể nói là một đại thần được Lưu Chương tín nhiệm và tôn trọng, song đang khi Thành Đô nguy cấp, Hứa Tĩnh thấy sinh mệnh của trăm họ là điều quan trọng nhất, bởi thế chủ trương hòa bình giải quyết vấn đề Thành Đô, do Lưu Chương ngần ngừ không quyết, Hứa Tĩnh đã dự định lén mở cửa thành để tiếp đón quân Kinh Châu, may mà Lưu Chương cảnh giác, âm mưu chưa thể thực hiện. Song bởi Hứa Tĩnh có danh vọng cao, rất được lòng người, nên Lưu Chương đối với việc làm phản này cũng chưa thể truy cứu.

Lưu Bị sau khi nắm quyền bính, đối với hành vi bán chúa lúc lâm nguy của Hứa Tĩnh, không được vừaý, bởi thế có dự định không trọng dụng ông ta nữa.
Pháp Chính lại nhìn nhận khác hẳn, ông ta nói: “Trong thiên hạ có không ít người hữu danh vô thực, Hứa Tĩnh là một người như thế. Song chúa công hiện nay đang sáng nghiệp, chẳng thể khiến trăm họ Ích Châu nhìn rõ được Hứa Tĩnh, ông ta có danh vọng lớn khắp trong vùng nếu không trọng dụng ông ta, thiên hạ sẽ nhìn nhận chúa công là có ý khinh mạn hiền sĩ. Theo đề nghị của thần, vẫn phải trọng dụng ông ta, mới có thể lôi kéo nhân tài xa gần, đấy cũng là cốt lõi”. Yến Chiêu Vương ngày xưa trọng dụng Quách Hòe! Quách Hòe là một đại thần của Yến Chiêu Vương thời Chiến Quốc, Yến Chiêu Vương lên ngôi trong lúc loạn lạc, tích cực tìm kiếm nhân tài, gây dựng cơ đồ. Bởi nước Yên ở tận phương bắc, không dễ lôi kéo nhân tài ưu tú ở Trung Nguyên, Yến Chiêu Vương bèn hỏi han Quách Hòe về sách lược cầu hiền.

Quách Hòe cười mà nói với ông ta rằng: “Xin trước hãy trọng dụng Quách Hòe tôi đây! Nếu kẻ tài hèn như tôi vẫn được đức vua trọng dụng, kẻ sĩ có thực tài tự nhiên sẽ không ngại nghìn dặm mà tìm đến”. Yến Chiêu Vương bèn phong Quách Hòe làm Thái phó, đặc biệt tôn trọng, quả nhiên có không ít kẻ sĩ thực tài, rối rít từ Trung Nguyên đến nước Yên tìm cơ hội. Danh tướng Nhạc Nghị cũng vào thời gian ấy, theo về với Yến Chiêu Vương, rất được trọng dụng, đã giúp đỡ Yến Chiêu Vương xưng bá thiên hạ.
Ý tứ của Pháp Chính là tiếp tục lợi dụng danh tiếng lớn của Hứa Tĩnh, đối với chính quyền mới của Lưu Bị ở Ích Châu đang thu hút nhân tài, sẽ có được sự giúp đỡ rất lớn.
Lưu Bị cũng làm theo đề nghị của Pháp Chính để Hứa Tĩnh làm Tả tướng quân Trưởng sử, Lưu Bị sau khi xưng làm Hán Trung Vương, lại cất nhắc Hứa Tĩnh làm Thái phó, sau này lập ra đế chế Thục Hán lại phong làm Tư đồ. Gia Cát Lượng sau khi nắm quyền cai trị, cũng rất tôn trọng Hứa Tĩnh.

Lưu Ba ở Linh Lăng, lúc đầu là người tích cực giúp đỡ chính quyền của Tào Tháo, Lưu Bị trong thời gian liên hợp với Tôn Quyền chống Tào Tháo, thì Lưu Ba cùng với các nhân sĩ thân Tào ở Kinh Châu, chủ trương Trung Quốc thống nhất, tiếp thu yêu cầu của Tào Tháo, đến chiêu an ở ba quận Trường Sa, Linh Lăng, Quê Dương ở phía nam.
Trận đánh Xích Bích, thế lực Tào Tháo bị bức rút khỏi Kinh Châu, ba quận phía nam ấy bị rơi vào phạm vi thế lực của Lưu Bị. Gia Cát Lượng thấy Lưu Ba có tài năng và nhân cách, đã viết thư chiêu dụ, song Lưu Ba lại bỏ quan mà đi, để lại lá thư không muốn phò tá một chính quyền không chính thống như Lưu Bị, khiến Lưu Bị đối với Lưu Ba rất chi căm giận.
Sau này Lưu Ba đến Giao Chỉ theo giúp Lưu Chương được Lưu Chương cho làm một chức quan cao cấp ở văn phòng. Đến khi Trương Tùng, Pháp Chính nêu kế hoạch mời Lưu Bị vào Thục cùng chống lại Trương Lỗ, Lưu Ba đã phản đối mãnh liệt, ông ta cho rằng Lưu Bị có dã tâm rất lớn, vào Thục ắt sẽ mang theo tai họa lớn. Đến khi Lưu Bị đã vào Thục chuẩn bị bắc phạt Trương Lỗ, thì Lưu Ba lại nói: “Nếu để Lưu Bị đi đánh Trương Lỗ như thế là thả hổ về rừng”.
Sau mấy lần can gián, đều không được Lưu Chương tiếp thu, Lưu Ba đành đóng cửa cáo bệnh, không tham dự vào chính sự ở Ích Châu.
Khi Lưu Bị bao vây Thành Đô mọi người đều cho rằng lần này Bưu Ba số đã hết, song Lưu Bị lại nghe theo đề nghị của Gia Cát Lượng, hạ lệnh rằng: “Nếu ai làm hại Lưu Ba thì phải tru di tam tộc”. Lưu Ba nghe vậy rất đỗi cảm động, sau khi Lưu Bị vào Thành Đô, Lưu Ba đến tận nơi tạ tội, Lưu Bị tự nhiên không trách cứ ông ta, lại nghe theo sự tiến cử của Gia Cát Lượng, để Lưu Ba giúp việc ở phủ thừa tướng.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.