Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

5. Trâu gỗ, ngựa máy ra đời, bổ trợ vận chuyển lương thực



Bởi Tào Chân thế đang hùng hổ, Gia Cát Lượng không dám chủ quan, phải bắt đầu bầy ra tư thế trường kỳ kháng chiến, bởi thế việc chuẩn bị lương thực khá quan trọng.

Với mùa mưa gần hai tháng, đại quân Gia Cát Lượng đều ở trong núi, việc vận chuyển trở thành vấn đề nghiêm trọng. Để khắc phục khó khăn ấy, Gia Cát Lượng lần đầu sử dụng một loại công cụ vận chuyển gọi là trâu gỗ.

Đường sàn đạo ở đây là đặc điểm riêng của vùng Tần Lĩnh, đi lại rất khó khăn, phương tiện vận chuyển mới được thiết kế, trong hành động bắc phạt lần thứ 4 được vận dụng rộng rãi. Đợt bắc phạt lần đầu tiên đối trận với Tư Mã Ý ở gò Ngũ Trượng, dựa vào mấy khuyết điểm của trâu gỗ, cải tiến thêm trở thành ngựa máy vận chuyển nhiều và nhanh hơn.
Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, tô vẽ tính thần kỳ của trâu gỗ và ngựa máy giống như là “Trâu cơ khí và ngựa cơ khí” ngoại hình đều giống trâu, ngựa. Đến như thời hiện đại cũng chẳng có kỹ thuật này, huống chi là thời đại Tam quốc khoa học còn chưa phát triển? Tam quốc chí cũng khen ông ta “giỏi hiểu biết công nghệ, có sở trường phát minh và sáng tạo các loại công cụ, cũng tức là rất có đầu óc khoa học”, đương nhiên kỹ thuật thời hiện đại Tam quốc chẳng thể so sánh với khoa học hiện đại bây giờ.

Trung Quốc từ xưa đã có không ít người có sở trường phát minh các công cụ khoa học. Mặc Tử và Công Tôn Bàn thời Chiến quốc, nhờ phát minh đánh thành và công cụ phòng thủ mà nổi tiếng, nghe nói còn làm được con diều gỗ có thể bay được. Trương Hành thời nhà Hán đã có phát minh về dự trắc thời tiết và động đất truyền lại cho đời sau.
Tương truyền người vợ của Gia Cát Lượng là Hoàng phu nhân cũng là một cao thủ về mặt này, hai người rất tâm đầu ý hợp, tin rằng khí cụ trong nhà riêng ắt có không ít thiết kế tinh vi.
Nỏ liên châu là một vũ khí có sức sát thương rất mạnh, nghe nói là Gia Cát Lượng đã cải tiến loại nỏ đương thời, lại gọi là nỏ Nguyên nhung. Nỏ này là một loại binh khí lợi dụng lực cơ giới để bắn tên; gồm các bộ phận cánh cung, tay nỏ và máy nỏ. Phần kim loại để bắn tên ra lắp sau tay nỏ được gọi là máy nỏ, một lần có thể bắn ra được nhiều mũi tên bịt sắt nên nỏ ấy được gọi là nỏ liên châu. Nỏ đã được sử dụng ở thòi Chiến quốc, thời nhà Hán phải đối kháng với đội kỵ binh Hung Nô có hành động hoả tốc, thế rồi phát minh ra nỏ liên châu. Quân Tào Ngụy bởi Tào Tháo có truyền thống chuyên dùng kỵ binh, nhờ đánh kỵ binh mau chóng mà thành nổi tiếng, có thể Gia Cát Lượng phải đối phó với đội kỵ binh xung kích Tào Ngụy, đã tăng cường sức sát thương của mình, mới phát minh ra loại nỏ liên châu này. Căn cứ vào ghi chép của Bùi Tùng Chi, nỏ liên châu của Gia Cát Lượng, lấy sắt làm tên, tên dài 8 tấc, mỗi nỏ cùng bắn ra 10 tên, còn gọi là nỏ Thôi Sơn, uy lực rất mạnh mẽ, đương thời được coi là thứ binh khí hàng đầu. Trong chiến dịch bắc phạt lần thứ tư danh tướng Trương Cáp của nước Ngụy đã phải chết do mưa tên của nỏ liên châu này.
Năm 1964, nhà khảo cổ học đại lục ở vùng công xã Thái Bình thuộc Ti huyện gần Thành Đô đã khai quật được máy nỏ bằng đồng đượcchế tạo vào ngày 30 tháng 2 năm Cảnh Diệu thứ tư thời hậu chủ Lưu Thiện, tức là sau 27 năm Gia Cát Lượng từ trần, thuộc loại nỏ liên châu mà Gia Cát Lượng đã cải tiến.
Máy nỏ này, nếu dùng tay để keo dây cung thì không được,khi bắn ra phải dùng chân đạp, sau khi kéo máy, lẫy nỏ sẽ hạ xuống, khi dây cung bật ra, mũi tên sẽ bắn đi, do có bộ phận lấy chuẩn, nên rất trúng đích.
Bát trận đồ bao quát nhiều vấn đề, phần sau xin dành hẳn một chương để đề cập, ở đây không nói đên.. Thực ra, đáng kể nhất vẫn là chuyện trâu gỗ, ngựa máy. Đối với nước Thục bấy giờ bò ngựa không đủ, núi Tần Lĩnh nhiều đường sàn đạo, vận chuyển lương thực chỉ đạo thợ cả Phổ Nguyên thiết kế ra. Sử liệu có chép: trâu gỗ là loại xe một trục bốn chân, ngựa máy là loại xe hai trục, trục gắn liền với bánh xe, chân là cột gỗ để đỡ. Cũng tức là nói, trâu gỗ và ngựa máy chẳng phải là trâu hoặc ngựa cơ khí mà là loại xe có một bánh hoặc bốn bánh, Trương Chú người đời Thanh khi biên soạn cuốn “Gia Cát vũ hầu cố sự” có chép: “Trong nước Thục có một loại xe nhỏ, một người đẩy có thể tải đồ nặng 8 thạch, phía trước hình như đầu trâu; lại có một loại xe lớn, có thể dùng bốn người vận chuyển, chở được vài chục thạch, đại khái đấy là trâu gỗ, ngựa máy mà Gia Cát Lượng đã phát minh”.

Song căn cứ vào sử liệu ghi chép, thời Gia Cát Lượng trâu gỗ chỉ có thể chở được số lương thực cho một người dùng một năm, còn ngựa máy thì chở được hơn nhiều . Từ đấy có thể thấy, những ghi chép trên là loại trâu gỗ, ngựa máy qua cải tiến đã chở được nhiều hơn.

Loại xe nhỏ một bánh chế bằng gỗ, thực ra trước đó ở đời Hán, đã được dân gian sử dụng gọi là “triển xa”. Trâu gỗ của Gia Cát Lượng là từ nhu cầu đặc thù của đường núi khúc khuỷu và tương đối bằng phẳng mà thiết kế ra để vận chuyển.
Trong một bức vẽ xe kéo thấy được ở ngôi mộ cổ đời Hán ở Dương Tử Sơn gần Thành Đô, ở góc bên phải có người đẩy xe một bánh, cho thấy loại xe này khá phổ biến.
Trâu gỗ mỗi lần có thể chở được số lương thực cho một người trong một năm, ước được hơn 100 cân, mỗi người mỗi ngày có thể chở 20 dặm đường tuy không quá vất vả, song tốc độ khá chậm chạp. Ngựa máy được thiết kế sau này, chẳng những chở nặng hơn rất nhiều, tin rằng cải tiến tốc độ là phần chủ yếu nhất, cho nên mới gọi là ngựa máy.
Trâu gỗ, ngựa máy có thể vận chuyển lương thực, bản thân nó không cần ăn uống gì, đối với cuộc viễn chinh trường kỳ đích xác đã giúp đỡ rất lớn.

Lời bình của Trần Văn

Úy Lạo có đề ra biện pháp cụ thể khích lệ tinh thần binh sĩ. Ông ta nói: “Biện pháp khích lệ tinh thần binh sĩ ắt nên làm cho đời sống nhân dân ổn định, đủ ăn đủ mặc. Đời sống của mọi người đã chẳng có vấn đề, thì các binh sĩ ở tiền tuyến mới có thể yên tâm chiến đấu được. Cho nên, bậc vua hiền tài, khi chiến tranh phải nỗ lực nắm lấy ba việc quan trọng:

1. Đất đai là để nuôi dưỡng dần, ví như có chiến tranh, cũng không ảnh hưởng đến cầy cấy của nông dân, như vậy nhân dân mới không bị thiếu đói.
2. Thành lũy là để bảo vệ đất đai nhân dân, thành lũy kiên cố mới có thể bảo vệ an toàn cho nhân dân.
3. Chiến lược là để bảo vệ thành lũy, tùy lúc duy trì chiến lược, là đảm bảo tốt nhất không bị xâm lược.
Để tăng cường chiến lược, bảo vệ tài sản của nhân dân, lại phải làm tốt 5 công việc dưới đây.
1. Phải có đầy đủ lương thực và vật tư tác chiến, nếu không binh sĩ nói chung chẳng thể vận động được.
2. Chu cấp cho binh sĩ đầy đủ mới có thể tùy lúc duy trì được tinh thần binh sĩ cao độ.
3. Phải luôn chú ý cất nhắc nhân tài, thiếu nhân tài lãnh đạo quân sĩ chẳng thể mạnh được.
4. Vũ khí trang bị phải đầy đủ, nếu không sức tác chiến nhất định sẽ bị suy yếu.
5. Thưởng phạt nghiêm minh khiến thuộc hạ vui vẻ thành phục, mới có thể phát huy ý chí mọi người vững như thành lũy.
Chiến tranh bắt đầu xảy ra, thường kéo theo thời gian dài, tuy binh pháp Tôn Tử chủ trương đánh nhanh “việc binh cần vội vàng chang nên kéo dài”.
Song đã giao tranh nói chung “người ở sông hồ, thân chẳng do mình ” muốn đình cũng không đình lại được ngay.
Gia Cát Lượng lấy thế yếu đối lại kẻ địch mạnh, càng cần phải nhẫn nại mà đánh. Củng bởi vậy ắt phải đánh kéo dài, duy trì hữu hiệu tinh thần quân dân là công việc quan trọng nhất, để nhận rõ sự lao khổ của quan dân thời chiến, Gia Cát Lượng ở ngôi cao tể tướng tự mình đóng doanh trại ở tiền tuyến, cùng sinh hoạt lâu dài trong thời chiến. Úy Lạo Tử cho rằng “quân tính chịu gian lao, tướng phải đi đầu vậy. Trời nắng không che lọng, trời rét không mặc nhiều áo, nơi nguy hiểm ắt phải bước đến; đào giếng thì uống sau, cơm chín thì ăn sau, doanh trại làm xong thì ở sau, nhọc nhằn thì cùng chia sẻ!” Gia Cát Lượng có thể nói là đã hoàn toàn làm được, bởi thế “quân tuy ở lâu mà không mệt mỏi” vậy.

Quân lương vẫn là vấn đề Gia Cát Lượng rất đau đầu cũng rất quan tâm. Ích Châu tuy nói là xứ sở thần tiên, song từ khi Lưu Bị dựng nước đến giờ vẫn không ngừng có chinh chiến. Gia Cát Lượng từ lúc đầu điều hành nước Thục đã rất xem trọng phát triển kinh tế dân sinh khiến nước Thục trở thành một trong ba chân đỉnh lớn, là một quốc gia có kinh tế thịnh vượng, song Thục Hán lấy một Ích Châu để đối phó với Tào Ngụy có thực lực chín châu và Đông Ngô có thực lực ba châu, nếu đánh kéo dài thì vấn đề cung cấp lương thực là khá vất vả.
Phát minh trâu gỗ ngựa máy, tuy mục đích là bổ sung lương thực thông suốt triệt để, khiến vật tư được lo liệu chu đáo trong khâu vận chuyển, thực đã phát huy được tác dụng.
Sử liệu có chép Gia Cát Lượng tự mình xem xét sổ sách, chỉnh lý ghi chép về lương thực. Tuy bị phê bình là quá sát sao với công việc, song đích xác cũng là nỗi khổ tâm bất đắc dĩ của ông ta.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.