Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

6. Việc binh vốn chẳng lành, chẳng thể không lo không sợ.



Quân đội xem tướng soái là chủ, bởi thế lựa chọn tướng soái không thể không nghiêm minh. Trong trước tác binh pháp của ông, thiên “tướng uyển” chiếm một phần rất quan trọng.

Song về việc dùng binh, Gia Cát Lượng rất là cẩn thận, ông cho rằng việc binh là việc chẳng lành, bất đắc dĩ mới dùng vậy. Lại nói kẻ làm tướng, là tư lệnh của mọi người, là lợi khí của quốc gia. “Quân đội là người bảo vệ nhà nước và nhân dân, sự ưu tú của tướng lĩnh có quan hệ đến sự an toàn của nhà nước và nhân dân”.
Bởi thế, Gia Cát Lượng cho rằng, tướng lĩnh ắt phải “biết rõ đạo trời đất, hiểu lòng mọi người, luyện tập tốt binh khí, rõ được lễ thưởng phạt, hiểu được mưu đồ của địch, thấy được chỗ hiểm của đường đi, chiếm được tình cảm chủ khách, biết tiến lại biết thoái, thuận theo thòi cơ, biết chuẩn bị phòng thủ, tăng cường thế lực chinh phạt, đề cao được tinh thần binh sĩ, hiểu được kế sách thành bại, thấu rõ việc sinh tử”. Như thế mới có thể gọi được là tướng lĩnh cầm quân, cầm bắt được kẻ địch.

Đạo làm tướng của ông, có điểm giống với tướng đạo thời chiến quốc của Nhật Bản, dụng binh và trị quân đều xem trọng làm tướng lĩnh chẳng những cần dùng sức, lại càng cần dùng đầu não. Tướng lĩnh phải suy nghĩ lo lắng công việc, luôn quan tâm đến đòi sống tinh thần và vật chất của kẻ dưới. Ông cho rằng: Tướng không tư lự, quân không khí thế, không đủ tâm lực mà chuyên lo mưu mẹo, tuy có trăm vạn quân, mà kẻ địch lại không sợ vậy. Dẫn binh rất trọng yếu là ở tâm lực, trên dưới đồng tâm hiệp lực, mới phát huy điều kiện cơ bản tác chiến. Ông cũng cho rằng chỉ có nghiêm minh kỷ luật, luận công luận thưởng, xây dựng chế độ tốt lành, mới xứng được gọi là tướng soái hợp cách.

Trong binh pháp cổ đại, Gia Cát Lượng xem trọng không phải đạo ứng biến, mà là xây dựng kỷ luật quân đội. Ông cho rằng Tôn Vũ có thể đánh thắng thiên hạ, là do cách vận dụng sáng tỏ vậy. Ông lại nói cụ thể rằng, quân đội có kỷ luật tốt ví như sự chỉ huy của tướng lĩnh, kỹ xảo ứng biến có hơi sai lạc, cũng chẳng thể dễ bị đánh bại. Quân đội có kỷ luật không tốt, các tướng lĩnh năng lực tốt thì cũng ít khi giành được thắng lợi. Mã Tắc khi được ông ta xem trọng, trong chiến dịch ở Nhai Đình, do phạm phải sai lầm nghiêm trọng, dẫn đến thất bại trong lần bắc phạt thứ nhất, Gia Cát Lượng phán xử tội tử hình. Tưởng Uyển cho rằng nay thiên hạ chưa định, giết mất Mã Tắc có tài năng siêu việt, là điều đáng tiếc. Gia Cát Lượng lại cảm thán rằng: “Bốn biển đang chia lìa, mới bắt đầu xuất binh, nếu vứt bỏ pháp luật, lấy gì để thảo phạt được quân giặc? Ví như phải hy sinh cả Mã Tắc gần gũi, cũng là để duy trì thực hiện pháp luật một cách triệt để vậy”.
Đê xây dựng pháp luật ổn định, việc thưởng phạt càng cần phải được chế độ hoá, lấy thưởng để thúc đẩy công lao, phạt để cấm làm bậy, thưởng không thể không công bằng, phạt không thể không xem đều. Ban thưởng đúng mức, thì dũng sĩ dám liều chết, hình phạt đúng mức thì tà ác phải sợ. Thưởng không thể bừa bãi, phạt không thể bừa bãi, thưởng sai thì người có công oán thán, phạt sai thì binh lính ôm hận. Khi tướng lĩnh điều hành pháp luật, ắt phải xem lòng mình như cán cân, chẳng thể xem người nặng nhẹ. Ý nói chẳng thể có ý thiên vị.
Bởi có thể sử dụng nhân tài ở mức tốt nhất, trị quân cũng như trị quốc, phải thấy được lương tướng làm việc công, là do người ta lựa chọn mà không tự mình chọn. Cũng tức là nhân tài cần dựa vào sự tiến cử của mọi người, theo pháp luật công không thể chỉ dựa phán đoán của mình để tránh sự chủ quan, dẫn đến nhân tài chân chính bị mai một.
Bùi Tùng Chi khi chú giải Tam quốc chí có dẫn lập luận của Viên Chuẩn, khen ngợi Gia Cát Lượng thi hành pháp luật nghiêm minh mà người trong nước vui vẻ làm theo, dùng người đến hết sức mà kẻ dưới không oán, dùng binh xuất nhập chỉnh tề, hành quân không vội vàng, như đang ở trong nước, về phép dùng binh, khi dừng vững như núi, tiến thoái như ngọn gió, giữa ngày xuất binh thiên hạ chấn động, mà lòng người không rối. Khá thấy Gia Cát Lượng quản lý quân đội rất có tài. Tào Tháo dẫn binh tuy rất trọng quân kỷ, song Gia Cát Lượng so với ông ta lại hơn thế mà không sai sót. Viên Chuẩn cũng chỉ rõ, sau khi Gia Cát Lượng mất mấy chục năm, dân chúng nước Thục vẫn rất nhớ tiếc ông ta, giống như nhân dân đời Chu nhớ tiếc Chiến Công (quan phụ chính đời nhà Chu).

Bất luận vê chính trị hoặc quân sự, Gia Cát Lượng bố nhiệm hiền tài có nguyên tắc, khiến ông ta từ một văn quan trở thành người quản lý chuyên nghiệp ưu tú ở thời đại chiến loạn.

Lời bình của Trần Văn

Trong binh pháp Ngô Tử, ở phần thứ 3 “Trị binh thiên” có đặc biệt nhấn mạnh nguyên nhăn răn bảo.

Ngô Khởi chỉ rõ, quản lý thuộc hạ ắt phải bắt đầu từ giáo dục huấn luyện.
Song một người không dạy được vạn người, bởi thế với tập thể đồng thời chịu giáo dục, không gì bằng lựa chọn cách khuếch tán lũy tiến theo cấp số nhân, để phát huy hiệu quả thiết thực.
Giáo dục huấn luyện quan trọng nhất là thuần thục động tác cơ bản, không đủ cơ sở sẽ không thể đáp ứng các loại biến hoá. Có dạy phương pháp biến hoá cũng không thiết thực dùng đến; chỉ có học thuộc lòng động tác cơ bản, mới có thể vận dụng nhuần nhuyễn, phát huy uy lực chiến đấu thực tế chân chính.
Không đủ năng lực tác chiến, thường sẽ bởi thế mà mất mạng; kỹ thuật ứng dụng không thuần phục, thường sẽ thất bại; bởi thế cách dùng binh, dạy bảo là đầu. Song đường lối dạy bảo, cần phải chân chính hữu hiệu, nhất định phải nắm được tính giai đoạn. Một người học chiến thuật, dạy cho 10 người khác; mười người học chiến thuật, dạy cho 100 người khác; 100 người học chiến thuật dạy cho 1000 người khác; 1000 người khác dạy cho vạn người khác; vạn người học chiến thuật dạy cho ba quân.
Như thế nào là động tác cơ bản của học chiến thuật ? Ở nơi gần đợi kẻ địch từ xa lại; nghỉ ngơi đầy đủ đợi kẻ địch mỏi mệt; lấy quân ăn no để đợi quân địch đang đói; hình thái trận biến hoá phải vận dụng nhuần nhuyễn; trận hình tròn có thể mau chóng biến thành trận hình vuông, khiến kẻ địch mò không được đường nét; nhìn tựa hồ như dừng lại, song lại mau chóng tiến lên, tựa như là đang tiến lên mà lại hoàn toàn dừng lại.
Nhìn như đang tiến quân về trái, có thể đột nhiên lại chuyển về bên phải; quân đang hướng phía trước cũng có thể chuyển lại phía sau; đội hình phân tán có thể lập tức tập hợp; quân như đang tập kết lại đột nhiên phân tán đánh các mục tiêu. Các loại biến hoá phải vận dụng thuần thục, phải có chế độ và phương pháp nhất định, đấy là sứ mệnh rất quan trọng của người chỉ huy quân đội.
Việc tiến cử hiền tài phải có chế độ, việc huấn luyện càng cần phải có chế độ. Vị tướng không hiểu được xây dựng chế độ. Ví có năng lực bản thân rất lớn, cũng rất khó làm cho quân đội hoàn toàn phát huy được năng lực tác chiến.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.