Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

8. Tương Dương nằm ở giữa Kinh Dự, yết hầu nam bắc quan trọng.



Tương Dương nằm ở vùng giáp ranh giữa quận Nam Dương và Nam Quận, từ đời Tần đến giờ vẫn lấy sông Hán Thủy làm ranh giới, phía bắc là quận Nam Dương, phía nam là Nam Quận. Thành Tương Dương nằm ở phía nam Hán Thủy, lệ thuộc Nam Quận, song đối diện với Phàn Thành thuộc Nam Quận bên kia sông. Hiện nay hợp nhất lại thành Trương Phàn thuộc tỉnh Hồ Bắc.

Nhiệm sở cũ của Kinh Châu ở Hán Thọ, quận Vũ Lang, khi Lưu Biểu làm Thứ sử Kinh Châu, đối với nam Kinh Châu không đủ sức khống chế, bởi thế phải chuyển nhiệm sở về Tương Dương ở phía bắc. Lại thêm tự mình là quân sĩ không đầu hàng của triều đình, ở gần với khu Tư Lệ, nếu có biến cố chạy xuống phía nam có thể dựa vào sông Trường Giang cố thủ, Hán Thủy lại chạy qua Tương Dương mà xuống Trương Giang, vị trí Tương Dương về đường thủy và đường bộ đều rất quan trọng. Lấy vị trí địa lý mà nói Tương Dương cố nhiên là đất trọng yếu song bởi ở bình nguyên bờ nam Hán Thủy, cơ hồ hoàn toàn không phải là đất hiểm trở dễ phòng thủ, cho nên về quân sự có tác dụng phụ trợ cho Phàn Thành ở bờ bắc.
Nhận được tin do thám đại quân của Quan Vũ tiến lên phía bắc, Tào Nhân lập tức hạ lệnh, cho toàn quân vượt sông sang đóng đồn ở Phàn Thành, chỉ lưu lại tướng quân Lã Thường, để duy trì trị an nội thành về danh nghĩa, điều một số ít quân cảnh vệ phong toả giao thông với bên ngoài, khiến Tương Dương trở thành nơi không giao tranh, thu hút Quan Vũ về phía Phàn Thành. Quả nhiên, Quan Vũ chỉ phái một đội quân đặc biệt bao vây Tương Dương, tự mình dẫn quân chủ lực vượt sông tiến đánh Phàn Thành. Chỉ cần Phàn Thành thất thủ, Tương Dương tự nhiên sẽ rơi vào trong tay, lúc ây Quan Vũ sẽ khống chế được vùng đất then chốt của ba thế lực lớn là Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền. Có thể đấy là mục đích chủ yếu của việc Quan Vũ mạo hiểm tiến lên phía bắc, phát động chiến dịch Tương Phàn.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.