Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

Phụ chương



QUAN ĐIỂM THỰC DỤNG

Kế sách lấy yếu đánh mạnh

T rước đại chiến thế giới lần thứ 2, quan tư lệnh đội thuyền liên hợp Nhật Bản là Sơn Bản, cực lực phản đối việc tham gia khối ba nước phe trục, đối kháng toàn diện với Anh, Mỹ, lý do chủ yếu không ở sức chiến đấu của Nhật Bản không đủ, mà là về phương diện vật tư và nhân lực, Nhật Bản kém hơn nước Mỹ, tiến hành chiến tranh như vậy là không thể không thua.
Binh pháp Tôn Tử cũng trực tiếp nói: “Phàm về phép dùng binh, phải có nghìn cỗ xe, phải có chục vạn áo giáp, lo lương thực ở nơi nghìn dặm, chi phí nội ngoại, chi dùng khách khứa, chi phí xe cộ cùng các phụ phí khác, mỗi ngày tiêu phí nghìn lạng vàng, sau mới nói cử quân 10 vạn vậy”.
Chiến tranh đích xác là việc tiêu phí rất nhiều tiền tài, trách chi danh tướng Napôlêông đã nói: “Chiến tranh đầu tiên cần tiền, nhu cầu thứ hai cũng là tiền, nhu cầu thứ ba vẫn là tiền”.
Đối với Gia Cát Lượng mà nói, bắc phạt Trung Nguyên tiến hành chiến tranh khôi phục nhà Hán, khiến ông ta cảm thấy đau đầu nhất là vật tư, lương thực và nguồn lính.
Cũng giống quan điểm của Sơn Bản, Gia Cát Lượng cũng không muốn triển khai tác chiến toàn diện với Tào Ngụy có thực lực rất lớn. Nếu để đối phương tập kết lực lượng, tiến hành đánh lớn, đối với Thục Hán thực lực nhỏ yếu là rất bất lợi. Bởi thế Gia Cát Lượng cự tuyệt sách lược đánh trực tiếp của Ngụy Diên, lựa chiến thuật ưu thế cục bộ, trước chiếm lấy Lương Châu mà Tào Ngụy phòng thủ khá yếu, sau sẽ tiến vào Quan Trung, dần dần xây dựng thực lực đầy đủ để đối kháng với Tào Ngụy, thực ra đó là sự sáng suốt. Tuy thực lực Thục Hán với Tào Ngụy kém hơn nhiều, song Thục Trung khá nhiều tướng tài, lại trải qua hơn 10 năm rèn luyện, Gia Cát Lượng có năng lực chỉ huy tác chiến, lại rất tự tin, bởi thế trong tác chiến ngắn ngày, Gia Cát Lượng chẳng phải lo lắng. Ông không giống như sự đánh giá sai lệch của nhiều nhà sử học, là nhân vật bi kịch chỉ nghĩ chắc rằng làm không được mà vẫn làm; đối với việc đánh bại Tào Ngụy, Gia Cát Lượng đích xác khá tin tưởng. Ông suy nghĩ kỹ lưỡng, khách quan mà thực tế, bơi thế ông dày công nghiên cứu phải đối kháng trường kỳ ra sao, lập kế sách tiến dần giành lấy ưu thế cho mình.
Với một tập đoàn quân rất lớn, khuyết điểm về sự gắn bó không đủ cũng rất lớn, hơn nữa Tào Tháo từ một thế yếu đi lên, chính quyền Tào Ngụy xây dựng cấp tốc, sự thống nhất nội bộ và lòng trung thành đích xác cũng là vấn đề rất lớn.
Sau đại chiến Xích Bích, Tào Tháo về thực lực chưa tổn thất nghiêm trọng vẫn hạ lệnh rút quân toàn bộ 500 dặm, chủ yếu là vấn đề điều chỉnh nội bộ, đặc biệt sau khi Tào Tháo, Tào Phi nối nhau từ trần, sự ổn định của chính quyền Tào Ngụy đích xác là mối lo tiềm ẩn vậy.
Niềm tin cua Gia Cát Lượng cũng ỏ đấy, sau khi Tào Phi cướp ngôi nhà Hán, quân dân khu Tư Lệ không phục tùng, nếu có thể chiếm được Tràng An, thì kinh thành mới Lạc Dương của Tào Ngụy ắt sẽ rơi vào cảnh mưa gió nặng nề. Bởi thế Gia Cát Lượng rất có ý chiếm được Tràng An, phải nỗi con đường nối Thục Trung và Quan Trung lại gập ghềnh, nếu lộ rõ tư thế, Tào Ngụy chỉ cần lấy một viên thượng tướng nắm giữ nơi xung yếu, chiến thuật tài giỏi của Gia Cát Lượng cũng chẳng có hiệu quả gì. Cuộc bắc phạt lần thứ 2 nhằm tập kích cửa ải Trần Thương, bởi quan chỉ huy mặt trận Tào Chân, và tướng giữ ải Hác Chiêu sớm có chuẩn bị, Gia Cát Lượng tuy thân chinh chỉ huy tiền tuyến, vẫn không được gì mà phải rút quân về.

Sách lược đoạt lấy Lương Châu, tựa hồ chang phải nghĩ trong chốc lát, Long Trung Sách có nói đến Tây hoà Khương Nhung, lại trong thời gian Lưu Bị vào Thục, cố ý lôi kéo danh tướng Quan Trung là Mã Siêu, rõ ràng ý đồ của Lưu Bị và Gia Cát Lượng đã muốn thu lấy Lương Châu.
Lương Châu đích xác cũng là một nhược điểm lớn của chính quyền Tào Ngụy, Thái thú Lương Châu là Mã Đằng, với Tào Tháo đã có bất hoà, quân Lương Châu có không ít người trước theo Đổng Trác, đối với Tào Tháo có thù hận khắc cốt, bởi vậy hình tượng của Tào Ngụy đối với quân dân Lương Châu mà nói gần như kẻ địch thâm căn cố đế.
Sau khi bình định Viên Thiệu ở phía bắc Tần Xuyên, Tào Tháo chưa đánh khu Tư Lệ và Lương Châu ở tây bắc, trái lại trực tiếp xuống phía nam cướp lấy Kinh Châu, chủ yếu là ông ta tự mình cũng biêt rõ ở vùng Quan Trung và Tây Lương, nên không được hoan nghênh.
Gia Cát Lượng là nhà qui hoạch sách lược nổi tiếng, Lương Châu ở biên giới Tào Ngụy, tuy Tào Tháo dùng vũ lực chiếm được, song Mã Siêu vẫn có quan hệ gắn bó rất lớn ở đấy, Mã Siêu tuy đã mất, người em là Mã Đại vẫn nắm được những lực lượng cũ, và được Gia Cát Lượng trọng dụng, hơn nữa anh em họ Mã lại có danh vọng với dân tộc Khương, Nhung, khiến vùng Lương Châu trở thành một mắt xích rất yếu với việc phòng thủ và cai trị của Tào Ngụy.
Nếu có thể đoạt được Lương Châu, Quan Trung ắt sẽ nắm được. Binh mã Lương Châu rất nhiều, lương thực Quan Trung phong phú, đều là nguồn của cải dự trữ cho tác chiến trường kỳ; nếu như lại chiếm được Tràng An, thanh thế như vậy là ưu thế rất lớn. Hán Cao tổ Lưu Bang năm xưa cùng với Hạng Vũ tranh thiên hạ, hai đại bản doanh đã đóng ở Thục Trung và Quan Trung.
Những vùng đất Nam Trung, Thục Trung, Lương Châu, Quan Trung nếu đều được sát nhập vào sự cai trị của Thục Hán, như vậy nguồn lính, tài nguyên và lương thực để đối kháng lâu dài với Tào Ngụy sẽ chẳng phải là vấn đề đau đầu. Qui hoạch chiến lược của Gia Cát Lượng thực ra là khá chính xác và hoàn thiện, đáng tiếc Mã Tắc trong chiến dịch Nhai Đình then chốt bị danh tướng Tào Ngụy là Trương Cáp đánh bại, khiến cho đại chiến lược của Gia Cát Lượng đoạt lấy Lương Châu sắp thành công mà bị thất bại. Nếu không Gia Cát Lượng ắt có cơ hội để lật lại thế yếu lâu nay vẫn là bất lợi trước kẻ địch hùng mạnh.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.