Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện
Phụ chương
QUAN ĐIỂM THỰC DỤNG
SÁCH LƯỢC VỀ NGƯỜI KẾ NHIỆM
Sự tồn tại của một chính phủ hoặc một xí nghiệp, quan trọng nhất là kế hoạch sắp xếp những người kế nhiệm.
Thế tục vẫn cho rằng “giàu không quá ba đời”, đã chỉ rõ dưới chế độ kế thừa gia tộc, nhân tài không đủ, dẫn đến chính quyền hoặc xí nghiệp chẳng thể duy trì được sự phồn thịnh lâu dài.
Song một người lãnh đạo hợp pháp trung tâm, để mọi người đều thừa nhận, lại không phải là việc dễ dàng. Quá khứ đã có không ít chính quyền và đại xí nghiệp rốt cục vẫn lấy khuynh hướng truyền theo huyết thống, khiến cho nhân tài lãnh đạo tài giỏi thiếu hụt, hoàng đế tuy có đại quyền ở ngôi cao song lại không muốn nắm giữ quá nhiều công việc, phải phân chia trách nhiệm chính trị cho các đại thần, sự kế nhiệm các đại thần phải được chế độ hóa, khiến tính hợp pháp kế thừa của chính quyền được thừa nhận mà ổn định được, chế độ nội các của nước Anh, đã rất thành công về phương diện này.
Tổng thống nước Mỹ là Hoàng đế kiêm Tể tướng, ngôi cao quyền trọng, đơn độc một mình đảm nhiệm tính hợp pháp và trách nhiệm chính trị bởi thế chế độ hóa quyền kế thừa lại càng quan trọng, chế độ bầu cử tổng thống mà hiến pháp đề ra của nước Mỹ, hoàn thành được các nhiệm vụ, đã khiến hai trăm năm qua, nhân tài lãnh đạo trung tâm của nền chính trị nước Mỹ không đến nỗi thiếu hụt.
Thục Hán ở thời đại Tam quốc, tự nhiên chẳng thể có chế độ kế thừa ổn định như vậy, Hậu chủ Lưu Thiện được truyền ngôi theo huyết thống, có địa vị tôn sùng mà không quản lý đượccông việc, đại quyền chính trị đều do Tể tướng Gia Cát Lượng một mình đảm nhiệm. Khi Lưu Bị gửi con ở thành Bạch Đế, do tính hợp pháp ổn định của Thục Hán không đủ, Lưu Bị đành tuyển lựa Gia Cát Lượng thuộc ban bệ của mình cùng với đại lão Thục Trung Lý Nghiêm thân gần với trận tuyến của mình, cùng làm đại thần phụ tá; như vậy cố nhiên có thể khiến Lưu Bị cắt xén được cố kết gốc rễ duy trì đượcmức độ bình quân, song trong thời gian chiến tranh, vận dụng chế độ lãnh đạo hai ngựa kéo một cỗ xe đối với sự thông nhất của chính quyền Thục Hán là rất bất lợi.
Gia Cát Lượng rất khéo léo điều Lý Nghiêm ra khỏi trung tâm chính trị, lại lấy sự nhiệt thành nhất quán và thái độ chí công vô tư tranh thủ sự thừa nhận của các tầng lớp nhân sĩ ở Thục Trung, Hán Trung khiến quyền lực tập trung hữu hiệu ở phủ Thừa tướng, xây dựng chế độ trong cung, trong phủ cùng một tiêu chuẩn làm việc; tuy các đại lão Thục Trung như Liêu Lập, Trương Duệ có phản ứng, song Gia Cát Lượnglấy tác phong nghiêm minh thực tiến, ngoài sự tham dự của Liêu Lập vào công việc, cũng tranh thủ được sự giúp đỡ của Trương Duệ, giải quyết được vấn đề sau khi Lưu Bị mất đi sẽ có thể xảy ra nguy cơ kế thừa quyền lực.
Việc cắt xén cố kết gốc rễ ở đời thứ nhất muốn tuyệt đối tiêu trừ được tựa hồ là không có khả năng, song làm sao xây dựng hữu hiệu công thức ở đời thứ hai, là công việc quan trọng nhất phải thực hiện.
Gia Cát Lượng về phương diện này đã có những biểu hiện rất kiệt xuất.
Phối hợp với kế hoạch bắc phạt, ông táo bạo vận dụng sách lược khống chế từ xa, đem chính quyền Thục Hán hoàn toàn giao cho những nhân vật tinh anh đời thứ hai như Quách Du Chi, Phí Vỹ, Đổng Doãn, Tưởng Uyển, tự mình dẫn quân đóng doanh trại lâu dài ở tiền tuyến Hán Trung, Lý Nghiêm giúp ông ta phụ trách việc lương thảo cho tiền tuyến, cùng với Liêu Lập, Trương Duệ có chức cao mà quyền không lớn. Quyền chỉ huy sau rèm hoàn toàn do mình khống chế, song việc chấp hành thực tiễn thì mau chóng thực tế giao cho những nhân vật tinh anh đời thứ hai, khiến việc cắt xén cố kết gốc rễ của chính quyền Thục Hán rất mau chóng giải quyết xong xuôi.
Song, việc lựa chọn người kế thừa lại vẫn là vấn đề đau đầu, sắp xếp tốt nhất ban bệ tập thể tiếp nhiệm, do ai phụ trách quyền chỉ huy kế thừa công việc của mình, lại là việc lựa chọn rất khó khăn. Ở trạng thái chiến tranh lâu dài, tư lệnh các quận đoàn quyền lực ắt sẽ bành trướng, vẫn trái với phương châm chính trị lãnh đạo quân sự của Gia Cát Lượng, đấy cũng là vấn đề mà Gia Cát Lượng lấy làm đau đầu.
Đặc biệt là với hổ tướng Ngụy Diên vẫn thống soái quân tiên phong có danh tiếng rất cao trong quân đội, lại là một viên tướng ngạo mạn, bốc lửa và cũng thiếu đầu óc chính trị nhìn chung những nhân vật chính trị tinh anh đời thứ hai được cố ý bồi dưỡng tựa hồ chẳng có một ai đủ sức chỉ huy được “Ngụy đại tướng”. May mà quan hệ của Ngụy Diên với các tướng lĩnh không tốt đẹp, Gia Cát Lượng đã cố tạo lập địa vị và danh vọng cho một số tướng lĩnh ngang bằng với Ngụy Diên, như Vương Bình cương trực dũng mãnh, Mã Trung tận tụy với trách nhiệm, Mã Đại là danh tướng Tây Lương, cùng với Khương Duy trí dũng song toàn được coi là học trò của mình, để chế ngự hữu hiệu sự bành trướng thế lực quá mức của Ngụy Diên.
Một nhân vật khác cũng khiến Gia Cát Lượng đau đầu là Dương Nghi tham mưu hàng đầu của ông ta, một cao thủ điều hành về hành chính khó thấy trong lịch sử, có nhiều cống hiến về kế sách lương thảo trong hành động quân sự bắc phạt, cũng là trợ thủ cho Gia Cát Lượng trong công việc thường ngày rất được nể trọng. Bởi thế không ít người cho rằng Dương Nghi sẽ là người kế thừa Gia Cát Lượng. Song Dương Nghi bản tính nghi ngờ, bổ nhiệm vai trò lãnh đạo rất cao, có thể do tinh thần trách nhiệm quá lớn, thuộc hạ và binh lính đều bị ông ta làm phiền muốn chết. Bởi thế ngay từ những lúc đầu, Gia Cát Lượng đã phải hạn chế Dương Nghi trong công việc tham mưu. Sau này Gia Cát Lượng chỉ định người lãnh đạo là Tưởng Uyển và Phí Vỹ, đều chẳng phải là cao thủ về hành chính hoặc quân sự. Tưởng Uyển bản tính khoan dung, cẩn thận mà suy nghĩ sâu sắc. Việc điều hành lấy không phiền nhiễu dân làm chính, chẳng có mưu toan lớn và dục vọng, phong thái chính trị như vậy gần với “vô vi nhi trị”, rất được Gia Cát Lượng tán thưởng. Ông ta cho rằng Tưởng Uyển với công việc thì thấy được việc lớn, làm được cả việc nhỏ, là lãnh tụ chính trị rất thích hợp với đời loạn. Phí Vỹ cá tính ôn hòa, có sở trường ngoại giao đàm phán, với người nào cũng có thể khéo léo ứng xử được. Gia Cát Lượng thấy rõ ông ta có năng lực điều hòa được giữa Ngụy Diên và Dương Nghi, nhưng Phí Vỹ về công việc chính trị, chưa nắm chắc bằng Tưởng Uyển, bởi thế thành người ưu tiên kế thừa thứ hai. Đến như Đổng Doãn là người xử sự nghiêm minh, công việc chính trực, song không giỏi ứng biến, trong kế hoạch của Gia Cát Lượng chỉ có thể làm nhiệm vụ “phó lãnh tụ” mà thôi.
Do Tưởng Uyển, Phí Vỹ, Đổng Doãn đều không có kinh nghiệm chỉ huy tác chiến thực tế, bởi thế không thể giống như mình đồng thời nắm cả đại quyền quân chính. Cho nên về phương diện quân sự ông cố ý bồi dưỡng các tướng lĩnh trung thành lại không có dã tâm như Vương Bình, Khương Duy, Mã Trung, Đặng Chi, để giúp đỡ hữu hiệu cho trung tâm lãnh đạo chính trị. Sau khi Vương Bình, Mã Trung, Đặng Chi nối nhau từ trần mới do Khương Duy thống lĩnh tất cả nhiệm vụ.
Qui hoạch của Gia Cát Lượng khá thành công, khiến cho Thục Hán sau khi ông ta mất vẫn có thể duy trì được sự ổn định. Chẳng may Tưởng Uyển mất quá sớm, Phí Vỹ lại đang lúc tài hoa bỏ mình,
Vương Bình, Mã Trung, Đặng Chi đều mất sau Gia Cát Lượng không lâu, cuối cùng chỉ còn Khương Duy nắm đại cục, rốt cuộc bởi chẳng thể kiêm lo trong ngoài, lại thiếu nhân tài kế nhiệm, sự ổn định của chính quyền Thục Hán mau chóng suy thoái, cuối cùng dẫn đến chỗ mất nước Thục.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.