Làm Chủ Tư Duy, Thay Đổi Vận Mệnh

CHƯƠNG 5: SỨC MẠNH KHÔNG TƯỞNG CỦA NIỀM TIN



BẠN CÓ NHỮNG NIỀM TIN GIỚI HẠN NÀO?

Bây giờ, bạn hãy dừng lại suy nghĩ một chút về tất cả những niềm tin đang kiềm hãm bạn bấy lâu nay. Những niềm tin nào đang cản trở bạn khỏi việc hành động và tận dụng tối đa tiềm năng của mình?

Bạn có niềm tin nào về việc học? Về các mối quan hệ? Về tiền bạc? Về con người và khả năng của bạn? Về nghề nghiệp hay công việc kinh doanh của bạn?

Tôi muốn bạn hãy dành thời gian viết ra tất cả các niềm tin giới hạn mà bạn đang có về những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.

Niềm tin giới hạn về con người và khả năng của bạn

Bạn có tin vào một hay nhiều điều dưới đây không?

Bạn còn quá trẻ? Đã quá già? Không giao tiếp tốt? Lười biếng? Không đủ thông minh? Thiếu kinh nghiệm? Không đủ tài năng? Không may mắn? Không đủ năng lực kinh doanh? Thiếu động lực? Bạn nghĩ bạn sẽ không bao giờ đạt được những điều gì?

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

Niềm tin giới hạn về tiền bạc

Bạn có tin rằng:

Tiền là nguồn gốc của mọi tội lỗi? Rất khó kiếm tiền? Để trở nên giàu có, bạn phải tham lam? Tiền chỉ mang lại rắc rối cho bạn?

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

Niềm tin giới hạn về các mối quan hệ và người khác

Bạn có tin vào một hay nhiều điều dưới đây không?

Hôn nhân ít khi có kết cục hạnh phúc? Tất cả đàn ông đều không chung thủy? Tất cả đàn bà đều vô lý? Tóm lại, không thể tin tưởng vào người khác?

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

Niềm tin giới hạn về nghề nghiệp hay công việc kinh doanh

Bạn có tin rằng:

Thị trường đã đến điểm bão hòa? Việc kinh doanh rất khó khăn? Khó mà kiếm được tiền trong thời kỳ suy thoái? Không hề có cơ hội ở ngoài kia? Có một điều gì đó hay một ai đó ngăn cản việc bạn được thăng chức? Bạn không thể tăng trưởng lợi nhuận? Bạn không thể mở rộng kinh doanh?

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

Bạn đã liệt kê tất cả niềm tin giới hạn của bạn chưa? Tôi muốn bạn biết rằng bạn phải thay đổi những niềm tin giới hạn này trước khi bạn có thể thay đổi chất lượng cuộc sống của bạn. Sự khác biệt giữa người thành công, người trung bình và kẻ thất bại nằm ở những niềm tin mà họ có được về bản thân và những người xung quanh. Bạn đã sẵn sàng loại bỏ những niềm tin giới hạn này và cài đặt những niềm tin tích cực khác vào não bộ của bạn chưa? Tốt lắm! Có năm bước để thay đổi niềm tin giới hạn của bạn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ THAY ĐỔI NIỀM TIN

Trước khi bạn đọc qua năm bước bên dưới, tôi muốn bạn hãy tham gia nhiệt tình vào các bài tập để tạo ra sự thay đổi niềm tin mà bạn mong muốn. Từ danh sách các niềm tin giới hạn mà bạn vừa viết ra, hãy chọn ra ba niềm tin quan trọng mà bạn muốn thay đổi trước. Bắt đầu nào…

1 Tìm đủ lý do để thay đổi niềm tin

Bước đầu tiên để thay đổi niềm tin là tìm một lý do đủ mạnh để thay đổi nó. Nhiều người không thể thay đổi vì họ, dù hoàn toàn không thỏa mãn với những gì mình đạt được, nhưng cũng không quá tệ đến nỗi khiến họ thật sự cố gắng thay đổi. Vậy thì bạn phải tạo ra đủ lý do để tự mình thay đổi.

Một phương pháp cực kỳ hiệu quả là suy nghĩ về những hậu quả do niềm tin giới hạn này mang lại cho bạn trong cuộc sống và tương lai sau này. Hãy nhớ rằng bạn bị cảm xúc chi phối chứ không phải lý trí. Bạn có thể có đủ mọi lý do chính đáng để thay đổi, nhưng bạn sẽ không bao giờ nhúc nhích một ngón tay cho đến khi bạn tạo ra những hình ảnh trong tâm trí và có đủ cảm xúc mạnh mẽ để muốn thay đổi.

Do đó, bên cạnh mỗi niềm tin giới hạn của bạn, tôi muốn bạn hãy suy nghĩ và viết ra cái giá mà bạn phải trả cho việc khư khư giữ lấy niềm tin này.

Những niềm tin này đã khiến bạn phải gánh chịu những tổn hại gì trong quá khứ? Ví dụ, nếu bạn tin rằng bạn “không có đủ kinh nghiệm”, niềm tin này có thể níu giữ bạn khỏi việc đảm nhận một dự án đầy thử thách và hứa hẹn, không được thăng quan tiến chức, không nắm bắt được cơ hội kinh doanh, v.v…

Những niềm tin này sẽ tiếp tục kiềm hãm bạn như thế nào trong tương lai?

Tôi cũng muốn bạn trả lời câu hỏi, “Nếu tôi tiếp tục bám víu vào niềm tin này, tôi sẽ bị kiềm hãm như thế nào trong tương lai? Những niềm tin này sẽ cản trở tôi đạt được những việc gì?”. Cứ thế tiếp tục viết ra tất cả mọi lý do tại sao bạn phải thay đổi với từng niềm tin một cho đến khi bạn đạt đến đỉnh điểm cảm xúc mạnh mẽ khiến bạn muốn thay đổi.

Nào bạn hãy lấy bút và bắt đầu thực hành với MỘT niềm tin giới hạn của bạn ngay bây giờ.

1.1 Niềm tin giới hạn của tôi:

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

1.2 Niềm tin này đã gây ra hậu quả gì cho tôi trong quá khứ?

Tôi đã phải trả giá ra sao cho việc bám víu vào niềm tin này?

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

1.3 Niềm tin này sẽ khiến tôi phải gánh chịu những gì trong tương lai?

Niềm tin này sẽ cản trở tôi không đạt được những thành công gì?

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

2 Đánh sập những “bằng chứng” tiêu cực gia cố cho niềm tin giới hạn

Bước kế tiếp là phân tích từng niềm tin giới hạn của bạn và bẻ gãy tất cả những bằng chứng hỗ trợ cho niềm tin đó. Hãy ghi nhớ, bạn cần tháo bỏ những chân bàn nâng đỡ niềm tin giới hạn của bạn để phá hủy nó. Cuối cùng, bạn sẽ thấy rằng những bằng chứng này chẳng qua chỉ là sự đúc kết và diễn giải sai lệch của bạn về các sự việc trong quá khứ.

Trước hết, bạn phải tìm ra những bằng chứng chống đỡ niềm tin của bạn, bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây:

1) Bạn đã tạo ra niềm tin này như thế nào?

2) Việc gì đã khiến bạn tin điều này là đúng?

Kế đến, tìm cách đánh gãy chúng, bằng cách trả lời câu hỏi:

1) Điều này còn có ý nghĩa gì khác?

2) Có ví dụ phản biện nào không?

3) Người mang lại bằng chứng này có đáng tin cậy không?

Ví dụ, tôi phát hiện rằng niềm tin “Tôi học dốt Toán” của mình xuất phát từ ba bằng chứng: tôi không thể hiểu được phép tính nhân, tôi thi rớt môn Toán và mẹ tôi nói đó là gien di truyền từ bà. Bằng cách phân tích những “bằng chứng” này, tôi bắt đầu thay đổi ý nghĩa của những sự việc kể trên.

Việc tôi không hiểu được phép tính nhân có thể đơn giản là vì tôi không được dạy theo cách mà tôi hiểu được, thay cho ý nghĩa là tôi chậm tiêu. Việc tôi thi rớt môn Toán có thể là do tôi không tập trung trong lớp và không chịu học bài, không phải vì tôi vốn dĩ học dở Toán.

Và mẹ tôi chắc chắn không phải là nguồn thông tin đáng tin cậy để khẳng định rằng tôi không có khiếu học Toán chỉ vì bà ghét môn này. Sau đó tôi khám phá ra nhiều ví dụ phản biện, chẳng hạn những người bạn của tôi có cha mẹ không hề học giỏi chút nào nhưng họ lại học rất giỏi.

Cho nên, hãy bắt đầu áp dụng những điều này vào niềm tin giới hạn của bạn và làm phần bài tập kế tiếp ngay bây giờ.

2.1 Tôi đã hình thành niềm tin này như thế nào?

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

2.2 Những bằng chứng nào củng cố niềm tin giới hạn này?

a

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

b

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

c

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

d

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

e

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

2.3 Làm thế nào để đánh sập những bằng chứng này? Điều này còn có ý nghĩa nào khác? Có ví dụ phản biện nào không? Nguồn thông tin này có đáng tin cậy không?

a

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

b

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

c

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

d

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

e

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

3 Tạo ra một niềm tin tích cực mới

Một khi bạn đã làm lung lay đến tận gốc các niềm tin giới hạn, bạn phải tạo ra một niềm tin tích cực mới để thay thế niềm tin giới hạn ấy. Niềm tin nào sẽ hữu ích trong việc thúc đẩy bạn hành động?

Ví dụ, nếu niềm tin cũ là “Tôi còn quá trẻ không thể mở công ty được”, niềm tin mới có thể là “Tuổi trẻ thường nhạy bén và tràn trề năng lượng trong kinh doanh” hay “Người trẻ tuổi là những người kinh doanh tốt hơn vì họ linh hoạt hơn và dễ đón nhận những ý tưởng mới hơn”.

Nếu niềm tin giới hạn của bạn là “Tôi quá già không thể làm lại từ đầu”, hãy tìm tất cả các ví dụ về những người thay đổi sự nghiệp ở tuổi 40 hay hơn 50 tuổi và thành công vang dội, hay thậm chí dám chơi những môn thể thao mạo hiểm mà cả những người trẻ tuổi hơn rất nhiều cũng không dám thử. Sau đó, hãy khắc sâu niềm tin mới, “Lớn tuổi có nghĩa là phán đoán chính xác hơn, dễ thông cảm hơn, hiểu biết hơn”. Hãy viết ra niềm tin tích cực mới của bạn ngay bây giờ.

Niềm tin tích cực mới của tôi:

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

4 Tạo ra những bằng chứng mới để củng cố niềm tin này

Sau khi bạn đã tạo ra niềm tin mới, hãy tìm những bằng chứng mới để củng cố niềm tin này. “Niềm tin này đã được chứng minh lần nào trong quá khứ chưa?”. Ví dụ, nếu bạn muốn nuôi dưỡng niềm tin “Tôi có khả năng học nhanh”, hãy nghĩ xem trước đây có khi nào bạn học rất nhanh một kỹ năng mới chưa?

“Bạn có thể tìm được ví dụ ở những người khác không?”. Đối với mỗi niềm tin mới, bạn bao giờ cũng có thể tìm được bằng chứng để củng cố niềm tin đó. Hãy tìm trong sách, lên mạng Internet.

Ví dụ, khi tôi muốn sở hữu niềm tin “Những người trẻ có thể bắt đầu kinh doanh và thành công”, tôi nghiên cứu kỹ càng và phát hiện khá nhiều doanh nhân thành đạt đã bắt đầu kinh doanh, với hai bàn tay trắng, ở tuổi còn rất trẻ.

Nếu bạn không thể tìm được bất kỳ bằng chứng nào, hãy bịa chúng ra. Đúng thế. Tâm trí bạn không thể phân biệt giữa thực tế và những gì được tưởng tượng rõ ràng. Đây chính là những việc mà Roger Banister đã làm khi anh quyết tâm phá vỡ kỷ lục thế giới về môn chạy. Hãy tìm và viết ra tất cả bằng chứng mà bạn có thể tìm thấy để củng cố niềm tin mới này.

Những bằng chứng mới củng cố niềm tin mới của tôi:

a

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

b

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

c

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

d

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

e

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

5 Tưởng tượng về tương lai và kết hợp tất cả mọi lợi ích của việc nuôi dưỡng niềm tin mới này

Cuối cùng, tôi muốn bạn hãy dành thời gian và sử dụng sức mạnh của việc hình dung để cài đặt niềm tin tích cực này. Tôi muốn bạn nhắm mắt lại và nghĩ đến tương lai.

Bạn sẽ cư xử khác đi như thế nào với niềm tin tích cực mới này? Bạn sẽ theo đuổi những mục tiêu gì mà bạn đã không theo đuổi trong quá khứ? Bạn sẽ ra những quyết định mới khác biệt như thế nào? Bạn có lợi gì từ niềm tin mới này? Hãy nghĩ về một năm sau. Hai năm sau. Năm năm sau. Mười năm sau. Hãy viết ra tất cả những lợi ích mà bạn có được từ niềm tin tích cực mới này.

5.1 Với niềm tin mới này, tôi sẽ quyết định những việc sau đây và hành động như sau:

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

5.2 Với niềm tin mới này, tôi sẽ có những lợi ích sau:

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

Vậy thì, bất cứ khi nào bạn muốn thay đổi một niềm tin giới hạn hay giúp ai đó vượt qua rào cản trong tư tưởng, hãy làm theo năm bước trên. Chúng ta hãy cùng bước sang bí quyết làm việc để đạt hiệu quả tối đa….

Tổng kết chương

1.Niềm tin là những gì thúc đẩy người bình thường đạt được những điều phi thường.

2.Đồng thời, niềm tin giới hạn là rào cản khiến đa số mọi người không đạt được những gì họ thật sự có thể, cho dù họ có tiềm năng đến mức nào.

3.Niềm tin của bạn quyết định những gì bạn mong muốn và có được từ bản thân.

4.Niềm tin của bạn ảnh hưởng đến cơ chế sinh học và sức khỏe của bạn.

5.Tâm trí con người không thể phân biệt giữa một sự việc có thật và một sự việc được tưởng tượng một cách sống động.

6.Bạn có thể đạt hiệu quả tối đa thông qua phương pháp hình dung sáng tạo.

7.Niềm tin không bao giờ đúng tuyệt đối. Niềm tin là những ý kiến và sự đúc kết mà bạn tạo ra về bản thân và thế giới xung quanh.

8.Bất cứ những gì bạn tin tưởng sẽ trở thành sự thật đối với bạn.

9.Bạn phải chấp nhận những niềm tin tích cực và thay đổi những niềm tin giới hạn.

10.Niềm tin được hình thành đầu tiên từ một ý tưởng và được củng cố bằng các bằng chứng.

11.Có năm bước để thay đổi niềm tin

a . Tìm đủ lý do để thay đổi niềm tin

b . Đánh gãy những bằng chứng củng cố niềm tin

c. Tạo ra một niềm tin tích cực mới

d. Tìm những bằng chứng mới để củng cố niềm tin mới

e.Nghĩ về tương lai và kết hợp tất cả mọi lợi ích của việc nuôi dưỡng niềm tin mới này.

 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.