Làm Giàu Theo Cách Của Bạn

8. Suy Nghĩ Làm Giàu Lên



“Vì mục đích của kinh doanh là tạo ra khách hàng, doanh nghiệp có hai nhiệm vụ cơ bản – và chỉ hai nhiệm vụ này là: tiếp thị và sáng kiến. Tiếp thị và sáng kiến tạo ra các kết quả; còn tất cả các cái khác đều là “phí tổn”.

Peter Drucker

Có lẽ bạn đã nghe thấy người ta nói nhiều lần về cách để trở thành giàu có là “làm việc chăm chỉ và tiết kiệm tiền của”. Câu nói này có phần đúng, có phần sai. Có nhiều người làm việc cần mẫn và căn cơ, nhưng họ chỉ đủ sống qua ngày.

Dù sao nguyên tắc này cũng có phần nào đích thực. Làm việc chăm chỉ hết sức quan trọng, cũng như cần phải tiết kiệm và gây dựng vốn liếng. Tuy nhiên, thực tế đáng buồn là bạn không thể trở thành giàu có chỉ bằng cách làm việc cần cù tích cực nhiều giờ hơn nữa. Bạn còn phải làm việc lanh lợi hơn. Bạn phải biết cách khơi dậy các khả năng sáng tạo của bạn và 90% khả năng trí tuệ của bạn khu trú ở trí tuệ thuộc tiềm thức và siêu ý thức .

Có mối quan hệ trực tiếp giữa mức độ bạn vận dụng tính sáng tạo của mình và mức độ bạn trở thành giàu có. Điều duy nhất bạn cần là ý tưởng có giá trị để đưa bạn bước vào con đường dẫn tới giàu có.

Ở chương này, bạn sẽ tìm hiểu tại sao tính sáng tạo để thành công lại quan trọng đến thế, một số cản trở đến tính sáng tạo bạn cần phải loại bỏ và một số cách để khơi dậy tính sáng tạo của bạn đều đặn hàng ngày. Bạn sẽ tìm hiểu một số câu hỏi then chốt bạn có thể hỏi để kiểm tra giá trị của các ý tưởng mới và cách phát huy các phẩm chất của thiên tài.

BẠn Có ThỂ TrỞ Thành MỘt Thiên Tài

Nhiều năm tôi nghiên cứu về khả năng thông minh và giảng dạy về tính sáng tạo, công việc này đã làm cho tôi tin rằng người nào cũng có mầm mống thiên tài nằm trong người họ. Bạn có thể khơi dậy khả năng tưởng tượng sáng tạo của mình để nó mang về cho bạn mọi thứ mà bạn thực sự có thể muốn có trong cuộc sống. Công việc của bạn là học cách để đến được kho ý tưởng của trí tuệ này.

Mục đích của bạn phải học cách sử dụng óc sáng tạo để đạt được bất kỳ mục đích nào, khắc phục bất kỳ trở ngại nào và giải quyết mọi vấn đề trên con đường trở thành một triệu phú tự lập. Nếu bạn muốn có được sự thành công về tài chính đủ mãnh liệt và sẵn sàng làm việc chăm chỉ, thì chẳng có gì có thể ngăn cản được bạn. Trí tuệ của bạn sẽ chỉ cho bạn biết con đường ấy.

TẠi Sao Tính Sáng TẠo Quan TrỌng ĐẾn VẬy

Có ba lý do chủ yếu tại sao tính sáng tạo để xây dựng cơ đồ của bạn lại quan trọng. Thứ nhất, việc giải quyết các vấn đề và đưa ra các quyết định là các nhiệm vụ then chốt của chủ doanh nghiệp. Đến 50% tới 60% thời gian của bạn trong doanh nghiệp và cuộc sống phải dành cho việc giải quyết các vấn đề nào đó. Bạn càng trở nên suy nghĩ được các cách sáng tạo để giải quyết các vấn đề trong công việc và đời sống hằng ngày mà chúng thường xảy ra không sao tránh khỏi và đưa ra được các quyết định hiệu quả thì bạn sẽ càng thành công hơn.

Thứ hai, mỗi người trong chúng ta đều muốn kiếm được nhiều tiền. Tất cả chúng ta đều muốn được thành đạt hơn và có nhiều uy tín hơn, được quý trọng hơn và được nhiều người biết đến. Khả năng giải quyết các vấn đề của bạn là yếu tố quyết định cốt lõi đến việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền và bạn sẽ trở nên thành công ra sao?

Thứ ba, bạn chỉ có thể kiếm được nhiều tiền hơn bằng cách sản xuất được nhiều sản phẩm hơn. Bạn chỉ có thể trở nên giàu có bằng cách làm các công việc nhanh hơn, tốt hơn hoặc rẻ hơn và bằng cách sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn. Bạn chỉ có thể đạt được đỉnh cao bằng cách thực hiện được các công việc có giá trị cao hơn và điều này đòi hỏi bạn phải sử dụng óc thông minh và tính sáng tạo của bạn nhiều hơn.

SỬ DỤng Óc Thông Minh CỦa BẠn NhiỀu Hơn

Đa số người ta làm việc chẳng mấy sáng tạo. Một người trung bình sẵn có óc thông minh rất lớn mà người ấy thường có thói quen không dùng đến nó.

Bạn đã nghe nói một người trung bình sử dụng không đến 10% năng lực trí tuệ, cho nên trí tuệ của họ tiềm tàng bên trong. Theo viện não Stanford, thực ra khối lượng não chiếm gần 2% khối lượng cơ thể. Số lượng nhỏ này thường xuyên phải dành cho các hoạt động hằng ngày, làm các việc giống nhau theo cách tương tự như trước, chẳng hạn như, xem TV và thường thực hiện dưới mức tiềm năng của trí tuệ xa.

Do đó một người trung bình có 90% hoặc hơn tiềm năng trí tuệ của họ ở dạng dự trữ, không dùng đến . Khi bạn học cách khơi nguồn năng lực dự trữ to lớn đó, bạn sẽ có thể làm bất cứ cái gì bạn thực sự muốn trong cuộc đời. Bạn sẽ bắt đầu thực hiện ở trình độ thiên tài.

Nhân Các KẾt QuẢ CỦa BẠn Lên

Bằng cách làm cho các kỹ năng suy nghĩ của bạn trở nên sắc bén và rèn luyện các năng lực sáng tạo bẩm sinh của bạn, bạn có thể nhân giá trị của các nỗ lực của bạn lên gấp bội và tăng thêm số lượng phần thưởng của bạn. Bạn có thể làm cho mình có giá trị nhiều hơn về mọi việc bạn làm. Bạn có thể hoàn thành công việc được nhiều hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn.

May mắn là tính sáng tạo là một kỹ năng có thể học được và có thể làm tăng nhanh sự phát triển chuyên môn và phát huy bản thân bạn rất nhiều. Giống như chơi thể thao hoặc chơi âm nhạc, khả năng sáng tạo của bạn có thể tiến bộ bằng cách thực tập. Bạn thực sự có thể làm cho mình lanh lợi hơn và nhanh trí hơn bằng cách làm các việc gì đó theo một cách nào đó khi bạn tìm hiểu ở các trang kế tiếp.

Trong Sao Thì Ngoài VẬy

Tất cả mọi thứ bạn có hoặc sẽ có là kết quả trực tiếp của cách bạn suy nghĩ. Thế giới bên ngoài bạn là sự phản chiếu của thế giới bên trong bạn (định luật tương ứng). Nếu bạn phát huy năng lực suy tư, bạn chắc chắn sẽ rất mau cải thiện được chất lượng cuộc sống của bạn. Chẳng có cách nào chắc chắn sẽ đạt được các mục đích của bạn và cũng chẳng có giới hạn nào, trừ các giới hạn mà bạn tự bắt mình phải chịu với những hoài nghi về khả năng lanh lợi thực sự của bạn như thế nào.

Kích Thích KhẢ Năng Suy Tư CỦa BẠn

Về mặt thể xác, có những thực phẩm sẽ đem lại cho bạn lợi ích tốt hơn những thực phẩm khác, chúng sẽ cung cấp cho bạn sức khỏe dồi dào, đầy sinh lực và sinh khí. Cách tương tự như vậy, có các thực phẩm tinh thần cũng sẽ kích thích khả năng suy nghĩ của bạn và làm cho bạn có thể đưa ra các quyết định tốt hơn, đạt được các kết quả tốt hơn và thành đạt các mục tiêu giàu có và độc lập tài chính nhanh hơn và dễ dàng hơn. Giống như với luyện tập thể xác, càng rèn luyện trí não, bạn càng trở nên sắc bén và lanh lợi hơn. Bạn sẽ phát huy được tính sáng tạo bẩm sinh của bạn nhiều hơn khiến cho bạn có được sự hiểu biết sâu sắc hơn và các ý tưởng giá trị hơn để đạt được các mục đích tài chính.

Suy nghĩ tích cực

Chất kích thích đầu tiên ảnh hưởng đến óc sáng tạo là thái độ suy nghĩ tích cực. Nó là một quyết định đi trước để thấy lạc quan ở mọi hoàn cảnh. Sở dĩ như vậy vì thái độ suy nghĩ tích cực được định nghĩa rõ là “phản ứng xây dựng với trường hợp căng thẳng”.

Hầu hết những người có óc sáng tạo thường là người lạc quan . Phần lớn thời gian họ suy nghĩ và bàn luận về những gì họ muốn và các bước họ có thể thực hiện để đạt được các mục đích của họ. Họ tìm kiếm mặt tích cực trong mọi hoàn cảnh. Họ tìm kiếm các bài học hết sức giá trị trong mọi lần tụt hậu hoặc gặp cảnh khó khăn. Họ tự tin mong đợi đạt được điều gì đó từ mọi vấn đề hoặc cảnh thất vọng.

Sự suy nghĩ tích cực là điều bạn hầu như luôn luôn phải chọn và có ý nghĩa lớn. Khi bạn phát huy thói quen suy nghĩ tích cực, bạn sẽ trải qua các mức độ tự tin cao hơn và tự khẳng định được mình. Bạn càng trở nên suy nghĩ tích cực về chính mình và tương lai của mình, bạn càng sẵn sàng thử thách những việc khác lạ hơn và thậm chí thái độ như vậy nghe có vẻ khờ khạo hoặc tỏ ra ngớ ngẩn.

Hôm nay hãy quyết tâm trở thành người suy nghĩ có thể làm đượctrong cuộc đời bạn. Suy nghĩ là “Tôi có thể!” thay vì “Tôi không thể!”. Suy nghĩ liên tục về mọi cách khác nhau mà các mục đích của bạn có thể đạt được, thay vì suy nghĩ về những trở ngại và các vấn đề có thể kìm hãm bạn ngay bây giờ.

Đặt các mục đích và mục tiêu rõ ràng

Viết suy nghĩ của bạn lên giấy. Ngồi xuống và viết ra các mục đích và mục tiêu rõ ràng mà bạn nhất định nhắm đến. Không có gì kích thích óc sáng tạo của bạn nhanh chóng và có thể đoán trước được hơn sau khi bạn đưa ra quyết định rõ ràng chính xác bạn muốn gì, rồi sau đó đặt kế hoạch để đạt được nó.

Nhớ rằng bạn sẽ trở nên những gì bạn thường hay nghĩ tới nhất. Suy nghĩ liên tục về các mục đích của bạn. Để tâm vào chúng suốt ngày. Nghĩ đến chúng cuối cùng trước khi bạn đi ngủ vào buổi tối và đầu tiên khi bạn thức dậy vào buổi sáng.
Chính sự tác động của việc suy nghĩ đến các mục đích của bạn và làm cách nào bạn có thể đạt được chúng sẽ làm cho bạn trở thành người tích cực và sáng tạo hơn. Bạn càng suy nghĩ về các mục đích của mình, bạn càng thường xuyên làm cho trí tuệ thuộc tiềm thức và ý thức của mình hoạt động để đem lại cho bạn những ý tưởng, những suy nghĩ sâu sắc và nghị lực cần thiết để thực hiện chúng. Việc suy nghĩ đến các mục đích của bạn sẽ kích thích định luật hấp dẫn và bắt đầu thu hút vào cuộc sống của bạn những người và các hoàn cảnh có thể giúp bạn đạt được chúng bằng các cách thậm chí bạn chưa hề có thể tưởng tượng được hôm nay. Nhờ vào việc suy nghĩ đến các mục đích của bạn, bạn biến trí tuệ của bạn thành trường năng lượng trong vũ trụ kéo bạn về phía các mục đích và kéo các mục đích về phía bạn.

Kích thích trí tuệ của bạn

Tự nuôi dưỡng bạn bằng chế độ kích thích trí tuệ. Liên tục cung cấp cho trí não bạn những cuốn sách, các khóa học, các chương trình học bằng băng audio, các tạp chí khác nhau, các buổi hội thảo, trao đổi và các dạng thông tin chọn lọc. Bạn càng kích thích trí tuệ của mình với các ý tưởng, con người và các quan điểm khác nhau và mới lạ, bạn càng có thể theo kịp những ý tưởng sẽ dẫn tới giải quyết được các vấn đề của bạn và vượt qua được các trở ngại của bạn.

Dường như có mối quan hệ trực tiếp giữa số lượng ý tưởng mới bạn tự nêu ra được và khả năng bạn sẽ bắt gặp chính xác ý tưởng hữu lý cho bạn vào đúng lúc.

Hầu hết các ý tưởng mới đều không có tác dụng, ít nhất không có ở hình thức ban đầu của chúng. Nhưng đôi khi hai hoặc nhiều ý tưởng được kết hợp, thì một sự đột phá chợt nảy ra có thể làm thay đổi cuộc đời tài chính của bạn. Luôn luôn giữ đầu óc của bạn phóng khoáng.

Tập hình dung sáng tạo

Cách tuyệt vời để kích thích sự suy nghĩ của bạn và nảy sinh thiên tài trong bạn là liên tục tưởng tượng và hình dung mục đích của bạn như thể nó đã đạt được. Bạn càng có thể tạo cho mục đích của mình khao khát được rõ ràng trong tâm trí, bạn càng bắt kịp được các ý tưởng giúp làm cho mục đích của bạn thành hiện thực. Ngoài ra, khi bạn hiểu rõ chính xác bạn muốn gì, hãy tạo ra các hình ảnh rõ ràng trong tâm trí về chính mình như đang thực hiện thực sự những việc mà bạn sẽ phải làm để đạt được mục đích ấy.

Nếu bạn cần trình bày công việc kinh doanh, đàm phán vay vốn hoặc kiếm sự hợp tác hoặc trợ giúp của người khác, hãy tập “tập nhẩm trong đầu”. Giống như nếu bạn đang tập thử một vở kịch trên sân khấu, diễn tập sự kiện sắp xảy ra trong đầu của bạn. Thảo luận chi tiết toàn bộ cuộc họp hoặc trình bày nhẩm trong đầu, từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc và tưởng tượng mọi chi tiết trong mọi tình huống. Hình dung và tự cho bạn là người bình tĩnh, tự tin và không có gì căng thẳng. Coi người khác phản ứng lại với bạn theo cách tích cực, cởi mở và ân cần. Hãy đóng lại cảnh này tới lui cho tới khi bạn cảm thấy thoải mái và tự tin về khả năng diễn xuất của bạn đạt nhất. Đây là một cách kích thích óc sáng tạo của bạn hiệu quả.

Biết cách khôi hài

Một trong những cách tốt nhất để bạn luôn tích cực và sáng tạo là phát huy tính khôi hài về chính mình và cuộc sống của bạn. Bạn càng biết khôi hài, bạn sẽ càng có nhiều ý tưởng. Tạo thói quen không những lạc quan mà còn biết khôi hài về con người, hoàn cảnh và kinh nghiệm. Đừng làm cho bạn tỏ ra quá nghiêm túc.

Bạn càng tươi cười, hóm hỉnh bao nhiêu thì bạn càng sáng tạo liên quan trực tiếp đến các tình huống ấy bấy nhiêu. Mỗi lần bạn cười, bạn phóng thích chất endorphine và dopamine vào não của bạn, chúng kích thích óc sáng tạo của bạn và làm cho bạn cảm thấy vui tươi hơn. Người thường hay tươi cười sẽ có óc sáng tạo nhiều hơn những người không có thói quen đó.

Khi chúng tôi lấy một nhóm doanh nghiệp tập nêu ra ý kiến hay đột xuất, chúng tôi khuyến khích họ bắt kịp được hầu hết những ý kiến có thể khôi hài. Mọi người đều có thể cười hoặc phê bình, nhưng không ai được chỉ trích hoặc chế nhạo. Thông thường, các giải pháp hay nhất cho các vấn đề phức tạp nảy ra do một nhóm người vui chuyện với nhau và đưa các ý kiến ngộ nghĩnh ấy ra thảo luận. Càng nhiều người góp chuyện vui với nhau, dường như họ càng nắm bắt được nhiều ý tưởng có chất lượng.

Nhanh nhẹn năng động

Một cách tuyệt hay để khơi dậy tính sáng tạo là thông qua luyện tập thể chất tích cực. Khi bạn tiến hành các bài tập thể dục nhịp điệu, chẳng hạn như, chạy, đạp xe hoặc bơi lội hay bất cứ hoạt động nào khác để tăng nhịp tim và làm cho bạn ra mồ hôi, bạn sẽ tăng thêm được dòng máu oxy hóa cao tới não. Sau 20 tới 25 phút tập thể dục tích cực, bạn bắt đầu trải qua “tác dụng của sự rèn luyện thân thể”. Não của bạn phóng thích endorphine, tạo cho bạn cảm thấy mình rất nhạy bén, óc thông minh của bạn tăng thêm và làm cho bạn cảm thấy vui vẻ và thư giãn hơn.

Trong các cuộc nghiên cứu liên tiếp, các nhà nghiên cứu nhận thấy tập thể dục nhịp điệu vào buổi sáng càng làm cho có khả năng sáng tạo và thông minh hơn suốt cả ngày hơn những người không tập. Họ minh mẫn hơn, sắc bén hơn và lanh lợi hơn. Họ nắm bắt được những thông tin mới nhanh hơn và có trí nhớ tốt hơn. Thậm chí họ đạt số điểm cao hơn trong các cuộc thử nghiệm chuẩn. Chỉ số IQ của họ thực sự tăng lên.

Bạn càng sung sức hơn và khỏe mạnh hơn nhờ vào việc tập thể dục hằng ngày, bạn càng giải quyết được các vấn đề, đưa ra các quyết định và nắm bắt được các giải pháp sáng tạo và có sáng kiến để giúp bạn đạt được các mục đích. Sự sung sức về thể chất có thể có sức thuyết phục trong hoạt động kinh doanh và cuộc đời.

Thực hành tập trung cao độ

Một cách tốt nhất để cải thiện tính sáng tạo của bạn là bằng cách tập luyện có chủ đích tạo được sự tập trung cao độ. Trí tuệ của bạn giống như cơ bắp. Khi bạn làm việc phải dùng sức, cơ thể bạn sẽ bơm máu đến cơ bắp nhiều hơn khiến cho chúng tăng trưởng và trở nên khỏe mạnh hơn. Khi bạn làm việc bằng đầu óc, cơ thể của bạn sẽ dồn nhiều máu tới não hơn, kích thích tăng trưởng và hoạt hóa thêm các tế bào thần kinh, hạch thần kinh và đuôi gai (tế bào nơ -rôn).

Chìa khóa để hoạt hóa thêm nhiều năng lực trí tuệ bằng sự tập trung là mỗi lần bạn phải tập trung vào một thứ. Bạn có thể tập trung vào những thông tin thu thập được – thí dụ, tập hợp mọi mẩu dữ liệu có giá trị về một vấn đề hoặc dự án cá biệt. Điều này thường tạo ra sự hiểu biết thấu đáo, các ý tưởng và các giải pháp. Bạn có thể tập trung vào việc trình bày các vấn đề rõ ràng và về việc xác định rõ nó bằng một số cách khác nhau. Bài tập này có thể dẫn tới các cách tiếp cận mới và các cách giải quyết vấn đề khác nhau. Bạn có thể tập trung vào việc tạo ra nhiều giải pháp cho một vấn đề, thay vì phải chịu giải quyết theo ý tưởng đầu tiên bạn nắm bắt được.

Bạn càng tập trung, bạn càng trở nên khôn khéo. Bạn càng tập trung, bạn càng trở nên có được óc thông minh sẵn có của mình. Bạn càng tập trung, bạn càng khám phá được nhiều giải pháp sáng tạo và giá trị hơn.

Mong đợi điều tốt đẹp nhất

Một cách khác để kích thích tính sáng tạo của bạn là phát huy thái độ mong đợi tích cực hoặc khả năng tự tin. Bạn càng tự tin mong đợi thành công và có được các kết quả bạn khao khát, bạn sẽ càng lạc quan và vui tươi. Khi bạn mong đợi một cách tự tin là có giải pháp tốt nhất hoặc giải quyết được bất kỳ vấn đề nào bạn phải đối đầu, hầu như bạn sẽ luôn tìm được câu trả lời.

Người càng tạo được thói quen sáng tạo để tiếp cận bất kỳ vấn đề nào với niềm tin tưởng hợp lý thì giải pháp khả thi chỉ còn chờ được tìm ra. Dù họ phải trải qua khó khăn nhiều đến mấy, họ vẫn tiếp tục tiến hành như thể kết quả thành công đã được định trước. Họ vẫn bình tĩnh, tích cực và vui tươi. Đáng ngạc nhiên là thái độ này hầu như luôn luôn làm cho họ tìm ra được giải pháp, tìm thấy được điều tốt trong mọi vấn đề hoặc học được bài học vô giá từ mọi cảnh khó khăn.

Chịu trách nhiệm cuộc sống của bạn

Một trong những chìa khóa quan trọng để kích thích tính sáng tạo là nhận trách nhiệm về chính mình 100% và bất kể các vấn đề gì. Bất cứ khi nào bạn gặp khó khăn nào đó, hãy giữ vững tinh thần ngay về tình huống ấy bằng cách nói, “Tôi chịu trách nhiệm”. Khi bạn nhận trách nhiệm, ngay lập tức bạn kiểm soát được đầu óc và tình huống. Với sự ý thức về sự kiểm soát này, sự tự tin và lòng tự trọng của bạn sẽ tăng lên. Bạn sẽ cảm thấy có nhiều năng lực và tự tin hơn. Bạn sẽ cảm thấy có nhiều khả năng đưa ra các quyết định thích hợp và hành động có lý. Trên hết, bạn sẽ hoạt hóa các năng lực trí tuệ của bạn cao hơn và sử dụng tài năng sáng tạo của bạn nhiều hơn.

Nguyên nhân gốc rễ của hầu hết tất cả các cảm xúc tiêu cực là khuynh hướng mà nhiều người hay đổ lỗi cho người khác về các vấn đề của họ, cả trước đây và hiện tại. Đáng tiếc là khi bạn đổ lỗi cho một người khác thì bạn lại vô tình tự mình đứng vào tư thế là một nạn nhân. Thay vì cảm thấy đầy năng lực và khả năng giải quyết được bất cứ cái gì xảy đến với bạn trong cuộc sống, thì hành động đổ lỗi cho người khác thành một vấn đề hoặc tình trạng gay go làm cho bạn cảm thấy tức giận và bất lực. Những phần tốt nhất trong não của bạn đóng lại và toàn bộ cảm xúc của bạn thành ra hướng vào lý luận và biện minh cho các cảm xúc tiêu cực của bạn.

Nhưng khi bạn nhận hoàn toàn trách nhiệm để đạt được mục đích hoặc giải quyết một vấn đề, ngay lập tức bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn và tự tin hơn. Bạn chuyển từ tức giận và tiêu cực thành suy nghĩ lạc quan và tích cực. Ngay lúc bạn nhận trách nhiệm về hoàn cảnh của mình, óc sáng tạo của bạn đi vào làm việc để tạo ra sự hiểu biết sâu sắc và các ý tưởng bạn có thể dùng để giải quyết vấn đề hoặc cải thiện được hoàn cảnh ấy.

Phát huy khát vọng cháy bỏng

Chìa khóa cuối cùng để kích thích tính sáng tạo của bạn là khát vọng ra sao. Bạn phải có khát vọng cháy bỏng đạt được một mục đích đặc biệt cũng như khát vọng cao độ thực hiện như một người toàn năng. Bạn phải thực sự muốn trở thành người có bất cứ những gì mà bạn có khả năng.

Hoài bão là lực thu hút khiến cho bạn phấn đấu liên tục đạt tới tất cả những gì bạn có thể. Có đủ hoài bão và khát vọng cháy bỏng, bạn có thể thoát ra khỏi vùng có khuynh hướng thỏa mãn, bạn sẽ dám mạo hiểm và tiến lên. Bạn càng có hoài bão, bạn càng có thể đưa ra được các ý tưởng đột phá sáng tạo bạn cần có để đạt được tất cả các mục đích.

Các PhẨm ChẤt cỦa Thiên Tài

Các thiên tài đã được người ta nghiên cứu trong suốt các thời đại, quay về hàng ngàn năm trước. Trong việc phân tích cuộc sống và các hoạt động của những nhà tư tưởng vĩ đại trong các thời kỳ, các nhà nghiên cứu đã kết luận là các thiên tài dường như có ba phẩm chất chung. Mỗi phẩm chất này đều là một thói quen suy nghĩ hoặc ứng phó với thế giới mà bạn có thể học được bằng cách thực tập và lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi bạn thực hiện, bạn thực sự trở nên lanh lợi hơn.

Nhiều người tin rằng thiên tài là một vấn đề về IQ, thường được chứng minh bằng khả năng đạt được các trình độ giỏi về học vấn. Tuy nhiên, có vô số câu chuyện về những người chẳng được học hành bao nhiêu hoặc không đạt được điểm thật cao trong các cuộc thử nghiệm IQ theo quy ước, tuy thế, họ lại thực hiện được ở trình độ thiên tài trong cuộc sống sau này. Thiên tài không phải là vấn đề của trình độ cao hoặc đạt điểm cao trong các cuộc thử nghiệm. Thay vì thế nó phản ảnh cách hành độngcủa bạn. Nếu bạn hành động thông minh, bạn sẽ tỏ ra mình lanh lợi. Nếu người nào đó hành động ngốc nghếch, thì họ không khôn, bất kể IQ hoặc học vấn của họ đến đâu.

Hóa ra nhiều thiên tài sáng tạo trong lịch sử chỉ có IQ trung bình hoặc trên trung bình một chút, nhưng họ đã tự nỗ lực để trở thành người kiệt xuất.

Như đã nói, có ba cách hành động mà tất cả các thiên tài dường như đều có giống nhau. Mỗi cách này đều làm tăng óc thông minh và tính sáng tạo, tạo cho bạn có đủ khả năng hơn để đạt được các kết quả quan trọng nhất đối với bạn.

Học cách tập trung vào một mục đích duy nhất

Trước hết, các thiên tài phát triển khả năng tập trung vào một mục đích duy nhất mỗi lần một việc . Khả năng tập trung vào một công việc dường như có liên quan chặt chẽ đến sự thành công của bất kỳ lĩnh vực nào có sự nỗ lực. Mọi thành tựu vĩ đại đều được đi trước bởi một thời gian dài sự tập trung liên nỉ, đôi khi trong nhiều tháng và thậm chí nhiều năm, trước khi sự thành tựu trở thành hiện thực.
Khi chúng ta đề cập đến chủ đề sự thành thạo ở ngay phần đầu cuốn sách này, tôi đã đưa ra vấn đề là phải mất 5 tới 7 năm để một người thành thạo được tay nghề hoặc một chuyên môn. Phải mất 5 tới 7 năm để trở thành một bác sĩ giải phẫu thần kinh giỏi hoặc một người kinh doanh đứng đầu. Phải mất nhiều năm nỗ lực tập trung chuyên sâu để trở nên xuất sắc về lĩnh vực của mình để bạn đạt được giá trị cao nhất mà bạn có khả năng.

Người tài giỏi không thể tập trung hoặc cố gắng làm quá nhiều việc cùng một lúc và không làm được việc nào có kết quả tốt sẽ thất bại nặng nề về sau. Một người trung bình tập trung vào một mục đích hoặc kết quả và đem tất cả sức lực để dồn vào một điểm đó cho tới khi nó được hoàn tất, sẽ làm việc tốt hơn người không thể tập trung vào một mục đích rất nhiều lần.

Tiếp cận có hệ thống

Đặc điểm thứ hai của thiên tài được các nhà nghiên cứu nhận biết là tất cả họ dường như đều sử dụng cách tiếp cận có hệ thống để giải quyết các vấn đề, khảo sát các vấn nạn và đưa ra các quyết định. Nhất là các thiên tài viết những suy nghĩ của họ lên giấy. Dù họ thông minh đến đâu, họ vẫn viết mọi thứ ra để họ có thể nhìn thấy nó trước mặt. Thói quen viết ra các sự kiện chi tiết làm cho họ có thể nghĩ sâu xa về các vấn đề phức tạp hơn và đi vào chi tiết hơn, họ bắt kịp được các ý tưởng tốt hơn và khả thi hơn trong một khoảng thời gian ngắn.

Tất cả những người thành công đều viết những suy nghĩ của họ lên giấy. Họ thường xuyên viết đi viết lại, đặt ra các kế hoạch tới lui. Chính hành động viết những suy nghĩ lên giấy làm cho bạn sắc bén hơn và trở thành người suy nghĩ sáng tạo hơn. Thói quen viết các suy nghĩ lên giấy làm cho bạn tác động tốt hơn đến bất cứ việc gì bạn làm. Khi bạn thu thập thông tin, hãy ghi lại để bạn có thể so sánh với các lần ghi chú khác và viết các ý tưởng của bạn ra, các hoạt động của đầu óc của bạn sẽ chính xác và rõ ràng hơn nhiều nếu khi ấy bạn cố ghi nhớ được những suy nghĩ và thông tin.

Giải quyết các vấn đề có hệ thống

Một cách giải quyết vấn đề có hiệu quả và đưa ra quyết định bao gồm 7 bước sau:

Bước 1 . Xác định vấn đề cho rõ ràng bằng cách viết ra. Chính xác bạn cố đạt được cái gì, tránh vướng vào cái gì hoặc duy trì cái gì? Cái gì đang kìm hãm bạn? Còn có thể là vấn đề gì nữa? Chẩn đoán chính xác là đã chữa khỏi được một nửa.

Bước 2 . Lập danh sách tất cả các nguyên nhân có thể về vấn đề này hoặc điều trở ngại. Nó đã xảy ra như thế nào? Nó xảy ra khi nào? Nó xảy ra ở đâu? Liên can đến ai? Khảo sát vấn đề ấy thật kỹ trước khi bạn bắt đầu tìm kiếm giải pháp.

Bước 3 . Nhận dạng tất cả các giải pháp có thể xảy ra đối với vấn đề ấy. Tất cả các việc gì khác bạn có thể làm để giải quyết vấn đề này? Còn giải pháp nào nữa không? Nếu bạn không làm được gì cả thì sao?

Bước 4 . Chọn điều gì dường như là giải pháp tốt nhất cho vấn đềvào lúc này . Đừng cố được hoàn hảo. Đôi khi giải pháp một nửa cần được thực hiện ngay sẽ tốt hơn là giải pháp phức tạp có thể hoặc không thể thực hiện được vào thời gian sau này.
Bước 5 . Giao trách nhiệm cho một người cụ thể về vấn đề ấy. Chính xác ai sẽ thực hiện giải pháp?

Bước 6 . Xác định cách đo lường sự thành công của giải pháp như thế nào? Liệu bạn biết được giải pháp ấy có hiệu quả ra sao? Bạn sẽ áp dụng các biện pháp hoặc tiêu chuẩn nào?

Bước 7 . Đặt ra thời hạn chót để thực hiện giải pháp này rõ ràng và sự thành tựu của mục đích. Đặt thêm các thời hạn chót nếu cần. Vào thời hạn chót, đánh giá tiến trình và đưa ra bất cứ quyết định nào cần thiết để tiếp tục tiến đến giải pháp.

Dù bất kỳ cách giải quyết vấn đề có hệ thống nào đi nữa, có còn hơn không. Trong mọi lĩnh vực chuyên môn hóa, có các phương pháp hệ thống được xác minh là giải quyết được các vấn đề và đạt được các mục đích về lĩnh vực đó. Bạn càng thuần thục với các phương pháp giải quyết vấn đề thì càng dễ dàng nắm bắt nhanh chóng được các giải pháp tốt nhất để đem lại các kết quả bạn mong muốn.

Luôn luôn có đầu óc phóng khoáng

Đặc tính thứ ba của các thiên tài qua các thời đại là khả năng luôn luôn có đầu óc phóng khoáng về bất cứ vấn đề gì. Có đầu óc phóng khoáng đòi hỏi phải linh hoạt về cách tiếp cận vấn đề. Điều này đòi hỏi phải sẵn sàng xem xét bất cứ đề tài hoặc vấn đề nào ở mọi phương cách khác nhau.

Suy nghĩ máy móc

Các cuộc nghiên cứu được tiến hành qua nhiều năm đã chia người ta thành hai dạng dựa vào cách họ suy nghĩ. Nhóm thứ nhất, những người suy nghĩ máy móc (thiếu sáng tạo) là những người thường cứng ngắc và thiếu linh động về cách suy nghĩ của họ. Khi họ quyết định về một quá trình hành động nào đó hoặc đi theo một ý kiến cá biệt thì họ không thể thay đổi hoặc nhận xét một cách tiếp cận giải quyết khác được.

Những người suy nghĩ máy móc thường e sợ, nghi ngờ và dễ bị dao động. Họ sợ bất cứ ý kiến nào cho là cách nghĩ và hành động họ ưa thích không hoàn chỉnh sẽ đe dọa họ. Họ thiếu lòng tự trọng và tự tin. Họ giữ mãi các cách thử cho đúng và đâm ra lo lắng suy nghĩ vẩn vơ đến chuyện khác.

Suy nghĩ thích ứng

Loại người thứ hai là những người suy nghĩ thích ứng. Những người này luôn có đầu óc phóng khoáng, linh hoạt và ham hiểu biết khi đối diện vấn đề mới hoặc trở ngại nào đó. Những người suy nghĩ thích ứng hành động để vấn đề luôn được cởi mở càng lâu càng tốt, tránh khuynh hướng bản năng nhảy vào các kết luận hoặc làm bế tắc việc thảo luận và tranh luận.

Người suy nghĩ thích ứng tin rằng mọi vấn đề luôn mở ra những thông tin mới. Họ luôn luôn sẵn sàng xem xét các khả năng khác nhau.

Từ nay trở đi, bạn nên tập thành người suy nghĩ thích ứng. Luôn luôn có đầu óc phóng khoáng và linh động đối với bất cứ vấn đề hoặc khó khăn nào bạn đang phải đối đầu. Luôn luôn bắt đầu bằng sự thừa nhận rằng có thể có cách làm điều đó tốt hơn hoặc có giải pháp tốt hơn cho vấn đề.

Bác học Einstein có lần đã nói, “Mọi đứa trẻ được sinh ra đều là thiên tài”. Hầu như đến 95% các trẻ được thử nghiệm cho thấy có tính sáng tạo cao cho tới 5 tuổi. Bạn được sinh ra với khả năng suy nghĩ không theo thông lệ và tư duy trừu tượng. Bạn có năng lực sáng tạo bẩm sinh để mường tượng thế giới bằng nhiều cách giàu tưởng tượng mới lạ. Khi bạn khơi dậy được thiên tài bên trong mình, bạn sẽ khơi dậy được nguồn ý tưởng sâu xa có thể giúp bạn giải quyết mọi vấn đề bạn đối đầu và đạt được bất kỳ mục đích nào bạn đặt ra cho mình.

Suy Nghĩ Sáng TẠo Hơn

Có ba cách chủ yếu để kích thích suy nghĩ sáng tạo là có được các mục đích khát vọng mãnh liệt, các vấn đề cấp bách và các câu hỏi trọng tâm. Bạn nên dùng tất cả ba cách này thường xuyên và nhất quán để có được các ý tưởng bạn cần có để đạt được các mục đích của mình.
Các mục đích khát vọng mãnh liệt

Các mục đích khát vọng mãnh liệt là những thứ bạn thực sự muốn có và bạn có khát vọng cháy bỏng. Bạn càng mong mỏi mãnh liệt đạt được một mục đích đặc biệt nào đó, trí tuệ tiềm thức của bạn càng đem đến cho bạn những ý tưởng và sự hiểu biết sâu sắc cần thiết để làm cho nó trở thành hiện thực.

Nhiều người đặt ra các mục đích cho chính họ vì họ nghĩ người khác muốn họ đạt được các mục đích này. Nhưng nếu các mục đích của bạn không phải do đích thân bạn muốn đạt được thì chúng sẽ không có năng lực hoặc động cơ thúc đẩy bao nhiêu. Đây là lý do tại sao nó lại quan trọng đến nỗi các mục đích bạn đặt ra là những chuyện mà chính bạn muốn đạt được.

Các vấn đề cấp bách

Các vấn đề cấp bách, được xác định rõ ràng với những lợi ích cụ thể để giải quyết chúng là các cách có tác động kích thích mạnh đến khả năng sáng tạo của bạn. Bạn càng đánh giá rõ ràng các vấn đề và các trở ngại cụ thể kìm hãm bạn, bạn càng sẽ khơi dậy được nhiều ý tưởng giá trị hơn để giúp bạn giải quyết chúng.

Các câu hỏi tiêu điểm

Các câu hỏi tiêu điểm xuyên thấu giữa hoàn cảnh hoặc các sự hiểu biết sâu sắc thường khơi dậy vấn đề và các ý tưởng sẽ dẫn tới các bước đột phá trong cuộc đời hoặc công việc. “Tại sao chúng ta làm điều đó bằng cách này?” “Còn cách nào có thể tốt hơn không?” “Sự thừa nhận của chúng ta trong hoàn cảnh này như thế nào?” Nếu sự thừa nhận của chúng ta sai thì sao? Bạn càng đặt ra nhiều câu hỏi về mục đích hoặc hoàn cảnh của mình, bạn càng có thể khơi dậy được các ý tưởng tiến bộ.

Các Cách Làm Giàu CỦa Chính BẠn

Sau đây là các cách khác nhau để bạn đạt được sự sung túc tài chính.

Theo dõi sổ sách sát sao

Hãy mua một cuốn sổ gáy lò xo. Luôn mang theo mình nếu bạn có thể và viết ra mọi ý tưởng nảy sinh với bạn trong suốt ngày.

Xem lại ý tưởng này thường xuyên. Đôi khi bạn nảy ra được một ý tưởng trong khi đang lái xe, ngồi ở đâu đó, đang đọc sách báo, xem TV hoặc trong một cuộc nói chuyện đều có thể là sự hiểu biết thấu đáo sẽ dẫn tới điểm bắt đầu cho tương lai.

Nguyên tắc là “Bắt lấy ý tưởng và viết nó ra”. Nếu bạn không viết nó ra nhanh, bạn sẽ thường rất hay bỏ qua. Như người Trung Quốc nói, “Mực lợt nhất còn rõ hơn trí nhớ thật tốt”.

Thư giãn và phản hồi

Thường xuyên có thời gian tạm nghỉ để thư giãn và phản hồi về các mục đích của bạn và các trở ngại đang kìm hãm bạn đạt được chúng. Trong những lần thư giãn này, các ý tưởng thường xuất hiện bất chợt trong tâm trí của bạn có thể tiết kiệm cho bạn hàng giờ, nhiều ngày hoặc hàng năm làm việc vất vả.

Một trong những bài tập suy nghĩ sáng tạo nhất trong tất cả là tập thường xuyên ở một mình. Điều này thường được gọi là “đi vào thinh lặng”. Bạn ngồi yên lặng 30 tới 60 phút, không bị chia trí và chỉ cần để tâm trí bạn tuôn chảy thoải mái.

Ở nơi vắng vẻ, bạn cố ý để tâm trí mình lơ lửng. Đừng lo phải tập trung hoặc suy nghĩ về bất cứ mục đích hoặc vấn đề nào. Chỉ cần thư giãn. Khi bạn đang ngồi im lặng ở đó, những suy nghĩ sâu sắc và các ý tưởng kỳ diệu thường rất hay nảy ra trong tâm trí bạn.

Kỹ thuật đũa thần kỳ diệu

Tập cách mường tượng thường xuyên. Đôi khi điều này được gọi là “kỹ thuật đũa thần kỳ diệu”. Hãy tưởng tượng bạn có một đũa thần kỳ diệu và bạn có thể phất nó làm phép màu cho hoàn cảnh hoặc vấn đề hiện tại. Hãy tưởng tượng nhờ vào việc phất đũa thần kỳ diệu này sẽ làm xua tan mọi trở ngại ngăn cản giữa bạn và mục đích của mình.

Hoàn cảnh của bạn thể hiện ra sao nếu bạn đã đạt được mục đích của mình? Hoàn cảnh trông ra sao nếu bạn đã đạt đến đó? Tự đánh giá về sự giàu có của bạn. Tự đánh giá về sức khỏe, hạnh phúc và cuộc sống hiện tại mà bạn khao khát. Hãy tưởng tượng cuộc sống của bạn lý tưởng về mọi phương diện. Mô tả nó lên giấy.

Đây là các câu hỏi then chốt: “Điều gì sẽ phải xảy đến với bạn để có thể tạo được lối sống lý tưởng?” Bước đầu tiên bạn phải thực hiện ngay bây giờ sẽ như thế nào? Bước thứ hai sẽ như thế nào? Quá trình bạn sẽ cần đi qua để tạo được cuộc sống lý tưởng mà bạn khao khát sẽ như thế nào?

Dự kiến trước và nhớ lại

Hãy tưởng tượng mục đích của bạn để xây dựng một doanh nghiệp thành công về một lĩnh vực riêng biệt. Tính trước 3 tới 5 năm và tưởng tượng bây giờ bạn có một doanh nghiệp thành công về lĩnh vực đó. Nó trông như thế nào? Nó có quy mô ra sao? Bạn đang làm việc với những loại người nào? Uy tín của bạn có trên thương trường như thế nào? Doanh số bán và khả năng lợi nhuận của bạn ra sao? Bạn sẽ tiếp tục tiến hành doanh nghiệp này như thế nào? Và đặc biệt là bạn có thể bắt đầu làm gì ngay bây giờ để làm cho mơ ước tương lai này trở thành hiện thực?

Điền câu hoàn chỉnh

Đây là một bài tập suy nghĩ sáng tạo mà bạn có thể tập, được gọi là điền câu hoàn chỉnh. Đây là một cách có tác dụng kích thích mạnh để có các ý tưởng và suy nghĩ sâu sắc mà bạn có thể sử dụng ngay để đạt được các mục đích của mình nhanh hơn và dễ dàng hơn.

Trong cách hoàn chỉnh câu, bạn đưa ra một mệnh đề (chính), rồi sau đó bạn nghĩ về càng nhiều cách càng tốt để hoàn tất nó.

Thí dụ, bạn có thể nói, “Chúng tôi có thể tăng gấp đôi doanh số trong 12 tháng tới nếu chúng tôi…” rồi hãy hoàn tất câu này. Hoặc bạn có thể nói, “Chúng tôi có thể tăng gấp đôi lợi nhuận trong 12 tháng tới nếu chúng tôi…” rồi hoàn tất câu này.

Đôi khi bạn có thể làm điều này với một nhóm người. Mỗi người trong số các bạn có thể đóng góp ý kiến và các cách để hoàn tất câu ấy. Hình thức giải quyết vấn đề theo nhóm thường khơi dậy được những suy nghĩ và sự hiểu biết sâu sắc đáng phải chú ý.

Đưa ra câu trả lời của cá nhân

Ở mức độ cá nhân, bạn có thể bắt đầu với câu, “Tôi có thể tăng gấp đôi thu nhập của mình trong 12 tháng tới nếu tôi…” và hoàn tất câu này bằng 10 hoặc 20 câu trả lời khác nhau để tăng gấp đôi thu nhập của bạn. Lần đầu bạn làm điều này, bạn có thể hết sức ngạc nhiên về các kết quả bạn đạt được.

Sau đây là một số câu hỏi điển hình bạn có thể điền vào mà chúng có thể đem đến cho bạn các câu trả lời sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn:

• “Tôi có thể đạt được mục đích của mình nếu tôi…”

• “Tôi có thể bắt đầu một doanh nghiệp ngay nếu tôi…”

• “Tôi có thể làm cho doanh nghiệp của mình trở nên thành công nếu tôi…”

• “Tôi có thể giải quyết xong vấn đề này nếu tôi…”

• “Tôi có thể kiếm được số tiền tôi cần nếu tôi…”

Bạn có thể tập hoàn chỉnh câu cho bất kỳ vấn đề hoặc mục đích nào mà bạn đang phải giải quyết. Nhớ rằng chất lượng của các ý tưởng bạn nêu ra sẽ tỷ lệ trực tiếp với số lượng các ý tưởng bạn bắp kịp. Bạn càng bỏ ra nhiều thời gian để đưa ra các giải pháp xây dựng cho các vấn đề và các mục đích, bạn càng có nhiều ý tưởng nảy sinh suốt cả ngày.

Phương pháp luyện trí tuệ cho mọi vấn đề

Có lẽ phương pháp kích thích suy nghĩ sáng tạo mạnh nhất được gọi là “luyện trí tuệ” hoặc phương pháp 20 ý tưởng. Nhiều người trở nên giàu có, kể cả tôi đều dùng ý tưởng này hơn bất kỳ phương pháp suy nghĩ sáng tạo nào khác đã từng được phát hiện. Thực ra, ở sách này điều bạn cần học nhất chính là phương pháp đơn giản này và nếu bạn học và đem áp dụng nó một cách thích hợp, thì chỉ cần một kỹ thuật này thôi cũng có thể làm cho bạn trở nên giàu có bằng cách của mình.

Phương pháp này đơn giản. Lấy một vấn đề hoặc mục đích của bạn và viết nó lên đầu một tờ giấy ở dạng câu hỏi. Thí dụ, nếu mục đích của bạn là tăng gấp đôi thu nhập trong 12 tháng tới , thì bạn sẽ viết, “Tôi có thể tăng gấp đôi thu nhập trong 12 tháng tới bằng cách nào?”

Sau đó bạn buộc mình phải viết ít nhất 20 câu trả lời cho câu hỏi đó. Bạn có thể viết hơn 20 câu trả lời nếu bạn muốn, nhưng bạn phải rèn luyện trí óc và dùng ý chí để viết ít nhất 20 câu trả lời.

Vạn sự khởi đầu nan

Bạn sẽ thấy là 3 tới 5 câu trả lời đầu tiên khá dễ. 3 tới 5 câu trả lời kế tiếp sẽ khó hơn. Nhưng một số câu trả lời cuối cùng sẽ hết sức khó. Thường đầu óc của bạn trở thành trống không. Bạn sẽ ngồi đó ngó tờ giấy và hoàn toàn không thể suy nghĩ thêm được bất cứ câu trả lời nào nữa cho câu hỏi ấy.

Nhưng may mắn là nếu bạn tự buộc mình ở đó cho tới khi bạn viết ra được ít nhất 20 câu trả lời, thì những cái tinh hoa sáng tạo của bạn sẽ bắt đầu tuôn chảy. Từng cái một, các ý tưởng mới sẽ nảy sinh trong tâm trí của bạn và xuất hiện trên tờ giấy ngay trước mặt bạn. Đáng ngạc nhiên là cũng chính đúng câu trả lời cuối cùng, câu trả lời thứ 20 trên trang giấy ấy là ý tưởng đột phá làm thay đổi toàn bộ hướng đi của cuộc đời hoặc công việc.

Từ nay trở đi, bất cứ khi nào bạn có một câu hỏi hoặc vấn đề gì đó, hãy viết lên đầu trang giấy ở dạng câu hỏi và buộc mình phải đưa ra ít nhất 20 câu trả lời cho câu hỏi đó. Hãy làm điều này cho mọi mục đích của bạn. Hãy làm như vậy với mọi vấn đề. Làm như thế với mọi trở ngại hoặc khó khăn bạn phải đối mặt. Hãy hoàn tất bài tập này bình thường và tự nhiên như bạn hít thở hoặc đánh răng.

Chất lượng và số lượng của ý tưởng bạn sẽ tạo ra bằng cách dùng phương pháp luyện ý chí sẽ làm cho bạn thấy ngạc nhiên. Bạn càng thường xuyên luyện tập phương pháp này, bạn sẽ càng trở nên nhanh trí, sắc bén và sáng tạo hơn.

Nếu bạn thực hiện bài tập này đầu tiên vào buổi sáng, ngay sau khi bạn viết ra các mục đích của mình, trí óc của bạn sẽ lóe lên những ý tưởng suốt cả ngày. Trong mọi tình huống, tâm trí của bạn sẽ rộn lên với những ý tưởng và các cách mới mẻ để đạt được các mục đích của bạn và giải quyết các vấn đề. Chẳng bao lâu người ta sẽ đem đến cho bạn các vấn đề của họ để nhờ bạn cho ý kiến. Đôi khi bạn sẽ có nhiều ý tưởng hơn bạn có thể thực hiện hoặc hơn người khác có thể xử lý.

Vận dụng trí tuệ tập thể cho cách làm giàu của bạn

Một phương pháp nổi tiếng và đầy năng lực để phát sinh các ý tưởng sáng tạo được gọi là “làm quân sư” hoặc “vận dụng trí tuệ tập thể”. Phương pháp khó tin này liên quan đến việc ngồi lại cùng với một nhóm người khác với tinh thần hòa hợp để đưa ra các ý tưởng để đạt được các mục đích của bạn hoặc giải quyết vấn đề. Khi một nhóm người cùng nhau tập trung toàn bộ đầu óc vào một vấn đề hoặc câu hỏi, thì chất lượng và số lượng của các câu trả lời nảy sinh có thể làm cho hết sức ngạc nhiên.

Chìa khóa để vận dụng trí tuệ tập thể hiệu quả cho bạn là cùng đồng ý về định nghĩa của một vấn đề hoặc câu hỏi với nhau trước. Viết nó lên bảng hoặc bảng giấy lật. Phải chắc chắn mọi người biết chính xác nhóm sẽ tập trung và bàn về cái gì.

Bạn tự đưa ra thời gian giới hạn nhất định, khoảng từ 15 tới 45 phút. Đồng ý trước với nhau là sẽ không bị chế diễu, chỉ trích hoặc đánh giá gì hết. Mục đích là để nêu ra câu trả lời cho câu hỏi vận dụng trí tuệ tập thể càng nhiều càng tốt với thời lượng nhất định. Bạn đang phải tranh thủ thời gian.

Chúng ta đã đưa ra các bài tập vận dụng trí tuệ tập thể cho công ty Fortune 500 cách nay một vài năm. Nhóm ấy gồm các cán bộ điều hành cấp cao, các cán bộ điều hành cấp trung, một số thư ký và trợ lý riêng. Mỗi người trong số họ ngồi theo nhóm riêng chung quanh bàn tròn. Sau đó chúng tôi đưa ra cho họ một câu hỏi thông thường và khuyến khích họ cùng nhau hoàn tất để xem bàn nào đưa ra được số ý tưởng nhiều nhất cho câu hỏi vận dụng trí tuệ tập thể.

Vào 20 phút cuối, chúng tôi dừng cuộc thực tập lại và đếm số câu trả lời. Số câu trả lời trung bình ở mỗi bàn của cán bộ điều hành cấp cao và cấp trung đưa ra được là 52 giải pháp. Nhưng điều đáng ngạc nhiên nhất là bàn gồm 5 thư ký đã nêu ra được 177 ý kiến, đa số các ý kiến đều khá hay. Trong một buổi vận dụng trí tuệ tập thể, chẳng khi nào bạn có thể nói được thành phần nào sẽ có nhiều ý tưởng và suy nghĩ sâu sắc.

Đưa ra câu hỏi “Nếu … thì sao?”

Bạn có thể dùng kỹ thuật đưa ra giả thuyết để kích thích khả năng sáng tạo của bạn. Bằng cách đưa ra giả thuyết, bạn chỉ cần nêu ra tất cả trở ngại và hỏi “Nếu… thì sao?”. Chẳng hạn như, bạn hỏi, “Nếu chúng ta làm điều đó bằng cách này hoặc thôi làm điều đó hoàn toàn thì sao?” Bạn hỏi các câu hỏi “Tại sao?”, chẳng hạn như, “Tại sao chúng ta đang làm điều đó bằng cách này?” hoặc “Nếu chúng ta hiện không làm điều đó bằng cách này, liệu chúng ta có phải bắt đầu lại điều này không?” Nhớ là hầu hết người ta hay mắc phải trạng thái thích được nhàn nhã và tiếp tục làm những việc giống như trước đây mãi mà không đặt ra câu hỏi, “Còn có cách nào tốt hơn không?”

Cải thiện cuộc sống cá nhân

Bạn có thể dùng phương pháp đưa ra giả thuyết này trong cuộc sống cá nhân của mình. Hãy viết mô tả rõ ràng về lối sống lý tưởng của bạn. Mô tả môi trường làm việc lý tưởng của bạn. Mô tả công việc lý tưởng của bạn hoặc chức vụ lý tưởng của bạn. Mô tả thu nhập lý tưởng và mối quan hệ lý tưởng của bạn với các thành viên trong gia đình. Sau đó bắt đầu tự hỏi tại sao bạn đang làm các việc nào đó và tại sao bạn không làm các việc khác. Nếu bạn làm các việc này hoàn toàn khác hoặc thôi làm các việc bạn đang làm trong một thời gian dài thì sao?

Đây là một bài tập mà tôi đã đưa ra cho nhiều học viên của mình. Tôi chỉ nói, “Nếu bạn không hài lòng với bất cứ vai trò nào trong cuộc sống của bạn, hãy dành ít phút viết ra chính xác kiểu hoàn cảnh mà bạn sẽ được hạnh phúc nhất.”

Khi bạn ngồi xuống và bắt đầu viết mô tả rõ ràng về cuộc sống hoàn hảo và công việc trong tương lai của mình, thì bạn bắt đầu đặt ra các câu hỏi, như “Tại sao tôi lại không thích thú với công việc này hoặc việc làm này hay lối sống này?”

Bạn có thể hỏi, “Tôi phải thay đổi như thế nào để bắt đầu làm cho hoàn cảnh hiện nay của tôi giống với hoàn cảnh lý tưởng của tôi nhiều hơn?” “Cái gì sẽ phải xảy đến với tôi để bắt đầu tiến gần đến việc tạo ra kiểu sống tôi mong muốn?”.

SỰ Minh BẠch RẤt CẦn ThiẾt

Lý do chủ yếu người ta không hoàn tất được các chuyện họ muốn trong cuộc sống là vì họ chưa biết rõ về những chuyện này như thế nào. Nếu bạn yêu cầu một người bất hạnh mô tả lối sống lý tưởng của họ, trong hầu hết các trường hợp, người ấy sẽ chẳng có ý tưởng gì. Đây là lý do chính khiến người ấy chẳng bao giờ đạt được nó.

Lối sống lý tưởng của bạn sẽ như thế nào? Công việc hoặc doanh nghiệp lý tưởng của bạn sẽ như thế nào? Nếu bạn có thể làm bất cứ việc gì bạn muốn, sống ở bất cứ đâu bạn muốn, làm việc với bất cứ ai bạn muốn hoặc làm bất cứ loại nghề nghiệp gì, chúng sẽ như thế nào? Bạn sẽ phải làm gì, bắt đầu từ hôm nay để làm cho ước mơ và mục đích của mình trở thành hiện thực?

Hãy hình dung các mục đích lý tưởng của bạn càng nhiều chi tiết càng tốt, như thể chúng đã là thực tại. Hành động của sự hình dung không những khơi dậy suy nghĩ sáng tạo, mà còn hoạt hóa định luật hấp dẫn và bắt đầu kéo vào cuộc sống của bạn những người, các hoàn cảnh, các ý tưởng và các cơ hội giúp bạn làm cho nó trở thành hiện thực.

Tự dự tính trước cho tương lai như thể bạn đã đang làm những gì bạn muốn làm và sống trong cuộc sống bạn muốn sống. Sau đó nhìn lại ngày nay và từ vị trí thuận lợi, hãy tưởng tượng các bước bạn có thể thực hiện, bắt đầu từ ngày hôm nay để vươn tới các ý tưởng của bạn.
Tự dự tính trước 3 năm, rồi quay lại hiện tại và hỏi, “Tôi sẽ làm gì ở vị trí của tôi vào lúc này để đạt được vị trí tôi muốn có trong 3 năm nữa kể từ hôm nay?” Liệt kê mọi bước bạn nghĩ mình có thể thực hiện được để bắt đầu tiến vào hướng đó. Hãy lập danh sách theo thứ tự ưu tiên và chọn việc đầu tiên bạn có thể làm. Sau đó tự buộc mình phải thực hiện ngay một hành động. Một hành trình ngàn dặm bắt đầu với bước đi đơn giản.

Đánh Giá Các Ý TưỞng CỦa BẠn

Khi bạn đã đưa ra các ý tưởng khác nhau bạn có thể sử dụng để giải quyết các vấn đề và đạt được các mục đích của bạn, bước kế tiếp là bạn phải đánh giá chúng trước khi bỏ thời gian, tiền của và công sức vào thực hiện chúng. Bạn phải ngồi xuống để xem xét các ý tưởng bạn đã nêu ra và phân loại chúng, chọn lựa các ý tưởng tốt và loại bỏ các ý tưởng không có mấy giá trị.

Hầu hết các ý tưởng đều không thực tế hoặc đáng giá, ít nhất chúng ở dạng ban đầu. Bản thân các ý tưởng chẳng có giá trị bao nhiêu. Đó là lý do tại sao chúng ta phải nhấn mạnh vào tính sáng tạo liên tục và đưa ra nhiều ý tưởng. Phần lớn chúng sẽ không có tác dụng.

Các ý tưởng có thể không có giá trị

Khi bạn đã nêu ra được một ý tưởng mà bạn xét thấy có giá trị, thì có ba việc bạn phải nhớ. Thứ nhất, nội dung và bản thân các ý tưởng không có giá trị. Chúng chỉ là điểm khởi đầu của quá trình sáng tạo. Như Thomas Edison đã nói, “Thiên tài chỉ có 1% là thiên phú và 99% là đổ mồ hôi”. Khi bạn nảy sinh được một ý tưởng hay, bấy giờ công việc thực sự mới chỉ bắt đầu.

Luôn giữ khách quan

Thứ hai, luôn giữ khách quan đối với các ý tưởng của bạn. Hỏi những người am hiểu khác cho ý kiến của họ và lắng nghe với đầu óc sẵn sàng tiếp thu cái mới. Đừng vướng phải sai lầm hóa ra yêu thích ý tưởng ấy chỉ vì nó là của mình, rồi sau đó bỏ hết công sức phụ thuộc vào nó. Hãy sẵn sàng nhận trách nhiệm về ý tưởng của mình, dù cho bạn thích nó đến đâu, có thể nó vẫn không khả thi.

Để chúng bình lặng

Thứ ba, hãy để các ý tưởng của bạn bình lặng trong một khoảng thời gian trước khi bạn bắt đầu tiến tới. Đôi khi một ý tưởng dường như hôm nay bạn thấy sáng chói sẽ mất hầu hết sức lôi cuốn hoặc hấp dẫn sau ba ngày. Hãy tập giữ trạng thái một mình im lặng và phản hồi. Tìm chỗ ngồi thinh lặng trong một giờ và suy tư cân nhắc ý tưởng ấy. Cố xem xét nó một cách bình thản và không để cảm xúc chi phối. Hãy kiên nhẫn. Các quyết định làm ăn nhanh chóng thường là các quyết định sai lầm.

Đặt ra các câu hỏi thích hợp

Sau đây là một số câu hỏi bạn có thể hỏi để xác định xem ý tưởng của bạn có phải là ý tưởng đúng hay không.

• Nó có hiệu quả không?

• Liệu nó có tiến triển không?

• Liệu nó có tác dụng cho công việc không?

• Nó có đủ sức tạo nổi sự khác biệt có ý nghĩa không?

• Nó có đủ năng lực không?

• Nó có phải là một sự cải tiến về cái mà nhiều người hiện đang sử dụng không?

• Người ta có thể dùng nó mà không phải thay đổi thái độ cơ bản của họ không?

Việc đầu tư vào ý tưởng chắc chắn là sự tiến bộ đáng kể so với những gì nó đã được thực hiện. Ngoài ra, một vấn đề then chốt mà nhiều chủ doanh nghiệp vướng phải là họ nghĩ rằng khách hàng sẽ thay đổi thái độ của họ để sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ mới chỉ vì nó tốt hơn hoặc rẻ hơn. Đây là trường hợp ít khi xảy ra.

Người ta mua bằng cách nào

Cách đây không lâu, có các chủ doanh nghiệp dự đoán rằng trong tương lai gần mọi người sẽ mua sắm hàng tạp hóa qua Internet, TV hoặc điện thoại. Nhưng có rất ít người mua hàng tạp hóa theo cách này. Tại sao như thế? Vì thực ra người ta thích đi đến các cửa hàng tạp hóa và đích thân họ xem thấy các thực phẩm khác nhau có sẵn ở đó trước khi mua. Họ sẽ không phải thay đổi thái độ của họ hoàn toàn và bỏ hẳn cái thú mua sắm được ngắm nghía để đặt hàng qua điện thoại hoặc Internet.

Nếu một sản phẩm hoặc dịch vụ mới khiến cho người ta phải thay đổi nhiều về cách họ làm các thứ và thói quen mua hàng của họ hoặc đòi hỏi phải như vậy, thì nó ít khi nào thành công được.

Bạn muốn nó mãnh liệt tới mức nào?

Đây là câu hỏi khác: Ý tưởng này có hợp với các mục đích của bạn không? Bạn muốn nó mãnh liệt tới mức nào? Nhiều lần, bạn đạt đến được một ý tưởng có thể ở lĩnh vực không gây cho bạn quan tâm. Bạn có thể phát triển niềm say mê về ý tưởng này hoặc sản phẩm hoặc dịch vụ này không? Nhớ là bất cứ doanh nghiệp nào bạn bắt đầu đều là một sự mở rộng của chính cá tính của bạn. Nó là sự mở rộng của các niềm tin, các mục đích, tính cách và khát vọng của bạn. Do đó, ý tưởng chỉ hữu ích nếu bạn có thể trở thành say mê nó và sau đó thu hút được những người khác cũng say mê nó.

Đặt các câu hỏi quan trọng

Sau đây là một số câu hỏi bổ sung bạn có thể hỏi trước khi bạn bắt đầu tiến hành một ý tưởng mới:

• Nó có hợp thời không?

• Hiện nay nó có thiết thực không?

• Liệu nó còn thiết thực khi nó được hoàn thành không?

• Ý tưởng này có khả thi không?

• Nó có thể đã được thực hiện chưa?

• Nếu nó có thể đã được thực hiện, tiến hành nó có giá trị không?

• Nó có đơn giản không?

Câu hỏi cuối cùng thường là câu hỏi quan trọng nhất trong tất cả. Sự giản dị hết sức cần thiết cho sáng kiến thành công. Về cơ bản tất cả các ý tưởng mới thành công đều khá đơn giản. Nếu không đơn giản, chắc là sẽ không thành công. Nó phải dễ giải thích, dễ bán, dễ hiểu và dễ dùng. Nó càng phải qua nhiều bước, nó càng trở nên phức tạp và nó rất ít có thể sẽ thành công.

Có lẽ điểm quan trọng hơn tất cả là phải nhớ rằng đối với mọi trở ngại hoặc vấn đề xen vào giữa bạn và mục đích trở thành giàu có và độc lập tài chính của bạn, thì sẽ có giải pháp nào đó đang chờ được tìm ra. Sự thành công trong cuộc đời của bạn sẽ tỷ lệ trực tiếp với mức độ bạn sử dụng khả năng tưởng tượng sáng tạo của mình để đạt được các mục đích và giải quyết các vấn đề của bạn hữu hiệu như thế nào. May mắn, khả năng tưởng tượng của bạn giống như cơ bắp tăng trưởng thêm khả năng khi nó được vận dụng và luyện tập. Bạn càng khơi dậy nguồn sáng tạo được nhiều thì bạn càng trở nên lanh lợi, sắc bén, tỉnh táo và thông minh hơn. Hãy năng động, bắt đầu dùng óc tưởng tượng sáng tạo của bạn ngay hôm nay.

Bài tẬp thỰc hành

1. Các câu hỏi trọng tâm khuyến khích tâm trí và kích thích khả năng sáng tạo của bạn. Quyết định chọn mục đích, rồi tự hỏi, “Tại sao tôi không sẵn sàng cho mục đích này?” Lý do chính là gì?

2. Xác định trở ngại lớn nhất giữa chính bạn và mục đích độc lập tài chính của mình. Luyện trí tuệ về vấn đề này bằng cách phát biểu nó như một câu hỏi, rồi sau đó khai triển 20 câu trả lời cho câu hỏi đó.

3. Lấy một sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn muốn cung ứng hoặc bạn đang gặp rắc rối về tiêu thụ và phân tích nó bằng cách hỏi một số câu hỏi được liệt kê ở chương này. Phải chắc chắn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là khả thi, có thể bán được và có thể có lợi nhuận.

4. Tập vận dụng trí tuệ tập thể với các cộng tác viên của bạn và gia đình bạn. Đồng ý định nghĩa về một vấn đề hoặc trở ngại, rồi sau đó thách thức chính bạn tạo ra nhiều cách giải quyết nó khác nhau càng nhiều càng tốt từ 15 tới 45 phút.

5. Tập ở một mình thường xuyên. Đi tìm chỗ ngồi yên lặng và để cho tâm trí bạn thả nổi và thư giãn. Hãy sẵn sàng với sự lóe sáng của trực giác cho bạn những hiểu biết sâu sắc và các ý tưởng để đạt được các mục đích của bạn.

6. Tưởng tượng cách tiếp cận của bạn với một vấn đề đặc biệt bạn có thể bị sai hoàn toàn hoặc cách bạn đang theo đuổi một mục đích sẽ không đúng. Nếu bạn sai, bạn sẽ phải thực hiện một loạt các hoạt động khác như thế nào?

7. Viết đi viết lại liên tục các mục đích của mình mà bạn có thể làm cho rõ ràng càng nhiều càng tốt. Bài tập này có tác động kỳ lạ đến việc khuyến khích khả năng sáng tạo của bạn và để lộ ra thiên tài bên trong bạn.

“Óc tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức. Kiến thức thì có hạn. Óc tưởng tượng đi vòng quanh thế giới”.

Albert Einstein


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.