Lần Đầu Làm Sếp

36. PHONG CÁCH



Có rất nhiều cách hiểu về từ phong cách. Chúng ta thường hiểu đó là “tác phong và sự thanh lịch trong hành vi của một người”. Phong cách của một nhà quản lý, một nhà điều hành bao gồm những gì anh ta làm được, và quan trọng hơn, cả những gì anh ta không làm được.

• Phong cách là đối xử với mọi người bằng giá trị nhân phẩm một cách xứng đáng. Nó không phải là đối xử với mọi người như thể họ là mục tiêu của sản phẩm.

• Phong cách không liên quan gì đến tình trạng xã hội của bạn. Nó là những hành vi cư xử của bạn.

• Phong cách có nghĩa là không sử dụng những từ ngữ thô tục, thậm chí ngay cả khi bị tấn công. Phong cách nghĩa là có một vốn từ vựng rộng lớn để không tuôn ra những từ ngữ thô lỗ.

• Phong cách giúp mọi người thể hiện sự tự hào về thành công, về bản thân mà không cảm thấy bị coi thường, xem nhẹ.

• Phong cách không có nghĩa là bất thường, lập dị.

• Phong cách là không có ham muốn dục vọng nơi công sở, không đưa ra những dấu hiệu, gợi ý về tình dục đáng xấu hổ với một người nào đó khi cô ấy đứng sát bên.

• Phong cách là không nói điều gì xúc phạm đến tổ chức khi thất vọng, bất kể là bạn cảm thấy như thế nào.

• Phong cách là không để những hành động hay lời nói tiêu cực của người khác lôi kéo một ai đó vào điều tồi tệ.

• Phong cách không làm mất đi sự điềm tĩnh của một ai đó. Nó không bao giờ khiến một người mất đi cơ hội xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp.

• Phong cách không hợp lý hóa những sai lầm. Phong cách học hỏi từ những sai lầm và tiến bộ từ đó.

• Phong cách của một nhà quản lý là tập trung vào chúng ta và hạn chế từ tôi.

• Phong cách nghĩa là có nhân cách tốt.

• Phong cách nghĩa là tôn trọng một người là nền tảng cho thấy sự tôn trọng những người khác.

• Phong cách nghĩa là không bao giờ hạ thấp đối tác. Sự hạ thấp này cho thấy nhiều điều về người nói hơn là đối tác.

• Phong cách của nhà quản lý là sự trung thành đối với nhân viên.

• Phong cách nghĩa là không tin rằng mình đứng ở vị trí cao hơn những nhân viên còn lại, mà đơn thuần chỉ là có những trách nhiệm khác nhau.

• Phong cách là không phản ứng khi nổi giận mà sẽ đợi đến khi sự bình tĩnh trở lại. Phong cách không phải là sự bốc đồng.

• Phong cách là nhận ra rằng cách tốt nhất để phát triển bản thân là phát triển những người khác.

• Phong cách không quá quan tâm đến việc có được công trạng, danh vọng. Phong cách cũng nhận ra rằng đôi khi một người sẽ có được danh vọng tốt hơn những người khác. Phong cách giúp công bằng hóa mọi việc khi không có sự phong chức tước nào.

• Phong cách có nghĩa là làm việc chăm chỉ để sao cho hành động tương xứng với lời nói.

• Phong cách không phát triển bản thân bằng cách gây tổn thương cho người khác.

• Phong cách lãnh đạo bằng ví dụ.

• Phong cách hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của nụ cười ấm áp.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.