Lãng Quên

Chương 04



Tôi rất ít giao tiếp với những gia đình khác trong khu, kể cả những người sống ở ngay tầng trệt cũng không nhận ra được.

Nhưng bởi vì xã khu có rất nhiều người thường đến quán của Lị Vân dùng cơm, cho nên tôi ở quán cũng nhận biết được một vài hàng xóm. 

Nói ví dụ như thím Lý trưởng ban quản lí khu, cũng thường xuyên đến cửa hàng, thích đứng ở quầy bar nói chuyện phiếm.

Có một lần bà tán gẫu với Lị Vân ở quầy bar, cũng gọi tôi lại.

“Mối tình đầu của tôi bị sóng biển cuốn đi, đối tượng kết hôn thứ nhất lại bị tai nạn bỏ mình.”

Thím Lý thở dài một hơi: “Ai, không nghĩ tới chồng tôi sau khi kết hôn rồi cũng mất sớm.”

Tôi nghĩ nghe loại chuyện này thật bất tiện, có điểm không hay, nhưng Lị Vân tựa hồ rất chuyên chú.

“Tôi thường hay suy nghĩ, mọi người gọi tôi là Hắc quả phụ có đúng hay không?” Thím Lý tiếp tục nói.

“Bởi vì những người tôi thích, đều đã chết sớm cả rồi.”

“Hắc quả phụ là để chỉ những người đàn bà lòng dạ độc ác, thím chẳng qua chỉ là mệnh khổ thôi.” Lị Vân nói.

“Thái tiên sinh nghĩ thế nào?” Thím Lý hỏi.

“Hắc quả phụ quả thật dùng để chỉ những phụ nữ tâm ngoan thủ loạt…” Tôi miễn cưỡng mở miệng.

“Nhưng để hình dung tình huống những người thím yêu đều chết sớm, tựa hồ cũng có thể.”

“Tôi từ giờ trở đi, sẽ cố gắng yêu mến cậu.” Thím Lý lại nói.

“Dạ?”

“Chỉ là nói đùa thôi.’

Thím Lý cất tiếng cười to, cười càng lúc càng lớn, càng ngày càng cao.

Tôi âm thầm điều hòa khí huyết, nếu không khi nghe tiếng cười của thím, thật sẽ rất dễ bị nội thương.

Tôi cũng nhận ra được ông Chu sống ở tầng 6 nhà B, ông luôn đeo kính râm khi vào quán của Lị Vân.

Ông Chu trước đây là cảnh sát, nhưng hiện tại lại đang làm nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Ông thường đứng ở vệ đường cao tốc, cầm máy ảnh chụp lại biển số những xe chạy quá tốc độ; cũng thường đi trên đường chụp những xe đỗ sai quy định. Không chỉ những xe đi ổn định, mà còn chụp được cả những biển số xe đi lạng lách đánh võng.

Trải qua quá trình chụp 100 tấm ảnh cao tốc mà không rung, ông ta rốt cục trở thành một cao thủ chụp ảnh.

Ông Chu mang theo một chiếc đĩa CD đi vào «Lãng quên», bên trong chỉ có duy nhất 1 bài hát: «Knife».

Ông ta sẽ bảo Lị Vân phát «Knife», hết lần này đến lần khác. Thỉnh thoảng ông cũng sẽ hát theo:

“Nhẫn tâm…

Như lưỡi dao cắt vào lòng

Làm sao có thể liền lại?

Vết thương này đã quá sâu

Em đã cắt nát trái tim tôi…” (1)

Dùng chính lời dịch tiếng Trung để hát một bài hát tiếng Anh, coi như cũng là một loại cảnh giới.

Khi ông ta còn làm cảnh sát, có một lần vào ban đêm, ông đã chặn lại một chiếc xe rẽ phải lúc đèn đỏ.

Khi lần đầu tiên nhìn thấy nữ tài xế, liền bị bà ta làm cho chìm sâu vào mê muội.

Sau đó họ bắt đầu gặp gỡ. Đó hẳn là mối tình đầu của ông ấy, tư vị đặc biệt tươi ngọt.

“Cảnh sát yêu đương nữ tài xế vi phạm quy tắc giao thông, nhất định là muốn chống lại hết thảy các lễ giáo đạo đức. Bị xã hội đánh giá bằng một con mắt khác, đây chính là tình yêu bị nguyền rủa a.” – ông Chu nói.

“Thật giống như Romeo và Juliet.”

“Bác hiện tại không làm cảnh sát nữa à?” Tôi hỏi.

“Ừ.” – Ông gật gật đầu.

“Cho nên hiện tại bác không mang theo súng.” Tôi lại hỏi.

“Không có.” Ông nói.

“Vậy thì làm sao dám so với Romeo và Juliet!” – Tôi lớn tiếng nói.

“Đừng để ý đến Thái tiên sinh.” – Lị Vân hỏi, “Sao bác lại nói thế?”

“Mãi đến sau này

 Em mới học được thế nào là yêu một người

Tiếc rằng anh đã rời xa

 Đã tan biến nơi biển người mênh mông

Mãi đến sau này

Khi những giọt lệ rơi xuống, cuối cùng em cũng hiểu ra

Có những người

Nếu bỏ lỡ thì mãi mãi sẽ không bao giờ trở lại” (2)

– Ông nói.

“Đó là bài hát «Sau này» của Lưu Nhược Anh” – Lị Vân nói, “Bác với cô nữ tài xế sau này như thế nào?”

“Sau đó cô ấy bắt đầu tuân thủ quy tắc giao thông, giữa chúng ta liền nảy sinh ngăn cách, vì thế dần dần xa lạ, sau đó chia tay.” – Ông nói, “Thật đau như dao cứa.”

Tôi vốn muốn nói: Bác tìm một phụ nữ biết tuân thủ luật lệ giao thông bộ sẽ chết sao?

Nhưng Lị Vân dùng ánh mắt ngăn tôi lại, sau đó đi đến bên máy phát nhạc, bật bài «Knife».

Ông Chu lại bắt đầu ngâm nga ca từ tiếng Trung.

Tôi nghĩ thầm, may mắn là người phụ nữ kia quẹo phải đèn đỏ, nếu say rượu lúc lái xe thì mối tình này lại càng thêm khủng bố.

………………..

Còn cái vị sống ở tầng 9 nhà A chính là Vương học sinh, cũng thích ngồi ở quầy bar buôn chuyện với Lị Vân.

Cô ấy chính là nữ sinh cấp ba tươi trẻ thanh xuân, cá tính rất hoạt bát.

Tục ngữ nói: gừng càng già càng cay, vẫn là, tuổi trẻ tươi đẹp là tốt nhất.

Vì thế tôi có một lần vụng trộm len lén đi đến quầy bar, góp chuyện cùng cô bé và Lị Vân.

“Ba em muốn cưới, nhưng đối phương thậm chí còn có hai người con gái riêng nữa.” Nữ sinh Vương tựa hồ rất tức giận.

“Hiện tại thì thế nào? Đem em ra làm cô bé Lọ Lem sao?”

“Phải biến bà ấy thành mẹ kế ác độc mới có thể biến thành cô bé Lọ Lem.” Tôi thấp giọng lẩm bẩm.

“Em nghe được đó.” Nữ sinh Vương trừng mắt liếc tôi một cái.

Vương nữ sinh có một thời gian thích một thầy giáo họ Nhậm.

Mỗi giờ học của anh ta, cô đều lén ghi âm lại, sau đó về nhà lần lượt nghe.

Nhưng dù sao đây cũng là tình yêu thầy trò, cô bé không có dũng khí để bày tỏ, chỉ có thể đơn phương tương tư.

Đến khi anh ta chuyển trường, cô vẫn thủy chung vô pháp quên anh.

Nhất là khuôn mặt cùng giọng nói của anh ta, bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu luôn xuất hiện trong cuộc sống của cô.

“Không nghĩ tới thích một người lại thống khổ như vậy.” – Cô nói.

“Em mới 20 tuổi thôi đó hả?” Tôi hỏi.

“Này nha!” Nữ sinh Vương tức giận trả lời: “20 tuổi thì không thể yêu đương sao?”

“Đương nhiên có thể.” Tôi nói, “Nhưng tình yêu khí 20 tuổi hẳn là ánh mặt trời rực rỡ, em thế nào mà biến nó thành như vậy?”

“Em cũng không muốn như vậy, em đã nỗ lực quên anh ta đi.” Nữ sinh Vương không phục lắm, “Nhưng lại không có biện pháp nào quên được.”

Nữ sinh Vương đi rồi, Lị Vân mới nói có lẽ là bởi vì quán tên là «Lãng quên», cho nên rất nhiều người đến đây để tìm kiếm cảm giác “quên”.

Thím Lý muốn quên đi ký ức đau khổ về người chồng, Vương nữ sinh muốn quên đi khuôn mặt cùng thanh âm của người yêu, ông Chu lại muốn quên đi tình yêu ngọt ngào đã qua.

Phần lớn mọi người đều muốn quên đi một đoạn ký ức nào đó, chỉ tiếc rằng càng muốn quên lại càng không quên được.

“Nhưng có người lại muốn nhớ lại những chuyện đã lãng quên.”

Cô sau khi nói xong, liền nhìn chằm chằm tôi.

Ký ức của tôi từ sự kiện thuở ấu thơ đó về sau đều không rõ ràng, luôn luôn mơ hồ ngắt quãng. (sự kiện ấu thơ ở chương 1 :)! )

Nói ví dụ như, tôi luôn nhớ rõ tên cô ấy là Lị Vân, nhưng lại không thể nhớ được họ của cô.

Có lẽ đúng như lời Lị Vân, tôi luôn muốn nhớ lại những chuyện đã từng quên.

Nhưng vấn đề thường là, tôi ngay cả đã “quên” cái gì cũng không biết.

Như thế rốt cục phải cố gắng nhớ lại điều gì?

“Dì ơi, cho cháu một cốc nước nho.”

Đứa con cả của thím Lý học lớp sáu bước vào trong quán, gọi một ly nước.

Lị Vân thấy nó mặt mày ủ dột mới hỏi: “Cháu làm sao vậy?”

“Con chó mà cháu nuôi đã chết ngày hôm qua mất rồi.” Nó nói.

“Đừng buồn bã quá.” Tôi an ủi.

Nó liếc tôi một cái, không nói gì.

Đoạn nó cầm ly nước lên, uống một ngụm rồi hỏi tôi: “Chú có thể nắm được sinh mệnh sao?”

Tự dưng hỏi một vấn đề thâm sâu như vậy, tôi trở nên lắp bắp, nói không ra lời.

“Sinh mệnh…” nó uống một ngụm rồi thở dài thườn thượt, tiếp theo nói:

“Thực sự là vô thường.”

“Anh mới 11 tuổi thôi, anh hai!” Tôi lớn tiếng quát.

Lị Vân nhịn không nổi bèn cười phá lên.

Từ đó về sau, thời gian tôi ở quán của Lị Vân càng ngày càng dài ra.

Sau khi cơm nước xong xuôi, uống xong cà phê, tôi sẽ đến ngồi bên quầy bar, nghe chuyện của người khác.

Rất nhiều người muốn quên đi một thứ gì đó, đáng tiếc là không được toại nguyện, vì vậy có vẻ như chẳng còn cách nào.

Có đôi lúc tôi chợt cảm thấy thật may mắn vì trí nhớ không tốt, bởi thế có lẽ đã quên đi nhiều chuyện đau buồn.

Nhưng có khi lại càng muốn biết, bản thân rốt cục đã quên cái gì?

Có lẽ nào tôi, ông Chu và Vương nữ sinh như nhau, cũng từng muốn quên đi những mối tình khắc cốt ghi tâm?

Nhưng bởi vì thiên phú dị bẩm của tôi, trong đầu có một cơ chế tự bảo vệ mình giống như một chiếc máy tính, có thể xem những chuyện muốn quên là vi-rút được máy tính quét sạch, cho nên mới có thể hoàn toàn quên đi như vậy?

Là như vậy sao?

“Cậu đặt tên cửa hàng là «Lãng quên», như vậy chắc hẳn cậu muốn quên đi chuyện gì đó.” Tôi hỏi Lị Vân: “Cậu muốn quên đi cái gì thế?”

“Không.” Lị Vân lắc đầu, “Tôi không muốn quên.”

“Không muốn quên?”

“Tôi rất sợ phải quên đi, cũng sợ hãi bị quên đi.” Cô cười, “Cho nên mới đặt tên quán là «Lãng quên»”.

“Logic này thật là lạ.”

“Cậu hôm nay có chuyện gì đặc biệt không?”

“Sao cậu luôn hỏi chuyện này thế?”

“Bởi vì không muốn kí ức ngày hôm nay của cậu bị lãng quên.”

“Hả?”

“Nói đi.” Cô cười.

“Trong công ty tôi có một nữ đồng nghiệp hôm nay vừa sinh một bé trai.” Tôi nói.

“Ừ.” Cô gật đầu, “Nếu tính thời gian, ngày sinh cũng không sai biệt lắm.”

“Cậu biết cô ấy?”

“Không.” Cô nói, “Là cậu nói cho tôi.”

“A?”

“Lần thứ hai cậu đến quán, đã từng kể cho tôi nghe trong công ty có một nữ đồng nghiệp mang thai hơn bốn tháng.

Hiện giờ đã qua năm tháng rồi, cũng nên sinh.”

“Tôi đến nơi này đã năm tháng rồi sao?”

“Đúng vậy, trong năm tháng quá, tính cả hôm nay cậu đã đến «Lãng quên» tổng cộng 63 lần.”

“63 lần?” Tôi kinh ngạc, “Cậu làm sao biết rõ thế?”

“Ừ.” Cô cười, “Bởi vì tôi không chỉ là người kì quái,  mà còn là một người nhàm chán nữa.”

Tôi không chỉ quên đã kể cho cô chuyện nữ đồng nghiệp mang thai, cũng không có cảm giác đã trôi qua năm tháng.

Càng đừng nói là đã bước vào «Lãng quên» 63 lần.

Khiến cho tôi mỗi khi hồi tưởng lại, đối với thời gian trôi qua quá nhanh liền cảm thấy khiếp sợ.

Giống như chuyện gì cũng chưa từng phát sinh, mà thực chất lại xảy ra rất nhiều năm về trước.

Có phải hay không vì trí nhớ tôi không tốt, cho nên đối với thời gian cảm giác thật trì nộn?

Buổi chiều một ngày nghỉ nọ, tôi đang ở nhà xem tivi. Tiếng điện thoại đột nhiên vang lên, là người quản lí gọi tới.

“Tô tiểu thư mời anh đến cửa hàng của cô ấy.” Anh ta nói.

“Tô tiểu thư?” Tôi nhất thời không nhận thức được ai là Thâu tiểu thư hay Doanh tiên sinh. (Thâu: thua, Doanh: thắng)

“Chính là cửa hàng ăn uống ở sảnh nhà A.”

“A!” Tôi vỗ vỗ đầu. “Tôi lập tức qua ngay.”

Đi thang máy xuống tầng, qua sân chính, qua cổng khu nhà, quẹo trái chính là cửa hàng của Lị Vân.

“Tôi lại tới đây.” Tôi đẩy cửa bước vào, thấy Lị Vân đang đứng ở quầy bar vẫy vẫy tay gọi.

Tôi bước về phía quầy bar, thấy bên cạnh cô đang đặt thứ gì nhìn như máy chém, cao chừng 40 cm.

Mặt trước có treo những cái chén thủy tinh nhỏ hình số 8, dưới có một nút nhỏ hình như để điều chỉnh. Bên dưới máy cắt đặt một bình nước cũng làm bằng thủy tinh.

“Tôi chỉ phương pháp làm cà phê đá cho cậu xem.” Tôi còn chưa kịp mở miệng, cô đã nói tiếp:

“Hạt cà phê trước tiên cần nghiền nát thành bột, bất quá thời gian xay cũng không được quá ngắn.”

Tôi đang định hỏi lúc nào thì mới có cà phê đá, cô vừa khéo khởi động máy xay hạt.

Cà phê bị nghiền nát kêu oa oa.

Cô cầm ra một cái chén kim loại nhỏ, trên có để sẵn một cái phin, dùng để lọc cà phê.

Đem cà phê đã xay nhỏ đổ vào chén, vỗ nhẹ hai bên để cà phê bằng mặt, lại đặt lên trên một cái nấp gài.

Sau đó đem cả chén đặt lên trên bình thủy tinh.

Lấy từ trong thùng đá ra một cục bỏ vào cốc đong, “Khoảng chừng 300 c.c” – Cô nói.

Lại đổ vào nước lạnh, nước liền tràn vào những khe hở quanh cục đá, cho đến khi ngang vạch 300 c.c.

“Tôi sẽ cho vào 10 c.c rượu Whisky nữa.” Cô cười, mở nắp chai rượu.

Đem 310 c.c hỗn hợp nước, đá, Whisky đổ vào một ly thủy tinh hình tròn, dùng một cái nấp gài kim loại che lại miệng ly, quay lại tháo cái chén hình số 8 ra.

Mở nút điều chỉnh của cái chén hình số 8, nước đá liền từng giọt chậm rãi chảy xuống.

Nước đá trong ly thủy tinh tròn, xuyên qua nấp gài chảy vào trong chén hình số 8.

Lại nhấn nút điều chỉnh, từng giọt chảy xuống cà phê đựng trong phin, thấm vào bột cà phê.

Cuối cùng cà phê sẽ nhỏ giọt xuống bình nước.

Cô lấy ra một cái máy đo thời gian, mắt nhìn chăm chú vào từng giọt cà phê đang đang chảy xuống, tay phải điều chỉnh van cho chậm đi một chút.

“Nếu như chảy quá nhanh hương vị sẽ nhạt, còn nếu quá chậm vị sẽ rất đắng.”

Cô nói: “Tốc độ chuẩn là 10 giây 7 giọt.”

“10 giây 7 giọt?” Tôi nhìn từng giọt đang chậm rãi nhỏ xuống, “Phải chảy bao lâu cơ?”

“Hơn ba giờ đó.” Cô nói.

“Lâu như vậy?” Tôi kinh ngạc, “Thế chẳng phải chờ cà phê chảy xong thì trước đó thể về nhà ăn một bữa cơm, tắm rửa một cái, đi toilet, ra ngoài xem một bộ phim rồi mới trở lại uống cà phê?”

“Không cần phiền toái như thế.” Cô bật cười, “Sau khi chảy xong để vào tủ lạnh, có thể dùng được trong 5 ngày. Bất quá cà phê tôi cho cậu uống là khéo là cà phê để 3 ngày.”

“3 ngày?” Tôi nói, “Ý cậu là muốn uống tách cà phê hiện giờ, thì còn phải chờ 3 ngày nữa?”

“Ừ.” Cô nói, “Cà phê để ở nhiệt độ thấp, đường trong cà phê sẽ lên men, bởi vậy mà có mùi rượu nếp. Tuy rằng để càng lâu thì mùi rượu cũng tinh khiết hơn, nhưng để 3 ngày là tốt nhất. Vì thế mà cà phê đá lại có mùi rượu nếp.”

“Vậy sao cậu còn thêm Whisky làm gì?”

“Mũi cậu không tốt, rất dễ bị nghẹt, ngửi không ra cà phê đá có mùi rượu nếp.” Cô nói,

“Cho nên tôi mới lén cho thêm 10 c.c Whisky.”

“Cậu biết mũi tôi không tốt sao?”

“Cậu chỉ uống cà phê đậm đặc, cho nên khi tôi làm cà phê đá không phải là 10 giây 7 giọt.”

Cô không trả lời câu hỏi của tôi, nói tiếp: “Mà là 11 giây 7 giọt.”

“Cậu thế nào…”

“Bởi vì tôi không chỉ là người kì quái, mà còn là người nhàm chán nữa.” Cô cười.

Mặc dù trong lòng đầy nghi vấn, nhưng tầm mắt lại bị từng giọt cà phê đang chảy xuống kia hấp dẫn, hơn nữa trong lòng không tự giác đếm:

Một giọt, hai giọt, ba giọt…

Sau lưng đột nhiên truyền đến một tiếng “Rắc”, tôi theo phản xạ quay đầu lại, chỉ thấy cô đang cầm trong tay chiếc máy ảnh.

“Góc độ này rất đẹp.” Cô lại cười.

“Cậu đem tôi làm người mẫu, tôi muốn lấy tiền.” Tôi nói.

“Thì tôi mời cậu uống cà phê đá vậy nhé.”

Cô mở cửa tủ lạnh ra, bên trong có mấy bình cà phê, trên đấy đều dán một mảnh giấy ghi ngày.

Cô lấy ra bình cà phê ba ngày trước, đem đi đun nóng.

Cuối cùng đổ ra hai chén, một chén đưa cho tôi, một chén đặt trước mặt cô.

“Mời.” Cô nói, “Đây là phí làm người mẫu của cậu.”

“Làm cà phê đá phiền phức như vậy, chỉ có thể cung ứng một lượng nhỏ, hơn nữa cũng rất đắt.” Tôi nói.

“Không phải là số lượng hạn chế, mà là không có số lượng.” Cô nói, “Bởi vì tôi không bán cà phê đá.”

“Vì sao?”

“Tôi mỗi ngày chỉ có thể cho nhỏ giọt một lần 310 c.c. Đại khái chỉ có thể đủ hai tách.” Cô nói,

“Hơn nữa, tùy theo đá thay đổi, lại phải điều chỉnh tốc độ chậm lại, cách một giờ phải cho chậm lại một chút, thật phiền toái. Quầy bar còn rất nhiều việc, không thể luôn phân tâm như vậy.”

“Tiếc thật.” Tôi uống một ngụm cà phê, sau nói: “Cậu thì biết pha cà phê, quán lại không bán cà phê. Thực ra cậu có thể bán cà phê nóng mà.”

“Lúc nãy khi xay cà phê, cậu có nghe được tiếng oa oa không?”

“Đương nhiên nghe được.” Tôi nói, “Tai tôi vẫn bình thường mà.”

“Chẳng lẽ cậu không biết là cà phê cũng sẽ đau?”

“Cậu lại bắt đầu rồi.”

“Nếu cà phê đã đau đớn như vậy, tôi sao có thể nhẫn tâm dùng nước nóng làm bỏng nó nữa?” Cô nói.

“Thế nên cửa hàng mới không bán cà phê.”

“Vậy thì cà phê đá này cũng không nên đun, bởi vì vẫn là loại cà phê xay đó mà.”

“Nói cũng đúng.” Cô thở dài, “Nhưng là cậu chỉ uống cà phê nóng nha. Tôi chỉ có thể tìm cách dùng nước đá pha cà phê như thế này, tôi đã cố hết sức rồi.”

“Này…” Tôi không biết nên nói cái gì, đành phải nói: “Cậu suy nghĩ nhiều quá.”

“Được lắm.” Cô cười, “Từ nay về sau, tôi không chỉ là người kì quái, người buồn chán mà còn là người hay nghĩ nhiều nữa.”

Tôi chỉ có thể cười khổ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.