Lão Goriot

CHƯƠNG 2



Cô đã từng quá yêu, đã từng là người bán phấn buôn son haychỉ là một cô gái đĩ? Có phải cô đang trả giá cho những chiến tích của một thờihuy hoàng mà những thú vui trước đó đều ồ ạt, bằng một tuổi già mà những ngườiđi qua đều trốn chạy? Ánh mắt nhìn của cô trắng dã lạnh lẽo, gương mặt cằn cỗiđe doạ. Cô có một cái giọng lảnh lót của một con ve sầu kêu trong bụi cây khigần đến mùa đông. Cô nói đã từng chăm sóc một ông già bị chứng chảy nước mũi vàbị con cái bỏ rơi không có nơi nương tựa. Ông già này đã tặng lại cô một nghìnphơ- răng lợi tức suốt đời, và cô đã phải luôn giành giật bởi những người thừakế cùng những điều vu khống mà cô phải đương đầu hứng chịu. Cho dù cuộc sốngnhiều sự đam mê đã tàn phá khuôn mặt cô, vẫn còn thấy một vài dấu vết thời trẻ:màu da trắng mịn cho phép đoán biết được thân hình chắc vẫn có vài nét đẹp cònsót lại.
Ông Poiret là một loại người kỳ cục. Cứ nhìn ông ta lầm lũinhư một chiếc bóng mầu xám dọc theo lối nhỏ của vườn cây trồng, đầu đội mộtchiếc mũ catket cũ và nhão nhoét cố cầm cây gậy bằng gỗ táo mầu ngà đã ngả vàngtrong tay để mặc cho vạt áo rơ- đanh- gôt nhăn nheo phấp phới che hờ chiếc quần cộcgần như trống trải và đôi chân xanh lét run rẩy như chân người say rượu, để lộchiếc gi- lê mầu trắng bẩn và chiếc khăn đeo ngực bằng vải mut- xơ- lin dầy co rúmkết hợp khập khiễng với chiếc cà – vạt cột quanh cái cổ gà tây của ông, rấtnhiều người tự hỏi phải chăng cái bóng mỏng dính này thuộc về dòng giống liềulĩnh của những đứa con trai Taphet, những người bay lượn trên đại lộ Ý? Côngviệc nào đã có thể làm ông ta héo quắt như vậy? Nỗi đam mê nào đã làm nâu xámkhuôn mặt có hình củ hành của ông ta, khuôn mặt dành cho biếm hoạ mà lại làthực? Ông ta đã làm gì? Có thể ông ta đã từng là nhân viên của bộ tư pháp,trong cơ quan mà những kẻ đao phủ gửi về những bản thanh toán chi phí, nhữnghóa đơn mua khăn đen cho những kẻ giết cha mẹ, mua cám cho những xe bọc chở tù,dây mảnh cho dao chém. Có thể ông ta là người tiếp nhận ở cửa lò mổ hoặc là phóthanh tra vệ sinh. Tóm lại người đàn ông này giống như là một con lừa ở cối xaygió công cộng của chúng ta, một trong những con chuột Paris, những kẻ khôngbiết đến ngay cả thánh Bertrard của họ, như một cái trụ trên đó đã quay đủ sựkhông may mắn và dơ bẩn của xã hội, cuối cùng là một trong những người đàn ôngmà chúng ta nói đến khi nhìn thấy họ: dĩ nhiên là phải có những kẻ nhưvậy. Paris đẹpđẽ này không biết đến những gương mặt nhợt nhạt vì những đau khổ tinh thần haythể xác nào đó. Nhưng Paris là một đại dương thực thụ. Bạn hãy ném vào đó mộtchiếc máy dò, bạn sẽ không bao giờ đo nổi độ sâu của nó đâu! Bạn hãy đi vòngquanh khắp lượt, hãy miêu tả nó! Dù bạn có thận trọng khi đi qua nó, mô tả kỹnó, dù những nhà thám hiểm đại dương có đông đúc và hứng thú đến đâu, vẫn luônbắt gặp ở đó một nơi sơ khai, một hang động chưa ai biết đến, những hoa, nhữngviên ngọc trai, những con quỷ, một vài thứ kỳ lạ khó tin, bị lãng quên bởinhững thợ lặn tài tử. Nhà trọ Vauquer là một trong những nơi quỷ quái lạ lùngđó.
Có hai hình ảnh trái ngược rõ rệt với đám khách trọ nội trúvà đám khách ăn ngoại trú.
Victorine Taillefer là một cô gái trắng trẻo ốm yếu, giốngnhư nước da của các cô gái bị bệnh xanh xao, và dù cô hòa mình với sự đau đớn,nó làm nền cho bức tranh này bởi một nỗi buồn quen thuộc, bởi một phong cách eấp, ngượng ngùng, bởi một vẻ nghèo túng và yếu đuối thì gương mặt cô cũng khôngcằn cỗi, các cử chỉ và giọng nói của cô vẫn còn nhanh nhẹn, hoạt bát. Con ngườitrẻ tuổi bất hạnh này giống như một cây con đã có lá vàng, vừa mới bị trồngtrong một mảnh đất không phù hợp. Sắc diện của cô ửng đỏ, mái tóc màu vànghung, dáng người quá mảnh mai, thể hiện sự duyên dáng mà các nhà thơ hiện đạitìm thấy trên các bức tượng nhỏ thời trung cổ. Đôi mắt màu xám đen biểu hiệnmột sự dịu dàng, sự ngoan đạo của một tín đồ Cơ Đốc giáo. Quần áo cô mặc đơngiản, không quá đắt tiền, để lộ những đường nét trẻ trung. Cô xinh đẹp một cáchchắp nhặt. Nếu cô sung sướng chắc là đẹp mê hồn: hạnh phúc là chất thơ của phụnữ cũng như kem phấn là chất liệu của việc trang điểm vậy. Giá như niềm vuiluôn làm nước da ửng hồng trên gương mặt xanh xao của cô, giá như những ngọtngào của một cuộc sống lịch sự được đong đầy, tô đỏ lên đôi má đã hơi lõm mộtchút, giá như tình yêu làm tươi vui lại đôi mắt buồn của cô, Victorine đã cóthể sánh được với những cô gái trẻ đẹp nhất. Cô thiếu thứ mà người phụ nữ cầncó, những áo quần son phấn và những bức thư tình.
Truyện của cô có thể cung cấp chủ đề cho một cuốn sách. Chacô tin rằng mình có lý khi không thừa nhận cô, khi từ chối giữ cô ở bên cạnh,ông ta chỉ cho cô sáu trăm phơ- răng mỗi năm và sẽ làm thay đổi số tài sản củacô để có thể chuyển toàn bộ sang cho con trai của ông ta. Một người bà con xacủa mẹ Victorine mà ngày xưa vì thất vọng, mẹ cô đã đến nhà của bà ta và chết ởđó, bà Couture đã chăm sóc cô bé mồ côi như con đẻ của mình. Thật không may bàgoá của một vị uỷ viên tư lệnh quân đội cộng hoà lại chẳng có gì trên đời ngoàisố tiền người chồng quá cố để lại và tiền trợ cấp; một ngày nào đó bà có thể bỏrơi cô gái tội nghiệp này, không kinh nghiệm, không tài sản, hoàn toàn phó tháccho cuộc đời. Người phụ nữ tốt bụng ấy dẫn Victorine đi lễ nhà thờ tất cả các ngàychủ nhật và cứ mười lăm ngày lại đi làm lễ rửa tội để vô tình biến cô thành mộtcô gái sùng kính đạo. Bà nghĩ cũng đúng. Những tình cảm tôn giáo đã mang tặngmột tương lai cho cô gái bị cha từ bỏ. Cô yêu mến cha mình, cô hàng năm tìm đếnnhà ông ta để đem lời xin lỗi của người mẹ mà cánh cổng ngôi nhà ấy không baogiờ mở ra. Anh trai cô, người làm trung gian hòa giải duy nhất cho cô, khôngđến thăm cô lấy một lần trong bốn năm trời và cũng chẳng gửi cho cô một sự trợgiúp nào. Cô cầu xin Chúa làm cho cha cô tỉnh ngộ, làm cho trái tim anh trai côbiết cảm động và cầu phúc cho họ mà không hề có một lời oán hận. Bà Couture vàbà Vauquer không tìm đủ lời trong từ điển để nguyền rủa cách cư xử thô bạo kia.Khi họ chửi rủa gã triệu phú đáng ghê tởm đó, Victorine lại nói nên những lờidịu ngọt, giống như bài ca của con chim bồ câu xám bị thương mà tiếng rên đauđớn của nó vẫn còn thể hiện tình yêu.
Eugène de Rastignac có khuôn mặt đặc biệt của người miền Nam,nước da trắng trẻo, tóc đen, mắt xanh. Lối diễn đạt, cung cách, tư thế quenthuộc của chàng chứng tỏ chàng là con của một gia đình quý tộc, nơi mà việcgiáo dục từ nhỏ đã chỉ gồm toàn những truyền thống tốt đẹp. Chàng ăn mặc tiếtkiệm, ngày thường chàng chỉ mặc những quần áo của năm cũ, nhưng thỉnh thoảng chàngvẫn có thể đi chơi với cách ăn mặc như một chàng trai lịch sự. Chàng thường mặcchiếc áo rơ- đanh- gốt cũ, một chiếc gi- lê xấu xí, thắt chiếc cà- vạt đen nhầunhĩ đáng ghét, cẩu thả theo kiểu sinh viên, mặc một chiếc quần dài vừa vặn vàđi đôi giày bốt đã được thay đế mới.
Giữa hai nhân vật này và những người khác thì Vautrin, ngườiđàn ông bốn mươi tuổi có chòm râu má vẽ sơn là một bước chuyển tiếp. Ông ta làmột trong những kẻ mà dân chúng bảo: đó là một gã láu lỉnh nổi tiếng! Ông ta cóđôi vai rộng, thân trên nở nang, các cơ bắp nổi rõ, đôi bàn tay dày, vuông, vànổi bật các đốt ngón bởi những túm lông rậm rạp với một màu hung dữ dội. Gươngmặt ông ta có nhiều rãnh bởi các nếp nhăn đến sớm, tạo ra những dấu hiệu củamột số khắc khổ trái ngược hẳn với phong cách mềm mỏng hòa nhã của ông ta.
Giọng nói trầm vang hài hoà với tính vui vẻ không làm aiphải khó chịu. Ông ta là con người nhanh nhẹn và luôn tươi cười. Nếu như một ổkhoá nào đó bị hỏng, ông ta lập tức tháo nó ra, lắp ghép, tra dầu, giũa, ráplại, vừa làm vừa nói “Cái này tôi biết”. Vả chăng ông ta biết tất cả, những contàu, biển cả, nước Pháp, nước ngoài, các vụ làm ăn, những con người, những sựkiện, các luật lệ, dinh thự, nhà trọ và cả nhà tù. Nếu như có một ai đó phànnàn nhiều quá, ngay lập tức ông ta dành cho họ sự quan tâm phục vụ. Ông đãnhiều lần cho bà Vauquer và vài khách trọ nữa vay tiền, nhưng những người chịuơn ông thà chết còn hơn là không trả lại được tiền cho ông vì dù có vẻ tử tế,ông ta vẫn khơi dậy nỗi sợ hãi bởi một cái nhìn sâu thẳm và đầy kiên quyết.Theo cách ông ta nhổ nước bọt, ông thể hiện một sự lạnh lùng không lay chuyểnđược không gì làm cho ông ta phải chịu lùi bước trước một tội ác để thoát khỏimột tình huống rắc rối. Như một vị quan toà nghiêm khắc, con mắt của ông tadường như đi sâu vào tận cùng mọi vấn đề, mọi ý thức và mọi tình cảm. Thói quencủa ông là đi chơi sau bữa trưa và trở về để ăn tối, lủi đi chơi sau bữa tối vàrồi lại quay về lúc khoảng nửa đêm bằng một chiếc chìa khoá vạn năng mà bàVauquer tin tưởng giao cho. Ông ta là người duy nhất được hưởng ân huệ đó. Màcũng chính ông ta là người tốt nhất đối với bà goá mà ông ta gọi là mẹ trongkhi ôm lấy người bà, một sự nịnh hót mà bà góa không hiểu hết ý nghĩa. Ngườiphụ nữ tốt bụng tin sự việc này là khá dễ dãi, khi một mình Vautrin với đôicánh tay khá dài đủ để xiết chặt cái khối hình tròn thô kệch ấy. Một nét trongtính cách của Vautrin là chi trả một cách hào phóng mười lăm phơ- răng hàngtháng cho móngloria mà ông ta dùng tráng miệng. Những người hời hợtnông cạn như bọn thanh niên trẻ tuổi bị lôi cuốn vào vòng xoáy của cuộc sống ởParis, hoặc là những người già kia thờ ơ với những gì không trực tiếp đụng chạmtới họ thì không nói làm gì, chứ những người sâu sắc hơn hẳn sẽ không dừng lạiở cảm giác e ngại mà Vautrin gây ra cho họ. Ông ta biết hoặc đoán biết đượccông việc của những người ở xung quanh mình trong khi đó thì không gì có thểxâm nhập vào ý nghĩ cũng như công việc của ông ta. Dù ông ta có trưng ra cái vẻbề ngoài tử tế, sự ân cần nhẫn nại và sự vui vẻ như một lớp vỏ bảo vệ giữanhững người khác, ông ta vẫn để hé lộ lớp bên trong khủng khiếp của tính cách.Nhiều khi, một câu trào lộng sắc bén ngang tầm với Junéral, mà ông ta lấy làmthú vị đưa ra để vạch trần mâu thuẫn của nó khiến người ta nghĩ rằng ông ta cómối thù hằn với hiện trạng xã hội và trong sâu kín cuộc đời ông ta còn có điềubí ẩn được chôn vùi kỹ lưỡng.
Có lẽ đã ngầm bị cuốn hút bởi sức mạnh của người này hoặcbởi vẻ đẹp của người kia, cô Taillefes chia sẻ ánh mắt nhìn vụng trộm, những ýnghĩ thầm kín của mình cho cả người ở tuổi bốn mươi và chàng sinh viên trẻ;nhưng không ai trong số họ có vẻ mơ nghĩ đến cô mặc dù đến một ngày nào đó sựtình cờ có thể thay đổi vị trí của cô và biến cô trở thành một đám giàu có. Vảlại cũng chẳng ai trong số những người đó lại nhọc công xác minh xem những bấthạnh kia là thật hay giả. Mỗi người đều có một sự dửng dưng trộn lẫn với việckhông tin tưởng đối với những kẻ kia, do các cảnh ngộ riêng tư của mỗi người.Nó cho thấy sự bất lực trong việc chia sẻ nỗi đau khổ của họ và tất cả họ đềucó chiếc cúp chiến công của sự đau buồn bằng cách tự để cho mình huyễn hoặcmình đến kiệt sức.
Giống như những cặp vợ chồng già, họ không còn có gì để nóivới nhau. Thành ra chỉ còn lại giữa họ những quan hệ về cuộc sống máy móc, mộtbộ bánh xe không tra dầu. Tất cả đều tỉnh bơ đi thẳng trên đường phố trước mộtngười mù, nghe kể chuyện về một người bất hạnh không chút cảm xúc và nhìn thấyở cái chết giải pháp cho vấn đề nghèo khổ, điều đó làm cho họ lạnh lùng trước cảcảnh hấp hối kinh hoàng nhất. Người hạnh phúc nhất trong những tâm hồn đángbuồn đó là bà Vauquer, người đang cai trị cái nhà khách thập phương tự do này.
Đối với riêng bà, khu vườn nhỏ mà sự yên lặng và lạnh lẽo,khô khan và ẩm thấp làm cho nó trở nên rộng rãi giống như một đồng cỏ lại làmột khu rừng đẹp mắt. Và đối với riêng bà, ngôi nhà màu vàng buồn tẻ toả mùi gỉđồng của một quầy hàng này lại rất có thẩm mỹ. Những căn buồng như để nhốtngười điên ấy thuộc về bà. Bà nuôi sống những kẻ khốn khổ tự nguyện với nhữngđau khổ truyền kiếp bằng cách thực hiện đối với họ một hiệu lệnh buộc phai tôntrọng. Những kẻ nghèo khổ kia có thể tìm đâu thấy ở Paris, cái giá rẻ mà bà đặtra cho họ, những thức ăn ngon, đầy đủ và một căn phòng mà họ là những người cóquyền sắp xếp, nếu như không lịch sự, tiện nghi thì chút ít cũng sạch sẽ vàtrong lành như vậy? Bà tự cho phép mình thỉnh thoảng quá quắt một chút và nhữngngười khách trọ phải chịu đựng nó không dám phàn nàn gì.
Một sự kết hợp như vậy ắt phải được thực hiện và đã thể hiệnra từng ít một các yếu tố của một xã hội trọn vẹn. Trong số mười tám khách ăn,giống như trong các trường trung học, hay như trên trái đất này, đều có một conngười tội nghiệp đến chán nản, một làn hơi đau khổ hứng chịu những trận mưagiễu cợt. Vào thời gian bắt đầu năm thứ hai, cái con người này đối với Eugènede Rastignac là hình ảnh nổi bật nhất trong đám người mà chàng còn phải chungsống hai năm nữa. Còn người này chính là người trước đây làm mì sợi, lãoGoriot, mà trên đầu của lão, một hoạ sĩ cũng như một nhà sử học đã đổ vào đấytất cả ánh sáng của bức tranh. Bởi sự tình cờ nào mà sự miệt thị nửa thù hằn,sự truy hại trộn lẫn với lòng thương xót, và cả sự không tôn trọng kẻ bất hạnhlại đập vào người khách trọ cao tuổi nhất? Có phải ông lão đã gây ra một vàitrò nực cười và kỳ cục nào mà người ta khó tha thứ cho nó hơn là tha thứ chonhững thói hư tật xấu khác chăng? Những câu hỏi này liên quan đến phần nhiềunhững sự bất công trong xã hội. Có thể nó nằm trong bản chất của con người là khiếncho những ai hoàn toàn đau khổ bởi sự tự ti, bởi sự yếu đuối hay sự lãnh đạmđều phải chịu đụng tất cả. Phải chăng chúng ta đều không thích chứng tỏ sứcmạnh của chúng ta lệ thuộc vào một ai đó hay một cái gì đó? Sinh vật yếu đuốinhất, chú nhóc bấm chuông tất cả các cửa khi có mưa tuyết, hoặc là leo lên đểviết tên mình lên một công trình còn chưa được khai thác.
Lão Goriot, một ông già chừng sáu mươi chín tuổi, đã đếnquán trọ của bà Vauquer vào năm 1813, sau khi nghỉ việc kinh doanh. Lúc đầulão ở phòng của bà Couture bây giờ và trả một nghìn hai trăm phơ- răng, đối vớimột người đàn ông thì một món tiền trên dưới năm đồng louis là một món tiềnkhông đáng kể. Người ta bảo rằng bà Vauquer đã tân trang lại căn buồng này, bắtông lão phải trả trước một khoản phụ nghe nói đủ mua sắm bộ đồ đạc tòng tọctrong nhà: gồm có ri- đô bằng vải trúc bâu màu vàng, những chiếc ghế bành bằnggỗ đánh vec- ni bọc vải nhung Utrecht, một vài bức tranh hồ, những bản ghi nhạcmà đến những tiệm hát ở ngoại ô cũng còn từ chối. Có thể bởi tính hào phóng vôtâm mà lão Goriot để bị lừa phỉnh, vào khoảng thời gian đó lão được trân trọnggọi là ông Goriot, bà Vauquer coi lão như một kẻ ngốc, một người chẳng biết tígì về công việc làm ăn. Goriot đến ở mang theo một tủ quần áo đầy, những quầnáo đẹp của một thương nhân không từ chối bất cứ một thứ gì khi rút lui khỏicông việc kinh doanh. Bà Vauquer thán phục mười tám chiếc áo sơ mi kiểu Hà Lanmà nét tinh tế của nó lại càng nổi bật hơn khi lão Goriot đeo trên cái lá sencố định trước ngực hai chiếc ghim gắn liền với nhau bởi một sợi dây chuyền nhỏ,mỗi chiếc có gắn một viên kim cương lớn. Thường đóng bộ mầu xanh nhạt, mỗi ngàylão mặc một chiếc gi- lê bằng vải pích- kê mầu trắng trên cái bụng phệ hình quảlê, làm cho chiếc dây chuyền vàng nặng trĩu, dây đeo chìa khóa như nảy lên. Hộpđựng thuốc lá của lão cũng bằng vàng, đựng một chiếc dây chuyền hình trái timđeo ảnh và bên trong đầy tóc, làm ông cụ ra vẻ như đã phạm vào chuyện tình nhântình ngãi gì đấy Khi bà chủ nhà kết tội lão là một anh chàng phong tình hàohoa, lão để nụ cười vui sướng của gã tư sản phảng phất trên môi, người ta đãphỉnh nịnh điều mà lão vốn thích. Những chiếc tủ của lão (phát âm từ theo kiểudân đen) đầy ắp bát đĩa bằng bạc. Đôi mắt của bà goá sáng lên khi bà chiều lònggiúp lão bày biện và dọn dẹp những chiếc muôi, thìa ra- gu, những bộ đồ ăn, giáđể lọ đựng giấm, những chiếc bát đựng nước sốt, rất nhiều đĩa, bộ chén đĩa ănsáng với món mì sợi, tóm lại là các loại ít nhiều đều đẹp, nặng bằng một khốilượng marcs nào đó mà lão không muốn bán đi.
Những món quà đó gợi cho lão nhớ lại những chuyện trọng đạitrong đời sống gia đình. “Cái này – lão nói với bà Vauquer trong khi nắm chặtmột chiếc đĩa và một chiếc cốc nhỏ trên nắp có hình hai con chim cu gáy đangngậm mỏ nhau âu yếm – là món quà đầu tiên mà vợ tôi tặng cho tôi, vào ngày kỷniệm ngày cưới. Tội nghiệp người phụ nữ tốt bụng! Bà ấy đã dành tiền tiết kiệmtừ thời con gái để mua nó. Bà thấy không? Tôi thà phải bốc đất để ăn còn hơn làphải xa rời mấy thứ này. Cám ơn Chúa! Tôi sẽ có thể dùng cà phê trong chiếc cốcnhỏ này mỗi buổi sáng trong suốt những ngày còn lại của đời tôi. Tôi không phảiái ngại gì, tôi cũng còn có cái để mà ăn lâu dài”.
Cuối cùng, bà Vauquer cũng thấy rõ bằng con mắt chim quạ củamình, thấy được mấy con số ghi trong cuốn sổ lớn, cộng sơ sơ lại, có thể tạocho ông Goriot hoàn hảo kia một khoản thu nhập khoảng tám nghìn phơ- răng mỗinăm. Từ hôm đó bà Vauquer, quê ở Conflans, người khi đó thực tế là bốn mươi támtuổi nhưng chỉ công nhận mình ba chín tuổi đã có một số ý đồ. Dù khoé mắt củaGoriot có bị lật lên, sưng húp, sệ xuống thành thử ông cụ cứ phải lau thườngxuyên, bà ta vẫn thấy lão có vẻ thoải mái nhã nhặn. Vả lại bắp chân lão đầythịt nhô ra, cũng như chiếc mũi dài thẳng của lão, báo hiệu những phẩm chấttinh thần mà bà goá có vẻ tha thiết và được gương mặt đầy thơ mộng viển vôngkhờ khạo một cách ngây thơ của ông già xác nhận. Đó là người có khả năng dùngtất cả ý chí vào tình cảm. Mái tóc lượn như cánh chim câu mà mỗi sáng người thợcạo của trường đại học Bách khoa đều đến để rắc phấn cho lão, rủ xuống cái tránthấp thành năm mũi nhọn làm cho khuôn mặt lão rất dễ coi. Dù hơi cục mịch nhưnglão ăn mặc vất trau chuốt, lão hút thuốc theo kiểu rất giàu có, hút với tư cáchmột người đàn ông luôn tin chắc mình có đầy thuốc lá thơm ướp hoa hồng Macoubatrong hộp đựng, đến nỗi mà cái ngày ông Goriot đến ở tại nhà bà, bà Vauquer lêngiường ngủ buổi tối cứ như đang bị thiêu đốt, giống như một con gà bọc trong lámỡ dưới làn lửa thiêu cháy, bởi lòng ham muốn rời bỏ tấm vải liệm nhà Vauquerđể tái sinh thành người nhà Goriot. Làm đám cưới, bán nhà trọ đi, đưa tay chobông hoa tư sản tinh tế đó, trở thành một bà quý tộc trong khu phố, đi quyêngóp tiền cho những kẻ bần cùng nghèo khó, dự các buổi tiệc nhỏ ở Choisy,Soissy, Gentilly, đến xem biểu diễn theo ý mình mà không phải đợi những chiếcvé mà một vài người khách trọ đưa cho vào tháng bảy: bà mơ mộng hoàn toàn vềvùng đất vàng trong những căn nhà nhỏ Paris. Bà không thú nhận với bất cứ airằng bà có bốn mươi nghìn phơ- răng tích góp từng xu. Chắc hẳn bà cho rằng mìnhcũng có một món khá tươm rồi. “Vả lại, mình rất xứng với người đàn ông ấy đấychứ?”, bà tự nhủ khi trở mình trên giường như để tự chứng thực cho chính mìnhvề vẻ quyến rũ mà cô nàng Sylvie nhận thấy mỗi buổi sáng là vết lõm sâu trênnệm thường của bà.
Từ ngày hôm đó, trong vòng khoảng ba tháng, bà quả phụVauquer luôn lợi dụng bác thợ cạo của Goriot và bỏ ra một ít tiền trang điểm,lấy lý do là sự cần thiết tạo cho căn nhà một vẻ hài hoà với những con ngườidanh giá lui tới. Bà ta tham gia vào mọi thứ để thay đổi chất lượng khách trọ,và tự nhủ rằng từ nay chỉ chấp nhận những người lịch sự nhất. Bà ta tán dươnglão Goriot, bảo đó là một trong những thương gia giàu có và uy quyền nhất Paris đến trọ ở quáncủa bà. Bà ta lôi kéo khách hàng bằng tờ quảng cáo nổi bật hàng chữ totướng: Nhà trọ Vauquier, trong đó có ghi rõ, “một ngôi nhà cổvà là nhà trọ được ưa chuộng nhất xứ Latinh. Nó nhìn ra thảo nguyên Gobelin(người ta có thể nhìn ngắm nó từ trên gác ba) và một khu vườn xinh xắn baoquanh nó với một hàng rào những cây bồ đề!” Bà ta khoe về không khí thoáng mátvà trong lành. Những lời quảng cáo ấy đến tai bà bá tước vùng Ambermesnil, bamươi sáu tuổi, hiện đang chờ giải quyết và thanh toán nốt món tiền trợ cấp bàđược hưởng với tư cách là quả phụ của một vị chỉ huy đã hy sinh trong trậnchiến. Bà Vauquer tận tình phục vụ, trang hoàng những phòng tiếp khách tronggần sáu tháng và thực hiện rất nghiêm túc những lời cam kết từ những lời quảngcáo mà bà ta đã đưa ra. Do đó, bà bá tước đã nói với bà Vauquer với cáchgọi bạn thân mến, hứa rằng sẽ đưa thêm hai người nữa tới trọ ởquán. Đó là bà nam tước vùng Vaumerland và bà quả phụ ngài đại tá Picquoiseau,hai người bạn của bà ta, đã đến hạn thanh toán trong một quán trọ sang trọnghơn ở Marais. Mặt khác họ cần phải mạnh về tài chính khi Hội đồng chiến tranhgiải quyết việc này. “Nhưng- bà ta nói- Hội đồng làm việc nhanh lắm, chỉ hơn mỗicon rùa”. Hai người cùng ngồi lại sau khi ăn tối ở nhà bà Vauquer và tán chuyệnphiếm, uống rượu catxi, ăn bánh nhân thịt làm riêng cho những người bạn quýmến. Bà Ambermesnil chú ý đặc biệt đến vị khách trọ Goriot, ngay trong ngày đầutiên thấy lão, bà đã thấy rằng đây là một con người hoàn hảo.
– Ồ! Thưa bà kính mến, đúng là một người đàn ông thánh thiệnnhư bà đã đánh giá, bà nói – một con người hoàn hảo, ông ta có thể đem lại cảmgiác thật dễ chịu cho một người đàn bà đấy.
Bà bá tước tỏ vẻ độ lượng, còn trao đổi về cách ăn mặc chưaphù hợp của bà Vauquer. Sau khi tính toán kỹ, hai bà quả phụ cùng nhau đếnPalais Royal, ở đó họ mua một chiếc mũ đính lông và một chiếc mũ nhỏ khôngvành. Bà bá tước dẫn bà bạn đến cửa hàng La Petite Jeannette, họ chọn được mộtchiếc váy dài và một chiếc khăn quàng.
Khi những thứ này được sử dụng và bà quả phụ diện chúng vào,bà ta gần trở thành một sự nực cười cho thiên hạ. Trông thấy mình hoàn toànthay đổi, bà ta lại tin mình giống như bà bá tước. Vì vậy dù là một người keokiệt, nhưng bà ta khẩn khoản mong bà bá tước nhận món quà là chiếc mũ giá haimươi phơ- răng và yêu cầu bà này tìm hiểu về ông Goriot hộ đồng thời nói tốtmình với ông ta. Bà bá tước vui vẻ nhận lời và tiến hành công việc. Sau một vàihôm bà bá tước cũng tiếp chuyện được với ông lão, nhưng sau sự thờ ơ đến trơ racủa ông này trước những lời tán tỉnh với ý đồ chiếm ông cụ cho chính mình, thìvị nữ bá tước thất vọng bỏ đi.
– Bạn thân mến, bà ta nói với bạn mình, bạn sẽ chẳng kiếmchác được gì từ ông ta đâu, ông ta thật là nực cười, đó là kẻ chẳng có chúttình cảm nào cả, thật tồi tệ, ngu ngốc, ông ta chỉ gây cho bạn những phiền toái thôi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.