Lịch Sử Dân Tộc Mỹ

19. KINH NGẠC



Năm 1911, Helen Heller phát biểu: “Chúng ta bầu cử ư? Điều đó nghĩa là thế nào?” Cùng thời điểm đó, Emma Goldman cho rằng: “Thứ mà ngày nay chúng ta tôn sùng chính là quyền bầu cử phổ thông.” Sau năm 1920, phụ nữ được phép quyền bầu cử như đàn ông, song địa vị xã hội của họ dường như vẫn không mấy thay đổi.

Ngay khi giành được quyền bầu cử, thước đo về sự tiến bộ xã hội của phụ nữ được Dorothy Dix đưa ra sau đó đã nhanh chóng phổ biến trên toàn nước Mỹ. Bà cho rằng phụ nữ không nên chỉ là một người lao động trong gia đình:

… người vợ chính là khung cửa trưng bày, là thước đo đánh giá những thành quả đạt được của người chồng… Những thương vụ làm ăn lớn đều được đặt trên bàn ăn trưa,
… tại bữa tối chúng tôi gặp những người có thể mang đến cho chúng tôi vận may và của cải… Một người phụ nữ biết nuôi dưỡng những mối quan hệ đáng giá, biết tham gia các câu lạc bộ, biết làm cho mình trở nên thú vị và hấp dẫn, là đã trợ giúp chồng rất nhiều rồi.

Robert và Helen Lynd, trong nghiên cứu Muncie, Indiana (Middletown) vào cuối những năm 1920, đã ghi nhận tầm quan trọng của vẻ đẹp ngoại hình cũng như cách ăn vận của phụ nữ. Ngoài ra, họ cũng thấy rằng khi đàn ông nói chuyện thẳng thắn với nhau, họ “hay nói về phụ nữ như những tạo vật tinh khiết, và có bản chất đạo đức tốt hơn đàn ông, nhưng cũng tương đối thiếu thực tế, nặng về tình cảm, thiếu sự ổn định, hay bị định kiến, dễ tổn thương và nhìn chung đều thiếu khả năng đối mặt với thực tế…”

Đầu năm 1930, khi muốn quảng bá ngành công nghiệp thẩm mỹ, một nhà văn đã mở đầu bài báo của mình với câu: “Làn da của người phụ nữ trung bình rộng 1,5 m2.” Tiếp đến, ông cho biết có 40 nghìn cửa hàng làm đẹp trên nước Mỹ, và số tiền dùng để sản xuất mỹ phẩm dành cho phụ nữ mỗi năm vào khoảng 2 tỷ đô-la – nhưng như thế vẫn chưa đủ. “Phụ nữ Mỹ vẫn dành chưa đến một phần năm số tiền cần thiết để

cải thiện sắc đẹp của họ.” Sau đó ông đã đưa ra danh sách các công cụ thiết yếu phục vụ cho công cuộc làm đẹp của phụ nữ hàng năm và phân chúng thành từng nhóm riêng biệt: 12 lần chăm sóc tóc bằng phương pháp hấp dầu, năm 20 lần chăm sóc da mặt, 26 lần tỉa lông mày, v.v…

Có vẻ như như cuộc đào thoát khỏi cuộc sống làm vợ, làm mẹ, khỏi bản tính phụ nữ, công việc nội trợ, công cuộc làm đẹp, sự cô độc của người phụ nữ đã được thực hiện một cách xuất sắc, khi những vai trò trong xã hội của họ đang trở nên ngày càng cần thiết, dù là trong các ngành công nghiệp, trong chiến tranh, hay trong những trào lưu của xã hội. Trong mỗi giai đoạn người phụ nữ lại được giải phóng khỏi nhà tù đang giam giữ chính họ – một loại nhà tù của công việc – một loại nhà tù của công việc – nhưng một khi nhu cầu đó qua đi, người ta lại cố gắng đẩy họ trở lại vị trí vốn có mà họ vẫn phải chịu đựng. Điều này là nguyên nhân dẫn đến việc họ phải đấu tranh đòi sự thay đổi.

Hơn bao giờ hết, Chiến tranh thế giới thứ hai đã kéo nhiều phụ nữ ra khỏi căn nhà của chính họ để tham gia vào các công việc phục vụ cho chiến tranh. Tính đến năm 1960, khoảng 36% phụ nữ tuổi từ 16 trở lên – khoảng 23 triệu người – tham gia vào các công việc được trả lương. Tuy nhiên, mặc dù 43% phụ nữ có con nhỏ ở độ tuổi đi học, song chỉ có 2% số trường mẫu giáo là đủ để đáp ứng nhu cầu của các bà mẹ; số phụ nữ còn lại phải tự xoay xở mọi thứ. Phụ nữ chiếm 50% số lượng người đi bầu cử, song đến tận năm 1967, số phụ nữ trong các cơ quan lập pháp chỉ khoảng 4% và tại các cơ quan hành pháp là 2%. Thu nhập của người phụ nữ trung bình chỉ bằng một phần ba thu nhập của đàn ông. Thái độ phân biệt đối xử với người phụ nữ dường như vẫn không mấy thay đổi kể từ những năm 1920.

Nhà hoạt động vì nữ quyền và là nhà xã hội học Alice Rossi đã viết: “Năm 1964, không có phong trào nào phản đối phụ nữ được dấy lên công khai trong xã hội. Đó không hẳn là vì chúng ta đã giành được quyền bình đẳng cho phụ nữ, mà bởi vì trên thực tế không có một nhà hoạt động vì nữ quyền nào thật sự nổi bật trong giới phụ nữ Mỹ.”

Trong số các phong trào đấu tranh vì quyền công dân của những năm 1960, những dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự hưởng ứng của người dân đối với các phong trào này đã manh nha xuất hiện. Phụ nữ dần chiếm vai trò quan trọng trong các phong trào xã hội mà họ vẫn thường tham gia, xuất hiện trên mọi chiến tuyến – với tư cách là những người lính, chứ không phải là người chỉ huy. Trong văn phòng của Ủy ban Phối hợp Sinh viên Bất bạo động (SNCC) tại Atlanta, một sinh viên thuộc Đại học Spelman tên là Ruby Doris Smith đã bị bắt giam với tội danh tham gia các cuộc biểu tình ngồi, đã bày tỏ sự tức giận của mình về cách người phụ nữ bị đối xử tàn tệ trong những công việc thường ngày tại văn phòng; và đã cố gắng thuyết phục hai nữ nhân viên làm việc tại SNCC là Sandra Hayden và Mary King tham gia cuộc biểu tình. Những người đàn ông tại SNCC đã chăm chú lắng nghe họ một cách tôn trọng, xem xét bản đề nghị những quyền cơ bản của người phụ nữ, song chỉ có điều chúng không được thực hiện. Ella Baker, một chuyên gia tham gia các phong trào đấu tranh cũ từ Harlem, hiện đang xây dựng nhiều phong trào khác nữa tại miền Nam, hơn ai hết hiểu rõ mô hình đó: “Ngay từ đầu tôi đã biết rằng, với tư cách một phụ nữ từng làm việc trong một nhóm các bộ trưởng, những kẻ chỉ coi phụ nữ là công cụ hỗ trợ, vai trò lãnh đạo không phải là dành cho phụ nữ.”

Tuy nhiên, phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong những năm tháng cam go của các phong trào đấu tranh tại miền Nam, họ được nhìn với con mắt đầy ngưỡng mộ. Trong số đó, có rất nhiều phụ nữ dày dạn kinh nghiệm như Ella Baker, Amelia Boynton ở Selma, bang Alabama, và “Mẹ Dolly” ở Albany, Georgia. Những phụ nữ trẻ tuổi hơn – như Gloria Richardson từ bang Maryland, hay Annele Ponder từ bang Mississippi không chỉ năng động mà còn là các nhà lãnh đạo giỏi. Những phụ nữ được nhắc đến ở đây đều từng bị bắt giam. Bà Fannie Lou Hamer, một nông phu lĩnh canh tại Ruleville, bang Mississippi, được nhắc đến như một huyền thoại về nhà tổ chức và diễn thuyết. Bà tham gia hát Thánh ca, tham gia biểu tình với những bước chân khập khiễng quen thuộc (bà mắc bệnh bại liệt khi còn bé). Tại các buổi họp mặt với sự tham gia của đông đảo quần chúng, bà đã khuấy động mọi người bằng câu nói: “Tôi thấy phát ốm và mệt mỏi vì cứ mãi bị ốm và mệt mỏi.”

Cùng lúc đó, những người phụ nữ da trắng thuộc tầng lớp trung lưu, có tay nghề cao trong công việc bắt đầu lên tiếng. Tác phẩm tiên phong đã tạo được sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong thời kỳ này là The Feminine Mystique (Bí ẩn của nữ giới) của Betty Friedan.

Vậy vấn đề vô danh đó thực chất là gì? Người phụ nữ trong lúc cố gắng để diễn tả vấn đề đó đã sử dụng những từ ngữ nào? Đôi khi, người phụ nữ nói: “Tôi cứ cảm thấy trống rỗng… không thỏa mãn.” Hoặc họ sẽ nói: “Tôi cảm giác như mình không tồn tại.” Lúc khác lại là: “Mệt mỏi… Tôi dễ cáu giận với lũ trẻ. Điều đó làm tôi cảm thấy sợ. Tôi thấy mình có thể khóc mà không cần bất cứ một lý do nào.”

Friedan đã viết ra những trải nghiệm của mình với tư cách một người nội trợ trung lưu, song chúng đã thật sự chạm tới những điều sâu thẳm ẩn chứa trong mỗi người phụ nữ:

Vấn đề đó, bao năm qua vẫn bị chôn vùi và câm lặng trong tâm thức của những người phụ nữ Mỹ. Đó quả thực là một sự xáo trộn lạ thường – một cảm giác không thỏa mãn, một sự thương cảm cho thân phận đau khổ mà những người phụ nữ phải chịu đựng trong những năm giữa thế kỷ XX trên đất Mỹ. Mỗi người phụ nữ đều phải tự mình đấu tranh với nó. Mỗi khi họ trải ga giường, đi mua hàng, chọn khăn trải bàn, ăn bánh sandwich với lũ trẻ, lái xe đưa lũ trẻ đi chơi, nằm bên cạnh đức lang quân mỗi đêm, họ đều sợ hãi tự hỏi bản thân mình trong câm lặng: “Chỉ thế thôi sao?”…

Nhưng vào một sáng tháng 4 năm 1959, tôi được nghe kể về một bà mẹ có bốn con nhỏ, trong lúc đang uống cà phê với bốn bà mẹ khác tại khu ngoại thành ồn ã cách trung tâm thành phố New York 15 dặm, nói về “vấn đề” đó bằng một giọng trầm tuyệt vọng. Và những bà mẹ khác, dù không cần phải nói ra, vẫn hiểu vấn đề mà người bạn của họ nhắc đến không phải là một vấn đề nào đó liên quan tới chồng, con hay căn nhà. Đột nhiên, họ nhận ra họ cùng có chung một vấn đề, một vấn đề không thể gọi tên. Ban đầu họ nói chuyện với nhau khá dè dặt. Nhưng khi đón lũ trẻ từ trường về và đưa chúng đi ngủ, hai người đã bật khóc vì hạnh phúc khi biết rằng họ không đơn độc.

“Bí ẩn” mà Friedan nói đến chính là hình ảnh người phụ nữ cam chịu với vai trò làm mẹ, làm vợ, sống dựa vào chồng con, hy sinh mọi ước mơ vì hạnh phúc gia đình. Bà đi đến kết luận:

Cách duy nhất để một người phụ nữ, cũng như một người đàn ông, tìm thấy cái tôi đích thực của mình, để hiểu rõ mình là một con người, là bằng công việc và sự sáng tạo của riêng mình.

Mùa hè năm 1964, tại McComb, bang Mississippi, tại Freedom House (Nhà Tự do) , những người phụ nữ đã tổ chức đấu tranh chống lại sự áp đặt của giới đàn ông trong việc ép buộc người vợ phải thực hiện những công việc nội trợ như nấu nướng và trải ga giường, còn đàn ông chỉ biết quanh quẩn với công tác tổ chức. Sự khuấy động mà Freidan nhắc tới dường như đã giúp phụ nữ ở khắp mọi nơi trở về đúng với bản chất vốn có của họ.

Cho đến năm 1969, 40% lực lượng lao động của nước Mỹ là nữ giới, một phần đáng kể trong số đó tham gia những công việc như thư ký, lau dọn vệ sinh, giáo viên tiểu học, nhân viên kinh doanh, bồi bàn và y tá. Cứ ba phụ nữ đang đi làm thì một phụ nữ có chồng kiếm được không quá 5 nghìn đô-la mỗi năm.

Vậy còn những người phụ nữ thất nghiệp thì sao? Họ đang lao động chăm chỉ và cực nhọc trong chính gia đình mình, nhưng điều đó không được nhìn nhận là công việc, bởi trong xã hội tư bản (hay bất cứ xã hội hiện đại nào khác, nơi mọi thứ và mọi người đều được đặt lên bàn cân mua bán và được giao dịch bằng tiền), một công việc không được trả lương, không có giá trị về mặt tiền bạc, thì công việc đó bị coi là vô giá trị. Trong những năm 1960, người phụ nữ bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về vấn đề này. Trong tác phẩm The Political Economy of Women’s Liberation (Nền kinh tế chính trị của công cuộc giải phóng phụ nữ), Margaret Benston viết: “Phụ nữ làm nội trợ là những người bị gạt ra ngoài hệ thống kinh tế, vì thế họ giống như nông nô hay nông dân.”

Những người phụ nữ làm “công việc của phụ nữ” điển hình – như thư ký, lễ tân, nhân

viên đánh máy, nhân viên kinh doanh, lau dọn vệ sinh hay y tá – đều bị kỳ thị theo cách những người đàn ông có vị trí thấp kém bị đối xử trong công việc; song hành với đó là sự kỳ thị khác vì họ là phụ nữ: bị chế nhạo về trình độ tư duy, bị đùa cợt và xâm hại tình dục, họ bị coi là không tồn tại trừ những lúc người ta cần họ làm đối tượng tình dục, hay bị ép buộc làm việc để nâng cao năng suất. Mục quảng cáo “Guide to Clerical Times Standards” (Hướng dẫn về tiêu chuẩn thời gian cho thư ký) có cột câu hỏi và trả lời như sau:

Hỏi: Tôi là một doanh nhân, thư ký của tôi dường như quá chậm chạp. Cô ta có thể mở và đóng ngăn kéo tài liệu bao nhiêu lần trong một phút?

Đáp: Chính xác là 25 lần. Thời gian cho các hoạt động đóng và mở như sau: 0,04 phút để mở và đóng tập tài liệu; 0,26 phút để mở ngăn kéo của một chiếc bàn tiêu chuẩn. Nếu bạn cảm thấy lo lắng vì “hoạt động trên ghế” của cô ta, hãy bấm giờ cho cô ta theo chuẩn thời gian như sau: Ra khỏi ghế: 0,33 phút, xoay ghế: 0,09 phút.

Vào những năm 1970, một nữ công nhân ở New Bedford, bang Massachusetts, làm việc cho một tập đoàn tầm trung, lợi nhuận cổ tức của chủ tịch tập đoàn này ước tính đạt 325 nghìn đô-la vào năm 1970, đã viết trên một tờ báo rằng 9% công nhân trong bộ phận của cô là nữ giới, song tất cả các giám sát viên đều là nam giới:

Một vài năm trước, tôi bị đình chỉ công việc ba ngày do các con tôi còn quá nhỏ, và tôi buộc phải nghỉ làm để dành thời gian chăm sóc khi chúng bị ốm… Họ muốn giữ người của họ yên lặng, không bao giờ biết phản đối, và là những con rô-bốt ngoan ngoãn. Thực tế là rất nhiều người đã phải uống thuốc thần kinh ngay trước ngày làm việc, mỗi tuần trôi qua đều có hai đến ba người không trụ nổi và la khóc; nhưng điều đó chẳng có ý nghĩa gì với họ.

Cô cũng cho biết thêm: “Nhưng giờ mọi thứ đã thay đổi. Kể từ giờ phút này, nhiều người sẽ dám nói ra và yêu cầu được đối xử theo cách mà các ông chủ của họ muốn được đối xử.”

Quả là mọi thứ đã đổi thay theo thời gian. Khoảng vào năm 1967, người phụ nữ đã bắt đầu tham gia tổ chức và có mặt trong nhiều phong trào đấu tranh khác nhau – phong trào vì quyền công dân, phong trào sinh viên vì một xã hội dân chủ, phong trào phản chiến. Đầu năm 1968, trong một cuộc mít-tinh phản đối chiến tranh của phụ nữ tại Washington, hàng trăm phụ nữ đã rước đuốc diễu hành tới Nghĩa trang Quốc gia Arlington, cùng nhau cử hành đại lễ The Burial of Traditional Womanhood – Chôn cất Tính nữ Truyền thống. Cho đến lúc đó và cả về sau này, đã xảy ra không ít tranh cãi trong nữ giới, thậm chí cả trong nam giới, về việc phụ nữ có nên tham gia các phong trào đấu tranh cho các vấn đề cụ thể của nữ giới, hay họ chỉ nên tham gia các phong trào chung chống lại phân biệt chủng tộc, chiến tranh và chủ nghĩa tư bản. Song phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ ngày càng được dấy lên mạnh mẽ.

Mùa thu năm 1968, việc một nhóm Phụ nữ Cấp tiến phản đối công tác tuyển chọn Hoa hậu Mỹ đã thu hút sự quan tâm của người dân Mỹ. Họ gọi đó là “hình ảnh đàn áp đối với phụ nữ”. Họ ném áo ngực, thắt lưng, cuộn tóc, mi giả, tóc giả cùng tất cả những thứ mà họ gọi là “rác rưởi của phụ nữ” vào “thùng rác tự do”. Vương miện Hoa hậu Mỹ sau đó được đặt lên đầu một con cừu. Sau sự kiện đó, mọi người bắt đầu bàn tán về việc “giải phóng phụ nữ”.

Không lâu sau đó, một vài thành viên trong nhóm Phụ nữ Cấp tiến đã thành lập WITCH (Women’s International terrorist Conspiracy from Hell – âm mưu khủng bố từ địa ngục của nữ giới); các thành viên của tổ chức này ăn mặc như những phù thủy, họ đột ngột xuất hiện trên Sàn Giao dịch Chứng khoán New York. Tại New York, các “phù thủy” rải những tờ truyền đơn có nội dung như sau:

Phù thủy sống và cười vui vẻ trong mỗi người phụ nữ. Cô là phần tự do của mỗi chúng ta, bên dưới nụ cười e thẹn, phục tùng sự thống trị vô lý củ̉a nam giới, ẩn sau lớp trang điểm hay lớp quần áo nghẹt thở mà cái xã hội bệnh hoạn của chúng ta đòi hỏi. Chẳng có cái gọi là “gắn kết” với Phù thủy. Nếu bạn là phụ nữ và dám nhìn thẳng vào bản thân mình, bạn là một Phù thủy. Hãy tự tạo quy tắc cho chính mình.

Tổ chức WITCH tại Washington, D.C., đã bày tỏ sự phản đối với những hoạt động của

tập đoàn United Fruit Company tại các nước thuộc Thế giới thứ ba, cùng việc đối xử tàn tệ với các nữ công nhân làm việc tại tập đoàn này. Tại Chicago, tổ chức đã phản đối bản án kết tội việc nổ súng của một giáo viên theo chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến tên là Marlene Dixon.

Những phụ nữ nghèo, phụ nữ da đen đã bày tỏ vấn đề chung của họ theo các cách riêng của họ. Năm 1964, Robert Coles (trong cuốn Children of Crisis – Những đứa con của thời khủng hoảng) đã phỏng vấn một phụ nữ da đen từ miền Nam mới chuyển đến Boston về sự tuyệt vọng trong cuộc sống của cô cũng như hành trình gian khổ để tìm kiếm hạnh phúc: “Với tôi, khi biết một sinh linh bé nhỏ đang lớn lên trong bụng mình chính là lần duy nhất tôi thật sự cảm thấy mình đang sống.”

Im lặng đối với vấn đề của riêng mình là cách lựa chọn của nhiều phụ nữ nghèo; vẫn như trước đây, họ chỉ lặng lẽ cùng hàng xóm tổ chức các cuộc đấu tranh đòi công bằng và để có được các nhu cầu thiết yếu. Vào giữa những năm 1960, 10 nghìn người da đen sống tại Vine City, Atlanta đã tham gia giúp đỡ lẫn nhau bằng cách thành lập các cửa hàng giá rẻ, nhà trẻ, phòng khám y tế, tổ chức các buổi sinh hoạt gia đình định kỳ hàng tháng, báo chí, dịch vụ tư vấn gia đình. Helen Howard, một trong những nhà tổ chức, đã kể với Gerda Lerner (trong tác phẩm Black Women in White America – Những phụ nữ da đen trên nước Mỹ trắng) như sau:

Tôi đã thành lập tổ chức trong khu vực này, ban đầu chỉ có hai người đàn ông cùng sáu phụ nữ. Đó quả là một bước khởi đầu khó khăn. Về sau, có nhiều người tham gia hơn. Trong vòng năm tháng, chúng tôi tổ chức nhiều cuộc mít-tinh vào mỗi đêm. Chúng tôi học cách làm việc với người khác… Rất nhiều người vẫn cảm thấy sợ khi phải làm một điều gì đó. Bạn sợ phải đi tới hội trường thành phố hay đòi hỏi bất cứ điều gì. Bạn thậm chí còn không dám hỏi ông chủ nhà vì bạn sợ ông ta. Và khi chúng tôi tổ chức những buổi mít tinh như thế, chúng tôi dần dần không còn thấy sợ hãi nữa…

Chúng tôi tổ chức sân chơi này bằng cách chặn một tuyến phố, không cho bất cứ ai đi vào. Chúng tôi không cho xe buýt điện đi qua. Cả khu phố đều tham gia. Chúng tôi

mang theo máy hát và khiêu vũ suốt một tuần liền. Không ai dám bắt chúng tôi vì chúng tôi có quá nhiều người. Sau đó thành phố đã quyết định sử dụng sân chơi này cho trẻ em.

Một phụ nữ tên là Patricia Robinson đã viết một cuốn sách nhỏ với tựa đề Poor Black Woman (Người phụ nữ da đen nghèo khổ), trong đó bà đã liên hệ các vấn đề của phụ nữ với sự cần thiết phải thay đổi xã hội:

Cuộc nổi dậy của nhóm phụ nữ da đen nghèo khổ, tầng lớp dưới đáy của xã hội từ trước đến nay vẫn luôn bị khinh thường, đã khiến người ta tự hỏi liệu những người phụ nữ này đang đòi hỏi hay đấu tranh vì kiểu xã hội gì đây? Bà đã lên tiếng đòi sự công bằng trong việc kiểm soát sinh đẻ. Bà cũng nhận thức được rằng muốn đàn áp thì phải cần đến hai phía, và rằng bà cùng những con người nghèo khổ khác sẽ không còn phải chịu đựng áp bức nữa, trong trường hợp này là sự diệt chủng. Bà tự cho mình là đồng minh của người nghèo khổ trên toàn thế giới và luôn đồng hành trong các cuộc tranh đấu cách mạng của họ. Những điều kiện lịch sử đã dẫn dắt bà phải đưa các con mình thoát khỏi sự thống trị của nam giới để tự mình giáo dục và nuôi dạy chúng. Trong khi đó, nam quyền cùng sự bóc lột đã và đang ngày càng trở nên suy yếu. Hơn thế nữa, bà nhận ra rằng lũ trẻ sẽ bị lạm dụng như tất cả những trẻ em nghèo khổ từng phải chịu đựng trong lịch sử, như những người lính đánh thuê phải chiến đấu để bảo vệ quyền lực của một nhóm người tinh hoa trong xã hội. Thông qua những bước đó…

bà bắt đầu hoài nghi quyền thống trị tuyệt đối của nam giới và tầng lớp xã hội đã góp phần đẩy mạnh nó – chủ nghĩa tư bản.

Năm 1970, Dorothy Bolden, một nữ công nhân giặt là tại Atlanta, đồng thời là mẹ của sáu đứa trẻ, đã kể lại câu chuyện lý giải tại sao vào năm 1968 cô lại tập hợp những phụ nữ chuyên làm công việc nội trợ vào một tổ chức có tên Liên minh Công nhân Gia đình Quốc gia. Cô nói: “Tôi nghĩ phụ nữ nên có được tiếng nói riêng trong việc quyết định làm thế nào để cộng đồng phát triển tốt hơn. Bởi lẽ, họ – những người phụ nữ sống trong ngôi nhà ổ chuột, đã phải đấu tranh rất vất vả, họ có một trí tuệ tuyệt vời để làm được điều đó, song chẳng ai quan tâm tới họ trong nhiều năm qua. Tôi

nghĩ họ có quyền lên tiếng.”

Những phụ nữ chơi tennis cũng cùng nhau tổ chức một nghiệp đoàn của riêng mình. Mộ̣t người đã kiên trì đấu tranh để được trở thành một nài ngựa, cô đã thành công và trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới trong nghề này. Các nữ họa sỹ đã đứng biểu tình tại Bảo tàng Whitney và buộc tội chương trình triển lãm điêu khắc đã quá phân biệt giới tính. Nhóm nữ giới trong ngành báo chí cùng nhau tổ chức biểu tình tại Câu lạc bộ Gridiron, Washington với lý do câu lạc bộ này không cho phép phụ nữ đặt chân vào. Tính đến đầu năm 1974, các chương trình nghiên cứu của phụ nữ đã có mặt tại 78 viện nghiên cứu, khoảng 2000 khóa học về nữ giới được giới thiệu tại 500 trường đại học trên khắp nước Mỹ.

Báo chí dành cho giới nữ bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, từ quy mô địa phương cho tới toàn quốc. Sách về lịch sử và các phong trào của nữ giới được phát hành với số lượng lớn tới mức các hiệu sách bắt đầu phải dành riêng một khu vực cho những loại sách này. Những câu chuyện phiếm trên truyền hình, một số thì đồng cảm, một số lại chỉ trích một cách cay độc, đã phản ánh được tầm ảnh hưởng của phong trào này trên toàn nước Mỹ. Những chương trình quảng cáo có hành vi hay xu hướng nhục mạ người phụ nữ sẽ bị gỡ bỏ ngay lập tức nếu nhận được phản hồi từ khán giả.

Năm 1967, các tổ chức phụ nữ, sau một thời gian dài vận động hành lang, đã thành công trong việc buộc Tổ̉ng Thống Johnson phải ký một sắc lệnh nghiêm cấm hành vi phân biệt giới tính trong những công việc được thực thi trên toàn liên bang; và trong những năm sau đó, các tổ chức phụ nữ đã yêu cầu sắc lệnh này phải được thi hành. Hơn một nghìn vụ kiện được khởi xướng bởi NOW (National Organization for Women

– Tổ chức Phụ nữ Quốc gia), thành lập năm 1966, nhằm chống lại các tập đoàn Hoa Kỳ có hành vi phân biệt giới tính.

Quyền được phá thai cũng trở thành một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Trước năm 1970, mỗi năm có khoảng một triệu ca nạo phá thai, trong đó chỉ có khoảng 10 nghìn ca là hợp pháp. Một phần ba còn lại là bất hợp pháp – chủ yếu là của những phụ nữ nghèo, không ít người đã phải nhập viện vì xuất hiện biến chứng. Không ai biết có bao nhiêu

ca tử vong từ việc nạo phá thai bất hợp pháp, nhưng rõ ràng chỉ người nghèo là những đối tượng phải chịu bất lợi nhiều nhất, bởi những người giàu hoàn toàn có thể thu xếp việc sinh con hoặc nạo phá thai trong điều kiện an toàn.

Trong những năm từ 1968-1970, tòa án trên 20 bang đã chung tay hành động để loại bỏ các điều luật ngăn cấm việc nạo phá thai. Xã hội ngày càng ủng hộ mạnh mẽ việc người phụ nữ được quyền quyết định mà không cần sự can thiệp của chính phủ. Trong tác phẩm Sisterhood Is Powerful (Tình chị em mạnh mẽ), cuốn sách được coi là bộ sưu tập các bài viết quan trọng liên quan đến phụ nữ trong năm 1970, có một bài báo của Lucinda Cisler mang tựa đề Unfinished Business: Birth Control (Kiểm soát sinh đẻ: Ngành kinh doanh chưa hoàn chỉnh) đã tuyên bố “nạo phá thai là quyền của phụ nữ… không ai có thể phủ nhận quyết định của họ, cũng không ai có quyền ép họ phải sinh một đứa trẻ ngoài ý muốn…” Mùa xuân năm 1969, trong đợt thăm dò ý kiến của Harris, có tới 64% số người được hỏi cho rằng việc quyết định nạo phá thai là một vấn đề hoàn toàn riêng tư.

Cuối cùng, đầu năm 1973, Tòa án Tối cao (trong vụ kiện Roe chống Wade, Doe chống Bolton) đã phán quyết rằng chính phủ có quyền ngăn cản việc nạo phá thai trong ba tháng cuối của thai kỳ, chính phủ cũng có quyền điều chỉnh việc nạo phá thai vì các lý do y tế́trong ba tháng tiếp theo của thai kỳ, và trong ba tháng đầu tiên, phụ nữ mang bầu cùng bác sỹ được quyền quyết định.

Các trung tâm chăm sóc trẻ em được đẩy mạnh. Mặc dù nữ giới vẫn chưa nhận được nhiều hỗ trợ từ phía chính phủ, hàng nghìn trung tâm phối hợp chăm sóc trẻ vẫn được thành lập.

Bên cạnh đó, lần đầu tiên phụ nữ được công khai lên tiếng về vấn đề xâm hại tình dục. Mỗi năm có khoảng 50 nghìn vụ ̣hiếp dâm được trình báo và còn rấ́t nhiều trường hợp khác không được báo cáo. Nhiều phụ nữ bắt đầu tham gia các khóa học tự vệ. Đồng thời cũng có những kháng nghị về cách cảnh sát đối xử với phụ nữ, thẩm vấn họ, xúc phạm họ trong quá trình điều tra các vụ hiếp dâm. Cuốn sách của Susan Brownmiller mang tựa đề Against Our Will (Trái ý chúng ta), nhanh chóng được phổ

biến rộng rãi. Đây được coi là bản lược sử và phân tích đầy mạnh mẽ và căm phẫn về việc hiếp dâm, đồng thời đề xuất việc tự vệ ở cá nhân và tập thể:

Phải chống lại. Chúng ta phải tham gia cùng nhau, trên nhiều cấp, phụ nữ chúng ta cần khôi phục lại sự thiếu cân bằng, phải giải thoát chính chúng ta và cánh đàn ông khỏi tư tưởng về sự cưỡng đoạt. Việc hãm hiếp có thể được diệt trừ tận gốc, chứ không chỉ là được kiểm soát hoặc tránh né trên cơ sở cá nhân. Điều này đòi hỏi thời gian lâu dài và sự hợp tác, cũng như sự hiểu biết và ý chí kiên cường của rất nhiều nam giới lẫn phụ nữ…

Rất nhiều phụ nữ tích cực trong việc vận động sửa đổi hiến pháp. ERA (Equal Rights Amendment – Sửa đổi Quyền bình đẳng) đã nhận được đủ số phiếu ủng hộ của các bang. Song ngay cả khi nó trở thành một điều luật, thì chỉ thế thôi vẫn chưa đủ, bởi lẽ để có được những điều đó, người phụ nữ đã phải không ngừng tổ chức phong trào, cùng nhau đấu tranh và hành động. Bản thân điều luật đó rất hữu ích song nó chỉ thật sự hữu ích khi được hỗ trợ bằng hành động. Shirley Chisholm, một nghị sỹ gốc Phi, đã phát biểu:

Điều luật này sẽ chẳng giúp được gì cho chúng ta. Chúng ta phải tự hành động. Mọi phụ nữ trên đất nước này phải trở thành những nhà cách mạng. Chúng ta phải từ chối việc chấp nhận cái cũ, vai trò truyền thống cùng những khuôn mẫu… Chúng ta phải thay thế cái cũ và những tư tưởng tiêu cực về nữ quyền bằng tư tưởng và hành động tích cực…

Có lẽ sức ảnh hưởng to lớn nhất của phong trào phụ nữ trong những năm 1960, ngoài những thắng lợi thật sự về quyền nạo phá thai, về bình đẳng trong nghề nghiệp, chính là việc “nâng tầm nhận thức” cho người dân. Điều đó được thực hiện ngay trong các hội phụ nữ, được tổ chức ngay tại các gia đình trên khắp nước Mỹ. Nó đồng nghĩa với việc tư duy khác về vai trò của người phụ nữ, họ từ chối phải phụ thuộc vào người khác và không muốn chấp nhận địa vị thấp kém, điều đó giúp họ tự tin hơn vào bản thân, cũng như thể hiện mối dây liên kết tình chị em và tình đoàn kết mới giữa mẹ và con gái. Nhà thơ Esta Seaton đến từ vùng Atlanta đã viết bài thơ mang tựa đề Her Life

(Cuộc đời mẹ) như sau:

Bức tranh in sâu trong tâm trí tôi:

Người mẹ trẻ, mới vừa mười bảy,

Nấu Kosher trên bếp than,

Mùa đông đầu tiên tại Vermont,

Và cha tôi lặng im cảm nhận

Trừ những lúc ông thốt lên khi ăn

Để bày tỏ tình yêu.

Năm mươi năm sau đôi mắt xanh bỗng hóa lạnh

Với cú sốc về căn nhà xám

Những đứa trẻ lần lượt ra đời

Bác sỹ nói

“Nếu cô không muốn có thêm con nữa,

Hãy rời khỏi căn nhà đó.”

Lần đầu tiên, tính độc đáo về mặt sinh học của người phụ nữ được công khai thảo luận. Một số lý thuyết gia (tác phẩm The Dialectics of Sex ‒ Phép biện chứng về giới của Shulamite Firestone chính là một ví dụ) cho rằng điều đó căn bản đã dẫn tới việc họ bị áp bức hơn bất kỳ hệ thống kinh tế cụ thể nào. Giờ đây, người ta tự do thoải mái nói về những điều từ lâu nay vẫn được coi là bí mật, cần phải giấu kín, đó cũng chính là nguyên nhân khiến mọi phụ nữ cảm thấy hổ thẹn và bối rối mỗi khi đề cập đến, như về kinh nguyêt, thủ dâm, mãn kinh, nạo phá thai và đồng tính nữ.

Một trong những cuốn sách gây ảnh hưởng mạnh mẽ nhất xuất hiện đầu những năm 1970 là tác phẩm do 11 phụ nữ thuộc tổ chức mang tên Boston Women’s Health Book Collective (Tập thể Sách sức khỏe nữ giới Boston) đứng tên biên soạn, có tựa đề Our Bodies, Ourselves (Cơ thể chúng ta, bản thân chúng ta). Tác phẩm đã cung cấp lượng thông tin khổng lồ và thiết thực về giải phẫu học nữ giới, tình dục cũng như quan hệ tình dục, đồng tính dục, dinh dưỡng và sức khỏe, hiếp dâm, tự vệ, da liễu, về kiểm soát sinh đẻ, nạo phá thai, mang thai, sinh con và mãn kinh. Bên cạnh các thông tin được cung cấp, quan trọng hơn, cuốn sách còn có các đồ thị, hình ảnh cùng những khám phá khách quan về những điều trước đây chưa từng được nhắc tới, chính là tâm trạng vui vẻ phấn khởi xuyên suốt trong tác phẩm, sự thú vị của cơ thể, niềm hạnh phúc với những hiểu biết mới và tình chị em giữa những người phụ nữ trẻ, trung niên và lớn tuổi. Cuốn sách đã trích dẫn lời nhà nữ quyền Christabel Pankhurst:

Hãy ghi nhớ nhân phẩm

Của phụ nữ các bạn.

Không cầu khẩn,

Không van xin,

Không khom lưng uốn gối.

Hãy can đảm,

Tay cầm tay,

Đứng bên nhau,

Chúng ta cùng tranh đấu…

Rất nhiều phụ nữ cho rằng cuộc chiến bắt đầu với chính cơ thể họ, đó cũng chính là khởi điểm cho nạn lạm dụng tình dục phụ ̣nữ – như một thứ đồ chơi (yếu đuối và kém cỏi), khi mang bầu (không tự lực), khi ở độ tuổi trung niên (không còn xinh đẹp

nữa), khi về già (bị thờ ơ và vứt vào một góc). Đàn ông và xã hội đã tạo ra một nhà tù về mặt sinh học cho người phụ nữ. Như Adrienne Rich đã nói (trong tác phẩm Of Woman Born – Phụ nữ được sinh ra): “Phụ nữ chúng ta bị kiểm soát bởi sự ràng buộc với chính cơ thể mình.” Bà̀cho biết thêm:

Tôi nhớ rất rõ và vẫn còn cảm thấy thích thú về cái ngày sau khi kết hôn: Tôi đang lau sàn. Có lẽ sàn nhà cũng chẳng cần phải lau lắm; đơn giản là tôi chẳng biết làm gì nữa. Nhưng vừa lau sàn tôi vừa nghĩ: “Bây giờ mình đã là đàn bà rồi. Điều này sẽ còn xảy ra lâu nữa. Đây chính là những gì đàn bà vẫn luôn phải làm.” Tôi cảm thấy mình đang phải tuân theo một kiểu hình thức rất cổ xưa, cổ xưa đến mức không thể nghi ngờ gì được. Đây chính là những gì đàn bà vẫn luôn phải làm.

Ngay khi tôi mang thai và bụng bắt đầu lớn dần lên, lần đầu tiên trong cuộc sống của phụ nữ, một người trưởng thành, tôi cảm thấy mình không có tội. Tôi đắm mình trong bầu không khí được chấp thuận, kể cả bởi những người lạ đi trên phố. Bầu không khí đó giống như một thứ gì đó thoảng qua mà tôi mang trên người, một thứ gì đó trộn lẫn giữa nghi ngờ, sợ hãi, lo âu phải đối mặt với sự phủ nhận tuyệt đối. Đây chính là những gì đàn bà vẫn luôn phải làm…

Rich cho rằng nữ giới có thể sử dụng cơ thể mình với tư cách “một nguồn tài nguyên, hơn là một sứ mệnh”. Hệ thống xã hội gia trưởng, dù là dưới chế độ tư bản hay chủ nghĩa xã hội, đều bó buộc cơ thể phụ nữ để phục vụ cho những nhu cầu riêng của nó. Rich cũng bàn luận về tính thụ động ở nữ giới. Các thế hệ nữ sinh đều được nuôi dạy theo khuôn mẫu của nhân vật trong tác phẩm Little Women (Người đàn bà bé nhỏ), trong đó Jo được mẹ kể rằng: “Jo ạ, gần như ngày nào trong đời mẹ cũng cáu giận, nhưng mẹ đã học được cách để không thể hiện điều đó ra, và mẹ vẫn đang hy vọng có thể học cách không cảm nhận được sự tức giận nữa, cho dù điều đó có thể làm mẹ mất thêm 40 năm nữa mới học được.”

Trong kỷ nguyên sinh sản bằng phương pháp gây mê và công nghệ, các bác sỹ nam với những dụng cụ để đưa em bé ra khỏi bụng me, dần thay thế cho bàn tay nhạy cảm của các bà đỡ. Rich tỏ ra không đồng tình với quan điểm của đồng nghiệp, nhà nữ

quyền Firestone, một người muốn thay đổi tính tất yếu sinh học của việc sinh đẻ và cho rằng quá trình này quá đau đớn và là khởi nguồn của sự phụ thuộc. Bà muốn rằng, trong những điều kiện xã hội khác nhau, việc sinh đẻ sẽ trở thành một niềm vui cả về thể xác lẫn tinh thần.

Rich cho rằng, một người không thể coi sự thiếu hiểu biết về phụ nữ như một “điểm mù” của mình. Điều đó ngụ ý rằng, dù anh ta có thông thái trong mọi vấn đề, thì sự ngu dốt đó cũng sẽ bóp méo tất cả. Mỗi cơ thể đều có những điểm khó xử:

Không một phụ nữ nào tôi biết – các cô gái, các bà mẹ, người đồng tính, người đã kết hôn hay còn độc thân – dù họ có làm nghề gì để nuôi sống bản thân mình đi chăng nữa, nội trợ, phục vụ cocktail, v.v…, không coi cơ thể mình là một vấn đề căn bản: ý nghĩa, khả̉năng sinh sản, ham muốn, lãnh cảm, những lời tàn bạo, sự im lặng của cơ thể, những thay đổi và tổn thương, sự hãm hiếp và sự thành thục.

Bà đáp lại điều này ra sao: sự “tái sở hữu” cơ thể của chúng ta… một thế giới trong đó mỗi phụ nữ đều là một thiên tài chỉ huy cơ thể của chính mình; điều này là nền tảng để không chỉ sinh ra một đứa trẻ mà còn mang lại những tầm nhìn mới, những ý nghĩa mới, một thế giới mới.

Với phần lớn những phụ nữ không thuộc tầng lớp trí thức, bà đặt ra câu hỏi thậm chí còn gần gũi hơn nhiều: làm thế nào để loại bỏ được cơn đói, sự chịu đựng đau đớn, sự phụ thuộc, sự nhục nhã trong hiện tại. Một phụ nữ tên là Johnnie Tillmon đã viết vào năm 1972 như sau:

Tôi là một phụ nữ. Tôi là người da đen. Tôi nghèo khổ. Tôi quá béo. Tôi là một phụ nữ trung tuổi. Tôi sống nhờ vào phúc lợi xã hội… Tôi phải nuôi dạy sáu đứa con… Tôi lớn lên ở bang Arkansas và làm việc tại một xưởng giặt là suốt 15 năm… rồi chuyển tới California… Đến năm 1963, sức khỏe của tôi đã suy giảm nhiều và không thể lao động được nữa. Bạn bè đã giúp tôi được hưởng phúc lợi xã hội…

Phúc lợi xã hội cũng giống như tai nạn giao thông, có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng

đặc biệt hay xảy ra với phụ nữ.

Và đó là lý do tại sao phúc lợi xã hội lại được coi là vấn đề của nữ giới. Đối với phần lớn phụ nữ trung lưu trên nước Mỹ, công cuộc giải phóng phụ nữ là một vấn đề đáng quan tâm. Còn đối với những phụ nữ nhận được phúc lợi xã hội, đó thậm chí còn là vấn đề sống còn.

Bà nói, phúc lợi xã hội cũng giống như một cuộc hôn nhân đầy lãng mạn. Bạṇ mua bán với một người đàn ông để có được anh ta… Rồi anh ta kiểm soát mọi thứ… quản lý tiền bạc của bạn…

Bà cùng những bà mẹ nhận được phúc lợi xã hội khác đã thành lập Tổ chức Quyền phúc lợi Quốc gia (National Welfare Rights Organization). Họ kêu gọi chính phủ trả lương cho phụ nữ theo những công việc họ làm: quản gia hay nuôi dưỡng con cái. “… Không người phụ nữ có thể được giải phóng, cho đến khi họ có thể tự đứng dậy.”

Một giải pháp cho những vấn đề của người phụ nữ là vô cùng cần thiết, không chỉ đối với nỗi lo lắng của họ, mà còn đối với tất cả mọi người. Sự kiểm soát phụ nữ trong xã hội tỏ ra vô cùng hiệu quả. Chính phủ không trực tiếp thực hiện điều đó. Thay vào đó, chính người đàn ông trong gia đình thực thi nhiệm vụ kiểm soát người phụ nữ, người phụ nữ kế đó lại kiểm soát lũ trẻ, tất cả đều tận tâm với nhau, đều tìm đến nhau khi cần sự giúp đỡ, đều trách móc nhau khi gặp rắc rối và dùng vũ lực với nhau khi mọi việc không thuận lợi. Làm thế nào để có thể thay đổi được điều đó? Phụ nữ có thể tự giải phóng chính mình không? Lũ trẻ có thể tự giải phóng bản thân chúng không? Liệu đàn ông và đàn bà có thể bắt đầu cố gắng hiểu nhau và tìm ra mối quan tâm chung bên ngoài xã hội hơn là tự họ phải đi tìm hay không? Họ có thể tự tạo ra những điểm mạnh đáng giá trong mối quan hệ của chính mình, trong hàng triệu những lần tức nước vỡ bờ. Họ có thể cách mạng hóa tư tưởng và hành vi trong gia đình, mà chính chế độ xã hội đã hy vọng điều đó có thể giúp cho việc kiểm soát và giáo dục. Và thay vì bất đồng ý kiến, họ – đàn ông và đàn bà, cha mẹ và con cái – cùng nhau đảm nhận công việc thay đổi xã hội.

Đó là thời kỳ của những cuộc nổi dậy. Ngay cả trong các gia đình – những nhà tù tinh tế và phức tạp nhất – cũng tồn tại sự nổi loạn, thì ở những nơi hiển nhiên là nhà tù tàn bạo – đó là hệ thống trại giam – nổi loạn cũng là lẽ đương nhiên. Trong những năm 1960 và đầu những năm 1970, các cuộc đấu tranh nổi dậy gia tăng theo cấp số nhân. Những cuộc nổi loạn mang tính chính trị và giai cấp song hành cùng sự tàn bạo chưa từng có, đã lên tới đỉnh điểm tại Attica, New York vào tháng 9 năm 1971.

Tại nước Mỹ, nhà tù được coi là một nỗ lực cải cách của phái Quaker với mục đích thay thế các hình phạt tàn nhẫn như tùng xẻo, treo cổ hoặc đày ải – vốn là những hình phạt truyền thống trong thời kỳ thuộc địa. Dự định ban đầu là thông qua sự cách ly, nhà tù sẽ tạo ra sự ăn năn và cứu rỗi; nhưng cuối cùng các tù nhân đều phát điên và chết trong sự cô lập đó. Cho đến giữa thế kỷ XIX, nhà tù vẫn chủ yếu dựa trên số lao động khổ sai kèm theo các hình phạt khác nhau: hộp tra tấn sweet-box, đeo ách sắt và biệt giam. Cách làm này đã được một quản ngục tại Trại cải tạo Ossining, New York, tổng kết lại như sau: “Để có thể cải tạo một tội phạm, trước hết phải làm cho hắn mất hết ý chí và tinh thần.” Phương pháp này tỏ ra vô cùng hiệu quả.

Hàng năm, các nhân viên làm việc tại nhà tù sẽ gặp gỡ để tự chúc mừng nhau về những tiến bộ đã đạt được. Năm 1966, Chủ tịch Hiệp hội Trừng phạt Hoa Kỳ (American Correctional Association), trong lần đọc diễn văn hàng năm, đã mô tả ấn bản mới mang tên Manual of Correctional Standards (Sổ tay tiêu chuẩn trừng phạt) như sau: “Chúng ta được phép nán lại, nếu thật sự muốn, trước những cánh cổng của trại cải tạo Valhalla – với một niềm tự hào vĩnh cửu về công việc mang ý nghĩa tuyệt vời này! Chúng ta được quyền tự hào và được quyền hài lòng với những gì chúng ta đã làm.” ông ta phát biểu điều này trước, sau và ngay trong thời điểm diễn ra hàng loạt vụ bạo loạn nghiêm trọng nhất do các tù nhân gây ra trong lịch sử nước Mỹ.

Trong nhà tù lúc nào cũng xảy ra bạo loạn. Làn sóng bạo động trong những năm 1920 cuối cùng đã kết thúc bằng một sự kiện diễn ra tại nhà tù Clinton, New York, nơi giam giữ hơn 1.600 tù nhân, sự kiện đó kết thúc với cái chết của ba tù nhân. Từ năm 1950 đến 1953, hơn 50 vụ bạo động lớn đã xảy ra tại các nhà tù trên khắp nước Mỹ. Đầu

những năm 1960, các tù nhân lao động trong nhóm đập đá tại bang Georgia đã lấy búa tạ đập gãy chân mình để kêu gọi sự chú ý của dân chúng về tình trạng dã man mà họ đang phải chịu đựng hàng ngày.

Tại nhà tù San Quentin, bang California, nơi giam giữ 4 nghìn tù nhân, vào cuối những năm 1960 đã xảy ra hàng loạt vụ bạo động; điển hình là vụ bạo loạn về chủng tộc năm 1967, cuộc đình công do các tù nhân da đen và da trắng liên kết tổ chức vào đầu năm 1968 đã khiến một loạt nhà máy công nghiệp trong nhà tù phải đóng cửa, ngay sau đó, cuộc đình công thứ hai đã được các tù nhân tổ chức vào mùa hè cùng năm đó.

Mùa thu năm 1970, tại trại giam Queen ở Long Island, New York, các tù nhân đã nổi dậy giành quyền kiểm soát nhà tù, bắt cóc con tin và đưa ra các yêu sách. Một Hội đồng Thương lượng bao gồm bốn người da đen, một người Puerto Rico và một người da trắng nhanh chóng được các tù nhân nổi loạn thành lập. Họ lập tức yêu cầu tổ chức các phiên tòa bảo lãnh cho 47 trường hợp mà theo họ là ví dụ điển hình về phân biệt chủng tộc trong việc cấp phát giấy bảo lãnh. Vị quan tòa ngay sau đó đã vào trong tù, ký phiế́u cam kết phóng thích trước hạn định cùng giấy mãn hạn tù̀cho các tù nhân, ngay sau đó các con tin cũng được giải thoát. Nhưng khi các tù nhân tiếp tục tự vệ, ban quản lý nhà giam đã điều động cảnh sát tấn công vào nhà tù bằng hơi cay và gậy gộc. Kết quả là cuộc nổi loạn bị chấm dứt trong đổ máu.

Cùng thời điểm đó, tháng 11 năm 1970, tại nhà tù Folsom, bang California, các tù nhân đã tổ chức cuộc bãi công dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Gần 2.400 tù nhân cố thủ trong các buồng giam, không thức ăn, không nước uống, đối mặt với mọi sự đe dọa. Cuộc đình công bị đàn áp trong bạo lực và lừa dối; bốn tù nhân bị chuyển tới một nhà tù khác trong một chuyến đi kéo dài 14 tiếng đồng hồ, tất cả bọn họ bị đeo gông và buộc phải nằm trên sàn xe tải mà không có lấy một mảnh vải che thân. Một trong số đó đã viết: “… nhận thức về mặt tinh thần càng lớn mạnh… Hạt giống đã được gieo trồng…”

Nhà tù Hoa Kỳ từ lâu đã được coi là điển hình về sự khắc nghiệt trong xã hội Mỹ: sự

khác biệt rõ rệt trong đời sống của người giàu và kẻ nghèo, nạn phân biệt chủng tộc, lạm dụng tù nhân, tầng lớp dưới đáy xã hội không đủ nguồn lực để dám nói ra và những cuộc cải cách bất tận nhưng chẳng thay đổi được mấy. Dostoevski từng nói: “Có thể đánh giá mức độ văn minh của một chế độ xã hội bằng cách đi tham quan các nhà tù của chế độ đó.”

Đến nay điều đó vẫn đúng, và những tù nhân biết rõ hơn ai hết, rằng bạn càng nghèo thì càng có khả năng vào tù. Điều này không chỉ bởi vì người nghèo thì phạm tội nhiều hơn. Thực tế đúng là như vậy. Người giàu không cần phải phạm tội mới có được những gì họ cần; luật pháp đứng về phía họ. Nhưng khi người giàu phạm tội, họ thường không bị truy tố, và giả sử có bị truy tố thì họ cũng có thể được bảo lãnh, thuê những luật sư xuất sắc và có được sự đối đãi tử tế hơn từ phía quan tòa. Và rồi, bằng một cách nào đó, các nhà tù cuối cùng cũng chứa toàn những người da đen nghèo khổ.

Năm 1969, có 502 vụ gian lận thuế. Các vụ việc như vậy thường được gọi là “tội phạm tri thức”, thường dính líu đến những người có rất nhiều tiền. Trong những trường hợp bị kết án, chỉ có 20% phải vào tù. Mỗi vụ gian lận khoảng 190 nghìn đô-la; trung bình sẽ bị kết án 7 tháng tù giam. Một vụ trộm ôtô trị giá 992 đô-la, án phạt trung bình khoảng 18 tháng tù. Những vụ trộm trong nhà trung bình khoảng 321 đô-la, án phạt trung bình là 33 tháng tù.

Trong tác phẩm Partial Justice (Công lý thiên vị), nhà tâm thần học Willard Gaylin đã phỏng vấn 17 nhân chứng, họ đều đã từ chối tham gia nhập ngũ trong chiến tranh Việt Nam và phải lãnh bản án hai năm tù giam. ông đi tới chỗ một thanh niên da đen người đã tuyên bố với ban tuyển quân rằng lương tâm không cho phép anh tham gia việc làm tội lỗi này, bởi anh không thể chịu đựng được bạo lực trong chiến tranh Việt Nam. Ngay lập tức, anh bị kết án năm năm tù giam. Gaylin viết:

“Hank là trường hợp đầu tiên lãnh án năm năm tù mà tôi từng gặp. Anh cũng là người da đen đầu tiên.” Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác nữa:

“Khi đó tóc anh trông thế nào?” tôi hỏi.

“Quăn và dài.”

“Lúc đó anh đang mặc gì?”

“áo len chui đầu.”

“Anh không nghĩ rằng điều đó có thể đã ảnh hưởng tới án tù của anh ư?”

“Đương nhiên là có chứ.”

“Vậy điều đó có đáng một hoặc hai năm cuộc đời anh không?”

“Đó là tất cả cuộc sống của tôi”, anh nói và nhìn tôi với vẻ mất hết tinh thần và bối rối. “ông không biết ư ? Tất cả là thế đấy! Chẳng lẽ tôi không có quyền tự do để kiểu tóc của tôi sao, tôi không có quyền tự do mặc theo phong cách của tôi sao, tôi không có quyền tự do có màu da của mình sao?”

“Đương nhiên, anh nói đúng.”

Gaylin hiểu các vị quan tòa được phép hành động theo ý mình, rằng họ có thể tùy ý đưa ra các án phạt. Ở Oregon, cứ 33 người chống lại lệnh tham gia nhập ngũ thì có 18 người được đưa đi quản chế. Ở Nam Texas, không ai trong số 16 người vi phạm luật trên bị bắt giam. Và ở Nam Mississippi, mức án cao nhất dành cho tội danh trên là 5 năm tù giam. Tại một khu vực khác của nước Mỹ (New England), mức án tù trung bình cho mọi vụ phạm tội là 11 tháng; ở khu vực khác (miền Nam) là 78 tháng. Nhưng điều này không chỉ đơn thuần liên quan tới miền Bắc hay miền Nam. Ở New York, một quan tòa phải xét xử 671 người bị đưa tới vì tội say xỉn nơi công cộng (tất cả đều là dân nghèo; những người giàu chỉ say xỉn sau khi đã về nhà và đóng cửa) và đã tha bổng cho 531 người. Một vị quan tòa khác, phải xét xử 566 người với cùng tội danh trên, chỉ duy nhất một người được trả tự do.

Với việc tòa án nắm trong tay quyền lực lớn đến như thế, người nghèo, người da đen,

những người thất nghiệp, người đồng tính, dân hippie, hay những người có tư tưởng tiến bộ đều phải chịu nguy cơ không được đối xử công bằng khi những vị quan tòa là người da trắng và thuộc tầng lớp thượng lưu chính thống.

Trong một năm (chẳng hạn năm 1972), trong số 375 nghìn người sẽ phải vào nhà giam (thuộc hạt, thành phố, bang hoặc liên bang), có khoảng 54 nghìn trẻ vị thành niên. Bên cạnh đó, có khoảng 900 nghìn người bị quản chế và 300 nghìn người được ân xá – tổng cộng 1,6 triệu người bị ảnh hưởng bởi hệ thống công lý. Xé́t về số lượng, năm nào cũng có vài triệu người vào và ra khỏi hệ thống này. Đó là một bộ phận dân số lớn song lại vô hình đối với tầng lớp trung lưu trong xã hội Mỹ; nhưng trong số 20 triệu người da đen vô hình trong một khoảng thời gian như thế, vậy tại sao không có bốn hay năm triệu “tên tội phạm”? Một nghiên cứu được Quỹ Bảo vệ Trẻ em tiến hành (Thomas Cottle, Children in Jail – Trẻ em sống trong tù) vào giữa những năm 1970 đã hé lộ con số hơn 900 nghìn trẻ vị thành niên bị bỏ tù mỗi năm.

Bất cứ ai cố gắng mô tả thực tế trong nhà tù đều cảm thấy nản chí. Một người đàn ông trong nhà tù Walpole, Massachusetts đã viết:

Mọi chương trình mà chúng tôi nhận được đều trở thành vũ khí chống lại chính chúng tôi. Quyền đi học, đi lễ nhà thờ, có người thân thăm viếng, được viết thư, được xem phim. Tất cả cuối cùng đều trở thành thứ để trừng phạt. Không có chương trình nào thật sự là của chúng tôi. Tất cả mọi thứ được coi là quyền đặc ân có thể bị tước đi bất cứ lúc nào. Kết quả chính là sự bất an – một cảm giác phẫn nộ cứ dần gặm nhấm tâm hồn bạn.

Một tù nhân khác ở Walpole lại viết:

Tôi chưa từng ăn trong hội trường lớn trong suốt bốn năm trời. Tôi cảm thấy không thể chịu được nữa. Bạn đứng vào băng chuyền phục vụ vào buổi sáng, có khoảng 100 hoặc 200 con gián chạy quanh những chiếc khay. Những chiếc khay thì cáu bẩn, còn thức ăn hoặc bị sống, hoặc có lẫn đất bẩn, thậm chí có cả sâu nữa.

Rất nhiều đêm tôi cảm thấy đói, phải sống nhờ vào bơ lạc, sandwich, ăn một miếng bánh mỳ ở chỗ này, hay một miếng xúc xích hun khói ở chỗ kia. Những người khác thì không thể̉làm được như thế, bởi họ không có những mối quan hệ như tôi, hoặc vì họ không có đủ tiền ra căng tin.

Giao tiếp với thế giới bên ngoài cũng rất khó khăn. Lính gác sẽ xé thư. Còn những thứ khác thì bị cấm không được phép đọc. Năm 1970, Jerry Sousa, một tù nhân tại Walpole đã gửi đi hai lá thư – một lá tới một quan tòa, lá kia tới Ủy ban ân xá – để kể lại thái độ của lính gác. Nhưng những lá thư đó không bao giờ được hồi đáp. Tám năm sau, tại một phiên điều trần, ông mới phát hiện ra rằng những viên chức trong tù đã bắt được hai lá thư này và không bao giờ gửi chúng đi.

Thân nhân của các tù nhân cũng phải chịu đựng rất nhiều. “Vào giờ đóng cửa, đứa con trai bốn tuổi của tôi lẻn vào và hái tặng tôi một bông hoa. Một người lính canh trong tháp đã gọi điện cho văn phòng giám sát, viên phó quản ngục cùng một cảnh sát đã đến. ông ta thông báo rằng nếu bất cứ đứa trẻ nào dám lẻn vào sân và ngắt thêm một bông hoa nữa, thì mọi cuộc viếng thăm sẽ chấm dứt.”

Các cuộc bạo động trong tù vào cuối những năm 1960 và đầu 1970 mang một đặc điểm hoàn toàn khác biệt so với các cuộc bạo động trước đó. Các tù nhân bị giam giữ tại nhà giam Queens đã tự gọi mình là “những nhà cách mạng”. Tù nhân trên khắp nước Mỹ rõ ràng đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng lộn xộn đang diễn ra ở đất nước này, các cuộc bạo động đen, sự nổi dậy của thanh niên hay phong trào phản chiến.

Các sự kiện diễn ra trong những năm tháng đó đã nhấn mạnh cảm nhận của các tù nhân – rằng dù họ phạm tội gì chăng nữa thì tội ác lớn nhất lại do chính những người quản lý các nhà tù và chính phủ Mỹ thực hiện. Hàng ngày, Tổng thống vẫn phạm pháp bằng cách cử máy bay đi oanh tạc, điều động người dân đi để rồi hiến tính mạng họ trên chiến trường, bỏ qua Hiến pháp, đứng trên cả luật pháp cao nhất của quốc gia. Các viên chức của chính phủ và địa phương đều vi phạm quyền công dân của người da đen; rõ ràng họ đang phạm luật nhưng chẳng ai tố cáo họ cả.

Văn chương về phong trào của người da đen, các cuốn sách về chiến tranh bắt đầu được đưa vào nhà tù. Các phong trào do những người da đen hoặc những người biểu tình chống chiến tranh tổ chức càng kích thích tinh thần của tù nhân. Để chống lại một chế độ hỗn tạp và không tôn trọng pháp luật, thách thức là câu trả lời duy nhất.

Chế độ đó đã kết án Martin Sostre, một người da đen 52 tuổi, quản lý một hiệu sách ở Buffalo, New York, từ 25-30 năm tù với tội danh bán lượng heroin có trị giá 15 đô-la cho một người đưa thư; người này về sau đã xin rút lại lời khai của mình. Nhưng việc rút lại lời khai đó không giúp Sostre được tự do. ông không tìm được tòa án nào, kể cả Tòa án Tối cao Quốc gia, có thể giúp ông giải trừ nỗi oan khuất. ông đã phải sống trong tù tám năm, bị lính gác đánh mười lần, bị biệt giam trong ba năm, đã phải đấu tranh và thách thức chính quyền theo mọi cách có thể cho đến tận ngày được thả tự do. Những sự bất công như vậy thử hỏi làm sao không khiến con người ta nổi loạn?

Trong tù lúc nào cũng có các phạm nhân chính trị – họ là những người phải vào tù vì đã tham gia các phong trào cấp tiến và phản đối chiến tranh. Nhưng sau đó một loại tù chính trị mới đã xuất hiện – đàn ông hoặc đàn bà bị kết án vì những tội thông thường, nhưng sau khi ở trong tù được thức tỉnh về mặt chính trị. Một vài tù nhân bắt đầu lần tìm ra mối liên hệ giữa án tù của cá nhân họ với chế độ xã hội hiện thời. Đương nhiên sau đó họ không tiến hành nổi loạn theo cá nhân, mà thực hiện những hành động đó cùng nhiều phạm nhân khác nữa. Trong một môi trường khắc nghiệt đòi hỏi con người ta phải bảo vê sự an toàn của chính mình, trong một bầu không khí đầy sự đua ganh độc ác, các tù nhân đã biết quan tâm đến quyền lợi và an nguy của người khác.

George Jackson là một trong những người tù chính trị như thế. Tại nhà tù Soledad, bang California, bị kết án chung thân vì một vụ cướp 70 đô-la và trải qua mười năm trong tù, Jackson đã trở thành một nhà cách mạng. ông nói trong cơn giận dữ tột bậc về hoàn cảnh của mình:

Con quái vật này – con quái vật người ta đã tạo ra trong tôi sẽ quay lại để hành hạ những người tạo ra nó, từ thế giới bên kia, hầm lò, kể cả hầm sâu nhất. Họ ném tôi sang thế giớ bên kia hay cho tôi xuống địa ngục cũng không thay đổi được … Tôi sẽ

bắt họ trả giá bằng máu. Tôi sẽ bắt họ trả giá giống như một con voi điên cuồng đang bị thương, đôi tai hất tung lên, vòi cất cao, rống lên những tiếng thảm thiết… Một cuộc chiến không khoan nhượng.

Nhưng một người tù như vậy sẽ không tồn tại được lâu. Khi tác phẩm Soledad Brother (Người anh Soledad) trở thành một trong những cuốn sách đuợc phổ biến rộng rãi nhất trong những người da đen có tinh thần chiến đấu tại nước Mỹ – tù nhân, dù là người da đen hay người da trắng, thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc ông sẽ không thể tồn tại lâu được.

Trong suốt cuộc đời mình tôi đã luôn làm những điều tôi muốn vào những thời điểm mình thích, không phải lúc nào cũng được như thế, có khi hoạ hoằn lắm mới có được, nhưng giờ đây tôi không còn cơ hội nữa rồi. Đó là lý do tại sao tôi bị bỏ tù… Tôi chưa bao giờ thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp. Đã ở trong tù nửa đời người rồi mà tôi vẫn chưa thay đổi được.

ông biết điều gì có thể sẽ xảy ra:

Sinh ra để rồi lại chết đi, để làm một người công nhân với mức lương chỉ đủ sống, một người làm những công việc vặt vãnh, quét dọn, một con người bị bắt và giam dưới hầm tàu và không hề được bảo lãnh – Là tôi đấy, một nạn nhân của chế độ thuộc địa. Bất cứ ai vượt qua cuộc kiểm tra kỳ thi công chức hôm nay cũng có thể làm tôi phải chết vào ngày mai… và đương nhiên là hoàn toàn vô tội.

Tháng 8 năm 1971, ông bị cảnh vệ hạ sát tại nhà tù San Quentin vì bị tình nghi là đang cố vượt ngục. Câu chuyện mà nhà cầm quyền vẽ ra (được phân tích trong tác phẩm Comrade George ‒ Đồng chí George của Eric Mann) chứa đầy lỗ hổng. Tất cả tù nhân trên khắp nước Mỹ đều biết việc đó, trước cả khi có kết quả khám nghiệm tử thi cuối cùng, và thậm chí còn trước cả thời điểm kịch bản giết Jackson của chính phủ được tiết lộ. Ngay sau cái chết của Jackson, liên tiếp các vụ bạo động đã xảy ra trên khắp các khu vực của nước Mỹ, ở nhà tù San Jose Civic Center, nhà tù hạt Dallas, nhà tù Suffolk ở Boston, nhà tù hạt Cumberland ở Bridgeton, New Jersey, nhà tù hạt Bexar

ở San Antonio, Texas.

Ảnh hưởng trực tiếp sau vụ ám sát Jackson là cuộc bạo động tại nhà tù Attica vào tháng 9 năm 1971, một sự nổi dậy xuất phát từ lòng căm thù sâu sắc được đẩy đến đỉnh điểm khi tin tức về Jackson được truyền đi. Attica được bao quanh bởi lớp tường thành kiên cố cao 18m, dày 1,2m với 14 tháp súng. 54% số tù nhân tại đây là người da đen, trong khi 100% lính gác là người da trắng. Tù nhân tại đây phải ở trong buồng giam từ 14-16 tiếng mỗi ngày, thư từ đều bị ngăn chặn, các ấn phẩm đọc đều bị cấm đoán; những cuộc thăm viếng của thân nhân đều diễn ra qua một lưới sắt; dịch vụ chăm sóc y tế tồi tệ; chính sách ân xá hết sức thiếu công bằng, nạn phân biệt chủng tộc diễn ra gay gắt. Khả năng nhìn nhận của lãnh đạo nhà tù về những điều kiện tại đây được thể hiện rõ trong một lời bình luận của giám đốc nhà tù Attica, Vincent Mancusi, khi vụ bạo động diễn ra: “Tại sao họ lại phá hủy ngôi nhà của chính mình?”

Phần lớn tù nhân tại Attica đều là kết quả của những lần biện hộ thỏa thuận. Tại bang New York, mỗi năm, trong số 32 nghìn cáo trạng thì chỉ có 4-5 nghìn cáo trạng được xét xử. Số còn lại, chiếm khoảng 75% được quyết định thông qua những vụ giao dịch cưỡng ép, được gọi là biện hộ thỏa thuận, được mô tả trong Báo cáo của Ủy ban Hiến pháp Hợp tác về tội phạm tại New York như sau:

Trong nhiều trường hợp, hành động đỉnh điểm cuối cùng trong quá trình biện hộ thỏa thuận là một trò chơi trong đó sự thiếu trung thực có thể sánh ngang với tội ác ban đầu. Bị cáo buộc phải nhận lỗi công khai về một tội nhất định nào đó, mà trong nhiều vụ án họ không phải là người thực hiện; trong một số vụ án, bị cáo lại buộc phải nhận là đã thực hiện một tội ác không tồn tại. Anh ta cũng phải thừa nhận rằng anh ta tự biện hộ một cách hoàn toàn tự nguyện… và rằng anh ta không làm thế vì bất cứ một thỏa thuận nào.

Trong thỏa thuận biện hộ, bị cáo sẽ phải nhận tội dù mình có tội hay không và giúp chính quyền không phải tổ chức một phiên toà nữa; đổi lại anh ta được hứa sẽ nhận một bản án nhẹ hơn.

Khi các tù nhân Attica sắp được ân xá, thời gian trung bình cho mỗi phiên điều trần, bao gồm cả việc đọc hồ sơ và thảo luận giữa ba thành viên hội đồng, là 5,9 phút; sau đó quyết định được đưa ra mà không đi kèm với bất cứ lời giải thích nào.

Thông báo chính thức về vụ bạo loạn ở Attica đã mô tả lại việc một lớp học xã hội học do một tù nhân giảng dạy đột nhiên trở thành một diễn đàn cho những ý tưởng về sự đổi thay như thế nào. Kế đó là một loạt nỗ lực chống đối biểu tình. Vào tháng 7, các tù nhân lại đưa ra một bản yêu sách trong đó ghi rõ những yêu cầu chính đáng; ngay lập tức, căng thẳng tại Attica tiếp tục dâng cao, đỉnh điểm là cuộc nổi loạn sau cái chết của George Jackson tại nhà tù San Quentin. Ngày hôm đó rất ít tù nhân đến ăn trưa và ăn tối; nhiều tù nhân còn đeo băng tay màu đen để tưởng nhớ Jackson.

Ngày 9 tháng 9 năm 1971, một loạt cuộc xung đột giữa các phạm nhân và lính canh cuối cùng đã kết thúc bằng việc một nhóm tù nhân phá một cánh cổng có mối hàn bị lỗi và chiếm đuợc bốn sân tù, bắt 40 lính canh làm con tin. Năm ngày sau đó, các tù nhân thành lập một hội đồng ngay trong sân. Một nhóm các nhà quan sát được các tù nhân mời tới, trong đó bao gồm một nhà báo thuộc tờ New York Times tên là Tom Wicker. ông đã viết (A Time to Die – Một lần để rồi chết) như sau: “Sự hài hòa sắc tộc giữa các tù nhân với nhau thật đáng kinh ngạc… Sân tù đó là nơi đầu tiên tôi được chứng kiến sự phân biệt chủng tộc hoàn toàn không tồn tại.” Một tù nhân da đen đã kể lại: “Tôi chẳng bao giờ nghĩ rằng những người da trắng có thể tham gia. Tôi không thể mô tả được khoảng sân ấy như thế nào. Tôi đã khóc, bầu không khí ấy thật sự rất gần gũi khi mọi người bên nhau…”

Năm ngày sau, chính quyền trở nên mất kiên nhẫn. Nelson Rockerfeller ủng hộ biện pháp tấn công quân sự vào nhà tù (sau này được tái hiện lại trong bộ phim hoàng tráng mang tên Attica do đạo diễn Cinda Firestone thực hiện). Đội Vệ binh quốc gia, quản ngục và cảnh sát địa phương được trang bị súng tự động, súng cac-bin và súng máy đã xông vào nhà tù, tấn công trên quy mô lớn vào các tù nhân tay không tấc sắt. 31 người thiệt mạng. Lãnh đạo nhà tù thông báo với giới truyền thông rằng có chín con tin bị tù nhân rạch cổ trong trận chiến. Nhưng kết quả khám nghiệm tử thi chính

thức ngay sau đó đã chỉ ra điều này là dối trá: Chín lính canh đó thực ra đã chết cùng loạt đạt đã sát hại các tù nhân.

Rất khó để đánh giá những tác động của sự kiện đã diễn ra tại nhà tù Attica. Hai tháng sau cuộc bạo động, các tù nhân tại nhà tù Norfolk, bang Massachusetts bắt đầu thành lập tổ chức của riêng mình. Ngày 8 tháng 11 năm 1971, trong một cuộc vây bắt bất ngờ, các lính gác có vũ trang và cảnh sát đã xông vào một số buồng giam tại Norfolk và khống chế 16 tù nhân, sau đó chuyển họ ra ngoài. Một người tù đã mô tả lại cảnh đó như sau:

Tầm khoảng một đến hai giờ đêm, tôi giật mình thức giấc (từ sau khi tham gia chiến tranh tại Việt Nam, tôi trở thành một người thích ngủ) và ngó ra cửa sổ. Ngoài kia có rất đông lính gác và quản ngục. Rất đông. Họ có vũ khí và mang theo gậy gộc. Họ đi vào các buồng giam và mang người đi, đủ mọi loại người…

Họ bắt cả một người bạn của tôi… Họ bị lôi ra ngoài vào lúc một giờ rưỡi sáng bởi hai viên cảnh sát và một quản ngục, trong khi người vẫn đang mặc đồ lót và đi chân trần. Tôi thấy nhiều cảnh sát mang súng, mặt nạ và gậy gộc, ánh trăng phản chiếu trên mũ bảo hiểm, tôi như thấy cả nỗi oán giận trên gương mặt họ. Tôi nghĩ đây là nơi họ sống, với những súng ống và nỗi oán hận, với mũ bảo hiểm và mặt nạ, và bạn, bạn đang cố tỉnh giấc, trong đầu chợt hiện ra hình ảnh Kent State và Jackson, và Chicago. Và Attica. Hầu hết mọi chuyện, Attica…

Cũng trong khoảng thời gian đó, tại nhà tù Concord, bang Massachusetts, một cuộc truy bắt khác cũng đã được tiến hành. Dường như việc này xảy ra khắp mọi nơi, ngay sau khi sự kiện Attica. Giới cầm quyền cố gắng tìm mọi biện pháp để đàn áp những nỗ lực tổ chức hoạt động của các tù nhân. Jerry Sousa, một lãnh đạo trẻ tuổi trong phong trào cải cách nhà tù tại Concord đã bị bắt và được đưa tới Walpole lúc nửa đêm, ngay sau đó anh bị chuyển vào Nine Block, một khu biệt giam đáng sợ. Ở đó một thời gian ngắn, anh đã tìm cách gửi một bản ghi chép ra ngoài cho bạn bè. Nội dung của bản ghi chép này kể lại những hoạt động trước và sau sự kiện Attica đã tác động tới suy nghĩ của các tù nhân như thế nào:

Đây là một bản ghi chép buồn thảm về tình hình cũng như sự kiện dẫn đến và xoay quanh cái chết của người tù Joseph Chesnulavich tại Nine Block một giờ trước.

Kể từ đêm Giáng sinh, những tên lính gác xấu xa tại Nine Block đã gây ra nỗi kinh hoàng khiếp sợ tới những tù nhân tại đây. Bốn người trong chúng tôi đã bị đánh đập tàn nhẫn, trong đó có Donald King.

Trong nỗ lực trốn thoát khỏi sự quấy rối liên tục và cách đối xử vô nhân tính, George Hayes đã ăn lưỡi dao cạo, còn Fred Ahem nuốt một cây kim… Cả hai đã được chuyển gấp tới Bệnh viện Đa khoa Mass.

Tối nay lúc 6 giờ, quản ngục Baptist, Sainsbury và Montiega đã xịt một bình chữa cháy vào Joe, rồi ném anh ta vào buồng giam, đóng sầm cửa lại và bỏ đi, giọng đầy đe dọa: “Bọn tao sẽ cho mày biết tay, nhóc con.”

9 giờ 25 tối, người ta phát hiện Joe đã chết… Lãnh đạo nhà tù cũng như giới truyền thông đều gán cho cái chết của Joe là tự tử, nhưng những tù nhân tại Nine Block chứng kiến sự việc đều hiểu tại sao. Nhưng liệu chúng ta có phải là những người tiếp theo?

Những gì hiện đang xảy ra là việc thành lập tổ chức giữa các tù nhân – họ quan tâm chăm sóc lẫn nhau, họ cố gắng biến sự oán ghét, tức giận và bạo động cá nhân thành những nỗ lực của cả tập thể nhằm thay đổi tình trạng. Bên ngoài nhà tù cũng có một điều mới nữa. Đó là sự phát triển của những tổ chức hỗ trợ nhà tù trên khắp nước Mỹ, một cơ quan nghiên cứu học thuật về nhà tù đã được thành lập. Có thêm nhiều nghiên cứu về tội phạm và các biện pháp trừng phạt được thực hiện. Phong trào đòi bãi bỏ nhà tù dần lớn mạnh với lý do các nhà tù không chỉ không ngăn chặn hay cứu giúp được tội ác mà thậm chí còn khiến chúng lan rộng hơn. Người ta bàn tới các giải pháp thay thế: nhà cộng đồng trong thời gian trước mắt (trừ những trường hợp bạo lực không kiểm soát) và an ninh kinh tế tối thiểu được đảm bảo trong thời gian dài.

Các tù nhân giờ đây lo lắng những vấn đề bên-ngoài-nhà-tù, về các nạn nhân còn

nhiều hơn là bản thân họ và bạn bè. Tại nhà giam Walpole, các tù nhân chuyền tay nhau một bản yêu sách yêu cầu người Mỹ rút khỏi Việt Nam; bản yêu sách được tất cả mọi tù nhân ký – đó quả là một chiến công tuyệt vời của công cuộc tổ chức hoạt động bởi một nhóm các tù nhân. Vào ngày Lễ Tạ ơn, phần lớn các phạm nhân, không chỉ riêng ở Walpole mà còn ở ba nhà tù khác nữa, đã từ chối ăn khẩu phần ăn đặc biệt dành cho ngày lễ, và nói rằng họ muốn mọi người phải chú ý tới những người còn phải chịu cái đói trên khắp nước Mỹ.

Các tù nhân xem xét các vụ kiện không biết mệt mỏi; một vài vụ thắng kiện tại tòa. Tiếng tăm của sự kiện Attica cùng sự hỗ trợ của cộng đồng đương nhiên cũng có những tác động của nó. Cho dù ban đầu các thành viên trong nhóm bạo động Attica đểu bị kết án rất nặng, phải đối mặt với mức án cao gấp hai đến ba lần mức chung thân, nhưng rồi cũng được giảm án. Song tựu trung, tòa án không mấy vui vẻ khi phải đặt chân vào một thế giới bị đóng chặt kiểm soát của nhà tù, nên tù nhân vẫn phải tự mình đấu tranh.

Thậm chí ngay cả một thắng lợi trực tiếp hay ngay trong phiên tòa cũng không làm thay đổi được gì nhiều. Năm 1973 (trong vụ Procunier chống Martinez), Tòa án Tối cao đã công bố các điều luật kiểm duyệt thư không theo Hiến pháp của Vụ Cải huấn California. Nhưng nhìn một cách chặt chẽ, quyết định về “Tu chính án số 1 về Quyền tự do” cùng những lời lẽ tự mãn, như: “… Chúng tôi cho rằng việc kiểm duyệt thư trong tù được coi là hợp lý nếu đảm bảo những điều kiện sau đây…” Trong trường hợp công tác kiểm duyệt “hỗ trợ một vấn đề quan trọng hoặc đáng kể mà chính phủ quan tâm” hoặc trong trường hợp có những “quan tâm thích đáng của chính phủ về an ninh, trật tự và phục hồi”, công tác kiểm duyệt được cho phép.

Năm 1978, Tòa án Tối cao đưa ra quy định giới truyền thông không được phép tiếp cận với nhà tù ở các cấp, đồng thời lãnh đạo nhà tù có thể cấm các tù nhân nói chuyện với nhau, tập hợp hoặc tuyên truyền văn bản về việc thành lập một tổ chức trong nhà tù.

Điều đó cho thấy luật pháp sẽ không thay đổi các điều kiện trong nhà tù, và ngay từ

đầu mọi tù nhân đều biết điều này; họ chỉ có thể thay đổi mọi thứ dựa vào biểu tình chống đối, tổ chức các hoạt động, kháng nghị, xây dựng văn hóa cũng như nhận thức riêng và xây dựng mối liên kết với những người bên ngoài nhà tù.

Ngày càng có nhiều người dân bên ngoài song sắt biết về cuộc sống trong các trại giam. Hàng chục nghìn công dân Mỹ đã phải ở sau song sắt trong những phong trào đấu tranh vì quyền công dân và phản đối chiến tranh. Họ biết về hệ thống nhà tù và sẽ không thể quên được những trải nghiệm đó. Đó chính là nền tảng cho việc phá vỡ sự cô lập của các tù nhân đối với dân chúng và giúp họ có được sự hỗ trợ từ cộng đồng. Giữa những năm 1970, các vụ xung đột bắt đầu diễn ra.

Đó là thời điểm thích hợp cho việc nổi dậy. Những người phụ nữ bị giam cầm trong chính ngôi nhà của mình đã bắt đầu đứng lên đấu tranh. Những người tù sống xa ánh sáng mặt trời và phía sau song sắt cũng đã nổi dậy. Điều ngạc nhiên lớn nhất bây giờ mới bắt đầu.

Người ta tin rằng những người Anh-điêng một thời từng là chủ nhân của lục địa này, sau đó bị đẩy lùi và bị tiêu diệt bởi những kẻ xâm lược da trắng, từ đó không bao giờ được nhắc tới nữa. Vào những ngày cuối cùng của năm 1890, ngay sau lễ Giáng sinh, cuộc thảm sát những người Anh-điêng cuối cùng đã xảy ra tại Pine Ridge, South Dakota, gần khu vực Wounded Knee Creek. Sitting Bull, thủ̉lĩnh người da đỏ, đã bị ám sát bởi nhóm cảnh sát da đỏ làm việc bí mật cho chính phủ Hoa Kỳ. Những người da đỏ còn lại đã tìm cách lánh nạn khỏi Pine Ridge, trong đó có 120 đàn ông, 230 phụ nữ và trẻ nhỏ, bị bao vây bởi kỵ binh Hoa Kỳ được trang bị hai khẩu Hotchkiss, có thể bắn đạn cối xa hai dặm, nằm trên con dốc nhìn ra khu cắm trại. Khi quân đội yêu cầu những người da đỏ giao nộp vũ khí, một trong số họ đã nổ súng. Binh lính đã đồng loạt tấn công, các khẩu súng lớn trên đồi nã đạn cối vào lều của người da đỏ. Khi trận chiến kết thúc, khoảng 200-300 người, trong số tất cả 350 người ban đầu, bị chết. 25 người lính bị thiệt mạng chủ yếu do bị trúng mảnh đạn của chính họ, bởi lẽ người da đỏ có rất ít súng.

Các bộ tộc người da đỏ liên tiếp bị tấn công và thất thủ, họ bị bỏ đói và bị dồn vào

những vùng đất dành riêng cho họ, song thậm chí ngay cả ở những nơi đó, họ vẫn phải sống trong nghèo đói. Năm 1887, một đạo luật phân chia đã cố gắng phân chia các khu đất riêng dành riêng cho người da đỏ thành các lô đất nhỏ được từng cá nhân sở hữu, với mục đích biến họ thành những người nông dân nhỏ lẻ kiểu Mỹ. Nhưng rồi phần lớn vùng đất này bị các nhà đầu cơ chiếm hữu, và các khu đất đó vẫn tiếp tục tồn tại.

Trong thời kỳ Chính sách kinh tế mới, khi John Collier, một người da đỏ, trở thành người phụ trách của Văn phòng Các vấn đề của người da đỏ, người ta cũng cố gắng khôi phục cuộc sống bộ lạc của người da đỏ. Tuy nhiên, sau nhiều thập kỷ tình trạng đó dường như vẫn không được cải thiện. Người da đỏ vẫn phải sống trên những vùng đất khô cằn dành riêng cho họ. Chính vì lẽ đó các thanh niên Anh-điêng thường rời bỏ vùng đất của mình. Một nhà nhân chủng học về người da đỏ cho biết: “Vùng đất dành riêng cho người Mỹ bản xứ chính là chế độ thuộc địa hoàn chỉnh nhất thế giới mà tôi được biết.”

Có một thời gian, sự biến mất hoặc đồng hóa của những người da đỏ là không thể tránh khỏi. Bước sang thế kỷ mới, chỉ khoảng 300 nghìn người da đỏ còn sót lại, trong khi con số này ban đầu là khoảng một triệu người hoặc hơn trên toàn nước Mỹ. Nhưng ngay sau đó, con số này lại tăng lên, giống như một giống cây còn sót lại bị ép không được phát triển lại càng sinh sôi nảy nở. Đến cuối năm 1960, đã có 800 nghìn người da đỏ, một nửa số họ sống trên những vùng đất của mình, một nửa còn lại sống rải rác trong những thị trấn nhỏ trên khắp nước Mỹ.

Những tác phẩm tự truyện của người da đỏ cho thấy họ từ chối tiếp nhận văn hóa của người da trắng. Một người da đỏ viết:

Đúng là tôi đã đến trường học của người da trắng. Tôi học cách đọc sách giáo khoa, báo chí và cả Kinh thánh. Nhưng lúc đó tôi biết thế vẫn chưa đủ. Những người văn minh phụ thuộc quá nhiều vào những trang giấy in ấn do chính loài người tạo ra. Còn tôi mở cuốn sách tinh thần lớn lao, đó là cả sự sáng tạo của Đấng tối cao.

Một người da đỏ bộ tộc Hopi tên là Sun Chief nói:

Tôi đã học được rất nhiều từ tiếng Anh, và có thể đọc thuộc một phần của Mười Điều răn. Tôi biết thế nào là ngủ trên giường, cầu nguyện Chúa, chải tóc, dùng dao và nĩa để ăn, hay dùng toa-lét… Tôi cũng học được rằng một người suy nghĩ sẽ dùng cái đầu của mình chứ không dùng con tim.

Chief Luther Standing Bear, trong cuốn tự truyện năm 1933 mang tên From the Land of the Spotted Eagle (Từ mảnh đất của Đại bàng đốm), đã viết:

Đúng là những người da trắng đã mang đến sự thay đổi lớn lao. Nhưng những kết quả khác nhau của nền văn minh đó, cho dù là rất sặc sỡ và hấp dẫn, cũng đang trở nên ốm yếu và chết dần chết mòn. Vậy nếu một phần của nền văn minh đó tàn tật, cướp bóc hoặc cản trở, vậy phát triển để làm gì?

Tôi dám mạo muội nói rằng người đàn ông đang ngồi dưới đất kia đang trầm ngâm suy nghĩ về cuộc sống và ý nghĩa của cuộc sống, chấp nhận sự tồn tại của vạn vật trên trái đất, thừa nhận tính thống nhất của vạn vật với vũ trụ, đang thấm thía trải nghiệm về bản chất thật sự của nền văn minh…

Trong những năm 1960, các phong trào về quyền công dân và phản chiến bắt đầu phát triển mạnh mẽ, người da đỏ cũng đã có đủ lực để đứng lên phản kháng; họ bắt đầu suy nghĩ xem làm thế nào để có thể thay đổi tình cảnh của mình và bắt đầu thành lập các tổ chức đấu tranh. Năm 1961, 500 thủ lĩnh da đỏ sống tại các bộ lạc và thành thị cùng nhau họp mặt tại Chicago. Việc này sau đó đã dẫn tới một cuộc gặp gỡ khác giữa những người da đỏ trẻ được đi học đại học; họ thành lập Hội đồng Thanh niên Da đỏ toàn quốc. (National Indian Youth Council). Mel Thorn, một người da đỏ thuộc bộ tộc Paiute, chủ tịch đầu tiên của Hội đồng, viết:

Người da đỏ bắt đầu có nhiều hoạt động hơn. Có bất đồng, tiếng cười, tiếng hát, sự tức giận, đôi lúc có cả những kế hoạch… Người da đỏ đang dần lấy lại tự tin và can đảm rằng động cơ của họ là đúng đắn.

Cuộc đấu tranh vẫn tiếp diễn… Những người da đỏ đang tập hợp lại cùng nhau để cân nhắc về vận mệnh của mình…

Vào lúc đó, những người da đỏ cũng bắt đầu tiếp cận chính phủ Mỹ thông qua một chủ đề khá nhạy cảm: các hiệp ước. Trong cuốn sách khá phổ biến năm 1969 mang tên Custer Died for Your Sins, Vine Deloria, Jr. lưu ý rằng Tổng thống Lyndon Johnson đã đề cập đến những “cam kết” của nước Mỹ, còn Tổ̉ng thống Nixon thì nói về những thất bại của nước Nga trong việc tôn trọng các hiệp ước. Tác giả cho rằng: “Những người da đỏ sẽ cười đến chết mất khi họ nghe được những lời phát biểu như thế.”

Chính phủ Mỹ đã ký hơn 400 hiệp ước với người da đỏ, để rồi sau đó vi phạm từng hiệp ước. Chẳng hạn, quay trở lại thời kỳ của George Washington, một hiệp ước đã được ký với Iroquois tại New York, trong đó quy định: “Nước Mỹ thừa nhận tất cả đất đai được đề cập trong phạm vi nói trên đều là tài sản của quốc gia Seneka…” Nhưng đầu những năm 1960, dưới thời Tổng thống Kennedy, nước Mỹ đã tảng lờ hiệp ước này và cho xây một con đập trên vùng đất, làm ngập úng phần lớn vùng đất Seneka.

Cuộc nổi dậy đã nổi lên khắp mọi vùng miền khác nhau trên toàn nước Mỹ. Tại bang Washington, có một hiệp ước cũ đã lấy đi đất đai của người da đỏ, nhưng lại dành cho họ quyền đánh cá. Nhưng điều này không còn nữa khi dân số người da trắng bắt đầu đông hơn, và họ muốn các ngư trường đó là của riêng họ. Khi phiên tòa của bang đã đóng cửa vùng đánh cá trên sông của các ngư dân da đỏ, người da đỏ vẫn tiếp tục đánh bắt trên sông Nisqually vào năm 1964, thách thức lệnh của tòa án, để rồi bị bắt giam, và vẫn không ngừng hy vọng có thể công khai hóa sự phản kháng của mình.

Một năm sau, quan tòa địa phương đã quy định rằng bộ tộc Puyallup không tồn tại, và các thành viên thuộc bộ tộc này không được đánh cá trên con sông mang chính tên của họ, sông Puyallup. Cảnh sát đã truy quét các nhóm ngư dân da đỏ, phá hủy tàu bè, rạch lưới đánh cá, cư xử thô bạo với người dân, bắt giữ bảy người da đỏ. Năm 1968, trong phiên xử tại Tòa án Tối cao, quan tòa đã xác nhận quyền của người da đỏ theo hiệp ước, nhưng lại nói rằng bang hoàn toàn có quyền “điều chỉnh việc đánh cá”

nếu việc đó không bị coi là phân biệt đối xử với người da đỏ. Chính quyền bang vẫn tiếp tục dựa vào lệnh của tòa và bắt giữ các ngư dân da đỏ. Họ đã thực hiện điều luật của Tòa án Tối cao đúng theo cách những người da trắng ở miền Nam đã làm trong rất nhiều năm với Tu chính án số 14 – đó là phớt lờ nó. Các cuộc biểu tình phản đối, truy quét, bắt giữ vẫn tiếp tục cho đến đầu những năm 1970.

Một vài ngư dân da đỏ từng là cựu binh trong chiến tranh Việt Nam. Một trong số đó là Sid Mills, bị bắt trong một lần đánh cá tại Frank’s Landing trên sông Nisqually tại Washington vào ngày 13 tháng 10 năm 1968. ông phát biểu:

Tôi là một người da đỏ Yakima và Cherokee, và cũng là một người đàn ông. Trong vòng hai năm và bốn tháng, tôi là một người lính trong quân đội Mỹ. Tôi phục vụ trong chiến tranh Việt Nam cho đến khi bị thương nặng… Giờ đây tôi từ bỏ bất cứ ép buộc chiến đấu hay nghĩa vụ nào đối với quân đội Mỹ.

Bây giờ nghĩa vụ đầu tiên của tôi là cùng với những người da đỏ đấu tranh cho hiệp ước hợp pháp về việc đánh cá thường xuyên và thông lệ tại sông Nisquallu, Columbia và các con sông khác thuộc vùng Tây Bắc, và tôi sẽ tham gia cùng họ trong trận chiến này theo bất cứ cách nào có thể…

Quyết định của tôi xuất phát từ thực tế là chúng tôi đã phải chôn những ngư dân da đỏ đã qua đời ở Việt Nam, và được đưa về đây, trong khi những ngư dân da đỏ sống ở đây thì không được ai bảo vệ và thường xuyên bị tấn công…

Chỉ ba năm trước thôi, cũng vào ngày hôm nay, ngày 13 tháng 10 năm 1965, 19 phụ nữ và trẻ nhỏ đã bị 45 tên tay sai có vũ trang của bang Washington hành hung tại Frank’s Landing, trên sông Nisqually, trong một vụ tấn công kinh hoàng không có lý do.

Thú vị thay, những bộ xương người cổ nhất từng được tìm thấy ở Bán cầu Tây gần đây được phát hiện bên bờ sông Columbia lại là những bộ xương của ngư dân da đỏ. Chính phủ nào lại đi dành hàng triệu đô-la để đào xương của chúng tôi lên, để khôi

phục mô hình lối sống cổ của tổ tiên chúng tôi, để bảo vệ những di sản cổ của chúng tôi khỏi bị phá hủy – trong khi cùng lúc đó họ lại ăn thịt những người còn đang sống?

Chúng tôi sẽ đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Những người da đỏ không chỉ đấu tranh về vật chất, mà còn đấu tranh với cả những đồ tạo tác trong văn hóa của người da trắng – sách vở, ngôn ngữ, báo chí. Năm 1968, các thành viên trong bộ lạc Mohawk tại Akwesasne, thuộc vùng St. Lawrence giáp ranh giữa Mỹ và Canada, đã gây chú ý bằng việc thành lập một tờ báo mang tên Akwesasne Notes. Nội dung chủ yếu của tờ báo là tin tức, xã luận, văn thơ; tất cả đều hừng hực tinh thần đấu tranh. Xen lẫn vào đó là chút hài hước không thể kìm nén. Vine Doleria, Jr. đã viết:

Bây giờ và về sau tôi luôn thấy ấn tượng với những suy nghĩ của một người không phải da đỏ. Tôi đã ở Cleveland năm ngoái và nói chuyện với một người không phải da đỏ về lịch sử nước Mỹ. Anh ta nói rằng anh ta thấy rất tiếc về những gì đã xảy ra với người da đỏ, nhưng cũng có những lý do chính đáng cho điều đó. Lục địa đã phát triển, nhưng những người da đỏ lại đứng ngáng đường, vì thế họ cần phải bị xóa bỏ. Anh ta nhấn mạnh: “Suy cho cùng, các bạn đã làm được gì cho mảnh đất này khi các bạn có nó?” Tôi đã không hiểu anh ta lắm, cho đến lúc tôi phát hiện ra dòng sông Cuyahoga chảy qua Cleveland rất dễ bốc cháy. Quá nhiều chất ô nhiễm gây cháy bị thải ra sông đến mức những người dân ở đây phải đặc biệt cẩn trọng trong mùa hè để tránh gây hỏa hoạn trên sông. Sau khi xem xét lý luận mà người bạn kia đưa ra, tôi quyết định cho rằng có lẽ anh ta đúng. Những người da trắng biết cách sử dụng mảnh đất này hơn. Bao nhiêu người da đỏ trăn trở về việc đã tạo ra một dòng sông dễ cháy?

Ngày 9 tháng 11 năm 1969 đã xảy ra một sự kiện thu hút mọi chú ý vào những bất bình của người da đỏ. Sự bất bình bùng nổ bởi vì những cuộc biểu tình phản đối trước đây của người da đỏ gần như không có giá trị gì. Họ tuyên bố với cả thế giới rằng người da đỏ vẫn còn sống và sẽ đấu tranh cho quyền lợi của mình. Ngày hôm đó, trước rạng sáng, 78 người da đỏ đã đặt chân lên Đảo Alcatraz tại Vịnh San Francisco và chiếm cứ đảo này. Alcatraz là một nhà tù liên bang bị bỏ hoang, một nơi

tồi tệ và kinh khủng có biệt danh là “The Rock” (Tảng đá). Năm 1964, một vài thanh niên da đỏ đã chiếm cứ nhà tù để thành lập một trường đại học cho người da đỏ, song họ đã bị đẩy ra khỏi đảo, việc này cũng không được công khai cho dân chúng.

Lần này, mọi việc đã khác. Nhóm biểu tình được Richard Oakes lãnh đạo, một người thuộc bộ tộc Mohawk đã chỉ đạo việc nghiên cứu người da đỏ tại Đại học San Francisco State College, và Grace Thorpe – một người da đỏ tộc Sac và Fox, con gái của Jim Thorpe, một cầu thủ bóng đá sinh viên nổi tiếng người da đỏ và là một vận động viên Olympic ba môn phối hợp. Càng lúc càng có thêm nhiều người da đỏ lên đảo. Cuối tháng 11 đã có gần 600 người da đỏ, đại diện cho hơn 50 tộc người, sống tại Alcatraz. Họ tự gọi mình là “những người da đỏ thuộc các bộ tộc” và ban hành một tuyên ngôn có tên “Chúng tôi nắm giữ The Rock”. Trong tuyên ngôn này, họ đề nghị mua lại Alcatraz bằng pha lê và vải đỏ, cái giá cho hòn đảo Manhattan được trả cho những người da đỏ hơn 300 năm trước. Họ nói:

Chúng tôi thấy thứ được gọi là đảo Alcatraz này là một vùng đất riêng dành cho người da đỏ sẽ có vẻ hợp lý hơn, như những người da trắng đã quyết định. Chúng tôi muốn nói rằng nơi này có vẻ giống một vùng đất của người da đỏ hơn bởi vì:

1. Nó bị cách biệt bởi những tiện nghi hiện đại, và không có đầy đủ phương tiện giao thông.

2. Không có nước sạch chảy qua.

3. Không có đủ phương tiện vệ sinh dịch tễ.

4. Không có dầu hay nguồn khoáng sản.

5. Không có ngành công nghiệp nào, tỷ lệ thất nghiệp rất cao.

6. Không có phương tiện chăm sóc sức khỏe.

7. Đất cằn cỗi và không có khả năng sản xuất. Mảnh đất này cũng không có các công

cụ hỗ trợ giải trí.

8. Không có phương tiện giáo dục.

9. Dân số vượt quá lượng đất cơ sở.

10. Dân cư bị canh giữ như tù nhân và sống phụ thuộc lẫn nhau.

Họ thông báo họ sẽ biến hòn đảo thành trung tâm Nghiên cứu Sinh thái học của người Mỹ bản địa: “Chúng tôi sẽ làm việc để giảm việc gây ô nhiễm nguồn không khí và nguồn nước của khu vực Vùng Vịnh … khôi phục đời sống của các loài cá và động vật…”

Trong những tháng tiếp đó, chính phủ đã cắt đường dây điện thoại, nguồn điện và nước tới đảo Alcatraz. Rất nhiều người da đỏ buộc phải rời khỏi đảo, nhưng một số vẫn trụ lại. Một năm sau họ vẫn ở đó và gửi một thông điệp ra ngoài tới “những người anh chị em thuộc mọi chủng tộc và ngôn ngữ trên Mẹ Trái đất”:

Chúng tôi vẫn đang nắm giữ Đảo Alcatraz dưới cái tên thật của nó là Hòn đảo của Tự do, Công lý và Bình đẳng; bởi các bạn, những người anh chị em của chúng tôi trên Trái đất này, đã ủng hộ cho sự tồn tại của chúng tôi. Chúng tôi vươn bàn tay và trái tim mình, gửi đi những thông điệp tinh thần tới mỗi người trong tất cả các bạn – CHúNG TôI ĐANG CHIẾM GIỮ THE ROCK…

Chúng tôi đã học được rằng bạo lực chỉ sinh ra thêm nhiều bạo lực hơn, và vì thế chúng tôi muốn tiếp tục nắm giữ Đảo Alcatraz với thái độ hòa bình, hy vọng rằng chính phủ Mỹ cũng sẽ hành động theo đúng như thế…

Chúng tôi đều là những con người kiêu hãnh! Chúng tôi là những người da đỏ! Chúng tôi đã quan sát và từ chối rất nhiều thứ mà các bạn coi là do nền văn minh mang đến. Chúng tôi là những người da đỏ! Chúng tôi sẽ bảo tồn được truyền thống và lối sống của mình bằng cách giáo dục cho con cái chúng tôi. Chúng tôi là những người da đỏ! Chúng tôi sẽ chung tay thống nhất một cộng đồng chưa từng có trong thực tế. Chúng

tôi là những người da đỏ! Mẹ Trái đất của chúng ta đang chờ đợi chúng tôi cất tiếng.

Chúng tôi thuộc tất cả các tộc người da đỏ! CHúNG TôI ĐANG CHIẾM GIỮ THE ROCK!

Sáu tháng sau, các lực lượng liên bang đã xâm nhập hòn đảo và cưỡng ép những người da đỏ phải dời đi.

Người ta đã tưởng rằng những người da đỏ Navajo sẽ không bao giờ được nhắc tới nữa. Nhưng vào giữa những năm 1800, quân đội Mỹ dưới thời “Kit” Carson đã đốt cháy những ngôi làng của người Navajo, phá hủy mùa màng và vườn cây của họ, cưỡng ép họ phải rời khỏi mảnh đất của mình. Nhưng những người da đỏ ở vùng núi Black Mesa thuộc bang New Mexico không bao giờ đầu hàng. Cuối những năm 1960, công ty than Peabody Coal bắt đầu khai thác trên mảnh đất của họ – sự khai thác đất hết sức tàn nhẫn ở tầng đất mặt. Công ty này nhắc tới một hợp đồng đã ký kết với một vài người Navajo nào đó. Điều này gợi người ta nhớ tới những “hiệp ước” đã lấy đi hết đất đai của người da đỏ, được ký kết với một vài người da đỏ trong quá khứ.

Mùa xuân năm 1969, 150 người da đỏ Navajo tụ họp lại và tuyên bố rằng việc khai thác than đã làm ô nhiễm tới nguồn nước và không khí, hủy hoại đất chăn nuôi gia súc và làm cạn kiệt nguồn nước hiếm hoi của họ. Một phụ nữ trẻ đã mang tới một cuốn sách quan hệ công chúng do công ty Peabody Coal đưa ra, trong đó in hình hồ câu cá, đồng cỏ, cây cối và nói: “Chúng tôi chẳng có những thứ như bạn thấy trong tranh đâu… Tương lai cho những đứa con, đứa cháu của chúng tôi sẽ như thế nào đây?” Một phụ nữ Navajo lớn tuổi, một trong những người tổ chức cuộc gặp mặt, cho biết: “Những con quái vật của Peabody đang đào sâu vào trái tim của Đất mẹ, vào ngọn núi thiêng của chúng tôi, và tất cả chúng tôi đều cảm nhận được nỗi đau này… Tôi đã sống ở đây rất lâu rồi, tôi sẽ không rời đi đâu cả.”

Những người da đỏ Hopi cũng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của Peabody. Họ đã viết thư cho Tổng Thống Nixon để phản đối:

Hôm nay mảnh đất thiêng nơi những người Hopi sinh sống đang bị mạo phạm bởi những con người tìm kiếm than và nước từ mảnh đất của chúng tôi để mang lại thêm nhiều quyền lực hơn nữa cho thành phố của những người da trắng… Đấng Tối cao không cho phép điều này xảy ra… Đấng Tối cao nói không được lấy đi bất cứ thứ gì từ Đất mẹ, không được phá hủy những sinh linh…

Đấng Tối cao nói rằng một bầu trời bị rơi xuống Trái đất, và loài người cùng những gì đang tồn tại sẽ sớm kết thúc thôi. Chúng tôi hiểu Người đang nói về việc thả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Chúng tôi không muốn thấy điều này lại xảy ra với bất cứ nơi đâu hay quốc gia nào nữa. Thay vào đó, chúng ta nên sử dụng những nguồn năng lượng này vì mục đích hòa bình, chứ không phải cho chiến tranh…

Vào mùa thu năm 1970, một cuốn tạp chí mang tên La Raza, một trong vô vàn ấn bản của địa phương ra đời từ các phong trào trong thời gian đó với mục đích cung cấp những thông tin bị các phương tiện thông tin đại chúng thông thường bỏ qua, đã kể về những người da đỏ sống ở vùng sông Pit, phía Bắc California. 60 người da đỏ Pit đã bảo vệ mảnh đất mà họ cho rằng chúng từng thuộc về họ. Họ bất chấp việc Cục Kiểm lâm yêu cầu họ phải di dời. Một trong số đó, Darryl B. Wilson, sau này nhớ lại: “Khi những ngọn lửa đỏ nhảy múa biến rừng cây trở thành sống động, cái lạnh len lén đi ra từ bóng tối để thách thức ngọn lửa đang bùng lên, chúng tôi như đang thở ra những đám mây nhỏ, chúng tôi đã nói chuyện với nhau.” Họ hỏi chính phủ theo hiệp ước nào mà dám tuyên bố mảnh đất này là của chính phủ. Chính phủ không đưa ra được bất cứ hiệp ước nào. Họ trích dẫn một đạo luật liên bang (25 USCA 194) rằng tại bất cứ nơi đâu có tranh cãi về đất đai giữa người da đỏ và người da trắng, “nghĩa vụ chứng minh thuộc về người da trắng”.

Họ đã xây một nhà tôn có thể tháo lắp được, các viên cảnh sát đã chê nhà tôn đó là xấu và phá hủy cảnh quan thiên nhiên của vùng. Wilson viết:

Cả thế giới này đang thối nát rồi. Nước bị nhiễm độc, không khí bị ô nhiễm, chính trị bị bóp méo xuyên tạc, đất đai bị phá hủy từ bên trong, rừng bị cướp phá, bờ biển bị phá hủy, thị trấn bị thiêu cháy, cuộc sống của con người bị hủy diệt… và quân liên

bang thì dành thời điểm đẹp nhất trong tháng 10 cố gắng nói cho chúng tôi biết là nhà tôn đó rất “xấu”!

Với chúng tôi căn nhà đó thật sự rất đẹp. Đó là khởi đầu cho trường học của chúng tôi. Là nơi gặp gỡ giao lưu. Là nhà cho những người vô gia cư. Là thánh đường và nơi trú ẩn cho những ai cần được nghỉ ngơi. Là nhà thờ của chúng tôi. Là trụ sở của chúng tôi. Là văn phòng thương mại của chúng tôi. Là biểu tượng của sự tự do đang đến gần. Nên nó vẫn đứng đó.

Đó cũng là trung tâm của nền văn hóa đã từng ốm yếu, nhạt nhòa và tách biệt đang dần hồi sinh của chúng tôi. Một khởi đầu. Đó là mặt trời của chúng tôi chiếu sáng rạng rỡ trong một ngày xuân trong trẻo khi bầu trời không gợn hề mây. Một thứ đẹp đẽ và tinh khiết cho trái tim chúng tôi hướng tới. Một nơi nhỏ bé trên trái đất này. Một nơi của riêng chúng tôi.

Nhưng rồi 150 viên cảnh sát đã đến, cùng với súng máy, súng ngắn, súng trường, súng lục, gậy gộc, chó nghiệp vụ, xích sắt và gông cùm. “Những người già hoảng sợ. Thanh niên hoài nghi lòng dũng cảm. Đám trẻ nhỏ giống như những con nai bị lưỡi tầm sét bắn trúng. Tim đập nhanh như đang chạy đua trong cái nóng mùa hè.” Đám cảnh sát bắt đầu vung vẩy những chiếc bao tải chống bạo động của họ, máu bắt đầu chảy. Wilson tóm lấy cây gậy của một cảnh sát, rồi sau đó bị ném xuống, cùm lại, và trong khi ông vẫn còn đang nằm trên đất thì bị đánh vào đầu vài lần. Một người đàn ông 66 tuổi bị đánh đến bất tỉnh. Một phóng viên da trắng bị bắt giữ, còn vợ của anh ta bị đánh đập tàn nhẫn. Tất cả bọn họ bị đưa lên xe tải và chở đi, sau đó họ bị tòa án buộc tội tấn công các viên chức của bang và liên bang, cùng việc đốn cây với tội xâm phạm; điều này có thể gây ra những hoài nghi về quyền sở hữu đất. Khi câu chuyện kịch tính kết thúc, họ vẫn tỏ ra rất ngang ngạnh thách thức.

Những người da đỏ từng tham gia chiến tranh Việt Nam tìm ra các mối liên hệ. Trong bản điều tra mang tên Winter Soldier Investigations được tiến hành tại Detroit, nơi các cựu binh Việt Nam chứng thực về những trải nghiệm của họ, một người da đỏ tại Oklahoma tên là Evan Haney đã kể lại như sau:

Một cuộc thảm sát tương tự cũng xảy ra với những người da đỏ 100 năm trước. Khi đó người ta đã dùng chiến tranh vi trùng. Họ bỏ vi trùng đậu mùa vào chăn của những người da đỏ…

Tôi được biết về những con người Việt Nam, và tôi biết rằng họ cũng giống chúng tôi… Điều mà chúng ta đang làm là hủy hoại chính chúng ta và thế giới.

Tôi đã lớn lên cùng nạn phân biệt chủng tộc trong suốt cuộc đời mình. Khi còn nhỏ, ngồi xem cao bồi và những người da đỏ trên tivi, tôi sẽ cổ vũ cho những kỵ binh chứ không phải những người da đỏ. Điều đó thật là tệ. Tôi đã hủy hoại chính mình đến như thế…

Dù 50% học sinh trong trường nơi tôi học ở Oklahoma là người da đỏ, không có bất cứ thứ gì trong trường, trên tivi hay đài phát thanh dạy về văn hóa da đỏ. Không có sách nói về lịch sử của người da đỏ, kể cả trong thư viện…

Nhưng tôi biết có một điều gì đó không ổn. Tôi bắt đầu đọc và học về văn hóa của mình…

Tôi nhìn thấy những người da đỏ hạnh phúc nhất khi họ tới Alcatraz hoặc Washington để bảo vệ quyền đánh cá của họ. Cuối cùng họ cũng cảm thấy mình giống với con người.

Rồi những người da đỏ bắt đầu “hủy hoại chính họ” – đồng hóa văn hóa. Năm 1969, trong hội nghị đầu tiên của những học giả da đỏ Mỹ, những người da đỏ đã căm phẫn nói lên việc người da đỏ hoặc bị lờ đi, hoặc bị lăng mạ trong sách giáo khoa cho trẻ em ở Mỹ. Ngay năm đó, nhà xuất bản Indian Historian Press đã được thành lập. Họ đánh giá 400 đầu sách giáo khoa trong trường tiểu học và trung học cơ sở, và nhận thấy rằng không có cuốn sách nào có mô tả đúng đắn về những người da đỏ.

Ngay sau đó, một làn sóng đấu tranh bắt đầu được khởi xướng trong trường học. Đầu năm 1971, 45 sinh viên da đỏ tại trường Copper Valley School, Glennalen, bang Alaska, đã viết một bức thư tới các nghị sỹ Quốc hội để phản đối đường ống dẫn dầu

Alaska đã phá hủy nền sinh thái, đe dọa tới “hòa bình và an ninh bang Alaska của chúng ta”.

Người dân Mỹ cũng bắt đầu chú ý và suy nghĩ lại về những gì họ đã được học. Bộ phim điện ảnh đầu tiên với nỗ lực chỉnh sửa lại lịch sử của người da đỏ đã xuất hiện: Litlle Big Man (Người khổng lồ bé nhỏ), dựa trên một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Thomas Berger. Ngày càng có nhiều sách viết về lịch sử của người da đỏ, rồi cuối cùng một nền văn học hoàn toàn mới đã ra đời. Giáo viên trở nên nhạy cảm với những khuôn mẫu cũ, vứt bỏ sách giáo khoa cũ và bắt đầu sử dụng tài liệu mới. Mùa xuân năm 1977, một giáo viên tên là Jane Califf tại một trường tiểu học ở thành phố New York, đã kể về những trải nghiệm của cô với các học sinh lớp bốn và lớp năm. Cô mang vào lớp các cuốn sách giáo khoa cũ và yêu cầu học sinh định vị những nhân vật khuôn mẫu trong đó. Cô đọc to những tác phẩm của các nhà văn bản xứ Mỹ, các bài báo từ Akwesane Notes và treo áp-phích biểu tình xung quanh phòng. Sau đó lũ trẻ đã viết thư tới biên tập viên các cuốn sách mà chúng được đọc:

Kính gửi nhà biên tập,

Cháu không thích cuốn sách có tên gọi là The Cruise of Christopher Columbus (Chuyến đi biển của Christopher Columbus) của chú. Cháu không thích bởi vì chú đã nói những điều không đúng về người da đỏ… Một thứ nữa cháu không thích là ở trang 69 có nói Christopher Columbus đã mời những người da đỏ tới Tây Ban Nha, nhưng sự thực là ông ta đã bắt họ!

Kính thư, Raymond Miranda

Vào ngày Lễ Tạ ơn năm 1970, trong lễ kỷ niệm hàng năm sự đổ bộ của những người lữ hành Pilgrim (tín đồ Thanh giáo), chính quyền đã quyết định làm một điều khác biệt: mời một người da đỏ lên đọc diễn văn kỷ niệm. Họ tìm được một người da đỏ tộc Wampanoag tên là Frank James và mời ông lên phát biểu. Nhưng khi họ nhìn thấy bài diễn văn ông chuẩn bị đọc, họ lại quyết định là họ không muốn như thế nữa. Bài diễn văn đó không được đọc ở Plymouth, Massachusetts vào dịp đó. Bài diễn văn được in

trong Chronicles of American Indian Protest (Ký sự Biểu tình chống đối của những người da đỏ Mỹ), trong có một đoạn như sau:

Tôi đang nói với các bạn với tư cách của một con người – một người thuộc tộc Wampanoag… Thật là nhiều cảm xúc lẫn lộn khi tôi được đứng đây chia sẻ với các bạn những suy nghĩ của mình… Những người Thanh giáo đã đến đấy khám phá những bờ biển của Mũi Cod bốn ngày trước khi họ cướp mộ của tổ tiên chúng tôi, lấy cắp ngô, mỳ và đậu… Nhưng tinh thần của chúng tôi không chết. Ngày hôm qua chúng tôi còn đi dạo trên những lối nhỏ trong rừng và những con đường mòn. Ngày hôm nay chúng tôi đã phải đi trên đường cao tốc và đường phố nện đá dăm. Chúng tôi đang bị đồng hóa. Chúng tôi không còn đứng trong những túp lều của chính những người da đỏ chúng tôi, mà đứng trong căn lều bằng bê tông của các bạn. Chúng tôi đứng trên cao đầy kiêu hãnh, và trước khi nhiều lần trăng tròn nữa trôi qua, chúng tôi phải sửa lại những sai lầm mà chúng tôi đã để chúng xảy ra với chính mình…

Với những người da đỏ, không có ranh giới rõ ràng nào giữa văn xuôi và thơ. Khi một người da đỏ đang học tại New Mexico được khen ngợi vì tài làm thơ của mình, anh nói: “Ở bộ tộc của tôi, chúng tôi không có nhà thơ nào. Tất cả mọi người đều xuất khẩu thành thơ.” Tuy nhiên, cũng có một số “bài thơ” được sưu tầm trong cuốn The Last Americans (Những người Mỹ cuối cùng) của William Brandon, cuốn The Way (Con đường) của Shirley Hill Witt và Stan Steiner:

Một “spring poem” (bài thơ mùa xuân) của người Ashinabe được Gerald Vizenor dịch:

Khi đôi mắt tôi

Nhìn qua đồng cỏ

Tôi cảm nhận mùa hè

Đang đến trong mùa xuân

Hay “Snow the Last” (Tuyết lần cuối) của Joseph Concha:

Tuyết đến lần cuối

Tĩnh lặng mọi thứ

Bài thơ này của một em học sinh lớp năm trong chương trình Navajo Đặc biệt vào năm 1940, có tên là “It is Not” (Không phải):

Vùng đất Navajo là nơi đơn côi ư?

Không phải!

Bầu trời nắng,

Xanh trong,

Hay mưa xám.

Mỗi ngày mỗi tươi vui –

Theo cách tự nhiên phải thế.

Đó không phải một nơi cô độc chút nào.

Ngôi nhà Navajo tiều tụy và nhỏ bé ư?

Không phải!

Trong nhà có tình yêu,

Nụ cười vui,

Và những câu chuyện lớn.

Nhưng hơn cả –

Đó là ngôi nhà

Với cánh cửa rộng mở

Và chỗ cho mọi người

Một tòa lâu đài chẳng bao giờ có hơn như thế.

Vào tháng 3 năm 1973, người ta khẳng định chắc chắn rằng những người da đỏ vùng Bắc Mỹ vẫn còn sống. Tại nơi từng diễn ra vụ thảm sát năm 1890, trên khu đất Pine Ridge, vài trăm người tộc Ogallala Sioux cùng bạn bè đã trở về ngôi làng Wounded Knee, coi việc chiếm đóng vùng đất này biểu trưng cho việc họ muốn đòi đất đai và các quyền dành cho người da đỏ. Sự kiện này, theo lời của những người tham gia, đã được ghi lại trong một tác phẩm khá hiếm hoi được đăng tải trên Akwesasne Notes (Voices from Wounded Knee, 1973).

Vào những năm 1970, 54% nam giới trưởng thành tại vùng Pine Ridge bị thất nghiệp, một phần ba các gia đình ở đây sống dựa vào phúc lợi xã hội hoặc lương hưu; nạn nghiện rượu tràn ngập, tỷ lệ tự tử rất cao. Tuổi thọ của người Ogallala Sioux là 46. Ngay trước cuộc chiếm cứ tại Wounded Knee đã xảy ra bạo lực tại thị trấn Custer. Một người da đỏ tên là Wesley Bad Heart Bull đã bị giết hại bởi một nhân viên trạm xăng da trắng. Người này đã được thả ra với một trái phiếu 5 nghìn đô-la và bị buộc tội ngộ sát, có thể sẽ phải đối mặt với án tù 10 năm. Một cuộc tập hợp của những người da đỏ để phản đối việc này đã dẫn tới một cuộc xung đột với cảnh sát. Mẹ của nạn nhân, bà Sarah Bad Heart Bull, bị bắt và buộc tội với mức án tối đa 30 năm.

Vào ngày 27 tháng 2 năm 1973, khoảng 300 người Ogallala Sioux, trong đó có rất nhiều người là thành viên của tổ chức đấu tranh mới tên là Phong trào Những người da đỏ Mỹ (American Indian Movement – AIM) đã đến làng Wounded Knee và tuyên bố đó là lãnh thổ tự do. Ellen Moves Camp sau đó đã nói: “Chúng tôi quyết định rằng chúng tôi cần có tổ chức Phong trào những người da đỏ Mỹ tại đây bởi vì những người đàn ông của chúng tôi khiếp sợ, họ lùi lại phía sau. Chỉ phần lớn là phụ nữ dám tiến lên phía trước và nói ra tất cả.”

Trong vài giờ, hơn 200 đặc vụ FBI, cảnh sát liên bang và cảnh sát thuộc Văn phòng Các vấn đề người da đỏ đã bao vây phong tỏa thị trấn. Họ có xe bọc sắt, súng trường tự động, súng máy, máy ném lựu đạn và đạn khói, chẳng bao lâu sau đã nổ súng. Ba tuần sau, Gladys Bissonette nói: “Từ khi chúng tôi ở đây, tại Wounded Knee này, hết lần này đến lần khác, chúng tôi luôn bị tấn công vào lúc khó khăn. Nhưng đêm qua chúng tôi còn bị tấn công vào lúc khó khăn nhất. Nhưng tôi tin rằng Đấng Tối cao đã

ở lại với chúng tôi, vì không có viên đạn nào tìm đường bắn trúng chúng tôi. Chúng tôi chạy qua làn đạn… Chúng tôi vẫn sẽ giữ nguyên quan điểm của mình cho đến khi chúng tôi trở thành một dân tộc độc lập có chủ quyền, vùng đất Ogallala Sioux.”

Ngay sau khi bị bao vây, nguồn thực phẩm trở nên cạn kiệt. Những người da đỏ tại Michigan đã gửi thực phẩm qua một chiếc máy bay hạ cánh ngay trong khu cắm trại. Ngày hôm sau, các điệp vụ FBI liền bắt giữ viên phi công và một bác sỹ từ Michigan đã thuê chiếc máy bay đó. Tại Nevada, 11 người da đỏ bị bắt giữ vì đã mang lương thực thực phẩm, quần áo và tiếp tế y tế tới Nam Dakota. Giữa tháng 4, lại có thêm ba chiếc máy bay bay tới thả khoảng 55kg lương thực thực phẩm. Trong khi người dân còn đang tập trung gom góp mọi thứ thì một chiếc trực thăng của chính phủ đột nhiên xuất hiện và xả súng vào họ. Lửa bao trùm mọi phía. Frank Clearwater, một người đàn ông da đỏ đang nằm trên võng trong nhà thờ, đã bị trúng đạn. Khi vợ của người đàn ông này đi theo ông đến bệnh viện, bà cũng bị bắt giữ và bỏ tù. Clearwater sau đó cũng qua đời.

Cũng có thêm nhiều vụ đấu súng nữa, và lại thêm một cái chết nữa. Cuối cùng, một thỏa thuận hòa bình đã được ký kết; cả hai bên đã nhất trí giải giáp (những người da đỏ đã từ chối giải giáp trong khi vẫn đang bị lực lượng vũ trang bao vây khi nhớ lại vụ thảm sát năm 1890). Chính phủ Mỹ cam kết sẽ điều tra những vấn để của người da đỏ, và một ủy ban thuộc quyền Tổng thống sẽ xem xét lại Hiệp ước năm 1868. Cuộc bao vây kết thúc, 120 người chiếm đóng đã bị bắt giữ. Chính phủ Mỹ sau đó tuyên bố rằng họ đã xem xét lại Hiệp ước năm 1868 và công nhận Hiệp ước vẫn còn hiệu lực, nhưng Hiệp ước này đã được thay thế bằng quyền “sở hữu lãnh thổ tuyệt vời” – chính phủ có quyền lấy đất.

Những người da đỏ đã phản kháng được 71 ngày, tạo ra một cộng đồng tuyệt vời ngay bên trong lãnh thổ bị bao vây. Các bếp ăn tập thể được thành lập, rồi cả một trạm y tế và một bệnh viện. Một cựu binh Việt Nam người Navajo nói:

Một cảm giác bình tĩnh lan tỏa khắp nơi khi chúng tôi biết chúng tôi sẽ thất bại… Nhưng mọi người đều ở lại bởi vì họ tin tưởng; họ có nguyên do của họ. Đó là lý do tại sao chúng ta thất bại ở Việt Nam, bởi vì chúng ta không có động lực. Chúng ta chiến đấu trong một cuộc chiến của những kẻ giàu có, vì những kẻ giàu có… Tại Wounded Knee, chúng tôi đều làm rất tốt, chiến đấu ngoan cường và nhanh nhạy. Bởi vì chúng tôi vẫn có thể cười được.

Những thông điệp ủng hộ cho Wounded Knee đến từ khắp mọi nơi, Australia, Phần Lan, Đức, Italia, Nhật Bản, Anh quốc. Có cả một bức thông điệp từ những người anh em Attica, trong số họ có hai người da đỏ: “Các bạn đã đấu tranh vì Đất mẹ và những đứa con của Người. Tinh thần của chúng tôi cũng sẽ chiến đấu cùng các bạn!” Wallace Black Elk đã hồi âm như sau: “Vùng đất Wounded Knee bé nhỏ đã trở thành một thế giới rộng lớn.”

Sau Wounded Knee, cho dù đã có rất nhiều người hy sinh, đã có những phiên tòa, đã có sự can thiệp của lực lượng cảnh sát và tòa án nhằm cố gắng đập tan phong trào, nhưng Phong trào Những người Mỹ da đỏ vẫn tiếp tục phát triển.

Ngay trong cộng đồng Akwesasne, nơi tờ báo Akwesasne Notes ra đời, những người da đỏ vẫn luôn khẳng định lãnh thổ của họ là riêng biệt hoàn toàn, không chịu sự xâm phạm bởi luật lệ của những người da trắng. Vào một ngày nọ, viên cảnh sát bang New York đã đưa ba chiếc vé cho một tài xế xe tải thuộc bộ lạc Mohawk. Sau đó đã diễn ra một cuộc gặp gỡ giữa hội đồng của những người da đỏ và viên trung úy cảnh sát. Ban đầu, anh ta khăng khăng rằng anh ta phải tuân thủ mệnh lệnh và phát vé, ngay cả trong lãnh thổ Akwesasne, cho dù anh ta rõ ràng đã cố gắng để tỏ ra có lý. Sau cùng, anh ta cũng đồng ý rằng họ sẽ không bắt giữ bất cứ người da đỏ nào trong hoặc thậm chí là ngoài lãnh thổ mà không có một cuộc gặp gỡ với Hội đồng Mohawk trước. Viên cảnh sát sau đó ngồi xuống và châm một điếu xì gà. Vị tộc trưởng da đỏ Joahquisoh,

một người đàn ông đĩnh đạc với mái tóc dài, đứng dậy và nói với viên trung úy cảnh sát bằng một giọng hết sức nghiêm túc: “Còn một điều nữa trước khi anh đi,” ông nói, nhìn thẳng vào viên cảnh sát. “Tôi muốn biết,” ông nói chậm rãi, “liệu anh còn có một điếu xì gà nào nữa không.” Cuộc gặp gỡ kết thúc trong tiếng cười vui vẻ.

Akwesasne Notes vẫn tiếp tục được xuất bản. Vào cuối mùa thu năm 1976, trên trang thơ của tạp chí này xuất hiện những bài thơ phản ánh tinh thần của thời đại. Ila Abernathy viết:

Tôi như ngọn cỏ mong manh đang lớn lên

Tôi như cây liễu mảnh mai,

Như người thợ dệt vải cùng thứ được dệt nên, lễ cưới của liễu và cỏ.

Tôi là giọt sương mai trên mặt đất và sự sống của vùng đất,

hơi thở, muông thú cùng hòn đá sắc nhọn dưới chân;

Trong tôi có ngọn núi đang sống và tiếng đập cánh của loài cú,

và tôi ở trong đó. Tôi là anh em của mặt trời…

Trong những năm 1960-1970, không chỉ có phong trào của phụ nữ, tù nhân và người da đỏ. Còn có một cuộc tổng tiến công chống lại những lối sống ngột ngạt giả tạo không hoài nghi trước đây. Nó tác động vào mọi mặt của đời sống con người: việc sinh nở, tuổi thơ, tình yêu, tình dục, hôn nhân, thời trang, âm nhạc, nghệ thuật, thể thao, ngôn ngữ, thực phẩm, nhà cửa, tôn giáo, văn học, cái chết và trường học.

Những khuynh hướng tâm tình mới, hành vi mới đã gây sốc cho rất nhiều người Mỹ, tạo nên tình trạng căng thẳng. Đôi lúc người ta gọi nó là “khoảng cách thế hệ” – lối sống của thế hệ trẻ ngày càng trở nên khác biệt xa so với những người lớn tuổi. Dường như sau một thời gian, điều đó không còn chỉ nằm ở vấn đề tuổi tác nữa – một số người trẻ tiếp tục “thẳng thắn” trong khi một số người trung niên đang thay đổi lối

sống của mình, còn những người già thì bắt đầu có những cư xử làm cho người khác cảm thấy sững sờ.

Hành vi tình dục cũng có những thay đổi đáng kinh ngạc. Tình dục trước hôn nhân không còn là vấn đề còn nằm trong im lặng nữa. Đàn ông và đàn bà chung sống với nhau ngoài hôn nhân, ngôn ngữ bàn về vấn đề này cũng tự do hơn. Những cặp đôi đã kết hôn có thể nói chuyện rất thẳng thắn với nhau, sách vở bắt đầu bàn luận về “hôn nhân mở”. Người ta cũng nói chuyện về thủ dâm rất thoải mái và công khai, thậm chí còn ủng hộ nữa. Tình yêu đồng tính không còn bị giấu diếm nữa. Người đồng tính bắt đầu tổ chức các hoạt động đấu tranh chống lại những kỳ thị đối với họ, để tự cho mình một ý thức cộng đồng, để vượt qua sự mặc cảm và xa lánh.

Tất cả những điều này được phản ánh trong văn học và các phương tiện thông tin đại chúng. Tòa án quyết định bãi bỏ việc các địa phương cấm đoán những ấn phẩm khiêu dâm. Một nền văn học mới xuất hiện (The Joy of Sex – Niềm vui tình dục, cùng các tác phẩm khác) để giáo dục mọi người cách thỏa mãn tình dục. Phim ảnh cũng không dè dặt cảnh khỏa thân, cho dù nền công nghiệp điện ảnh, vì vừa muốn gìn giữ những nguyên tắc của mình, vừa muốn có lợi nhuận, đã xây dựng một hệ thống phân loại (loại R dành cho phim cấm, loại X cấm trẻ em). Ngôn ngữ tình dục ngày càng trở nên phổ biến hơn cả trong văn chương lẫn trong đối thoại hàng ngày.

Tất cả những điều này đều liên quan đến những lối sắp xếp cuộc sống mới. Kiểu sống tập thể nở rộ, đặc biệt trong giới trẻ. Nếp sống cộng đồng chỉ đúng nghĩa với một số ít giới trẻ – nghĩa là họ sống dựa trên cơ sở chia sẻ tiền bạc và các quyết định, tạo ra một cộng đồng thân thiết, yêu thương và tin tưởng lẫn nhau. Phần lớn giới trẻ đều chọn lối sống cộng đồng vì mục đích thực tế hơn, để chia sẻ tiền thuê nhà, mức độ thân thiện giữa những người tham gia cũng khác nhau. Việc nam và nữ cùng chung phòng với nhau cũng không còn xa lạ nữa – họ có thể sống theo nhóm hai, ba hoặc lớn hơn, không có quan hệ tình dục.

Điều quan trọng nhất về cách ăn mặc trong thời kỳ thay đổi văn hóa của những năm 1960 chính là tính thân mật không nghi thức. Đối với phụ nữ, đó là sự tiếp nối của

việc khẳng định phong trào nữ quyền vốn đang rất phổ biến, đòi loại bỏ những kiểu quần áo nữ tính, gây cản trở. Rất nhiều phụ nữ không mặc áo ngực. Kiểu “thắt lưng” bó buộc – vốn là một kiểu trang phục phổ thông trong những năm 1940-1950 – nay trở nên hiếm thấy. Đàn ông cũng không thắt cà-vạt nữa, còn phụ nữ ở mọi lứa tuổi mặc quần lót chẽn nhiều hơn – như để thể hiện sự tôn kính thầm lặng đối với Amelia Bloomer.

Một dòng nhạc phản đối mới xuất hiện và trở nên khá phổ biến. Pete Seeger đã hát những ca khúc mang tính phản đối từ những năm 1940, nhưng giờ đây mới là thời kỳ ông thành công thật sự, khán giả của ông ngày càng nhiều. Bob Dylan và Joan Baez không chỉ hát những bài ca phản kháng, họ còn hát cả những nhạc phẩm phản ánh nền tự do mới, nền văn hóa mới. Họ trở thành thần tượng của rất nhiều người. Một phụ nữ trung niên sống bên Bờ Tây, Malvina Reynolds, viết và hát những nhạc phẩm phản ánh tư duy xã hội chủ nghĩa và tinh thần tự do chủ nghĩa của cô, đồng thời phê phánnền văn hóa thương mại hiện đại. Theo lời ca đó, con người giờ đây đang sống trong những “chiếc hộp nhỏ” và “cuối cùng hóa ra đều như nhau”.

Chính bản thân Bob Dylan cũng tự thấy mình là một hiện tượng: những bài hát mạnh mẽ, mang màu sắc cá nhân về tự do và sự tự biểu hiện. Trong một bài hát mang âm hưởng giận dữ, “Masters of war” (Bậc thầy về chiến tranh), ông hy vọng rằng một ngày những kẻ này sẽ bị kết liễu và ông sẽ đi theo quan tài của họ “trong một buổi chiều nhợt nhạt”. “A Hard Rain’s A-Gonna Fall” lại kể lại những câu chuyện tồi tệ trong suốt những thập kỷ qua, về nạn đói và chiến tranh, về nước mắt, về những nguồn nước bị nhiễm độc, về những nhà tù ẩm ướt và bẩn thỉu – “đó là một cơn mưa nặng hạt – một cơn mưa mùa thu sắp tới”. Dylan cũng hát một bài hát phản chiến cay đắng, “With God on Our Side” (Chúa ở bên chúng ta) và một bài khác về kẻ sát hại nhà hoạt động cách mạng da đen Medgar Evers “Only a Pawn in Their Game”. ông cũng mang đến thách thức cho cái cũ, hy vọng những thứ mới mẻ, trong “The Times They Are A-Changin”.

Cuộc nổi dậy phản đối chiến tranh của những người theo Đạo Thiên chúa cũng là một

phần của cuộc tổng cách mạng trong Nhà thờ Thiên chúa, nơi từ rất lâu vẫn là bức tường thành của chủ nghĩa bảo thủ, gắn với sự phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa sô-vanh hiếu chiến và chiến tranh. Các linh mục và nữ tu từ bỏ nhà thờ, mở rộng cuộc sống của mình tới tình dục, kết hôn và có con – thậm chí họ còn không bận tâm tới việc từ bỏ nhà thờ một cách chính thức. Sự thật là, những nhà phục hồi đạo giáo xa xưa đến nay vẫn còn tràn ngập, và Billy Graham vẫn khiến hàng triệu người nghe theo, nhưng cũng có những dòng chảy nhỏ ngược với dòng chính.

Rồi xuất hiện một nỗi hoài nghi mới về các doanh nghiệp lớn, về việc trục lợi là động cơ để phá hủy môi trường. Người ta cũng tái điều tra về “ngành công nghiệp của cái chết”, về những đám tang kiếm ra tiền và những bia mộ mang lại lợi nhuận, giống như trong cuốn The American Way of Death (Cái chết kiểu Mỹ) của Jessica Mitford.

Cùng với việc mất niềm tin vào các thế lực hùng mạnh – các doanh nghiệp lớn, chính phủ và tôn giáo, lại xuất hiện một thứ niềm tin mạnh mẽ vào cái tôi, cho dù là cái tôi tập thể hay cá nhân. Các chuyên gia trong mọi lĩnh vực ngày nay được nhìn với con mắt hoài nghi: niềm tin lớn đến mức người ta có thể tự tìm hiểu xem nên ăn cái gì, nên sống ra sao và làm thế nào để có thể khỏe mạnh. Người ta hoài nghi về ngành công nghiệp y tế và các chiến dịch chống lại các chất bảo quản hóa học, đồ ăn độc hại và quảng cáo. Tính đến thời điểm này, những bằng chứng khoa học về nạn hút thuốc – ung thư, bệnh tim mạch – mạnh mẽ đến mức chính phủ cấm quảng cáo thuốc lá trên truyền hình và̀báo chí.

Nền giáo dục truyền thống cũng bắt đầu được xem xét lại. Trường học trước đây dạy mọi thế hệ về những giá trị của lòng yêu nước, tuân thủ chính quyền, kéo dài sự thiếu hiểu biết, thậm chí dạy họ nên coi khinh những người thuộc quốc gia khác, chủng tộc khác, cả những người Mỹ bản địa và phụ nữ. Không chỉ nội dung giáo dục được thử thách, mà còn gồm cả phong cách sống – tính hình thức, quan liêu, khăng khăng cố chấp phụ thuộc vào chính quyền. Điều này đã tạo nên một vết nứt nhỏ trong hệ thống giáo dục quốc dân chính thống, nhưng lại được phản ánh trong một thế hệ giáo viên mới trên khắp nước Mỹ, cũng như trong một nền văn học mới được duy trì: Jonathan

Kozol cùng tác phẩm Deadth at an Early Age (Chết yểu), George Denison với The Lives of Children (Cuộc sống của trẻ thơ), Ivan Illich với De-schooling Society (Xã hội giải thoát khỏi nhà trường).

Trong lịch sử nước Mỹ chưa từng xuất hiện nhiều phong trào đòi hỏi sự đổi thay đến thế, và chỉ tập trung trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, thể chế xã hội trong hai thế kỷ vừa qua đã học được rất nhiều điều về sự kiểm soát con người. Cho đến giữa những năm 1970, các bài học này đã thật sự được áp dụng.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.