Lý Gia Thành – “Ông Chủ Của Những Ông Chủ”

7. Khích lệ các con



Geroge Magnus, Giám đốc Hội đồng quản trị của Tập đoàn Trường Giang Thực Nghiệp, khi mô tả đế chế của Lý Gia Thành đã nhận xét: “Đó là đế chế được sở hữu bởi một người có khả năng điều hành và kiểm soát nó. Đế chế đó nhỏ nhưng hoạt động rất hiệu quả vì chúng tôi biết mình nên đi đường nào và không muốn phí phạm thời gian. Tất cả chỉ có vậy.”

Thậm chí, ngay cả trong những thương vụ lớn, Lý Gia Thành luôn có những nước cờ nhanh chóng và quyết đoán. Một minh chứng điển hình cho sự sáng suốt của Lý Gia Thành chính là việc ông mua cổ phần của Tập đoàn Điện lực Hồng Kông từ Hong Kong Land, một thương vụ trị giá 2,9 triệu đô-la Hồng Kông. Dưới sự chỉ đạo của doanh nhân Jardine Matheson, Hong Kong Land đã mua lại cổ phần của Tập đoàn Điện lực Hồng Kông ngay trước khi công ty này hoàn toàn phá sản vào tháng 5 năm 1982. Tuy nhiên, đến năm 1985, một khoản nợ khổng lồ đã buộc Hong Kong Land phải thanh lý công ty để trả nợ. Trong khi đó, từ lâu Lý Gia Thành đã ấp ủ ý định sở hữu tập đoàn này: “Tập đoàn Điện lực Hồng Kông luôn đau đáu trong tim tôi. Tôi đã thu thập đầy đủ thông tin cần thiết. Điều còn lại chỉ là chờ cơ hội đến”. Cơ hội cuối cùng đã đến khi Hong Kong Land bán rẻ số cổ phần này. Ngay lập tức Lý Gia Thành có mặt để dập tắt “hỏa hoạn”. Lý chỉ mất khoảng mười bảy giờ đồng hồ để mua lại Tập đoàn Điện lực Hồng Kông, thậm chí sau đó ông còn lưu ý thêm: “Nếu không tính tám tiếng đồng hồ cho việc ngủ thì có lẽ tôi chỉ cần chín tiếng đồng hồ là đủ”. Dường như chưa mấy hài lòng với tốc độ của việc giao dịch, ngay sau khi các bên đã ký hợp đồng Lý Gia Thành chỉ mất hơn một phút để thu xếp một khoản vay trị giá 192 triệu đô-la Hồng Kông từ Ngân hàng Hồng Kông để trả cho thương vụ mới này.

Đối với Simon Murray, Giám đốc Điều hành Hòa Ký Hoàng Phố lúc bấy giờ, vụ mua bán Tập đoàn Điện lực Hồng Kông đã thể hiện rõ tính cách của Lý Gia Thành. Nhận thấy thương vụ này có thể mất đến sáu tháng để các công ty hoàn thành hợp đồng, Lý đã tiến hành theo cách mà như Murray đánh giá: “Khi Lý Gia Thành tiến hành giao dịch, ông ấy không muốn có quá nhiều luật sư xung quanh”. Ông giải thích: “Lý Gia Thành đã kết hợp một cách tuyệt vời giữa phương Đông và phương Tây. Ông đã phân tích kết quả thu được như những người phương Tây thực thụ, sau đó giải quyết vụ giao dịch một cách quyết đoán và chắc chắn như những người phương Đông chính thống.”

Một trong những yếu tố quan trọng đối với sự thành công của đế chế Lý Gia Thành chính là cách tổ chức của nó – sự kết hợp giữa cách quản lý của người Trung Quốc và người phương Tây. Lý thuyết của Murray không mang ý nghĩa toàn diện. Murray đã mô tả mình là một người Scotland xa xứ làm việc trong đế chế của một người Trung Quốc nhưng anh cũng chỉ là “một người lái xe tải trong khi ông Lý chỉ đạo ở phía sau”. Thực tế nếu đế chế của Lý Gia Thành là sự kết hợp giữa phương Đông và phương Tây thì đến cuối những năm 1980 nó mới chỉ dừng lại ở mức định hướng hơn là một đế chế thực thụ. Đầu năm 1979, Lý Gia Thành đã buộc Bill Wyllie phải từ bỏ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị Hòa Ký Hoàng Phố, qua đó loại bỏ dần những người phương Tây trong đế chế của mình. Việc thanh lọc các nhân viên người châu Âu diễn ra mạnh mẽ vào năm 1984 với việc từ chức của Chủ tịch Hội đồng quản trị John Richardson, Phó Giám đốc James Hubbard-Ford, Giám đốc Tài chính Peter White và ba nhân viên kỳ cựu từ thời đại tá John Douglas Clague. Lý do mà Richardson và Hubbard Ford buộc phải từ chức là họ đã phản đối đề án tách chi nhánh Intercity của Trường Giang Thực Nghiệp để sáp nhập nó vào Tập đoàn Hòa Ký Hoàng Phố. Các nhân viên người châu Âu nhận thấy đây là nỗ lực sử dụng Hòa Ký Hoàng Phố nhằm cung tiền mặt cho Trường Giang Thực Nghiệp và các công ty khác của Lý Gia Thành. Thực tế cho thấy, Lý Gia Thành không chấp nhận sự phản đối này nên Richardson, Hubbard-Ford và White đã lặng lẽ rời đi sau khi nhận một khoản tiền trị giá 2,5 triệu bảng Anh.

Lý Gia Thành nhanh chóng trao quyền điều hành và giám sát Hòa Ký Hoàng Phố cho những người Trung Quốc. Nếu sự khác biệt về văn hóa đóng vai trò trong việc phân chia cấp bậc của tập đoàn thì đến cuối những năm 1980 Lý Gia Thành chắc chắn đã cảm thấy an tâm hơn khi các con trai ông là Victor và Richard dần đạt được thành công trong công việc kinh doanh. Một ngày nào đó, nếu ai có đủ tiềm lực để đảm nhận việc chèo lái đế chế của Lý Gia Thành thì không ai khác ngoài những đứa con của ông.

Trong văn hóa kinh doanh của người Trung Quốc, gia đình tạo ra sự đồng thuận, sự trung thành, tính lâu bền và tính liên tục – những điều kiện cần thiết cho sự phồn thịnh của một doanh nghiệp. Trong hầu hết các gia đình Trung Quốc truyền thống, việc các thế hệ có cùng mối quan tâm là điều rất quan trọng đối với hệ thống trật tự xã hội vì nó tạo cơ sở cho việc chuyển giao quyền lực giữa cha và con. Bản chất của quá trình này chính là sự chuyển giao giữa quá khứ và hiện tại cũng như giữa hiện tại và tương lai. Trong mối quan hệ ruột thịt giữa Lý Gia Thành và các con trai Victor và Richard, không một ai nghi ngờ về việc họ sẽ thừa kế quyền lực của cha hay sẽ sáp nhập công việc làm ăn của họ vào đế chế Lý Gia Thành để duy trì tính liên tục. Các con trai của Lý Gia Thành đã ngồi trên những chiếc ghế dành cho trẻ em trong góc phòng họp hội đồng quản trị tại Công ty Trường Giang Thực Nghiệp khi mới chỉ là những đứa trẻ lên tám, lên chín. Người dân Hồng Kông nhận thức rõ ràng rằng Victor và Richard đang được chuẩn bị để kế tục quyền lực của Lý Gia Thành. Victor sẽ tiếp quản Trường Giang Thực Nghiệp trong khi Richard sẽ điều hành Hòa Ký Hoàng Phố. Vấn đề ở đây là họ sẽ tiếp tục sự nghiệp của cha mình ra sao? Liệu nó có giống như một câu ngạn ngữ mà giới kinh doanh Trung Quốc vẫn thường hay nói: “Cha kiếm tiền, con tiêu tiền và cháu làm sạt cơ nghiệp” hay không?

Đến cuối những năm 1980, Lý Gia Thành đã sẵn sàng thử thách lòng trung thành cũng như đạo làm con của cậu con trai cả Victor sinh năm 1963 với tên khai sinh là Lý Trạch Cự. Tốt nghiệp Đại học Standford với tấm bằng Kỹ sư Xây dựng và Thạc sĩ ngành Cầu đường, Victor trở về Hồng Kông vào năm 1985 và học việc tại một công ty kiến trúc, nơi anh có thể học hỏi nhiều vấn đề về quản lý và phát triển kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, đối với Victor thì cha anh luôn là nguồn tri thức vô tận về mọi lĩnh vực của cuộc sống. Bản thân Lý Gia Thành cũng cho biết: “Nếu các con trai tôi có thể học hỏi từ tôi thì chúng càng sở hữu nhiều cái quý giá”. Điềm tĩnh, khiêm tốn và không phô trương, đó là hình ảnh của một Lý Gia Thành trẻ tuổi, Victor đặc biệt đánh giá cao phương pháp công bằng trong việc giáo dục các con của cha: “Ông thật sự là một nhà kinh doanh tài ba nhưng rất hiếm khi ông lên lớp chúng tôi. Nếu ông cảm thấy tự hào vì đã làm được một việc gì đó, ông sẽ cho chúng tôi biết: ’Hãy nhìn đây, cha rất tự hào về việc này’”.

Ít nhất, có thể nói rằng cuộc giao dịch quan trọng đầu tiên liên kết cha con Lý Gia Thành trong trận chiến thương mại vô cùng gay go và quyết liệt không phải do bản chất của cuộc giao dịch mà do cạm bẫy về mặt dư luận. Và Victor hiểu rằng mình chính là trung tâm của cuộc tranh luận này.

Chủ điểm của vụ giao dịch là một mảnh đất rộng của khu kinh doanh bất động sản sầm uất Vancouver. Mảnh đất này nằm ngay trước False Creek, một tuyến đường thủy quan trọng tới Burrard Inlet, Georgia Strait, cuối cùng ra Thái Bình Dương, nó được biết đến là mảnh đất của các hội chợ triển lãm. Mảnh đất này có một lịch sử thú vị nhưng cũng nhiều tranh cãi. Vào thế kỷ XVIII, những người Squamish bản xứ phát triển False Creek thành một khu vực đánh cá sầm uất và vào mùa đông họ sử dụng khu vực này như làng của họ. Sau đó, vào năm 1885 chính quyền British Columbia, chủ sở hữu của mảnh đất, quyết định công nhận quyền sở hữu 2.400 ha của mảnh đất, giờ đây là thành phố Vancouver, cho Hãng Đường sắt Canadian Pacific (CPR). Sau đó, Hãng Đường sắt Canadian Pacific đã sử dụng mảnh đất này làm các nhà chứa đầu tàu, kho chứa các thanh ray, xưởng đóng tàu, xưởng đúc gang, nhà máy xi măng, công ty chế tạo bếp lò và là nơi sản xuất thùng hàng.

Đến năm 1967, một chi nhánh của Hãng Đường sắt Canadian Pacific là Marathon Realty đã bắt đầu xúc tiến khả năng phát triển khu bờ biển phía bắc của False Creek nhưng những bất đồng với chính quyền thành phố Vancouver về vấn đề nhà ở đã khiến kế hoạch bị đình lại. Cuối cùng, vào năm 1980 dưới sự chỉ đạo của Giám đốc dự án Gordon Campbell – người trở thành Thị trưởng thành phố Vancouver ngay sau khi Lý Gia Thành dự tính những nỗ lực để giành được các mảnh đất của Expo ’86 vào năm 1987 – thì Marathon Realty đã bán cho chính quyền British Columbia 70,4 ha ở khu phía bắc của Hãng Đường sắt Canadian Pacific với giá là 60 triệu nhân dân tệ. Một khi nó đã nằm trong tay chính phủ của Đảng Xã hội Tín nhiệm thì một phần hay toàn bộ mảnh đất đó sẽ trở thành nhà ở chỉ trong vòng ba năm với B.C. Place, một sân vận động mới dành cho các môn thể thao. Ba năm sau đó, Expo ’86 sẽ choán hết phần còn lại của mảnh đất.

Dù vậy, Expo ’86 vẫn giữ vai trò là hội chợ triển lãm quốc tế trong một thời gian trước khi mảnh đất được sử dụng cho mục đích lâu dài. Có một thời điểm, chính quyền của Đảng Xã hội Tín nhiệm hứa sẽ đàm phán với cư dân Vancouver về khả năng xây dựng nhà ở giá rẻ tại khu vực này. Nhưng đối với một chính quyền bảo thủ, ý tưởng về dự án không sinh lời trên một mảnh đất đắt giá nhanh chóng bị bác bỏ và sau đó rơi vào lãng quên cho đến khi Tập đoàn Kinh doanh British Columbia được thành lập.

Với sự chỉ đạo của Bộ Phát triển Kinh tế, đứng đầu là Grace McCarthy, nhiệm vụ của tập đoàn mới này là kiểm soát và phát triển khu vực Expo ’86 với tổng diện tích 81,6 ha và làm tất cả những gì cần thiết để bán mảnh đất đó đi, cho dù phải bán nó dưới danh nghĩa là một bất động sản. Việc chia nhỏ mảnh đất thành nhiều phần luôn là một lựa chọn có khả năng mang lại lợi nhuận. Tuy vậy, tập đoàn này biện hộ rằng bán mảnh đất cho một nhà thầu sẽ nhanh chóng hơn nhiều, đặc biệt là trong tình hình thị trường đang xuống dốc. Tháng 8 năm 1987, Thủ tướng British Columbia là Bill Vander Zalm và nội các đã đi đến kết luận rằng bán mảnh đất cho một người là giải pháp tốt nhất. Theo giải thích của McCarthy thì “Nhiệm vụ của chúng tôi là bán mảnh đất đó trong thời gian ngắn nhất có thể.” Quyết định bán mảnh đất cho những nhà thầu có đủ khả năng mua toàn bộ chứ không phải là từng phần, chính quyền British Columbia đã ngầm ám chỉ rằng họ chỉ mời những côngxoocxiom có đủ tiềm lực tham dự cuộc đấu thầu. Vấn đề là liệu có nhà thầu nào đã chuẩn bị kỹ càng và có đủ khả năng để phát triển mảnh đất đó hay không. Hạn cuối cho việc dự thầu là ngày 15 tháng 2 năm 1988. Đến ngày 15 tháng 10 năm 1987 thời hạn mời thầu đã kết thúc, sáu côngxoocxiom bất động sản đã bỏ cuộc và mất 260 nghìn nhân dân tệ tiền đặt cọc. Một đối tượng dự thầu nổi bật là Tập đoàn Bất động sản Vancouver, do Jack Poole điều hành, là thành viên của Tập đoàn Phát triển BCE, một trong những bạn hàng kinh doanh thân thiết của Vander Zalm. Một côngxoocxiom khác đáng chú ý là Poole

– tập hợp một số thương nhân Canada tiềm năng như nhà buôn xe và từng là Chủ tịch của Expo ’86 James Pattison, Giám đốc Ngân hàng Edgar Kaiser và từng là Chủ tịch Ngân hàng British Columbia, nhà tỷ phú Samuel Belzberg và Charles (Chunky) Woodward của hệ thống bán lẻ đã phá sản Woodward.

Dù có rất nhiều đối thủ nặng ký nhưng Lý Gia Thành đã bước chân vào cuộc chơi. Ông đã sẵn sàng đối mặt với thử thách. Cho dù Công ty Bất động sản Hồng Kông hiện đang nắm giữ phần lớn số vốn đầu tư của Lý Gia Thành nhưng Lý hiếm khi mua bất

động sản tại Canada. Trong nhiều năm qua, Lý Gia Thành đã nghiên cứu đều đặn tình hình tại đây để tiến hành những bước đi thật sự trong thị trường bất động sản hứa hẹn đầy triển vọng, bắt đầu vào năm 1968 với một thương vụ hái ra tiền khi Lý Gia Thành mua lại một tòa nhà 18 tầng gần bờ biển ở khu vực cuối phía tây Vancouver. Một năm sau, Lý Gia Thành mua trung tâm mua sắm đầu tiên của ông tại Vancouver và nhanh chóng mua thêm một vài khu nhà chung cư ở cuối phía tây. Tiếp đó, Lý Gia Thành lại hướng sự quan tâm đến các khu nhà phía đông khi ông mua lại khách sạn Toronto Harbor Castle Hilton từ một người Mông Cổ tên là Robert Campeau vào năm 1981. Khách sạn Toronto Harbor Castle Hilton được đổi tên thành khách sạn Westin sau khi Lý Gia Thành thuyên chuyển đội ngũ quản lý của mình tại một khách sạn ở thị trấn kế bên đến. Thêm vào đó, ông còn chi thêm 20 triệu nhân dân tệ cho việc nâng cấp khách sạn. Tương tự như những gì Lý đã làm tại Canada, khu vực hội chợ triển lãm đòi hỏi ông phải có kế hoạch kỹ lưỡng và tốn kém hơn. Trên thực tế, nó hứa hẹn là một dự án phát triển bất động sản lớn nhất tại Canada từ trước tới nay.

Dường như Lý Gia Thành gặp thuận lợi ngay từ bước khởi đầu khi nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Grace McCarthy, người chịu trách nhiệm chính trong việc bán mảnh đất của khu triển lãm. Có được một người đầy quyền lực hậu thuẫn thì không còn gặp một trở ngại nào nhưng từ kinh nghiệm của bản thân, Lý Gia Thành nhận thấy rằng để có thể thành công trong những dự án bất động sản lớn thì không thể dựa vào sự đảm bảo của một yếu tố duy nhất. Vấn đề là cần phải thuê những người trợ lý giỏi nhất và sáng giá nhất như Stanley Kwok và Craig Aspinall.

Là một kỹ sư, Stanley Kwok từng là Chủ tịch của B.C. Place. Vì Stanley Kwok tham gia vào việc phát triển khu động sản này, thậm chí trước cả khi khu đất Expo ‘86 bị rao bán, ông biết rất rõ về những vấn đề và tiềm năng của khu vực này. Ông cũng biết những “cá nhân quan trọng” trong chính quyền thành phố. Stanley Kwok là nhân tố hàng đầu có thể đưa ra kế sách uyển chuyển để cuộc đấu thầu thành công. Bị buộc tội là có những hiểu biết quá chi tiết về Expo ’86, Kwok đã giải thích rằng ông định từ chức vào năm 1986 khi biết được những ý định của Grace McCarthy đối với mảnh đất. Kwok rời bỏ B.C. Place vào tháng 8 năm 1987 và một trong những thành viên Hội đồng quản trị của B.C. Place lên thay thế ông. Vào tháng 10 năm 1987 ông trở thành Phó Chủ tịch của Concord Pacific. Còn Craig Aspinall là người biết rõ sơ hở của các nhà lãnh đạo Đảng Xã hội Tín nhiệm. Ông biết cần đối đầu hay phải tránh chạm trán với những ai trong quá trình điều hành đảng này. Hơn hết, ông là người đã tạo nên hình ảnh cho Đảng Xã hội Tín nhiệm trong các chiến dịch tranh cử thành công tại địa phương vào các năm 1983 và 1986. Lúc này Aspinall đóng vai trò là người làm công tác quan hệ công chúng cho Lý Gia Thành.

Ngoài lớp đồng bao phủ phía ngoài, tất nhiên Lý Gia Thành còn có con trai cả – Victor, người hiện là Chủ tịch của Concord Pacific Developments. Lúc này Victor mới

chỉ ở độ tuổi 20. Rất nhiều bạn của Lý nghĩ rằng Victor là người thừa kế ngai vàng của đế chế do Lý lập ra. Một thành viên Hội đồng quản trị của Trường Giang Thực Nghiệp nhận xét: “Victor ngày càng trở thành cánh tay đắc lực của Lý Gia Thành”. Victor cũng đưa ra những nhận xét về mình như sau: “Tôi biết rằng mình là một trong những giám đốc bảo thủ nhất trong nhóm.” Giống như cha mình, Victor không bao giờ vung tay quá trán và dường như có chung rất nhiều quan điểm với Lý Gia Thành về sự giàu có và cuộc sống: “Tôi không quá xa xỉ, không phải vì tôi không có tiền mà do mọi thứ tôi hưởng thụ đều miễn phí như thuê một công viên vùng ngoại ô. Bạn còn cần gì ngoài một chai rượu vang và một cái bánh sandwich? Trong các bữa tối của người Trung Quốc nếu chỉ ba món là đủ thì tôi sẽ không yêu cầu đến món thứ tư. Với khoảng thời gian mà mỗi người có được thì ăn chừng đó là quá thừa. Chia sẻ và cho đi có ý nghĩa nhiều hơn thế.”

Ngoài việc điều hành Concord Pacific Developments, Victor còn quản lý một công ty phát triển kỹ thuật, xây dựng và bất động sản của riêng mình tên là Grand Apex để tiếp cận thị trường Vancouver, một nước cờ hoàn hảo đối với cậu con trai đầy tham vọng của ông trùm bất động sản. Victor đã làm hộ chiếu đi Canada với lý do để thưởng thức những giờ phút tuyệt vời ở đó mà không tiết lộ bất kỳ điều gì về kế hoạch của mình. Cả Victor và Lý Gia Thành đều không biết đó là thời điểm quan trọng trong cuộc chạy đua giành quyền sở hữu mảnh đất của hội chợ triển lãm. Chuyến đi ngoài lề này sẽ đặt những nỗ lực từ trước đến nay trên bờ vực thẳm.

Tuy nhiên, ngay trong quá trình chuẩn bị cho cuộc đấu thầu, Lý Gia Thành còn có những vấn đề khác phải lo. Đó chính là việc gom tiền. Theo như lệ thường, Lý cần các đối tác. Lý Gia Thành nhanh chóng thảo luận vấn đề này với Ngân hàng Thương mại Canadian Imperial (CIBC). Như thỏa thuận ban đầu thì Trường Giang Thực Nghiệp sẽ trở thành đối tác của CIBC vào năm 1974 và sau đó hai công ty này cùng thành lập một công ty liên doanh tài chính mang tên Canadian Eastern Finance Limited (CEF), với nhiệm vụ chính là cung cấp nguồn vốn tập thể, vốn đầu tư cho các dự án và quản lý đầu tư. Đây quả là một vụ dàn xếp hoàn hảo cho CIBC. Thông qua CEF ngân hàng này có thể tiến thẳng vào trung tâm của giới kinh doanh Hồng Kông. Vào năm 1986, ngân hàng này có thể nhắm vào phần thị trường còn lại của châu Á thông qua việc thành lập CEF New Asia Partners Limited – một ngân hàng thương mại chuyên cung ứng tiền cho các dự án ở châu Á. Cuối cùng, chuyến du ngoạn của CIBC cũng cho thấy những nước đi mạo hiểm, thậm chí cả một điều đã được tiên đoán trước năm 1979 rằng Lý Gia Thành không chỉ mua lại Hòa Ký Hoàng Phố mà còn tham gia vào Hội đồng quản trị của Ngân hàng Hồng Kông, và là cầu nối CIBC với một trong những ngân hàng hàng đầu châu Á. Nhưng quan trọng hơn là nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa sẽ mở cửa đối với giới kinh doanh Hồng Kông. Phó Chủ tịch kỳ cựu của CIBC là Domingo Chiappe nhận xét: “Châu Á là một nền văn hóa tập thể . Nếu chúng ta tự mình làm tất cả thì chúng ta sẽ mắc rất nhiều sai

lầm. Hiệp hội do Lý Gia Thành lập ra không chỉ vì lợi ích của giới kinh doanh mà nó còn khiến giới kinh doanh tránh xa chúng ta.”

Quan hệ đối tác với CIBC đã làm tăng uy tín của Lý Gia Thành đối với các ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp Canada. Cuối cùng Lý Gia Thành đã sở hữu số tiền đặt cọc lớn hơn bất kỳ ai trong CIBC. Nhưng đó chỉ là một tỷ lệ khiêm tốn 10%, một tỷ lệ hợp pháp mà bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào có thể sở hữu trong bất kỳ một ngân hàng nào của Canada. Với rất nhiều khó khăn như vậy, Lý Gia Thành đã chọn con đường tham gia vào Hội đồng quản trị.

Mối quan hệ khăng khít giữa Lý Gia Thành và CIBC sẽ rất hữu ích trong suốt thời gian diễn ra vụ mua bán mảnh đất của hội chợ triển lãm. Trước hết, dựa vào sự hiện diện của Fraser Elliott trong Hội đồng quản trị của CIBC, việc lựa chọn một công ty luật để tập trung cho vụ mua bán dường như là một quyết định mang tính chất tiên liệu. Công ty luật đó không ai khác ngoài Elliott Stikeman thuộc Sở Elliott, sự lựa chọn này đã được quyết định khi công ty này đại diện cho Lý trong vụ tranh chấp Husky Oil. Chính mối quan hệ chặt chẽ giữa kinh doanh và tình bạn là chất gắn kết họ lại với nhau. Điều đó giúp Lý Gia Thành bổ nhiệm hai đối tác kinh doanh từ công ty luật vào Hội đồng quản trị của Husky Oil và Concord Pacific. Bản thân Công ty Elliott Stikeman cuối cùng cũng mở được văn phòng tại Hồng Kông trên tầng 18 của Cao ốc Trung Hoa, cao hơn trụ sở chính của Lý Gia Thành hai tầng.

Một quyết định nữa cũng mang tính chất tiên liệu trong hệ thống quyền lực tại Canada của Lý Gia Thành chính là việc CIBC dự định hỗ trợ Công ty Thầu Concord Pacific. Bản thân Lý Gia Thành chiếm 51% số tiền đặt cọc của Concord Pacific, CIBC sở hữu 9%. Số còn lại thì Lý Gia Thành chỉ việc kêu gọi một vài đối tác. Là một người thực hiện các thỏa thuận bất động sản tài ba, đã thành công trong suốt ba thập niên với các thương vụ kinh doanh bất động sản yêu cầu tiền đặt cọc cao, Lý Gia Thành không phải tìm đâu xa các đối tác kinh danh cũ như Trịnh Dụ Đồng của New World Development và Lý Triệu Cơ của Henderson Land, mỗi người có thể đóng góp 20% số tiền đặt cọc còn lại. Điều đó quả thực như Lý Gia Thành đã chỉ ra: “Danh tiếng của tôi là một trong những lý do chính khiến tôi thành công. Nó giúp tôi có được những đối tác liên doanh khi cần. Nếu người ta tin bạn thì việc thu hút đối tác trở nên dễ dàng hơn rất nhiều và công việc sẽ trở nên suôn sẻ”. Và nó cũng đúng như lời nhận xét của Victor: “Điều quan trọng nhất mà tôi học được từ cha mình đó là biết tôn trọng và cư xử đúng đắn với các đối tác. Trong công ty của chúng tôi, chúng tôi nhìn nhận các đối tác theo quan niệm truyền thống. Đối tác là những người hợp tác với nhau để làm việc, là những người bạn tốt và cùng nhau tạo nên doanh thu cho công ty. Điều đó mang lại cảm giác gần gũi giữa các thành viên trong công ty. Cha tôi hiện đang là cổ đông trong dự án đầu tư tại Vancouver. Chúng tôi tin tưởng vào việc chia sẻ và kết bạn. Tại Hồng Kông, không một công ty nào cho rằng chúng tôi điều khiển mọi hoạt

động ở khu vực này. Công việc kinh doanh sẽ trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn khi bạn có đồng minh. Chúng tôi cho rằng các công ty này đều có nhiều tiềm năng nhưng chúng tôi cũng quan tâm tới những con người làm việc trong đó. Do đó chúng tôi nói ‘Hãy hợp tác và xem chúng ta có thể cùng nhau tạo nên điều gì!’”

Ngày 15 tháng 2 năm 1988 là hạn cuối cùng nhận hồ sơ dự thầu, cả Concord Pacific và Vancouver Land Corporation đều đã lập xong danh sách những người đứng đầu công ty trình lên chính quyền địa phương để nhận được sự chấp thuận. Bước tiếp theo trong tiến trình này bao gồm trình bày chi tiết về các đề án phác thảo, các phương án kiến trúc cũng như các kế hoạch xây dựng. Để thể hiện sự hậu thuẫn của mình đối với Lý Gia Thành, Grace McCarthy đã bàn bạc với Lý về mảnh đất dành cho hội chợ triển lãm ngay sau khi hết hạn nhận hồ sơ thầu.

Dù có một lực lượng các nhà môi giới hùng hậu phía sau gói thầu của Vancouver Land Corporation, bài thuyết trình của côngxoocxiom Jack Poole cũng không quá sôi nổi và không tạo cảm hứng. Quan trọng hơn, Poole đề xuất rằng dòng tiền mặt của côngxoocxiom là nguồn tiền tăng lên từ công ty chứng khoán hoạt động không ổn định Vancouver. Ngược lại, Concord Pacific dường như có sự chuẩn bị tốt hơn với điểm nhấn trung tâm của bài thuyết trình là một đoạn phim bổ sung cho mô hình các kế hoạch xây dựng mà công ty này đã đề xuất. Về mặt tài chính, Concord Pacific có một nguồn hỗ trợ tài chính quan trọng. Các đối tác của Concord Pacific đều là các nhà kinh doanh bất động sản. Không giống như đối thủ cạnh tranh, Concord Pacific đề cập đến nguồn tiền tăng lên từ các công ty chứng khoán. Trên thực tế, CIBC còn chấp thuận một lá thư tín dụng trị giá 270 triệu nhân dân tệ trong trường hợp bất thường Concord Pacific không trả được nợ cho ban điều hành của British Columbia.

Quyết định được đưa ra vào ngày 27 tháng 4 năm 1988. Trước một cuộc gặp lớn tại rạp hát Discovery tại tòa nhà trung tâm của Công ty British Columbia, Bill Vander Zalm và Grace McCarthy đã công bố nhà thầu giành chiến thắng đó là côngxoocxiom Concord Pacific của Lý Gia Thành. Giá thỏa thuận là 320 triệu nhân dân tệ bao gồm cả lợi tức, và khởi đầu chỉ với 50 triệu nhân dân tệ để trở thành chủ sở hữu chính thức của vụ giao dịch. Bảng lệ phí cho việc chi trả về sau là 10 triệu nhân dân tệ mỗi năm, từ năm 1995 đến năm 1999 cộng thêm một khoản trị giá 23 triệu nhân dân tệ vào năm 2000, 60 triệu nhân dân tệ vào năm 2002 và 100 triệu nhân dân tệ vào năm 2003 – năm hoàn thành việc xây dựng dự án.

Craig Aspinall, người phụ trách về quan hệ công chúng của Concord Pacific đã nhanh chóng thể hiện sự lôi cuốn của dự án, sau này được gọi là dự án Pacific Place. Các bài viết ngắn có tiêu đề chứa đựng những từ ngữ đầy cảm xúc như “ngoạn mục”, “đáng kinh ngạc” được đăng tải trên các tờ báo địa phương. Lý biết rằng việc ca ngợi một thành phố mà hầu hết cư dân đều cảm thấy không mấy dễ chịu đối với việc người ngoài đang nắn gân họ là rất cần thiết. Ông cho biết: “Vancouver sẽ trở thành một

thành phố năng động, đặc biệt là về lĩnh vực kinh tế. Sự thành công của thương vụ Pacific Place là thành tựu đáng tự hào. Chúng tôi đã được đối xử một cách bình đẳng ngay từ ban đầu, điều đó tạo nên niềm tin cho nhà đầu tư và danh tiếng cho British Columbia. Tất nhiên, hầu hết người Trung Quốc đều biết rằng Vancouver là thành phố tốt hơn các thành phố khác tại British Columbia. Nhưng đồng thời họ cũng sẽ biết nhiều hơn về British Columbia, nó không chỉ có Vancouver. Rất nhiều doanh nhân lớn quan tâm đến nguồn tài nguyên thiên nhiên như gỗ xẻ, gas, giấy và họ sẽ đầu tư vào British Columbia bên cạnh việc đầu tư vào Vancouver.” Tham gia vào cuộc tán dương này là George Magnus – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của Trường Giang Thực Nghiệp, một trong những phụ tá đắc lực của Lý Gia Thành và là người đóng vai trò then chốt trong thỏa thuận cuối cùng của vụ giao dịch: “Với vị trí đặc biệt trên bản đồ các múi giờ thế giới, Vancouver có thể làm việc với các thị trường tiền tệ trên thế giới xung quanh một chiếc đồng hồ. Đó là lợi thế tuyệt vời mà không một thành phố nào trên thế giới có được ngoại trừ Los Angeles và San Francisco”.

Tuy nhiên, những tán dương đó kéo dài không lâu. Ngay sau đó nhiều người bắt đầu làm phiền. Trong số đó, một vài người hoài nghi rằng lý do duy nhất mà Concord Pacific thắng trong vụ đấu thầu là quan hệ của Lý Gia Thành với cơ quan tiền tệ chính tại Hồng Kông là Ngân hàng Hồng Kông, với tư cách là thành viên hội đồng quản trị và cổ đông. Vào năm 1986, Ngân hàng Hồng Kông mua cổ phần và liên kết tài chính với Ngân hàng British Columbia. Tại chính thời điểm đó. Theo như Robert Scragg thuộc Công ty Bất động sản Wall & Redekop đặt tại Vancouver, để cho ban điều hành của Đảng Xã hội Tín nhiệm nắm quyền kiểm soát và qua mặt Concord Pacific, đó thật sự là ”Hồng Kông phải hối lộ cho Ngân hàng British Columbia. Tôi cho rằng có điều gì đó chưa được đề cập đến ở đây”.

Những chỉ trích đến từ nhiều phía. Libby Davies, thành viên hội đồng thành phố Vancouver, quả quyết rằng dự án dường như được thiết kế cho những người giàu có. Bà phản ứng: “Nếu không ai có đủ tiền để sống tại đó, làm sao có thể chấm dứt tình trạng khủng hoảng nhà ở của chúng tôi?” Hầu như các chỉ trích này tập trung vào khoản lợi nhuận mà Lý Gia Thành đã kiếm được. Peter Toigo, một nhà đầu tư cố gắng rút khỏi ảnh hưởng của Lý Gia Thành và sử dụng một chiến dịch hình ảnh để mua mảnh đất đã phải thừa nhận: “Tôi không có gì phản đối Lý Gia Thành và tôi chúc mừng cho thành công của ông ấy. Nếu ông ấy có thể chiếm giữ tài sản bất hợp pháp thì tôi chúc ông ấy may mắn.”

Là một người bạn chơi golf thân thiết của Thủ tướng Bill Vander Zalm, Toigo nổi tiếng với vụ mua bán chuỗi các nhà hàng địa phương đã phá sản White Spot với trị giá 38 triệu nhân dân tệ và vụ mua lại quyền kinh doanh của British Columbia đối với cửa hàng gà rán Kentucky vào năm 1983. Luôn gặp may trong các vụ làm ăn về nhà hàng, bất động sản, khách sạn và cửa hàng thức ăn cho sinh vật cảnh, lần này Toigo – đứa

con của hồ Powell nổi tiếng – lại muốn mua Expo ‘86 để tiến hành xây dựng một sòng bạc theo mô hình tại Las Vegas.

Dù Toigo chưa bao giờ đưa ra một gói thầu chính thức nào cho mảnh đất đó nhưng giờ đây ông đang nỗ lực để mở ra một cuộc cạnh tranh mới với Concord Pacific – công ty vừa thắng trong cuộc đấu thầu cách đây một tháng. Toigo thông báo với giới báo chí rằng nhóm của Lý Gia Thành đang thảo luận chi tiết về việc phát triển với Tập đoàn Doanh nghiệp British Columbia. Toigo là đồng minh thân thiết của Vander Zalm và với thái độ tự tin về chính trị, Toigo đã phát biểu không nhằm vào mảnh đất Expo ‘86 mà nhằm vào toàn bộ số tài sản do Tập đoàn Doanh nghiệp British Columbia quản lý, số tài sản trị giá khoảng 500 triệu nhân dân tệ. Để đạt được mục tiêu này, Toigo không tiến thẳng đến chiếc ghế quyền lực – nội các của Vander Zalm mà đi vòng thông qua Tập đoàn Doanh nghiệp British Columbia.

Đối với những chính trị gia đối lập trong cơ quan lập pháp của British Columbia, lời đề nghị muộn màng của Toigo chỉ đơn giản là một sự cố gắng che đậy của chính Vander Zalm để gây trở ngại cho Lý Gia Thành và vụ mua bán đang diễn ra. Trong khi đó những chỉ trích tại Hồng Kông lại tập trung vào vấn đề chủng tộc. Cuối cùng, nội các đã cố tránh cuộc tranh luận bằng việc từ chối Toigo do lỗi thời gian. Nội các cho hay, chỉ đơn giản là Toigo nộp hồ sơ dự thầu quá muộn. Vụ việc của Toigo đã chứng minh một điều đó là những suy nghĩ lẫn hành động của Bill Vander Zalm – chủ sở hữu của công viên giải trí Fantasy Gardens – dường như bắt nguồn từ những cái không tưởng. Hiển nhiên với việc cố gắng siết chặt người phát ngôn chính trị cho mình để giành giật toàn bộ mảnh đất của Expo ‘86 và các bất động sản khác, ngài Thủ tướng đã bị khiển trách một cách thẳng thắn và công khai.

Dù không còn Toigo cản bước nữa nhưng phản đối về vụ mua bán của Lý Gia Thành vẫn kéo dài dai dẳng. Chính trị gia Đảng Tự do và là nhà phát triển bất động sản Gordon Gibson chua chát phàn nàn rằng lợi nhuận ròng từ thỏa thuận này sẽ đặt 1/6 thành phố Vancouver dưới sự sở hữu của một người nhỏ bé. Thất vọng vì ông ta không thể tự mình giành gói thầu một cách thuyết phục hơn, Gison cũng cho rằng: “Nếu có một phần thưởng cho sự ngu dốt, việc bán mảnh đất là ứng viên hàng đầu trong năm 1988.” Thậm chí Peter Newman, một nhà văn Canada theo chủ nghĩa dân tộc cũng vào cuộc khi viết trên tuần báo Maclean của ông như sau: “Với tư cách là một thương vụ bất động sản béo bở thì vụ này chỉ xếp sau vụ thỏa thuận do Peter Minuit, một thương nhân người Hà Lan tiến hành khi ông này mua đảo Manhattan từ người Indians với giá 24 đô la.” Cùng quan điểm với Newman, Paul George của tổ chức Western Canada Wilderness Society phát biểu: “Đây là vụ mua bán bất động sản dở nhất từ trước đến nay tại khu vực Bắc Mỹ, ngoại trừ việc bán đảo Manhattan vì áp lực quân sự. Họ bán mảnh đất còn rẻ hơn cả giá của những đồ vật bị cháy dở để kiếm một chút tiền nhưng thành phố sẽ phải gánh chịu hậu quả lâu dài.”

Với bầu không khí căng thẳng như vậy, các nhà bình luận của Hồng Kông đã lên tiếng ủng hộ Lý Gia Thành. Bernard Fong của tờ South China Morning Post đã không tiếc lời chỉ trích những người phê phán Lý trong một bài viết vào tháng 6 năm 1988, đại ý là: Vancouver dù sao cũng chỉ là một ngôi làng cố tạo danh tiếng như là một thành phố sôi động và phát triển nhất ở Toronto, phía tây Canada. Thành công của Lý Gia Thành trong vụ mua bán bất động sản trị giá 2,35 tỷ nhân dân tệ (khoảng 15 tỷ đô la Hồng Kông) đã đóng một dấu mốc trong cuộc đấu tranh của thành phố khi cố trả lời câu hỏi liệu thành phố này có hoàn toàn mở rộng cửa cho người châu Á hay thành phố phải bảo vệ những di sản của người Anglo Saxon không. Vào tháng 4 năm 1988 khi Messrs Lý, Lý Triệu Cơ và Trịnh Dụ Đồng hoàn thành vụ mua bán bất động sản lớn nhất trong lịch sử của British Columbia, một cảm giác lo sợ bao trùm toàn thành phố. Những kẻ mị dân công khai chỉ trích thất bại của Eden nhưng trong thực tế, vụ mua bán này lại mở ra một cơ hội mới. Những lời đả kích rằng Canada đã bị bán vẫn tiếp tục thúc giục một nhà bình luận viết về tính đa nghi, hiểm họa người da vàng và sự phân biệt chủng tộc một cách rõ ràng đã bộc lộ tính giả tạo của người Canada dưới một vỏ bọc khoan dung. Nhưng trong một tỉnh như British Columbia – một nơi có mối liên hệ với nước Anh ngay trong cái tên gọi của mình, cảm giác yêu mến cũng như tình yêu dành cho những ngày huy hoàng không bao giờ bị lãng quên.

Nhận thấy bầu không khí phản đối người Trung Quốc có vẻ như đang lan rộng ngày càng mạnh mẽ tại British Columbia, một vài nhân vật quan trọng tại địa phương gợi ý rằng có lẽ Vancouver vẫn còn có cái nhìn thiển cận. Gordon Campbell, Thị trưởng thành phố Vancouver, một người cố gắng đưa ra một cái nhìn tích cực hơn cho vấn đề này cho rằng: “Điều khó khăn nhất mà tôi cần phải vượt qua với tư cách thị trưởng thành phố là tạo ra một cảm giác tin tưởng cho cư dân thành phố và kiểm soát toàn bộ hoạt động đang diễn ra trong thành phố. Trên thực tế, bạn phải làm cho họ nhớ rằng chúng ta có thể phát triển thành phố thông qua việc xem xét một vài sự phát triển ở khu vực bờ biển phía bắc của False Creek và chúng ta đang mang lại lợi ích cho cộng đồng.” Michael Goldberg, một nhà quan sát kỳ cựu người Hồng Kông và là giáo sư đại học tại British Columbia nêu rõ quan điểm của mình trong những lời nhận xét: “Chúng ta thật sự vừa chuyển từ một địa điểm nhỏ tới một khu vực lớn. Và sự thay đổi đó diễn ra nhanh chóng chỉ trong vòng hai năm. Mọi người có cái nhìn quá hạn chế và điều này cần phải thay đổi. Sự phân biệt chủng tộc ngấm ngầm mà chúng ta chứng kiến trong thời gian qua là triệu chứng của nó. Chúng ta đã trở thành một tỉnh lỵ mang tầm quốc tế hơn bất kỳ thời điểm nào”. Lý Gia Thành có cách xử trí thận trọng hơn với những kẻ đặt điều. Thay vì phát biểu thành kiến về phân biệt chủng tộc, Lý Gia Thành chỉ nói một cách đơn giản: “100% vốn của chúng tôi sẽ không phải từ Canada. Điều đó có nghĩa là sẽ có những khoản đầu tư mới thay vì chu chuyển những đồng đô-la đầu tư đã có. Việc đầu tư mới này sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho cư dân thành phố. Thêm vào đó, một đội ngũ chuyên nghiệp gồm các kiến trúc sư, kỹ sư,

nhà quản lý và nhà thầu sẽ là những người sinh ra ở British Columbia.” Thực ra Lý Gia Thành đã làm dịu cuộc tranh cãi đi rất nhiều và tập trung đưa ra cách nhìn khả quan hơn. Ông nói: “Tôi cảm thấy rất mừng trước phản ứng của dư luận. 99% cư dân

ở đây cảm thấy vui mừng và chào đón chúng tôi tới với dự án này. Nếu những chỉ trích mang tính tích cực thì điều đó rất có lợi cho chúng tôi và giúp chúng tôi hoàn thiện hơn.”

Tuy vậy, việc bản thân Lý đã phải phòng bị khiến ông rất ngạc nhiên. Rốt cuộc trong ý nghĩ của người Trung Quốc, Canada là một quốc gia đầy lòng trắc ẩn khi người dân có cái nhìn ủng hộ đối với những người nước ngoài tìm kiếm nơi nương tựa. Tất cả các ngân hàng, doanh nghiệp và chính quyền tại Canada cả ở cấp tỉnh và cấp liên bang đều coi trọng các nhà đầu tư nước ngoài. Và trong một môi trường kinh doanh tự do của British Columbia và Alberta, nếu bất kỳ ai hội tụ đủ các phẩm chất của người thích kiếm tiền thì chắc chắn đó là Lý Gia Thành.

Cùng một lúc, Lý Gia Thành không chỉ bị vướng trong vụ mua bán mảnh đất hội chợ triển lãm mà còn phải giúp xoay chuyển tình thế ở một công ty đang rất cần vốn, Công ty Husky Oil tại Alberta. Công ty này đang phải ngừng hoạt động vì thiếu hụt gas và dầu hỏa. Vào năm 1987, sau khi khảo sát toàn cầu về những cơ hội đầu tư hợp lý và có thể sinh lời, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ, Lý Gia Thành thiếu vốn trầm trọng. Một trong những mối quan tâm đặc biệt của Lý Gia Thành là đầu tư vào các tài nguyên thiên nhiên. Việc đầu tư vào lĩnh vực này phù hợp với xu hướng kinh doanh năng lượng của Lý Gia Thành, đồng thời bổ sung vào danh mục đầu tư của Lý tại Trung Quốc và Hồng Kông. Ông chia sẻ: “Một vài người thích đầu tư vào nhà hàng và địa ốc. Tôi thích đầu tư vào năng lượng vì nó là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày.” Có vẻ như Lý Gia Thành rất ưu ái Canada. Ông không bao giờ để tuột cơ hội ca ngợi đất nước này: “Tôi có cảm tình đặc biệt với Canada. Đó là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên và công nghệ tiên tiến. Canada là một quốc gia rộng lớn với dân số ít, vì vậy có rất nhiều cơ hội làm ăn tại đây. Nhưng đối với tôi, tài sản lớn nhất của đất nước này chính là con người Canada. Tôi thấy họ sống rất công bằng.”

Cuối cùng, trong quá trình tìm kiếm các dự án năng lượng ở nước ngoài, Lý Gia Thành đã chọn vị Chủ tịch người Scotland của Công ty Husky là Bob Blair và ngừng cuộc tìm kiếm. Theo Lý nhận xét: “Ông ấy là một đối tác phù hợp với tôi. Tôi đặt niềm tin ở Blair và sẽ nghe theo các chỉ dẫn của ông ấy. Blair có ba mươi sáu năm kinh nghiệm kinh doanh năng lượng. Vì vậy tôi có thể tin tưởng ở các quyết định của ông ấy.” Trong khi đó, Blair cũng không tiếc lời ca ngợi Lý Gia Thành: “Ông Lý nổi tiếng là nhân vật tài chính mạnh nhất và công bằng nhất Hồng Kông.”

Ngày 22 tháng 4 năm 1987, Husky Oil đã ký một hợp đồng lịch sử với Lý Gia Thành. Theo lệ thường, Lý Gia Thành sẽ trở thành nhà đầu tư chính. Thông qua chi nhánh của Hòa Ký Hoàng Phố là Công ty Trách nhiệm Dầu mỏ Union Faith, Lý Gia

Thành đã mua 43% cổ phần trị giá 484 triệu nhân dân tệ – số cổ phần tương đương Tập đoàn Nova, công ty mẹ của Husky Oil. Trong khi đó, đối tác lâu năm của Lý Gia Thành là Ngân hàng Thương mại Canadian Imperial Bank đã mua 5% cổ phần. Thậm chí, sự góp mặt của Victor với 9% cổ phần đã nâng tổng số cổ phần cần có của gia đình họ Lý lên 52%. Về việc đầu tư của Victor, Lý Gia Thành cho hay: “Victor mua cổ phần của mình bằng số tiền tôi cho, và tất nhiên nó được tự do biểu quyết theo ý mình.”

Đối với Husky, cuối cùng vụ thỏa thuận cũng chỉ là việc chuyển 1,1 triệu nhân dân tệ vào tài khoản của công ty trong lúc túng thiếu. Nó thậm chí còn mang lại lợi ích cho người môi giới vụ thỏa thuận Bill Richards, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Dome

– đối thủ cạnh tranh của Husky. Nhiều hơn 1 triệu nhân dân tệ, đó là số tiền thù lao trả cho Richards khi ông này góp phần giúp Lý Gia Thành và Blair hợp tác với nhau. Richards đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Lý Gia Thành: “Ông Lý có một hàng dài những người ngưỡng mộ. Ông ấy được mọi người nể trọng. Điều đó có nghĩa là nếu ông ấy nghĩ Canada đáng để cá cược thì những người khác cũng sẽ nghĩ như vậy.”

Nếu như Lý Gia Thành đang tìm kiếm những người ủng hộ tại Alberta thì vào cuối năm 1988, ở bên kia biên giới, tại British Columbia, ông lại phải đối mặt với nhiều sự phản đối từ nội các của Vander Zalm. Đây là kết quả của một nước cờ thiếu thận trọng mà người gây ra không ai khác chính là con trai của Lý – Victor.

Ngoài việc đảm trách chức vụ Chủ tịch Concord Pacific, Victor cũng bận rộn với việc điều hành công ty riêng của mình, Grand Adex và là đối tác với Terry Hui, con trai của K. M. Hui – một người có máu mặt trong giới kinh doanh bất động sản và vận tải tại Hồng Kông. Victor và Terry trở thành bạn tại California khi cả hai đang hoàn thành việc học tại trường đại học. Sau đó Terry chuyển đến Vancouver để làm việc cho cha. Cũng trong thời gian này Terry và Victor cùng hợp tác kinh doanh. Trên thực tế, Terry sẽ trở thành giám đốc của Concord Pacific khi Terry và cha anh ta yêu cầu cổ phần trong dự án.

Trước đó rất lâu, Victor và Terry đã rơi vào mớ hỗn độn những mối quan hệ công chúng rắc rối và kéo theo cả Lý Gia Thành. Trung tâm của cuộc tranh cãi là các dự án mà cả hai chung quyền quản lý như Regatta Court, gần khu đất Expo ‘86 và vườn Cambridge, gần Tòa thị chính thành phố Vancouver. Với một thị trường bất động sản nóng như Vanouver, Victor và Terry dự định bán các mảnh đất này bằng cách chia nhỏ chúng ra – 216 mảnh tại Regatta Court và 180 mảnh tại vườn Cambridge. Liệu đó có phải chỉ là dự định như sau này họ đã lý giải hay không?

Thật sự họ sẽ có nhiều lý do để giải thích cho hành động của mình. Vào ngày 9 tháng 9 năm 1988, mỗi một dự án phát triển thuộc quyền quản lý chung của Terry và Victor đều được bán hết nhẵn, thậm chí các căn hộ trở thành nhu cầu “nóng” trên thị

trường bất động sản.

Quả thực phản ứng diễn ra rất mau lẹ. Đối với rất nhiều người ở British Columbia, những vụ mua bán này càng khắc rõ khái niệm đã ăn sâu vào tâm trí họ rằng người Trung Quốc đang xâm lấn khắp nơi. Tại Vancouver, nơi những ngôi nhà mới xây được bán cho người dân là rất hiếm, cư dân ở đây rất giận dữ vì họ chưa bao giờ có cơ hội tham gia đấu thầu. Marc Edge, phóng viên của tờ Vancouver Province, đã ghi tên vào danh sách những người chờ mua nhà thông qua một nhà phát triển dự án là Công ty Bất động sản Polygon. Khi ngày đấu thầu diễn ra, công ty này đã hứa với Edge là họ sẽ giữ liên lạc với ông việc mua một căn nhà. Nhưng cuối cùng, chẳng ai trong công ty này liên lạc lại với Edge. Khi Edge khám phá ra các nhà đầu tư Hồng Kông đã mua toàn bộ các căn nhà đó, ông biết rằng mình đã có vấn đề để viết.

Craig Aspinall, người đại diện của Concord, đã từng bước thực hiện việc đưa ra các giám sát mang tính chất mạo hiểm. Thực ra Victor và Terry định đưa ra lời mời cho các căn nhà tại Hồng Kông và Vancouver trong cùng một ngày mà vụ đấu thầu diễn ra. Aspinall cho rằng thật không may khi không một ai chú ý đến sự chênh lệch múi giờ giữa hai thành phố, Hồng Kông hơn Vancouver tới gần một ngày. Các căn nhà đã bán hết tại Hồng Kông ngay trước khi nó kịp vượt qua Thái Bình Dương.

Dù có giải thích thế nào thì Victor cũng phải thừa nhận sai lầm ngớ ngẩn của mình, đặc biệt là khi thương vụ Expo ‘86 vẫn còn là một vấn đề nhạy cảm. Trước sức nóng của dư luận, Victor đã thú nhận: “Tôi chưa thật nhạy cảm với cảm giác của người dân địa phương và tôi đã sai lầm khi đánh giá phản ứng của thị trường cũng như nhu cầu rất lớn đối với dự án.”

Được tiếp động lực từ việc hình ảnh của Lý Gia Thành bị ảnh hưởng, tiếp sau đó, tháng 1 năm 1989, Bill Vander Zalm vận động mở lại vụ đấu thầu mảnh đất Expo ‘86 dù Lý Gia Thành và chính quyền British Columbia đã ký hợp đồng thương vụ này. Theo Vander Zalm, Lý Gia Thành đang dự định đánh cắp mảnh đất và bỏ túi lợi nhuận bất chính. Trong khi đó, Lý Gia Thành chưa bao giờ có ý định từ bỏ số bất động sản này. Vào tháng 1 năm 1990 Concord Pacific sẽ bán 4 ha của công ty mẹ British Columbia (British Columbia Enterprise Center), bao gồm Plaza of Nations và bất động sản tại các thủ đô và thành phố lớn thuộc sở hữu của một ông trùm bất động sản người Singapore thuộc dòng họ Widjaya Trung Ấn nổi tiếng là Peter Oei Hong Leong. Giá bán của các bất động sản này lên tới 40 triệu nhân dân tệ – đủ để chi trả 80% số tiền mặt của toàn bộ mảnh đất Expo ‘86.

Vander Zalm còn có một mối lo khác. Đó là vấn đề về môi trường của mảnh đất. Bản thân mảnh đất đã là một khu vực công nghiệp, các mẫu phân tích đất gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm các chất hữu cơ dễ bay hơi ở mức cao, như các chất xi-a-nua, chì, asen, đồng, thiếc, hydrocarbon thường tìm thấy trong nhựa đường. Chi phí cho

việc trung hòa và tẩy rửa các chất hóa học từ 15-50 triệu nhân dân tệ. Điều ám ảnh Vander Zalm là chi phí cho việc khử độc ngày càng tăng. Ông ta muốn Victor chi trả những khoản này nhưng vụ mua bán đã bao gồm khoản chi phí này. Dường như Vander Zalm muốn mở lại các cuộc đàm phán.

Dù lý do của Vannder Zalm là gì đi nữa thì rõ ràng ông cũng đang gây ra một vụ tranh luận ầm ĩ. Victor cho biết: “Nó không phải là món quà năm mới đẹp nhất mà tôi từng nhận được.” Nhưng Vander Zalm cũng không đạt được gì cả. Concord Pacific có rất nhiều luật sư và chuyên gia trong lĩnh vực này để khước từ kẻ gây chiến. Cuối cùng, vào một buổi sáng Victor đã rời Fantasy Gardens để đáp lại chuyến thăm của Vander Zalm. Victor chỉ đơn giản muốn được coi như một công dân biết hợp tác. Điều chủ yếu là Victor muốn khuyên nhủ Vander Zalm về các nghĩa vụ hợp pháp đối với địa phương.

Vander Zalm đủ khôn ngoan để phản bác lại rằng ông chưa bao giờ có ý định đưa ra đề nghị đàm phán lại trước. Dù đúng hay không thì quyết định nhượng bộ chỉ là quyết định duy nhất của Vander Zalm. Brian Calder, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Bất động sản Greater Vancouver đã giải thích: “Khi các hợp đồng của bạn bị coi là không đủ tiêu chuẩn hoặc ai đó chợt nảy ra ý nghĩ cần xem xét lại các vấn đề đang trong tiến trình thực hiện thì vốn đầu tư sẽ không được tiếp tục rót vào các hợp đồng đó nữa.”

Cuối cùng, Vander Zalm cũng không tiếp tục ngáng chân dự án nữa, vụ mua bán mảnh đất hội chợ triển lãm sẽ tiến hành như dự định. Tất cả những việc còn lại cần làm là hội đồng thành phố Vancouver sẽ ra quyết định đồng ý cho dự án xây dựng công viên, khu dân cư, các tòa nhà thương mại, hai trường học, tám nhà trẻ, một trung tâm dành cho cộng đồng, các nhà hát và hai khách sạn của Concord Pacific. Richard Hubert, kỹ sư trưởng và là một người gốc California di cư đến tây Vancouver năm 1974, không hề mảy may có một giây phút nào nghĩ tới sự thất bại của dự án. Richard Hubert cho biết: “Một trong những yếu tố then chốt trong thiết kế của Pacific Place là chúng tôi thiết kế các công viên đầu tiên và sau đó là các tòa nhà để tận dụng những không gian mở này. Thông thường các nhà quy hoạch đặt một mớ nhà cao tầng và cái còn thừa lại thì họ gọi là công viên. Ví dụ tuyệt vời minh chứng cho điều này là công viên Trung tâm tại New York. Bạn có tất cả các cấu trúc vĩ đại tạo nên một thành phố và tất cả những cái đó lại tạo nên một không gian đô thị tráng lệ. Điều làm cho Vancouver trở nên độc nhất vô nhị chính là khả năng trở thành một thành phố lớn nhưng vẫn chú ý đến vấn đề môi trường. Dự án của Concord khác các dự án khác bởi nó bảo vệ được môi trường cũng như khả năng tiếp cận ánh sáng và nước. Hệ thống không gian mở, các con đường đi bộ và công viên liên kết nhau. Bạn chỉ có thể làm được điều đó với một dự án lớn.”

Tuy nhiên, cuối tháng 11 năm 1989, các chương trình của dự án cần một vài sự điều

chỉnh. Concord Pacific phải chỉ đạo Pacific Place giảm cung cấp các khu nhà ở như khuyến cáo của Craig Aspinall rằng “các quan điểm bảo thủ tại một thành phố cảng ven biển phía tây cần 1,4 triệu”. Dự án hiện tại bao gồm 7.500 căn hộ với tổng diện tích 1.080.000 m2 nhưng các tòa tháp văn phòng ban đầu có 42 tầng phải giảm xuống 34 tầng. Theo Aspinall: “Chúng tôi cho rằng đề xuất hiện tại vô cùng hợp lý nhưng một vài cá nhân cho rằng nó thiếu tinh tế và kém hứng thú so với đề án ban đầu.” Ông cũng giải thích thêm rằng ý tưởng ban đầu là tạo ra một thành phố Viên ở bờ biển phía tây, tuy nhiên “rất nhiều người sẽ không nhìn thấy các bến phà, họ chỉ thấy các hào bao quanh và một khu nhà ẩn dật.”

Bất chấp điều đó, Lý Gia Thành rất phấn chấn về ước vọng mới của mình. Ông thấy rằng Pacific Place là một trong mười dự án hợp tác lớn nhất trong lịch sử của Trường Giang Thực Nghiệp. Lý cho biết: “Dự án này rất quan trọng đối với chúng tôi và những tác động của dự án đối với danh tiếng của chúng tôi tại Bắc Mỹ là rất quan trọng. Dự án này sẽ đại diện cho một cơ hội đầu tư quan trọng. Nó không chỉ là thành công về mặt kinh doanh mà còn mang lại danh tiếng cho chúng tôi. Tác động của Pacific Place sẽ rất lớn. Khi mọi người biết rằng tôi đang trong một thương vụ lớn và cảm thấy tin tưởng vào British Columbia, họ sẽ hiểu rằng có một lý do sâu xa nào đó. Mọi người ở Đông Á sẽ tiếp bước tôi. Và chính quyền của British Columbia đã thể hiện rõ tín hiệu chào đón các nhà đầu tư nước ngoài.”

Đối với Lý Gia Thành, bước đột phá của ông vào Canada là một lẽ tự nhiên. Một phần là do quyền công dân Canada của Victor (có được do các vụ đầu tư lớn ở trong nước của Lý Gia Thành), phần nữa là các cơ hội đầu tư lớn được củng cố bởi các quy định ngày càng rộng rãi của Chính phủ Canada. Khi Đảng Bảo thủ Tiến bộ của Brian Mulroney lên nắm quyền suốt những năm 80 của thế kỷ XX, Canada đã mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi Lý Gia Thành nói về việc đầu tư tiền của vào Canada, ông đã bắt đầu hướng tầm mắt về phía nam – nước Mỹ. Lý Gia Thành nhận thấy các cơ hội cũng như thách thức lớn hơn ở phía nam. Nói một cách chính xác, so với một nước Mỹ có cơ sở hạ tầng kinh tế phức tạp cùng 260 triệu dân thì Canada quá nhỏ bé trong khu vực Thái Bình Dương. Thậm chí ngay cả Hồng Kông lúc này cũng bị xem như là không mang đến cho Lý Gia Thành các cơ hội đầu tư nữa. Việc Lý Gia Thành và những người bạn của ông thâm nhập vào Mỹ chỉ còn là vấn đề thời gian. Và cũng chỉ là vấn đề thời gian trước khi Lý Gia Thành nếm trải vị đắng của nước Mỹ trong hai thương vụ rủi ro.

Sau hai thương vụ chính với Husky Oil và khu đất dành cho hội chợ triển lãm tại Vancouver Lý Gia Thành đã sẵn sàng hợp tác với Mỹ. Không như một nước Canada đình trệ và mắc kẹt trong suy thoái kinh tế với những lo lắng về hợp tác và chính trị khi chỉ đạo kinh tế, nước Mỹ được coi là một nhà kho của công ty sản xuất kẹo. Nó sẽ vẫy chào bất cứ người nào muốn chinh phục ngành thương mại và đủ khả năng để tạo

nên thương hiệu trên đất Mỹ. Mặt khác, Mỹ cũng là một tập hợp đáng kinh ngạc những gia đình và cá nhân xuất sắc trong việc biến ý tưởng thành sự giàu có và thịnh vượng. Ở Mỹ có vô số tỷ phú như gia đình Walton công bố sở hữu đến 25,3 tỷ đô-la Mỹ vào năm 1995, nhiều gấp 4 lần số tài sản của Lý Gia Thành; gia đình Mars sở hữu 9,2 tỷ đô-la Mỹ và gia đình duPonts cũng sở hữu đến 8,6 tỷ đô-la Mỹ. Đó là còn chưa kể đến triều đại của anh em nhà Bass, các dòng họ Rockefellers, Dorrances, Mellons, Cargill MacMillans, Heart, Haas và Kochs.

Quả thực ở trong một thế giới như vậy thì không kẻ đánh bạc lớn nào đến từ một thuộc địa nhỏ bé ở Nam Trung Quốc có thể mong thâm nhập và chạm đến những vụ làm ăn béo bở. Mỹ là một nơi mà nếu có sự tồn tại của những doanh nhân có ý tưởng kỳ quặc như Bill Vander Zalm thì tinh hoa của một doanh nghiệp không thể tìm được đường đến các vụ mua bán quan trọng. Chắc chắn ở Mỹ cũng có phần cho các anh hề nhưng không ai trong số họ trở thành tỷ phú.

Dù trong năm 1990 Lý Gia Thành đã sẵn sàng đầu tư nhưng ông lại ở thế tiến thoái lưỡng nan khi chưa tìm được phương thức phù hợp để tiếp cận một thị trường đồ sộ như thị trường Mỹ. Vì vậy, Lý đã bắt buộc phải lựa chọn kinh doanh trên các lĩnh vực mà đội ngũ nhân viên của ông có đủ thông tin và sự hiểu biết cần thiết. Không giống như Rupert Murdoch, Lý Gia Thành luôn thể hiện sự kiên trì của mình. Các nhân viên của Lý Gia Thành đã tiến hành những nghiên cứu cần thiết một cách hiệu quả và hữu dụng. Nếu ai đó trong số nhân viên của Lý Gia Thành muốn trở thành một người điều hành chuyên nghiệp kỳ cựu thì đó chính là các con trai của ông. Quả thực, với mong muốn đầu tư vào Mỹ, Lý Gia Thành đang tìm kiếm cơ hội để giúp các con trai lĩnh hội từng bước khóa đào tạo. John Mulcahy, một chuyên gia phân tích của Peregrine Brokerage Limited cho rằng đó là cách tốt nhất, ông nói: “Một vài người tỏ ra nghi ngờ về khả năng của các con trai Lý Gia Thành. Nhưng Lý Gia Thành có một câu nói dứt khoát. Ông ấy đang đặt các con trai mình nơi đầu sóng ngọn gió.”

Trước tiên Lý Gia Thành thử thách Richard Lý Trạch Khải (sinh năm 1966), dù người con thứ hai này chưa bao giờ là cánh tay đắc lực cho bất kỳ ai. Dù hòa đồng và trực tính hơn Victor, Richard vẫn nhớ những ngày mình bước chân vào thế giới kinh doanh – đó là việc tham dự các cuộc họp hội đồng quản trị của cha. Richard cho biết: “Quả thực tôi không chỉ tham gia các cuộc họp của hội đồng quản trị mà trong các bữa ăn chúng tôi không nói gì nhiều ngoài việc bàn luận chuyện kinh doanh.”

Quá trình học tập mang lại cho Richard khả năng độc lập và sự bền bỉ. Trên thực tế ngay từ khi Richard 13 tuổi, Lý Gia Thành đã gửi con trai mình đến một trường dự bị đại học ở Menlo Park, California. Vì trường này chỉ phục vụ sinh viên vào ban ngày cho nên các cô bé, cậu bé phải sống trong các căn hộ cho thuê mà không có người hầu và người nấu ăn. Richard nhớ lại những ngày học dự bị đại học: “Nó quả là địa ngục. Tiếng Anh của tôi không tốt lắm. Đó là một tuần trước khi tôi bắt đầu học rán

trứng. Tôi nhanh chóng biết về chương trình Swanson và Le Menu. Hãy tin tôi biết từng loại gia vị của một bữa tối trên truyền hình. Tôi không mấy hạnh phúc. Thậm chí, dù không có một đầu bếp người Trung Quốc nào và ai đó chỉ đường thì Richard vẫn vượt qua được. Đó là kiểu của California và là kiểu của một trường trung học danh tiếng.” Sau đó, khi chuyển đến Đại học Stanford, Richard đã cảm thấy thoải mái hơn vì ở đây anh được gặp gỡ rất nhiều sinh viên châu Á.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Stanford với tấm bằng kỹ sư công nghệ thông tin và kinh tế học, rồi vừa theo đuổi việc học ở trường Đại học Harvard và trường Kinh doanh London, Richard chuyển đến Toronto và làm việc với tư cách chủ ngân hàng đầu tư với Tập đoàn Đầu tư Gordon. Richard làm việc ở đó ba năm và đã trở thành vị chủ tịch hội đồng quản trị trẻ nhất, đối tác trẻ nhất của bất kỳ ngân hàng đầu tư nào tại Toronto.

Sau đó, Lý Gia Thành gọi Richard về nước. Ông muốn Richard trở lại Hồng Kông làm việc cho mình. Richard nhớ lại sự việc này diễn ra vào tháng 1 năm 1990: “Cha tôi kéo tôi từ Toronto về và nói rằng tôi nên kiếm một tháng lương cao cuối cùng tại Toronto vì chính sách tiền lương của ông chỉ trả cho tôi 10% số tiền lương mà tôi nhận được ở tháng cuối cùng”. Lý Gia Thành cũng muốn Richard tìm kiếm một thương vụ tại Mỹ. Một đối tác sẵn có chính là công ty của Richard – Tập đoàn Đầu tư Gordon. Dù Richard đã trở lại Hồng Kông với tư cách giám đốc điều hành Ủy ban Quản lý quỹ hợp tác của Hòa Ký Hoàng Phố, quỹ nắm giữ 2,3 triệu đô-la Hồng Kông của các vụ đầu tư trong đế chế đồ sộ của Lý Gia Thành thì Richard vẫn có những mối liên hệ khăng khít với Tập đoàn Đầu tư Gordon. Bản thân Lý Gia Thành cũng vậy. Công ty Hòa Ký Hoàng Phố của ông chiếm 5% số cổ phần trong ngôi nhà đầu tư trong khi ngân hàng CIBC chiếm 26% số cổ phần. Như vậy, với kinh nghiệm và độ thông minh đáng tin cậy của Richard về Tập đoàn Đầu tư Gordon tại các văn phòng của tập đoàn này ở Toronto và New York thì gia đình họ Lý về căn bản có thể tiến hành đầu tư vào Mỹ.

Đến tháng 7 năm 1990, Lý Gia Thành và Tập đoàn Đầu tư Gordon hợp tác với nhau trong một thương vụ. Đó là một vụ giao dịch để điều hành một công ty mua bán cổ phiếu có tên là Gordon America L.P. Tập đoàn Đầu tư Gordon và đế chế của Lý Gia Thành mỗi bên nắm giữ 50% số cổ phần. Đặc biệt, công ty đã mua một lượng cổ phiếu trị giá 3 triệu đô-la Mỹ từ Hiệp hội Tiết kiệm và Cho vay California Columbia ở Beverly Hills, California. Đây là một trong những công ty tiết kiệm và cho vay lớn nhất và thu nhiều lợi nhuận nhất tại Mỹ. Lý Gia Thành và Tập đoàn Đầu tư Gordon, mỗi bên sẽ chịu 150 triệu đô-la Mỹ trong khi cấp một số vốn tương đương trị giá 2,7 triệu đô-la Mỹ dưới dạng một khoản vay 10 năm từ Columbia. Về 50% số cổ phần của Lý Gia Thành, 40% trong số này sẽ thuộc sở hữu của Trường Giang Thực Nghiệp, 40% sẽ thuộc sở hữu của Hòa Ký Hoàng Phố và 20% còn lại (tương đương 10% số cổ

phần của toàn bộ vụ mua bán) sẽ thuộc sở hữu của Lý Gia Thành. Đó là bước đi quan trọng đầu tiên của Lý Gia Thành trên đất nước được mệnh danh là quốc gia giàu có nhất thế giới – một bước tiến tự nhiên cho bất kỳ một ông trùm tư bản nào. Ngoài việc tạo cơ hội để chuyển một vài dự án đầu tư ra khỏi Hồng Kông, thỏa thuận của Columbia cũng tạo những cơ hội tiềm năng cho Lý Gia Thành và các công ty đầu tư thương mại về bất động sản và năng lượng của Lý Gia Thành tiếp xúc với hơn 300 doanh nghiệp hàng đầu tại Mỹ đang cần vay vốn, đặc biệt là nguồn vốn từ quỹ California Columbia. Đó là những công ty tên tuổi như RJR Nabisco, Công ty truyền thông McCaw Cellular, Pacific Lumber và Wickes.

Richard Lý đặc biệt say mê vụ kinh doanh đầy mạo hiểm này: “Chúng tôi thấy rằng việc đầu tư lần này mở ra cánh cửa để đầu tư vào Mỹ cũng như tiếp cận nhiều hơn với các cơ hội đầu tư”. Simon Murray cũng đồng tình với cách nhìn nhận của Richard: “Yếu tố lớn nhất trong vụ thỏa thuận lần này là nó sẽ cho chúng tôi kim chỉ nam trong việc đầu tư vào Mỹ. Chúng tôi muốn có chỗ đứng tại Mỹ nhưng còn có những luật khác trong cuộc chơi đó. Nhưng chúng tôi là những người đi sau. Một vài người nói rằng có một anh chàng tên là Lý Gia Thành ở Hồng Kông. Anh ta sẽ mua bất kỳ thứ gì. Chúng tôi luôn tìm cách thực hiện các vụ mua bán, thỏa thuận và mong rằng trong vụ giao dịch lần này chúng tôi sẽ làm được điều đó.”

Tất nhiên bộ đôi Lý Gia Thành – Gordon không phải là những người duy nhất đang tìm kiếm các cổ phiếu của Columbia. Trên thực tế, một vài nhà đầu tư khác như các tơ-rớt ngân hàng, Broad Incorporated (một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính có trụ sở ở Los Angeles), nhà tài chính Carl C. Icahn, gia đình tỷ phú người Chicago Pritzker, Tập đoàn Loews, Lancer Group (một công ty đầu tư mới nổi ở New York), cũng như các đại gia của Citicorp, Salomon Brothers và Odyssey Partners đang giành giật từng cổ phiếu. Tuy nhiên, Columbia vẫn chú ý đến các điều khoản mà Lý Gia Thành – Gordon đưa ra trong thỏa thuận, rằng 90% số vốn sẽ đầu tư vào một nguồn không cầu viện đảm bảo cho đối tác có thể tồn tại trong trường hợp thiệt hại quá 10% số tiền mặt phải trả. Điều này buộc Columbia phải thu hồi các cổ phiếu. Đối với Lý Gia Thành thì vấn đề càng quan trọng hơn bởi việc ký kết hợp đồng này là một bằng chứng chứng tỏ ông có thể đương đầu với những tay chơi đáng nể ở Mỹ. Rằng ông, một người không mấy nổi tiếng tại Mỹ bất ngờ thu hút sự chú ý của giới thương nhân khi đã cố gắng đảm bảo sự tín nhiệm của Columbia. Liên hiệp Mỹ giờ đang chú ý đến một cựu thương nhân buôn hoa nhựa.

Dù nhiều người có cảm tình với Lý Gia Thành và tập đoàn của ông nhưng cũng có không ít phản ứng trước hợp đồng này. Marc Faber, một chuyên gia phân tích đầu tư làm việc cho tổ chuyên trách về Hồng Kông tại Công ty Liên doanh Drexel Burnham Lambert (công ty đã thuê Michael Milken – người đã bán các cổ phiếu cho Columbia) nhận xét: “Họ rất thông thạo mọi việc nhưng họ biết những gì trong việc quản lý một

danh mục các cổ phiếu đầu tư?” Steven So làm việc cho Công ty Jardine Fleming đưa ra những nhận định của mình: “Tôi cho rằng họ nên tiếp tục kinh doanh ở Hồng Kông nơi họ có rất nhiều kinh nghiệm.” Một chuyên gia phân tích không mấy tên tuổi ở phố Wall cho hay: “Đó là một cơ hội tốt nhưng nó sẽ đòi hỏi nỗ lực rất lớn. Có rất nhiều khóa đào tạo đầy khó khăn, các vụ phá sản ngân hàng và những cuộc đàm phán liên quan đến chứng khoán đang chờ đón họ.”

Hợp đồng cổ phiếu với Columbia sẽ chứng tỏ rằng đôi khi một hợp đồng nào đó của Lý Gia Thành có thể mang lại lợi nhuận mà cũng có thể chẳng mang lại điều gì tốt đẹp. Một tháng sau, các bên tham gia chính thức ký hợp đồng và Richard Lý bày tỏ một cách sâu sắc mối quan tâm tới nền kinh tế Mỹ. Đặc biệt, Richard thể hiện mối lo lắng của mình với giá dầu mỏ ngày càng tăng cao – yếu tố có thể làm suy yếu nền kinh tế. Việc duy trì các giao dịch kinh tế này sẽ cản trở các công ty bảo hiểm trong việc chi trả các khoản nợ của họ khi lãi suất tăng từ 14% lên 16%. Richard nhấn mạnh thêm: “Chúng tôi đang rất lưu ý đến vấn đề này. Chúng tôi biết sự lựa chọn của mình và sẽ khai thác chúng nếu cần. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào viễn cảnh chung của nền kinh tế và mức độ ảnh hưởng khác nhau tới các nền công nghiệp. Dựa vào tình hình hiện nay thì mọi việc rồi cũng sẽ ổn nhưng còn rất nhiều điều sẽ xảy ra trong 30 ngày tiếp theo.”

Và đúng là đã có rất nhiều sự kiện xảy ra trong 30 ngày tiếp theo đó. Các quan chức liên bang vô cùng lo ngại về những điều khoản cho vay mà Lý Gia Thành đã có thể khai thác trong vụ mua bán với Columbia. Họ đặc biệt quan tâm khi biết Columbia đang bỏ lỡ một thỏa thuận tốt nhất, vì Columbia đã chấp nhận cung cấp tài chính cho việc buôn bán trong vòng mười năm, các nhà chức trách ngờ rằng Columbia có thể đang đe dọa luật cứu trợ tài chính một cách tằn tiện năm 1989 – yêu cầu các công ty tài chính tiết kiệm và cho vay đến năm 1994 phải tự từ bỏ các cổ phiếu. Trong trường hợp đó, thương vụ này sẽ không thể thực hiện được. Vào ngày 10 tháng 9 năm 1990, Timothy Ryan, Giám đốc của Văn phòng Giám sát tiết kiệm tại Washingon, đã đưa ra lời phán quyết, trong đó ông phủ quyết vụ mua bán của Lý Gia Thành – Gordon với Công ty Tiết kiệm và Cho vay Columbia. Hơn nữa, ông còn đưa ra một tuyên bố từ văn phòng của mình: “Tất cả các gói thầu tiền mặt không bị nài ép… chính phủ không có lợi nếu trái phiếu có thể phục hồi giá trị.”

Thậm chí, trước khi các nhà chức trách vào cuộc thì John Mulcahy, làm việc cho Tập đoàn Peregrine Brokerage đã nhận định rằng vụ mua bán có thể thất bại. Tất nhiên, thông tin về việc Washington sẽ đứng ra can thiệp đã được hội đồng của Lý Gia Thành biết rõ trước ngày 10 tháng 9. Mulcahy cho rằng, nếu vụ mua bán diễn ra một cách chậm rãi hơn thì các công ty của Lý Gia Thành sẽ giảm được thiệt hại. Mulcahy đặc biệt nhấn mạnh: “Tôi hoàn toàn thẳng thắn khi cố tìm kiếm một sự khuây khỏa. Có nhiều con đường để học tập Mỹ hơn là theo cách này. Có nhiều mạo hiểm gắn với

vụ đầu tư này và cổ phiếu không phải là một cái gì đó mà ai cũng có thể đầu tư ở một khối liên kết Hồng Kông.”

Nếu quả thực có những con đường khác để học cách kinh doanh tại Mỹ ngoài cách dấn sâu vào mua bán cổ phiếu thì chắc chắn thị trường bất động sản là lựa chọn thích hợp dành cho một trùm bất động sản đầy danh tiếng như Lý Gia Thành. Thực tế là, chẳng bao lâu sau thất bại trong vụ giao dịch với Tập đoàn Tiết kiệm và Cho vay Columbia vào năm 1990, Lý Gia Thành tiếp tục xúc tiến một dự án tài chính bất động sản. Trong dự án tiếp theo này, Lý Gia Thành sẽ để Victor, con trai cả của mình trực tiếp thực hiện.

Một lần nữa cổ phiếu lại là trọng tâm của vụ thương thảo. Thành phần tham gia chủ yếu là Công ty Tiết kiệm và Cho vay CalFed đóng tại Los Angeles và một phần là bất động sản đang bỏ lửng tại số 60 phố Broad, Manhattan, New York – một trong những trụ sở chính của Drexel Burnham Lambert Incorporated, một ngân hàng gần đây đã bị phá sản.

Tòa nhà rộng 90.000 m2 mà CalFed giữ văn tự thế chấp hóa ra lại thuộc quyền sở hữu của một trong những trùm bất động sản lớn nhất thế giới có trụ sở chính tại Toronto – Tập đoàn Phát triển Olympia & York thuộc sở hữu của anh em nhà Reichmann. Olympia & York đã làm ăn thất bại trong một khu vực thị trường chậm phát triển – điều khiến cho một dự án khổng lồ mang tên là Canary Wharf (Bến cảng Canary) tại London bị thất thoát vốn, nó không giúp giải quyết được vấn đề vì văn tự thế chấp bảy năm của CalFed trị giá 160 triệu đô-la Mỹ trong khi tại thời điểm này giá trị cao nhất của tòa nhà chỉ còn 70 triệu đô-la Mỹ. Đó là chưa kể đến 30% giá trị giảm đi do trong thời gian tòa nhà bị niêm phong khi Ngân hàng Drexel Burnham Lambert Incorporated phá sản và trong thời kỳ chiến tranh tòa nhà bị tàn phá bởi chất amiăng.

Nhà Reichmann cần thoát khỏi sự khủng hoảng và trì trệ đó. Công ty Banque Indosuez của Pháp và Jeffrey H. Lyndford làm việc cho Công ty Bất động sản California Wellsford đã sắp xếp cuộc đàm phán về CalFed, giữa Paul Reichmann và Lý Gia Thành. Hai người đàn ông này đã biết nhau từ khi còn là thành viên hội đồng quản trị của Ngân hàng Thương mại Canadian Imperial (CIBC). Tháng 10 năm 1991, các bên đồng ý ký kết bản hợp đồng. Thông qua một chi nhánh có tên là Concord Property & Finance Group, Hòa Ký Hoàng Phố sẽ sở hữu 49% tòa nhà 39 tầng với trị giá 57,5 triệu đô-la Mỹ và sẽ bỏ ra một khoản tiền 60 triệu đô-la Mỹ để sửa sang tòa nhà. Từ thời điểm này trở đi, Olympia & York sẽ phải trả nợ cho tập đoàn của Lý.

Cần lưu ý đến một điều hiển nhiên là nhà Reichmann cần được cứu ra khỏi tình trạng khó khăn. Victor Lý không có gì để phát biểu ngoại trừ việc tán dương Paul Reichmann: “Paul Reichmann là một người bạn tốt. Trước vụ này, chúng tôi đã biết ông ấy ít nhất là năm, sáu năm. Gần đây chúng tôi thường xuyên trò chuyện. Tôi đang

tìm kiếm sự trợ giúp từ hai phía. Nếu tôi hiểu bạn hơn, nếu chúng ta hiểu rõ phong cách làm việc của nhau thì càng dễ dàng hợp tác kinh doanh.”

Mặc dù vậy, không thể phủ nhận mối quan hệ hợp tác Reichmann – Lý đóng vai trò quan trọng đối với việc thiếu tiền của Tập đoàn Phát triển Olympia & York. Một lời phát biểu phát đi New York của Olympia & York đã đánh giá cao vụ giao dịch này khi nó “đánh dấu một liên minh quan trọng mang tính chất chiến lược giữa hai dòng họ kinh doanh bất động sản danh giá nhất trên thế giới”. Một nguồn đáng tin cậy của Reichmann cho biết: “Thị trường bất động sản trong tình trạng suy thoái hiện tại biểu hiện nhiều cơ hội khác thường. Olympia & York sẽ thành lập liên minh với một nhóm nhỏ các đối tác đã được lựa chọn”. Đáng buồn thay, những liên minh mà Olympia & York sẽ thành lập trong vòng sáu tháng tới thì cũng không đủ mạnh để ngăn việc phá sản của nhà Reichmann.

Khi Lý Gia Thành nhận thấy khả năng Olympia & York phá sản ngày càng rõ ràng, ông cảm thấy bị sỉ nhục. Khi thực hiện giao dịch này, Lý Gia Thành tin rằng Olympia

& York có nhiều khả năng thanh toán khoản nợ. Quan trọng hơn, Lý Gia Thành đang lo ngại cho con trai của mình. Với vụ làm ăn này, giao dịch quan trọng đầu tiên mà Victor thực hiện đang đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn, Victor sẽ mất mặt trước công chúng. Vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn khi một chi nhánh của Olympia & York không có khả năng trả lãi hàng tháng cho các khoản nợ. Lý Gia Thành quyết định can thiệp.

Nếu Lý muốn, ông có thể nhờ tòa án can thiệp vào chuyện tiền nong này, đây có thể là một bước đi khiến một chi nhánh của Olympia & York phải tuyên bố phá sản. Trên thực tế, với số cổ phần 10% tại Ngân hàng CIBC và một ghế trong Tập đoàn Ngân hàng Thượng Hải-Hồng Kông, Lý Gia Thành có thể gây khó khăn cho anh em nhà Reichmann dù tại thời điểm năm 1992, Ngân hàng CIBC là nhà cho vay lớn nhất của Olympia & York và Ngân hàng Hồng Kông là chủ nợ lớn nhất của tập đoàn này.

Để giải thích cho khả năng thanh toán ngày càng khó khăn của chi nhánh đặt tại New York của Olympia & York, John Zuccotti – người đứng đầu chi nhánh – đã bay tới Hồng Kông với một cộng sự tên là Meyer Frucher. Họ cố gắng giải thích cho “Mr. Money” lý do tại sao Olympia & York lại chậm trễ trong việc trả lãi hàng tháng. Tại cuộc gặp, Frucher cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng đưa ra thỏa hiệp với ngài Lý và chúng tôi luôn hy vọng có thể đạt được các thỏa hiệp đó.”

Vài tháng sau đó, hai bên đã có một vài thỏa hiệp. Công ty Cổ phần Dragon của Lý Gia Thành sẽ mua 51% tòa tháp văn phòng Manhattan với giá 20 triệu đô-la Mỹ. Olympia & York chấp nhận các văn tự cầm cố của tòa nhà trị giá 50 triệu đô-la Mỹ giờ chỉ còn trị giá đúng 20 triệu đô-la Mỹ. Số tiền 30 triệu đô-la Mỹ còn lại Công ty Cổ phần Dragon sẽ giữ lại như một phần tiền bảo hiểm trong trường hợp anh em nhà

Reichmann phá sản. Hơn nữa, Công ty Cổ phần Dragon sẽ đứng ra chi trả cho các khoản thuế của thành phố, ước tính khoảng 2,8 triệu đô-la Mỹ. Lý giải cho vụ giao dịch này, Frank Sixt, đại diện Công ty Cổ phần Dragon, cho biết: “Việc tiếp quản toàn bộ tòa nhà Manhattan là để bảo vệ tài sản của chúng tôi dưới hình thức bất động sản, đặc biệt là khi việc phá sản có thể ảnh hưởng đến văn phòng tại New York của Olympia & York”.

Đối với Lý Gia Thành, dù nản lòng trước tình trạng suy thoái kinh tế đầu những năm 90 của thế kỷ XX, ông vẫn rất lạc quan về triển vọng đầu tư vào Mỹ. Lý Gia Thành cho biết: “Chúng tôi mong muốn đầu tư nhiều hơn vào Mỹ. Mỹ là nơi mang đến những cơ hội tài chính lớn nhất trên thế giới.” Tuy nhiên, cho đến khi luồng gió cơ hội này đến thì vụ mua bán tòa nhà văn phòng Manhattan sẽ là sự thâm nhập cuối cùng của Lý Gia Thành vào thành phố New York.

Dù không mấy thành công trong các thương vụ tại Mỹ, Lý vẫn còn một vài công việc kinh doanh dự định tiến hành tại khu vực Bắc Mỹ. Sau thương vụ Husky Oil năm 1987, công ty này tiếp tục là một tay chơi có tầm ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực khí đốt và dầu mỏ tại Canada.

Năm 1989, dưới sự điều hành của Lý Gia Thành, công ty đã sản xuất tổng trung bình hàng ngày là 53 nghìn thùng chất lỏng, tăng 5 nghìn thùng so với năm trước đó và tăng 11 nghìn thùng so với năm 1987. Trong khi giá trung bình một thùng khí thiên nhiên vào năm 1989 thấp hơn 3% so với năm trước thì giá trung bình của một thùng dầu nặng giữ ở mức 20,25 nhân dân tệ – cao hơn so với giá trung bình năm 1988 là 38%. Đối với việc sản xuất khí thiên nhiên, năm 1989 mỗi ngày Husky Oil sản xuất được khoảng 6.626 triệu m¬3, tăng gần gấp đôi mức sản xuất của năm trước đó, mức tăng biểu thị vụ mua bán của Husky Oil tại Canterra hồi tháng 9 năm 1988. Tóm lại, với tổng doanh thu năm 1989 là 801 triệu nhân dân tệ, Husky đang làm ăn sinh lời và góp vào quỹ của công ty mẹ – Tập đoàn Nova một khoản trị giá 25 triệu nhân dân tệ. Tiền lãi mà Husky Oil kiếm được trong năm 1989 là 24 triệu nhân dân tệ.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 1989-1991, Husky Oil cũng phải trải qua giai đoạn lợi nhuận thấp. Trong khi Husky Oil đã có những đóng góp quan trọng cho Trường Giang Thực Nghiệp thì đối với Lý Gia Thành, nó vẫn còn một vài tiềm năng có thể thu nguồn lợi nhuận khổng lồ trong lĩnh vực kinh doanh năng lượng. Trên thực tế, Lý Gia Thành không chỉ chi 300 triệu nhân dân tệ nhằm tăng số cổ phần của mình lên 1,3 tỷ nhân dân tệ trong các công ty sản xuất dầu nặng uy tín ở các dự án đầu tư vào khí thiên nhiên tại Lloydminster, Saskatchewan và Caroline thuộc khu vực phía bắc Alberta mà ông còn sẵn sàng mua lại 43% số cổ phần còn lại của Tập đoàn Nova với giá 325 triệu nhân dân tệ.

Chỉ còn một trở ngại cuối cùng. Theo luật pháp Canada, một nhà đầu tư nước ngoài

không được phép sở hữu một lượng cổ phần lớn trong một công ty năng lượng tại đất nước này. Nhưng đây không phải là một đề xuất mua bán thông thường. Về cơ bản, Lý Gia Thành đang đứng ra bảo lãnh cho Tập đoàn Nova. Theo Ottawa, đó chỉ như một kiểu giao dịch, gọi là ngoại lệ hay một kiểu lách luật. Trong trường hợp này Lý Gia Thành có thể sở hữu Husky Oil. Đối với Lý, quyết định của Ottawa biểu hiện một nước cờ quan trọng trong việc chào đón ông – một người nước ngoài trở thành một trong những doanh nhân quyền lực nhất trong giới doanh nhân Canada. Niềm hân hoan của Lý Gia Thành như là một cử chỉ chấp nhận cũng giống tâm trạng cách đây hai năm trường Đại học Calgary trao tặng ông danh hiệu tiến sĩ luật học danh dự. Sau này, khi giải thích về lòng yêu mến dành cho Canada, Lý Gia Thành có nói rằng Canada không chỉ chào đón những người giàu có, mà đất nước này còn chào đón các giáo sư, thậm chí cả các y tá và thư ký. Ít nhất là trong vụ mua bán Husky Oil, Canada đã chào đón một nhà đầu tư giàu có.

Cuối cùng Husky cũng đưa ra báo cáo tài chính trong sáu tháng của năm 1992 với một khoản lỗ 12 triệu nhân dân tệ. Báo cáo này cho thấy giá trị tài sản kê khai trong một hợp đồng mua bán hóa chất trị giá 435 triệu nhân dân tệ của Husky với Tập đoàn Năng lượng và Hóa chất Polysar năm 1989. Thêm một khoản 65 triệu nhân dân tệ đầu tư vào Công ty Polypropylene Mỹ của Nova và vào một chi nhánh khí gas và dầu mỏ hoạt động ngoài Calgary là Công ty Liên doanh Tài nguyên Nocalta, Husky dự định phát hành một loạt cổ phiếu mới trị giá 673 triệu nhân dân tệ.

Năm 1992, Lý Gia Thành thông báo với Thủ tướng Alberta là Ralph Klein rằng Husky Oil có thể thu nhiều lợi nhuận hơn với những bản hợp đồng mới ký này. Thực tế, Ralph Klein đánh giá cao Lý Gia Thành đến mức ông mong muốn mình có thể đưa ra lời mời đối với những nhà đầu tư Hồng Kông để họ có cái nhìn gần gũi hơn đối với thành phố của mình. Chỉ trích Ontario về việc đóng cửa văn phòng tại Hồng Kông, Klein phát biểu tại một cuộc họp báo: “Alberta không có dự định làm nhơ danh tiếng của mình tại châu Á bằng việc đóng cửa các văn phòng. Tại thời điểm Canada cần tăng các thương vụ quốc tế tôi tin rằng bạn không thể tăng doanh thu nếu cắt giảm sức bán. Rõ ràng là các công ty tại Alberta sẽ được ưu đãi. Chúng tôi sẽ trở về Canada và công bố điều đó một cách mạnh mẽ.”

Lý Gia Thành cảm thấy lo lắng về việc đầu tư của cải vào Canada khi Klein hào hứng với việc thành phố của ông có thể kiếm tiền từ thương gia người Hồng Kông này. Trở lại những ngày Lý Gia Thành đầu tư vào bất động sản ở British Columbia năm 1968, lúc đó Lý luôn cảm thấy hứng thú với các vụ đầu tư. Với các khách sạn tại Ontario, bất động sản tại Vancouver, các vụ đầu tư vào khí đốt và dầu mỏ tại Alberta, Lý Gia Thành thật sự trở thành một tay chơi trong nền kinh tế Canada. Các khu vực tại Tây Canada thậm chí còn là những mắt xích quan trọng trong các dự án của Lý Gia Thành tại Singapore, Trung Quốc và Hồng Kông. Ông nói: “Tôi yêu tất cả những gì

thuộc về Canada. Các nhà đầu tư có những lý do của riêng mình trong việc lựa chọn địa điểm kinh doanh, có thể là kinh doanh năng lượng tại Calgary, kinh doanh tài chính ở Toronto, cơ hội và lối sống tại Vancouver.”

Đến năm 1995, giai đoạn xây dựng dự án Pacific Place của Lý Gia Thành tại Vancouver đang trong tiến trình thực hiện. Để hỗ trợ sự phát triển trong quá trình điều hành Pacific Place, Lý Gia Thành một mặt đề ra chính sách tài chính hợp lý, mặt khác cố gắng cung cấp tài chính cho Concord Pacific với một khoản tiền trị giá 150 triệu nhân dân tệ. Một khoản tiền khác trị giá 14 triệu nhân dân tệ do Câu lạc bộ Hoc-kây Vancouver Canucks tài trợ cho việc xây dựng một sân vận động mới mang tên GM Place trên 2 hecta của mảnh đất Expo ’86. Đó sẽ là sân vận động dành cho các trận hoc-kây và các trận bóng rổ trong tương lai. Tiếp theo, Lý Gia Thành quyết định đầu tư vào các dự án giải trí như nhà hát Phantom và yêu cầu sở hữu một phần cổ phần tối thiểu trong một công ty thương mại nhà nước đang giám sát và quản lý công viên lớn nhất Canada.

Mặc dù vậy, giao dịch lớn nhất của Lý Gia Thành ở bờ Đại Tây Dương vẫn là Pacific Place. Đến năm 2003 dự án lớn này sẽ khai trương với số vốn lên đến 3 tỷ nhân dân tệ, gồm 66 giám đốc quản lý dự án và giám sát quá trình xây dựng với số tiền chi trả 300 triệu nhân dân tệ mỗi năm. Tham gia dự án có tới 500 công nhân người Canada, gần một nửa trong số đó thuộc công đoàn và 40% trong số họ là cư dân không thuộc British Columbia đang làm việc tại khu vực này. Theo đánh giá của Concord Pacific, đến năm 2003 dự án cần đến 28 nghìn người trong những năm thực hiện dự án. Không nghi ngờ gì nữa, đây là dự án lớn nhất từ trước đến nay ở Canada.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.