Mật Mã Do Thái

Lời mở đầu



Người ta luôn tin rằng “Lời tiên tri” trong Kinh Thánh là một sức mạnh tội ác của bóng tối, và cho đến cuối những năm 1930, niềm tin này mới được tháo gỡ ở châu Âu. Một kẻ độc tài người Đức tên là Adolf Hitler đã đưa ra

“giải pháp” cho các vấn đề của thế giới bằng cách lập kế hoạch mà các sử gia sau này đã xác định đó là kế hoạch tàn sát người Do Thái của Đức quốc xã. Với người Do Thái, đặc biệt là những người Do Thái ở châu Âu, từ Đức quốc xã (Nazi) mang hình ảnh buồn rầu của cái chết và đó là nơi các gia đình Do Thái đi chuyến đi cuối cùng trong cuộc đời. Đó là nơi mà trạng thái thể chất của người Do Thái tồn tại chỉ còn da bọc xương. Giống như những con cừu chuẩn bị chịu chết, nhiều người bị đưa đến phòng hơi ngạt được tạo ra giống những phòng tắm. Với Hitler, tất cả mọi vấn đề trên thế giới đều có nguồn gốc từ Do Thái và do người Do Thái gây nên. Theo tờ Miami Daily News, người Mỹ không tin vào lời nói xảo quyệt này. Tờ báo này đã đưa ra một thông điệp sắc bén đến những thành viên của Đức quốc xã:

Một thành viên của Đức quốc xã mắc bệnh giang mai và họ không cho phép mình điều trị bằng cách sử dụng thuốc Salvarsan vì đó là thuốc do Ehrlich người Do Thái khám phá ra. Thậm chí họ cũng không cố gắng tìm kiếm cách chữa bệnh vì phương pháp chẩn đoán bệnh giang mai được sử dụng cũng là phát kiến của người Do Thái… Hay một thành viên của Đức quốc xã mắc bệnh tim thì họ cũng không sử dụng lá mao địa hoàng để điều trị. Vì loại lá này do Ludwig Trabo người Do Thái phát hiện và phát triển để điều trị bệnh tim. Hay người bị mắc bệnh sốt Rickettsia cũng nhất quyết không điều trị, vì họ sẽ phải dùng phương pháp điều trị mà Widall và Weill, người Do Thái phát kiến ra. Nếu có người mắc bệnh tiểu đường, họ cũng không sử dụng insulin để điều trị, vì đó cũng là kết quả nghiên cứu của Minkowsky là người Do Thái. Hay khi họ mắc chứng đau đầu, họ cũng tránh xa bột ovarmidon và antipyrin, vì đó cũng là phát kiến của Spiro và Eiloge là người Do Thái. Những người bài trừ Do Thái mắc chứng co giật thường phải cố gắng chịu đựng và không điều trị theo phương pháp sử dụng chloral hydrate vì đó cũng là phát kiến của Oscar Leibreach là người Do Thái…”

Đến năm 1948, trên toàn thế giới có khoảng 6 triệu người Do Thái trong đó có 1.5 triệu trẻ em vô tội bị thiệt mạng trong “Giải pháp cuối cùng” của Đức quốc xã. Những gì còn sót lại sau cuộc tàn sát người Do Thái chỉ là những ngôi nhà cố định, nếu còn những tài sản giá trị, những bức tranh cổ xưa, vàng, bạc, châu báu, tất cả đều bị quân của Hitler chiếm hết. Lúc đó, trong lòng những người Do Thái còn sống sót lóe lên một tia hi vọng – quê hương Palestine. Và rồi, nửa đêm ngày 14 tháng 5 năm 1948, tại vùng đất ủy nhiệm của Anh tại Palestine, một dân tộc Do Thái với tên Israel đã được phục hồi từ những sụp đổ và suy tàn của lịch sử.

Có một câu chuyện khá nổi tiếng khi Hoàng đế người Đức hỏi Bismarck rằng: “Ngươi có thể chứng minh là tồn tại Thiên Chúa không?”

Bismarck đã trả lời: “Thưa Đức vua, đó là Do Thái”.

Người Do Thái chỉ chiếm chưa đến 1% dân số thế giới, nhưng 176 người đoạt giải Nobel lại là người Do Thái. 25% các tổ chức nhận giải thưởng Nobel Hòa bình đều do người Do Thái thành lập hoặc đồng sáng lập. Trong khi ở Mỹ có khoảng 67% học sinh tốt nghiệp cấp ba vào được đại học, thì người Do Thái lại có đến 80% học sinh vào được đại học, trong đó có 23% vào được trường Ivy League – một nhóm trường đại học danh giá của Mỹ. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng người Do Thái gốc Đức và Bắc Âu rất thông minh với chỉ số IQ từ 117 đến 125, cao hơn 12 – 15 điểm so với nhóm không phải Do Thái. Nhóm người Mỹ gốc Israel được xem là nhóm “có khả năng cao hơn 7 lần các nhóm khác về nguồn thu nhập và có tỉ lệ thấp nhất về sự phụ thuộc vào sự giúp đỡ của xã hội”.

Có nhiều người xác định hiện tượng phi thường này là do yếu tố thiên tài, còn một số khác thì cho rằng đó là do yếu tố thành công bí mật ẩn chứa trong văn hóa Do Thái đã thúc đẩy họ thành công đến như vậy. Theo khía cạnh tâm linh, Mục sư Moses người Do Thái cổ đại đã cho chúng ta Kinh Torah và cho chúng ta những lời tiên tri Do Thái được viết trong Kinh Thánh Cựu Ước. Phần lớn những người viết Kinh Tân Ước, cùng với người sáng lập Kitô giáo đều là những người lớn lên và được giáo dục trong các gia đình Do Thái. Theo lịch sử, người Do Thái vừa là người thành công nhất và cũng là người bị ngược đãi nhiều nhất trong tất cả các nhóm dân tộc trên trái đất. Ngày nay, sự tài năng và chuyên môn kinh doanh của họ đã đưa họ đến những vị trí cao nhất trong cộng đồng kinh doanh toàn cầu. Đó là những luật sư đứng đầu, các bác sĩ tài năng và những nhà lãnh đạo thành công.

Họ chỉ đơn giản là những con người cách đây 1939 năm chưa có quốc gia, không có ngôn ngữ duy nhất hay một thành phố để cầu nguyện. Nhưng ngày nay, họ đã trở lại miền đất tổ tiên của họ (vùng đất Israel), nói ngôn ngữ bản địa của họ (tiếng Hebrew) và cầu nguyện ở thủ đô của họ (Jerusalem). Và theo tôi khả năng duy nhất cho điều này là sự thành công và sinh tồn đã có trong ADN của người Do Thái – và nó bắt đầu từ một người – tổ phụ Abraham.

Sau khi được “người Hebrew báo tin” (St 14,13), ông Abraham cùng với vợ là Sarah và tùy tùng của ông đã rời thành phố Ur đến định cư tại một sa mạc Canaan – vùng đất rộng lớn và hoang vắng. Ông đã tìm tòi, xây dựng một trang trại chăn nuôi lớn, tích lũy nhiều vàng bạc, và cuối cùng đã biến miền đất cằn cỗi thành sa mạc đầy hứa hẹn. Ông đã xây dựng nền hòa bình với các bộ tộc lân cận, vì vậy họ tôn vinh ông như con người của Thiên Chúa (St 20). Và hơn 400 năm sau, con cháu của Abraham đã sinh ra hơn 600.000 người trong thời chiến diễu hành ra khỏi Ai Cập và khôi phục vùng đất Israel mà Thiên Chúa đã hứa con cháu của Abraham sẽ có được (St 15,18).

Miền đất Trung Đông này đã được đặt tên là “Israel”, đó là tên mới mà Thiên Chúa đã tặng cho Jacob, cháu trai của Abraham (St 32,28). Sau khi người Israel rời khỏi Ai Cập, họ đã chuyển đến Miền Đất Hứa và phân chia nơi định cư. Chín và phân nửa bộ tộc sẽ định cư ở miền đất này, còn hai bộ tộc và phân nửa bộ tộc còn lại (Reuben, người Gad, và phân nửa chi phái Manasseh) sẽ đến bờ đông sông Jordan định cư. Người Israel được đánh dấu như dân giao ước của Thiên Chúa, những hướng dẫn cho cuộc sống hàng ngày của họ chính là Kinh Torah. Đây là ngũ kinh đầu tiên trong Kinh Thánh do Moses viết trong suốt 40 năm ở sa mạc. Sự mặc khải thiêng liêng này đã trở thành Điều luật của Thiên Chúa về lề luật đạo đức, xã hội, hiến tế và nghi lễ. Những lề luật này đã tạo nên khuôn mẫu tiêu chuẩn trong cuộc sống và đạo đức của người Do Thái.

Bằng việc vâng theo sách quy tắc nước trời, dân tộc Do Thái đã được hưởng thành công, thịnh vượng và nâng cao sức ảnh hưởng của họ đến các dân tộc cùng các quốc gia lân cận.

Những người đạo Do Thái chính thống được xem như những người Do Thái có nguồn gốc Kinh Torah, những người đã tuân theo Điều luật Torah của Thiên Chúa trong suốt 35 thế kỷ và họ có một cuộc sống, gia đình, sức khỏe dồi dào, đặc biệt là tài chính thịnh vượng. Trong nhiều thế kỷ, những người Kitô giáo không phải người Do Thái đã từ chối hay đơn giản là không học và nghiên cứu những ứng dụng thực tiễn quan trọng của Điều luật Torah. Trong Điều luật Torah có nhiều điều vẫn có ý nghĩa quan trọng với thời đại của chúng ta, như tầm quan trọng trong việc nghỉ ngơi một tuần một ngày, tầm quan trọng của ăn uống đúng cách các loại thực phẩm, tiêu chuẩn đạo đức của lời chúc lành, và những giai đoạn cuộc sống trong nuôi dạy con cái. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu các điều luật này để hiểu được tại sao người Do Thái lại tạo nên một gia đình vững chắc, một cuộc sống hạnh phúc bền lâu và thịnh vượng.

Đã có rất nhiều cuốn sách viết về sự thịnh vượng của người Do Thái và lý do người Do Thái thành công, nhưng lại rất ít cuốn sách viết về ý nghĩa của Kinh Torah và giao ước cội nguồn cho tất cả những lời chúc phúc của Do Thái. Mục đích của cuốn Mật mã Do Thái này là để tìm ra những bí mật nhằm khám phá và giải mã bộ Kinh Torah, Giao ước Abraham và lời mặc khải thiêng liêng trong Cựu Ước đã tạo nên cách sống và suy nghĩ của người Do Thái, làm cho dân Do Thái trở thành người không thể gục ngã và là một dân tộc được chúc phúc.

Những người Do Thái chính thống đều hiểu hết lề luật của Thiên Chúa, còn người Kitô giáo thì hiểu được hồng ân của Thiên Chúa. Cả người Do Thái và Kitô giáo đều nhận thức và biết được sách cùng Kinh Thánh giao ước của Đấng Cứu Thế. Những vị giáo trưởng có một nguồn tri thức đáng ngạc nhiên về tiên tri và Kinh Torah mà người Kitô giáo gọi đó là Cựu Ước còn người Do Thái gọi đó là sách thánh Do Thái Tanakh. Với người Kitô giáo, họ hiểu và xem sách Tân Ước có 27 cuốn. Bằng cách kết hợp những nguồn kiến thức và xây dựng cầu nối của sự hiểu biết, người Kitô giáo sẽ hiểu được bí mật của Kinh Torah và người Do Thái sẽ hiểu được giao ước tha tội mà Chúa Giêsu đã thiết lập và giảng dạy trong niềm tin của người Kitô giáo.

Tôi mong muốn rằng khám phá 9 bí mật Do Thái này sẽ hé lộ cái nhìn mới mẻ và sự soi sáng giúp khai sáng cho các tín hữu không phải Do Thái hiểu được những mặc khải thiêng liêng mà Chúa đã ban cho dân Do Thái. Cuốn sách sẽ bao gồm rất nhiều khía cạnh trong Luật Torah có thể cung cấp cho chúng ta những hướng dẫn quan trọng trong cuộc sống thường ngày, trong đó có chìa khóa cho sự thịnh vượng, sức khỏe, hay chúc tụng những giai đoạn của cuộc sống, và nuôi dạy con cái thành tài. Hãy cùng nhau khám phá và giải mã những điều luật này nhé!

– Perry Stone

GHI CHÚ CHO NGƯỜI ĐỌC:

Cuốn sách này có sử dụng hai thuật ngữ là Do Thái và Hebraic. Tôi sử dụng từ Do Thái ở thời hiện tại để ám chỉ hậu duệ của Abraham từ một gia đình Do Thái hay một người có mẹ là người Do Thái. Còn từ Hebrew được sử dụng để ám chỉ các giáo trưởng đầu tiên của niềm tin Do Thái và từ Hebraic liên quan đến phong tục, truyền thống và văn hóa của người Israel và người Do Thái đầu tiên. Đạo Do Thái được xác định như là văn hóa và tôn giáo của người Do Thái.

Tôi sẽ không làm theo người Do Thái là viết tên Thiên Chúa là G-d vì điều này thường gây nhầm lẫn cho tín hữu không phải Do Thái. Ngoài ra tôi cũng sử dụng B.C (TCN) để ám chỉ thời gian trước khi Chúa Giêsu chào đời và A.D (SCN) để ám chỉ “năm của Thiên Chúa”, đó là thời gian Chúa Giêsu đã chào đời. Đó là khung thời gian mà hầu hết mọi người đều biết và khá quen thuộc. Với người Do Thái, họ sử dụng BCE có nghĩa là “trước công nguyên” và CE với nghĩa là “công nguyên”.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.