Mật Mã Tài Năng

Phần II: Đánh lửa – Chương 5: Những tín hiệu điều khiển căn bản



Mọi khoảnh khoắc vĩ đại và uy nghiêm trong biên niên sử của thế giới đều là thành quả của lòng nhiệt thành.

— Ralph Waldo Emerson

“NẾU Cô ẤY Có THỂ LàM ĐƯỢC, TẠI SAO TôI LẠI KHôNG LàM ĐƯỢC?”

Phát triển kỹ năng, như chúng ta đã thấy, đòi hỏi một quá trình tập luyện sâu. Nhưng tập luyện sâu không phải là một miếng bánh dễ ăn: nó đòi hỏi năng lượng, nghị lực, niềm đam mê và sự cam kết. Nói cách khác, nó cần nguồn nhiên liệu để được thúc đẩy, yếu tố thứ hai của mật mã tài năng. Trong phần này, chúng ta sẽ xem động lực được tạo ra và duy trì như thế nào thông qua một quá trình kích hoạt mà tôi gọi là đánh lửa. Đánh lửa và tập luyện sxâu kết hợp với nhau để tạo ra kỹ năng hệt như cách bình xăng và động cơ đốt trong làm cho ô tô tiến lên phía trước. Đánh lửa cung cấp năng lượng, còn tập luyện sâu truyền năng lượng đó vào quá trình tiến lên phía trước – quá trình bọc myelin xung quanh các dây thần kinh.

Khi tới thăm các trung tâm đào tạo tài năng, tôi nhìn thấy rất nhiều đam mê. Nó thể hiện ở cách mọi người cầm cây đàn violin, nâng niu quả bóng và chuốt nhọn đầu bút chì. Nó bộc lộ ở cách họ coi khu luyện tập sơ sài và thiếu thốn như thể một thánh đường, đặc biệt là ánh mắt đầy kính trọng dành cho người huấn luyện viên. Cảm nhận của họ không phải lúc nào cũng tươi sáng và hạnh phúc – đôi khi là tối tăm và ám ảnh, và nhiều lúc, nó giống như tình yêu bình lặng và vĩnh cửu mà bạn thấy ở những cặp vợ chồng già. Nhưng đam mê thì luôn sẵn có, cung cấp nguồn nhiên liệu xúc cảm để họ liên tục kích hoạt các mạch điện, trau dồi kỹ năng và tiến bộ.

Khi hỏi những thành viên của các trung tâm đào tạo này về nguồn gốc của niềm đam mê mà họ dành cho violin / âm nhạc / bóng đá / toán học, phần lớn bọn họ đều cảm thấy hơi buồn cười, như thể tôi đang tò mò về việc họ đã học cách hít thở không khí từ khi nào vậy. Phản ứng chung là họ nhún vai và nói một điều gì đó, đại loại như “Tôi không biết nữa, tôi chỉ luôn cảm thấy như vậy thôi.”

Nhận được những câu trả lời này, chúng ta dễ dàng bỏ qua cái nhún vai và ghi nhận động lực khiến họ tỏa sáng xuất phát từ một vùng sâu thẳm chưa hề được biết đến trong trái tim của con người. Nhưng làm như vậy sẽ không hoàn toàn chính xác, bởi trong nhiều trường hợp, người ta có thể xác định rõ thời điểm sự đam mê bùng cháy.

Với các gôngôn thủ người Hàn Quốc, đó là ngày 18 tháng 5 năm 1998, khi Se Ri Pak chiến thắng trong giải LPGA do McDonald tổ chức và trở thành thần tượng của cả quốc gia. (Như một tờ báo ở Seoul đã viết, “Se Ri Pak không phải là một nữ Tiger Woods; Tiger Woods mới chính là nam Se Ri Pak.”) Trước cô, chưa một người Hàn Quốc nào thành công với môn gôngôn. Và 10 năm tiếp theo đó, những người đồng hương của Pak đã hoàn toàn thống trị giải LPGA, với 45 gôngôn thủ nữ, giành một phần ba số giải thưởng trong các cuộc đấu.

Với các tay vợt tennis người Nga, thời điểm bùng nổ là cuối mùa hè cùng năm 1998, khi tay vợt 17 tuổi Anna Kournikova vào tới bán kết giải Winbledon và nhờ ngoại hình siêu mẫu của cô, Anna đã trở thành vận động viên có hình ảnh được tải xuống từ Internet nhiều nhất trên thế giới. Đến năm 2004, những tay vợt nữ của nước Nga đã có mặt thường xuyên trong các trận chung kết quan trọng; tới năm 2007, họ đã có 5 người ở trong top 10 và 12 người ở trong top 50 tay vợt nữ hàng đầu thế giới. “Họ giống như Đội quân Nga được đúc ra từ cùng một khuôn,” Nick Bollettieri, người sáng lập học viện quần vợt cùng tên tại Bradenton, Florida, nói. “Họ cứ liên tục xuất hiện trong các giải đấu.”

Những cái nôi tài năng khác cũng tuân theo xu hướng tương tự: một thành công đột phá khởi đầu cho sự nở rộ tài năng với số lượng lớn. Cần chú ý rằng ban đầu, sự nở rộ này phát triển tương đối chậm, cần 5 hoặc 6 năm để đạt tới số lượng khoảng một chục10 vận động viên. Điều này không có nghĩa là ở điểm khởi đầu, cảm hứng yếu hơn và nó dần dần phát triển mạnh lên. Nó xuất phát từ một nguyên nhân cơ bản hơn: tập luyện sâu đòi hỏi thời gian (10.000 giờ, như điệp khúc mà phần trước đã nhắc đến). Tài năng lan tỏa trong những nhóm đối tượng này cũng theo quy luật mà hạt hoa bồ công anh phát tán ra khắp vùng ngoại ô thành phố. Một cơn gió, một chút thời gian sẽ mang những hạt hoa mới đi xa.*

Một ví dụ khác về hiện tượng này bắt đầu vào một ngày đầy gió tháng 5 năm 1954, khi một sinh viên y khoa gầy gò tại Oxford có tên là Roger Bannister trở thành người đầu tiên chạy cự ly 1 dặm* trong khoảng thời gian dưới 4 phút. Những nét đáng chú ý của thành tích này là: các nhà sinh lý học và các vận động viên đều coi giới hạn 4 phút/1 dặm là một chướng ngại không thể vượt qua về mặt sinh lý học; nhưng Bannister đã phá kỷ lục một cách có hệ thống; anh ta đã vượt qua giới hạn chỉ bằng một phần mấy giây và có mặt trong tiêu đề các bài báo trên khắp thế giới, giữ gìn danh tiếng mà sau đó, tạp chí Sports Illustrated đã gọi là thành tựu thể thao cá nhân vĩ đại nhất của thế kỷ XX.

ít nổi tiếng hơn là những sự kiện xảy ra trong những tuần tiếp theo thành công vang dội của Bannister: một vận động viên khác người Australia tên là John Landy cũng vượt qua giới hạn 4 phút. Mùa giải tiếp theo, một số vận động viên khác cũng đạt thành tích như vậy. Rồi rất nhiều vận động viên cũng bắt đầu phá vỡ kỷ lục trên. Trong vòng 3 năm, có không dưới 17 vận động viên vươn tới thành tựu thể thao vĩ đại nhất thế kỷ XX này. Không có điều gì thay đổi sâu sắc ở đây cả. Mặt đường chạy vẫn như cũ. Gắn những sự kiện trên với sự tự tin hay suy nghĩ tích cực là đã làm mất đi điểm nhạy cảm. Thay đổi không đến từ bên trong những vận động viên: họ đang thích ứng với một điều gì đó ở bên ngoài. Mười bảy vận động viên đã nhận được một tín hiệu rõ ràng – bạn cũng có thể làm được điều này – và dấu ấn 4 phút, từng là một bức tường không thể vượt qua, đã ngay lập tức trở thành một viên đá lát đường để họ tiếp tục bước tới.

Đây là cách thức sự đánh lửa làm việc. Trong khi tập luyện sâu là một hành động trầm tĩnh và có ý thức, thì đánh lửa là sự bùng nổ nóng bỏng, đầy bí ẩn, một sự thức tỉnh. Trong khi tập luyện sâu là quá trình bao bọc myelin diễn ra với mức độ tăng dần thì đánh lửa lại biểu hiện qua các tia chớp của hình ảnh và cảm xúc, của các chương trình thần kinh dựa trên sự tiến hóa, gắn liền với nguồn năng lượng và sự tập trung mà bộ não dự trữ. Trong khi tập luyện sâu giống như những bước chập chững của một đứa bé đang tập đi thì đánh lửa là một nhóm các tín hiệu và lực tác động thuộc tiềm thức giúp tạo ra cá tính của mỗi con người; những thời điểm khiến chúng ta nói rằng tôi muốn trở thành con người như thế. Nhưng, càng ghé thăm nhiều vườn ươm tài năng, tôi càng nhận thấy sự đánh lửa trước hết là một điều gì đó đến từ thế giới bên ngoài. Tại những cái nôi tài năng này, một cái vỗ cánh đúng lúc của con bướm có thể tạo ra những cơn cuồng phong tài năng.

“Tôi nhớ mình có xem [Pak] trên TV,” Christina Kim, một tay gôngôn người Mỹ gốc Hàn Quốc nói. “Cô ấy không có mái tóc vàng hay đôi mắt xanh nhưng chúng tôi có chung dòng máu… Lúc đó, hẳn bạn sẽ tự nói với mình rằng ‘Nếu cô ấy có thể làm được, tại sao tôi lại không làm được?’” Larisa Preobrazhenskaya, huấn luyện viên tại Spatak, vẫn còn nhớ những khoảnh khắc lóe sáng đó. “Tất cả các cô bé bắt đầu buộc tóc đuôi ngựa và gầm gừ khi đánh bóng,” bà nói. “Tất cả đều là những Anna bé nhỏ.”

Đánh lửa là một khái niệm kỳ lạ bởi nó diễn ra ngoài nhận thức của chúng ta, phần lớn là trong phần tiềm thức. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể nắm bắt, hiểu và sử dụng quá trình này để sản sinh ra năng lượng có ích. Trong những chương sắp tới, chúng ta sẽ xem xét hệ thống đánh lửa nội tại làm việc như thế nào, và những tín hiệu vô cùng nhỏ bé có vẻ như tầm thường ấy, theo thời gian, lại có thể tạo ra những khác biệt to lớn trong kỹ năng. Chúng ta sẽ đến thăm những địa điểm đã diễn ra quá trình đánh lửa, dù những người ở đó không hề biết điều đó diễn ra và myelin thật sự được tạo ra từ tình yêu như thế nào. Hãy bắt đầu bằng một cái nhìn cận cảnh hơn về quá trình đánh lửa.

ý TƯỞNG NHỎ Bé NHƯNG ĐẦY SỨC MẠNH

Năm 1997, Gary McPherson bắt đầu nghiên cứu điều huyền bí đã làm các vị phụ huynh và giáo viên âm nhạc bối rối từ lâu: tại sao có những đứa trẻ tiến bộ rất nhanh chóng trong các tiết học âm nhạc, và những đứa khác thì không tiến bộ nhanh như vậy. ông thực hiện một nghiên cứu dài hạn để phân tích sự phát triển âm nhạc của 157 đứa trẻ được lựa chọn ngẫu nhiên. (Có thể một đoạn phim giống như đoạn Clarissa luyện chơi clarinet đã được ghi lại ở đây). McPherson chọn một phương pháp tiếp cận toàn diện và hết sức độc đáo, theo sát những đứa trẻ (7 hoặc 8 tuổi) vài tuần trước khi chúng chọn loại nhạc cụ để học cho đến khi tốt nghiệp trung học phổ thông, ghi lại quá trình phát triển của chúng thông qua một bộ câu hỏi phỏng vấn chi tiết, các bài kiểm tra sinh trắc học và ghi hình các buổi luyện tập.

Sau 9 tháng học đầu tiên, bọn trẻ như một nhóm hỗn độn: một số ít tiến bộ vô cùng nhanh chóng; một số khác thì hầu như không có sự tiến triển, phần lớn nằm đâu đó ở khoảng giữa. Kỹ năng phân bố thành một đường cong hình chuông mà bằng trực giác, chúng ta có thể coi là đường phân bố năng khiếu âm nhạc. Câu hỏi đặt ra là điều gì đã tạo ra đường cong này? Có thể không tránh khỏi, đó chỉ là một biểu đồ mô tả sự việc diễn ra trong nhóm người được lựa chọn ngẫu nhiên, và họ đang phấn đấu để đạt được một kỹ năng nào đó? Hay có một yếu tố X nào đó có thể giải thích và dự đoán sự thành công và thất bại của từng đứa trẻ?

McPherson bắt đầu phân tích số liệu để cố gắng tìm ra nguyên nhân. Yếu tố X có phải là chỉ số IQ không? Không phải. Nó có phải là khả năng thẩm âm không? Không phải. Nó có phải là khả năng toán học hay cảm nhận nhịp điệu? Hay cảm giác vận động? Mức thu nhập? Không, không, không và không.

Rồi McPherson thử nghiệm một yếu tố mới: câu trả lời của những đứa trẻ cho một câu hỏi đơn giản mà ông đặt ra trước khi chúng bắt đầu tiết học đầu tiên. Câu hỏi là: Cháu nghĩ mình sẽ chơi nhạc cụ mới trong bao lâu?

“Ban đầu, hầu hết bọn trẻ đều nói ‘Ừm, cháu không biết’,” McPherson nói. “Nhưng khi tiếp tục đào sâu và hỏi chúng thêm vài lần nữa, dần dần, câu trả lời thật sự và chắc chắn sẽ được đưa ra. Lúc này, chúng đã có một ý tưởng trong đầu. Bọn trẻ đã chọn loại nhạc cụ để học dựa trên một điều gì đó trong môi trường sống của mình khiến chúng lựa chọn sẽ học loại nhạc cụ đó.”

Những đứa trẻ được hỏi chúng dự định chơi nhạc cụ đã chọn đó trong bao lâu (các phương án lựa chọn là: hết năm nay, hết những năm tiểu học, hết những năm trung học phổ thông, cả cuộc đời) và các câu trả lời được tập trung thành ba nhóm:

Cam kết ngắn hạn

Cam kết trung hạn

Cam kết dài hạn

Tiếp đó, McPherson đo thời gian mỗi đứa trẻ dành cho việc tập luyện hàng tuần: thấp (dưới 20 phút/tuần), trung bình (45 phút/tuần) và cao (90 phút/tuần). ông đã vẽ biểu đồ các kết quả thu được theo mức độ thể hiện trong bài kiểm tra kỹ năng. Đồ thị cuối cùng như sau:

Tần suất luyện tập/ tuần

Khi nhìn vào biểu đồ, McPherson hết sức ngạc nhiên. “Tôi không thể tin vào mắt mình nữa,” ông nói. Quá trình không được xác định bởi bất kỳ năng khiếu tự nhiên hay đặc điểm có thể đo đạc nào, mà chỉ được xác định bởi một ý tưởng nhỏ bé nhưng đầy sức mạnh mà đứa trẻ nghĩ ra trước khi các bài học bắt đầu. Sự khác biệt làm chúng ta choáng váng. Cùng một thời gian tập luyện, nhóm cam kết dài hạn thể hiện tốt hơn nhóm cam kết ngắn hạn tới 400%. Vẫn nhóm này, chỉ với 20 phút tập luyện mỗi tuần đã tiến bộ nhanh hơn nhóm cam kết ngắn hạn với thời gian tập luyện là 1,5 tiếng. Khi cam kết dài hạn kết hợp với cường độ tập luyện cao, kỹ năng của nhóm tăng vùn vụt.

“Theo bản năng, chúng tôi nghĩ mỗi đứa trẻ như là một tấm bảng trắng nhưng những ý tưởng mà chúng mang theo vào những bài học đầu tiên có lẽ quan trọng hơn bất kỳ điều gì mà giáo viên hay thời gian luyện tập có thể tạo ra,” McPherson nói. “Tất cả nằm ở nhận thức của bản thân. Ngay từ ban đầu, trong những đứa trẻ này đã kết tinh một trải nghiệm nào đó, dẫn tới ý tưởng cho rằng Tôi là một nhạc công. ý tưởng đó cứ lớn dần lên như một quả bóng tuyết lăn xuống sườn đồi.”

Để minh họa cho ý tưởng về quả bóng tuyết này, McPherson sử dụng ví dụ của Clarissa. Ngày trước buổi tập luyện “siêu tốc” của Clarissa, thầy giáo đã cố gắng dạy cô bé một bản nhạc mới có tên gọi “La Cinquantaine”. Như mọi ngày bình thường của Clarissa, bài học không hề suôn sẻ. Thất vọng, thầy giáo quyết định chơi bản “La Cinquantaine” – bản “Đám cưới vàng” – theo kiểu nhạc jazz. Chỉ vài nhịp và tất cả chỉ diễn ra trong khoảng 1 phút. Nhưng chỉ vậy là đủ.

“Khi thầy giáo chơi mẫu, tại thời điểm ấy, có một điều gì đó đã xảy ra,” McPherson nói. “Clarissa đã bị giai điệu nhạc jazz làm cho kinh ngạc. Mê hoặc. Cô bé nhìn thầy giáo chơi bản nhạc và hẳn thầy giáo đã có một phong cách gì đó nên cô bé đã có trong đầu hình ảnh của chính mình với tư cách là một nhạc công. Người giáo viên không nhận ra điều đó, nhưng mọi sự việc kết hợp với nhau và đột nhiên, khi không ai có thể ngờ tới, Clarissa bừng sáng và sẵn sàng học tập.”

Hãy chú ý quá trình mà McPherson mô tả ở đây. Hình ảnh người giáo viên chơi nhạc đã khiến Clarissa có một phản ứng xúc động mãnh liệt. Phản ứng đó – có thể gọi là sự mê hoặc, phấn khích hoặc tình yêu – ngay lập tức kết nối Clarissa với bình nhiên liệu động lực, tiếp năng lượng để cô bé tập luyện sâu. Điều tương tự cũng đã xảy ra với những tay gôngôn Hàn Quốc và những tay vợt tennis Nga. Trong hai trường hợp này, họ sử dụng nhiên liệu trong khoảng thời gian một thập kỷ để thống trị hai môn thể thao trên toàn thế giới; còn với Clarissa, năng lượng đó được dùng để đạt được thành quả luyện tập của một tháng trời chỉ trong vòng 6 phút.

Biểu đồ của McPherson, cũng giống với bảng tổng kết thành tích của các tay gôngôn Hàn Quốc và vận động viên quần vợt người Nga, không phải là một hình ảnh về năng khiếu tự nhiên. Đó là hình ảnh về sự đánh lửa. Điều khiến cho quá trình bùng nổ này diễn ra không phải là một kỹ năng hay giengen di truyền bẩm sinh nào. Nó là một ý tưởng nhỏ bé, phù du nhưng đầy sức mạnh: một hình ảnh về con người lý tưởng mà họ đạt được trong tương lai, một hình ảnh đã định hướng, tiếp năng lượng và tăng tốc độ cho cả quá trình. ý tưởng đó được hình thành từ thế giới bên ngoài. Xét cho cùng thì những đứa trẻ này khi mới sinh ra đều chưa có ngay mong muốn trở thành nhạc công. Mong muốn của chúng, giống như Clarissa, bắt nguồn từ một tín hiệu khác biệt, một điều gì đó của gia đình, quê hương, giáo viên, hình ảnh và con người mà chúng bắt gặp trong quãng thời gian đầu đời ngắn ngủi của mình. Tín hiệu đó khơi mào cho một phản ứng mãnh liệt, gần như vô thức, biểu hiện dưới dạng một ý tưởng: Tôi muốn được giống như họ. Nó không nhất thiết là một ý tưởng logic đối với chúng. (Nhớ rằng nó không liên quan tới bất kỳ kỹ năng thẩm âm, thẩm nhịp hay toán học mà bọn trẻ có.) Có lẽ, nó xuất hiện hoàn toàn tình cờ. Nhưng những điều tình cờ cũng có những kết quả của chúng, và ở đây, kết quả đó là bọn trẻ bắt đầu tỏa sáng và tạo ra sự khác biệt.*

BẬT CôNG TẮC ĐáNH LỬA

Khi nghĩ về trạng thái bị thúc đẩy cao độ, bạn có thể cho rằng nó hơi vô lý. Một người từ bỏ sự an nhàn để làm việc hướng đến một lợi ích về sau lớn hơn. Nó không đơn giản như nói Tôi muốn X mà là một câu gì đó phức tạp hơn nhiều: Tôi muốn có X sau này, do đó tôi nên làm Y một cách điên cuồng ngay lập tức. Chúng ta nói về động lực như thể đó là sự đánh giá nguyên nhân – kết quả một cách hợp lý, nhưng thực tế, nó gần với sự cá cược hơn, một điều gì đó chưa chắc chắn. (Nếu lợi ích trong tương lai đó không xảy ra thì sao?) Nghịch lý này trở nên dễ hiểu nếu nghĩ lại một cảnh tượng trong cuốn tiểu thuyết Tom Sawyer của Mark Twain.

Tom Sawyer đang quét sơn trắng cho hàng rào dưới sự giám sát nghiêm ngặt của bà dì Polly. Một đứa trẻ hàng xóm tên là Ben đi dạo ngang qua đã trêu chọc Tom bằng cách kể cho cậu nghe những kế hoạch buổi chiều của nó.

[Ben] “Nói cho cậu biết – tớ sắp đến bể bơi, đúng thế đấy. Chẳng phải cậu cũng muốn đi bơi sao? Nhưng tất nhiên cậu thích làm việc hơn, phải không nào? Bởi vì cậu sẽ phải như vậy!”

Tom trầm ngâm nhìn thằng nhóc kia một lát rồi nói:

“Cậu bảo làm việc là như thế nào cơ?”

“Tại sao, chẳng phải đó đang là làm việc ư?”

Tom tiếp tục sơn cái hàng rào và trả lời một cách hờ hững:

“à, có thể thế, và cũng có thể không. Tất cả những gì tớ biết là nó phù hợp với Tom Sawyer.”

“ôi, thôi đi mà, bây giờ, cậu không định nói là cậu thích việc này đấy chứ?”

Cây chổi quét sơn vẫn đều đặn đưa lên, đưa xuống.

“Thích? E hèm, tớ không thấy có lý do nào khiến tớ không thích nó cả. Một cậu bé ngày nào cũng có cơ hội sơn hàng rào hay sao?”

Câu nói đó đặt mọi việc trong một thứ ánh sáng mới mẻ. Ben ngừng gặm quả táo. Tom đưa cây chổi lên xuống một cách duyên dáng – lặp lại để gây sự chú ý – thêm một nhát sơn ở chỗ này, chỗ kia – lại nhấn mạnh thêm về tác dụng của công việc. Ben chăm chú nhìn từng hành động và càng lúc càng trở nên thích thú và say mê. Chẳng mấy chốc, cậu bé nói:

“Nghe này Tom, cho tớ quét sơn một tẹo nhé.”

Tom cân nhắc về thỏa thuận; nhưng anh chàng phân bua:

“Không – không – tớ cho là làm việc này cũng chẳng khó đâu, Ben. Cậu thấy đấy, dì Polly chú ý đến cái hàng rào này kinh khủng – ngay mặt phố, cậu biết mà – nếu nó là hàng rào phía sau, tớ sẽ không bận tâm đâu và dì ấy cũng vậy. Phải, dì ấy coi cái hàng rào này quan trọng lắm; khi sơn nó phải làm hết sức cẩn thận; tớ nghĩ là không có một thằng bé nào trong một nghìn, thậm chí hai nghìn đứa, có thể làm được việc này một cách chính xác đâu.”

Chúng ta đều biết việc gì xảy ra tiếp theo: Ben bị thu hút hoàn toàn và bắt đầu có một sự lan truyền động lực, kết thúc bằng việc Tom vui vẻ nhìn lũ trẻ hàng xóm thay phiên nhau xin xỏ và sơn hàng rào thay cho cậu. Mặc dù câu chuyện có thể là tưởng tượng, nhưng thông điệp mà nó truyền tải đã gợi lên một số dạng tín hiệu có thể kích thích con người hiệu quả nhất.

Phần trước đã giới thiệu ba ví dụ về sự đánh lửa: các vận động viên Hàn Quốc, Nga, những vận động viên chạy và những đứa trẻ mới bắt đầu học chơi nhạc cụ. Trong mỗi trường hợp, sự đánh lửa có tác động ngược. Người ta có thể cảm thấy như nó được tạo ra từ bên trong con người họ, nhưng thực tế không phải như vậy. Sự bùng nổ của mỗi cá nhân là để phản ứng lại với một tín hiệu xuất hiện dưới dạng hình ảnh: chiến thắng trước đó của một nữ vận động viên đồng hương, thành tích phá vỡ kỷ lục của một đồng nghiệp, sự biểu diễn quyến rũ không ngờ của giáo viên. Câu hỏi đặt ra là: những tín hiệu này có điểm gì chung?

Câu trả lời là mỗi tín hiệu có tác dụng với từng cá tính, từng nhóm và các liên kết được tạo ra giữa chúng. Mỗi tín hiệu có tác động tương đương với một tia lóe sáng đỏ về mặt động lực: những người ở đằng kia đang làm một điều gì đó cực kỳ đáng giá. Nói ngắn gọn thì mỗi tín hiệu đó đều hướng tới sự sở hữu trong tương lai.

Sự sở hữu trong tương lai là một tín hiệu điều khiển căn bản: loại tín hiệu đơn giản, trực tiếp nhấn công tắc động lực bên trong con người, truyền thêm năng lượng và sự chú tâm để hướng tới mục tiêu. ý tưởng này tạo ra cảm nhận trực giác – cuối cùng, ham muốn được gia nhập những nhóm người có thành tựu cao hơn đã thúc đẩy tất cả chúng ta. Tuy nhiên, điều thú vị ở đây là những công tắc này có thể mạnh mẽ và vô thức đến mức nào.

“Chúng ta là những động vật có tính xã hội cao nhất trên hành tinh,” tiến sỹ Geoff Cohen, Đại học Colorado nói. “Mọi việc đều phụ thuộc vào sự nỗ lực và hợp tác tập thể. Khi có một tín hiệu cho thấy chúng ta nên liên kết cá tính của mình với một nhóm khác, nó sẽ giống như bật một công tắc điện. Khả năng đạt được mục tiêu đã có sẵn, nhưng chỉ khi được tiếp thêm năng lượng, khả năng đó mới thật sự bùng nổ.”

Cohen thuộc một nhóm các nhà tâm lý học đang ngày càng lớn mạnh, chuyên khám phá các cơ chế vô thức lặng lẽ chi phối sự lựa chọn, động lực và mục tiêu của chúng ta. Lĩnh vực nghiên cứu này có tên gọi chính thức là tính tự động, nhưng nếu đặt trong mục đích của chúng ta, Cohen và những cộng sự của ông giống như những người thợ máy chuyên về hệ thống đánh lửa, lần theo những liên kết vô hình giữa động lực của chúng ta và những tín hiệu từ môi trường bên ngoài lặng lẽ kích hoạt chúng. Một trong những sự thật sơ đẳng mà các chuyên gia tự động muốn chỉ ra là: việc tạo ra những mạch điện liên quan đến sự thúc đẩy không hoàn toàn mới mẻ. Thực tế, phần lớn hệ mạch đó ở trong não bộ của chúng ta và đã được tạo ra từ hàng triệu năm trước, nằm tại khu vực được gọi là não bò sát.

“Theo đuổi một mục đích, có động lực – tất cả đều thuộc về phần vô thức,” John Bargh, nhà tâm lý học thuộc Đại học Yale, người đi tiên phong trong những nghiên cứu về tính tự động từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, đã nói. “Bộ não của chúng ta luôn luôn tìm kiếm một tín hiệu như thể đó chính là nơi quyết định tiêu xài năng lượng ngay lúc này. Ngay lúc này? Ngay bây giờ? Chúng ta đang bơi trong một đại dương của các tín hiệu và không ngừng phản hồi lại chúng, nhưng giống như những con cá đang bơi trong nước; chúng ta chỉ không nhìn được chúng mà thôi.”

Tôi hỏi Bargh về một hình mẫu kỳ lạ mà tôi đã thấy tại các vườn ươm tài năng của thế giới: chúng thường là các địa điểm bỏ đi, không hấp dẫn lắm. Nếu khu vực tập luyện tại những trung tâm mà tôi ghé thăm được ghép lại thành một cái duy nhất – một siêu-trung-tâm, thực tế thì chúng đúng là như vậy – thì nơi đó sẽ không khác gì một khu ổ chuột. Những tòa nhà tạm, gác mái lô xô, tường trơ trụi, sân đầy cỏ dại, gồ ghề. Nhiều nơi có quang cảnh lộn xộn đến nỗi tôi bắt đầu cảm thấy một mối liên hệ giữa hoàn cảnh khốn khó của những vườn ươm này với những tài năng xuất sắc mà chúng tạo ra. Theo quan điểm của Bargh, đây chính xác là hoàn cảnh và cơ sở cần thiết.

“Nếu sống trong một môi trường hiền hòa, dễ chịu và thoải mái, một cách tự nhiên, chúng ta sẽ dừng mọi nỗ lực,” Bargh nói. “Tại sao phải làm việc? Nhưng nếu con người gặp phải dấu hiệu của sự khó khăn, họ sẽ có được động lực. Một học viện quần vợt đẹp đẽ, được giữ gìn cẩn thận mang lại cho học viên tương lai xa hoa ngay từ hiện tại – tất nhiên, họ sẽ từ bỏ mọi động cơ học tập. Họ không thể làm khác được.”

Nghiên cứu của Bargh và các đồng nghiệp của ông bổ sung thêm một định lý (có lẽ đã được gán cho cái tên là Nguyên tắc Scrooge ) như sau: vùng tư duy tiềm thức của chúng ta là một ngân hàng lưu giữ năng lượng dự trữ rất keo kiệt, nó giữ kín của cải của mình trong hầm chứa. Kêu gọi mở cửa hầm một cách trực tiếp thường không có tác dụng; lão Scrooge không thể bị lừa dễ dàng như vậy. Nhưng khi lão nhận ra sự kết hợp chính xác của các tín hiệu điều khiển căn bản – có thể khi có một nhóm những con ma tín hiệu điều khiển căn bản ghé thăm chẳng hạn – cái lẫy khóa kêu “tách” một tiếng, cửa hầm rộng mở và những món quà quý báu như trong ngày lễ Giáng sinh được bày ra trước mắt.

Vài năm trước, Cohen và cộng sự của mình, Gregory Walton, đã thử bắt đầu một sự bùng nổ động lực. Họ chọn một nhóm những sinh viên năm thứ nhất của đại học Yale và đưa một đống tạp chí vô thưởng vô phạt để những sinh viên này đọc. Trong số đó có một bài báo dài khoảng một trang về anh sinh viên tên Nathan Jackson. Câu chuyện về Jackson rất ngắn gọn: anh bước chân vào trường đại học mà không biết nên theo đuổi nghề nghiệp gì, anh phát triển một chút ham thích toán học và hiện đang có công việc tốt tại bộ môn toán của một trường đại học. Câu chuyện có đăng kèm theo một đoạn tiểu sử ngắn về Jackson: quê quán, quá trình học tập, ngày/tháng/năm sinh. Cũng giống các bài báo khác, câu chuyện này hoàn toàn có thể bị quên lãng – trừ một chi tiết cực nhỏ: ngày/tháng/năm sinh của Nathan Jackson trùng với một nửa số sinh viên được lựa chọn. Sau khi đọc bài báo, Cohen và Walton kiểm tra thái độ của nhóm sinh viên đối với toán học và đo mức độ gắn bó của họ với bộ môn này; ví dụ như họ định xử lý một vấn đề toán học không thể giải quyết được trong bao lâu.

Khi kết quả được tổng hợp lại, Cohen và Walton thấy rằng nhóm có trùng ngày sinh với Jackson có thái độ tích cực hơn một cách đáng kể đối với môn toán và kiên trì với vấn đề không thể giải quyết được lâu hơn những người khác tới 65%. Hơn nữa, những người này không cảm thấy bất kỳ thay đổi có ý thức nào. Theo cách nói của Walton, sự trùng hợp ngẫu nhiên về ngày sinh đã “ẩn bên trong” họ.

“Họ được đưa vào một phòng trống để làm bài kiểm tra. Cánh cửa đóng lại; họ bị cách ly hoàn toàn với xã hội bên ngoài; nhưng [liên kết về ngày sinh] vẫn mang ý nghĩa lớn,” Walton nói. “Những sinh viên này không đơn độc. Tình yêu và niềm ham thích dành cho toán học trở thành một phần trong con người họ. Chính họ cũng không hiểu tại sao. Đột nhiên, chúng tôi, chứ không phải chỉ tôi, đã tạo ra tín hiệu điều khiển căn bản đó.”

“Chúng tôi thoáng nghi ngờ về những sự kiện có tác động mạnh mẽ này bởi chúng thật nhỏ bé và lại gián tiếp,” Walton nói tiếp. “Vẫn thông tin đó, nếu chúng tôi nói trực tiếp với họ, nếu họ nhận ra nó, hẳn tác động đã giảm đi. Đây không thuộc về chiến lược; chúng tôi không nghĩ nó lại có tác dụng bởi thậm chí không ai nghĩ về nó cả. Đó là tự động.”

Nếu mô hình nhận thức dành cho tập luyện sâu là một mạch điện được bao bọc bởi chất cách điện một cách chậm rãi thì mô hình cho sự đánh lửa là một nút bấm nhỏ bé được nối với một nhà máy điện cao thế. Vì vậy, sự đánh lửa được xác định bởi một định đề nếu/thì đơn giản, với phần thì luôn luôn giữ nguyên – bạn nên luôn bận rộn. Muốn trở thành một ai đó mà bạn muốn noi theo ư? Bạn nên luôn bận rộn. Muốn bắt kịp một nhóm người mà bạn vẫn ngưỡng mộ ư? Bạn nên luôn bận rộn. Bargh và các cộng sự đã tiến hành một số thử nghiệm tương tự, trong đó một số tín hiệu cực nhỏ từ môi trường (như những từ khơi gợi cảm hứng ẩn trong trò chơi ô chữ) để tạo ra động lực thúc đẩy và thu hút nỗ lực của người tham gia trong những lĩnh vực mà họ chưa có kinh nghiệm. Họ đã thu được rất nhiều số liệu hỗ trợ để giải thích tại sao những tín hiệu đó lại hiệu quả đến vậy – ví dụ như, thực tế, phần tiềm thức của não bộ có thể xử lý 11 triệu thông tin mỗi giây, trong khi phần ý thức chỉ có thể xử lý 40 thông tin mỗi giây mà thôi. Sự không cân xứng này chỉ ra hiệu quả và sự cần thiết của những hoạt động thần kinh cấp thấp của phần não bộ tiềm thức – và giúp chúng ta hiểu lý do tại sao khi kích thích lên phần não bộ tiềm thức lại có thể hiệu quả đến vậy.

Tuy nhiên, một trong những ví dụ minh họa thú vị hơn cho sức mạnh của các tín hiệu điều khiển căn bản lại xuất hiện rất tình cờ. Trong thập kỷ 70 của thế kỷ trước, một nhà thần kinh học lâm sàng người Long Island tên là Martin Eisenstadt đã nghiên cứu lý lịch bố mẹ của những cá nhân kiệt xuất có bài giới thiệu dài ít nhất nửa trang trong cuốn Bách khoa toàn thư tiếng Anh – một bảng kê gồm 573 đối tượng, từ Homer đến John F. Kennedy, rất nhiều nhà văn, nhà khoa học, nhà lãnh đạo chính trị, nhà soạn nhạc, quân nhân, triết gia và nhà thám hiểm. Eisenstadt không quan tâm đến động lực từ chính bản thân những người này; thực ra, ông muốn kiểm tra một lý thuyết mà ông đã phát triển liên quan đến thiên tài và chứng rối loạn tâm thần do cha hoặc/và mẹ sớm qua đời. Nhưng ông đã kết thúc bằng việc chứng minh được mối quan hệ giữa động lực và những tín hiệu điều khiển căn bản.

Trong nhóm người tài năng này, hóa ra có khá nhiều người sớm mồ côi cha hoặc mẹ. Những nhà lãnh đạo chính trị có cha mẹ qua đời khi họ còn ít tuổi là Julius Caesar (mồ côi cha năm 15 tuổi), Napoleon (mồ côi cha năm 15 tuổi), Thủ tướng thứ 15 của Anh và, Washington (mồ côi cha năm 11 tuổi), Jefferson (mô cồi cha năm 14 tuổi), Lincoln (mồ côi mẹ năm 9 tuổi), Lenin (mất cha năm 15 tuổi), Hitler (mất cha năm 13 tuổi), Gandhi (mất cha năm 15 tuổi), Stalin (mất cha năm 11 tuổi) và (chúng tôi tự thêm vào) Bill Clinton (mất cha khi còn thơ ấu). Các nhà khoa học và nghệ sĩ trong danh sách này gồm Copernicus (mất cha năm 10 tuổi), Newton (mất cha trước khi chào đời), Darwin (mất mẹ năm 8 tuổi), Dante (mồ côi mẹ năm 6 tuổi), Michelangelo (mồ côi mẹ năm 6 tuổi), Bach (mồ côi cả cha lẫn mẹ năm 9 tuổi), Handel (mồ côi cha năm 11 tuổi), Dostoyevsky (mồ côi mẹ năm 15 tuổi), Keats (mất cha năm 8 tuổi; mẹ qua đời năm ông 14 tuổi), Byron (mất cha năm 3 tuổi), Emerson (mất cha năm 8 tuổi), Melville (cha qua đời năm ông 12 tuổi), Wordsworth (mất mẹ năm 7 tuổi, cha qua đời năm ông 13 tuổi), Nietzsche (mất cha năm 4 tuổi), Charlotte, Emily và Anne Brontë (mẹ qua đời năm họ lần lượt 5, 3 và 1 tuổi), Woolf (mất mẹ năm 13 tuổi) và Twain (mất cha năm 11 tuổi). Trung bình, những cá nhân xuất sắc này mất đấng sinh thành đầu tiên ở tuổi 13,9. Tóm lại, đây là một danh sách dài và bao quát đủ để chứng minh cho câu hỏi đã được đặt ra bởi một nghiên cứu năm 1978: có phải những đứa trẻ mồ côi sẽ thống trị cả thế giới?*

Trong trường hợp này, giải thích dựa vào giengen di truyền cho những thành tựu tầm cỡ thế giới là vô ích, bởi những người trong danh sách được liên hệ với nhau bởi có chung một sự kiện trong cuộc đời nhưng không liên quan gì đến nhiễm sắc thể của họ cả. Nhưng khi chúng ta coi sự mất mát người thân này là một tín hiệu tác động tới chiếc công tắc động lực thì mối liên hệ này sẽ trở nên rõ ràng hơn. Mất cha hoặc mẹ là một tín hiệu điều khiển căn bản: bạn không an toàn. Bạn không nhất thiết phải là một nhà tâm lý học để đánh giá đúng nguồn năng lượng dồi dào có thể được tạo ra khi một người cảm thấy thiếu an toàn; hay bạn không cần là Darwin mới hiểu phản ứng như vậy có thể tỏa ra năng lượng đến mức độ nào. Tín hiệu này có thể cảnh báo mối quan hệ của đứa trẻ với thế giới, định hình lại cá tính của nó và tiếp thêm sinh lực cho nó, định hướng suy nghĩ của đứa trẻ đó để xác định những sự nguy hiểm và khả năng trong cuộc sống – một phản ứng mà Eisenstadt tóm gọn lại là “tấm ván bật nhảy của nguồn năng lượng bù đắp to lớn”. Hay như Dean Keith Simonton viết về sự mất mát đấng sinh thành này trong cuốn Nguồn gốc của thiên tài, “những sự kiện bất lợi như vậy nuôi dưỡng nhân cách phát triển đủ mạnh mẽ để vượt qua nhiều trở ngại và thất vọng trên con đường dẫn tới thành công.”

Nếu chúng ta tiến một bước xa hơn và coi rằng những nhà khoa học, nghệ sỹ, nhà văn tầm cỡ thế giới trong danh sách của Eisenstadt đã đạt được điều kiện tiên quyết là 10.000 giờ tập luyện sâu, thì cơ chế đánh lửa của họ càng trở nên rõ ràng. Mất cha, mẹ khi còn nhỏ tuổi không mang lại cho họ tài năng; đó chỉ là một tín hiệu điều khiển căn bản – bạn không an toàn – bật chiếc công tắc bảo vệ bản thân do quá trình tiến hóa mang lại từ xa xưa, cung cấp năng lượng cho những nỗ lực cần thiết để họ tạo dựng nên những tài năng khác nhau trong nhiều năm, từng bước, từng bước một, bọc lần lượt từng lớp myelin quanh dây thần kinh. Nhìn nhận theo cách này, những siêu sao trong danh sách của Eisenstadt không phải là các trường hợp ngoại lệ được Thượng đế ban tặng tài năng, mà đó là sự mở rộng một cách logic của các nguyên tắc phổ quát vẫn thường trực chi phối chúng ta: (1) tài năng đòi hỏi tập luyện sâu; (2) tập luyện sâu đòi hỏi rất nhiều năng lượng; (3) các tín hiệu điều khiển căn bản phát động nguồn năng lượng dồi dào tràn ra. Và như George Bartzokis đã chỉ ra trước đây, những người xuất chúng nhận được những dấu hiệu này từ khi còn là thiếu niên, trong giai đoạn phát triển then chốt của bộ não; theo đó, những đường dẫn xử lý thông tin đặc biệt dễ dàng tiếp nhận myelin*.

Một ví dụ thứ hai về sự đánh lửa khởi đầu gần gia đình hơn một chút. Trong gia đình gồm 6 thành viên của chúng tôi, đứa con gái nhỏ nhất, Zoe, 7 tuổi, là đứa nhanh nhẹn nhất. Tốc độ chạy của con bé có vẻ như hoàn toàn do bẩm sinh, nhưng từ khi bắt đầu biết đến myelin, tôi bắt đầu băn khoăn tự hỏi: bao nhiêu phần của tốc độ đó là từ tự nhiên, bao nhiêu phần là từ sự kết hợp giữa rèn luyện và nỗ lực mà con bé có được khi là thành viên nhỏ nhất trong gia đình.

Tôi tiến hành một điều tra không có tính khoa học lắm về con cái của những người bạn. Mô hình có vẻ đã hiện ra: những đứa nhỏ tuổi nhất thường chạy nhanh nhất. Sự việc càng trở nên thú vị khi tôi mở rộng nhóm điều tra. Đây là xếp hạng theo thứ tự anh, chị em trong gia đình của các kỷ lục gia thế giới trong môn chạy cự ly ngắn 100 mét, với kỷ lục được lập gần đây nhất xếp trước, kỷ lục lập ngay trước đó xếp sau…

1. Usain Bolt (thứ 2 trong số 3 người con)

2. Asafa Powell (con út trong gia đình có 6 người con)

3. Justin Gatlin (con út trong gia đình có 4 người con)

4. Maurice Greene (con út trong gia đình có 4 người con)

5. Donovan Bailey (con út trong gia đình có 3 người con)

6. Leroy Burrell (thứ 4 trong số 5 người con)

7. Carl Lewis (thứ 3 trong số 4 người con)

8. Burrell (thứ 4 trong số 5 người con)

9. Lewis (thứ 3 trong số 4 người con)

10. Calvin Smith (thứ 6 trong số 8 người con)

Khi kích cỡ mẫu khảo sát nhỏ, mô hình thật rõ ràng. Tám trong số những người nêu trong danh sách (Burrell và Lewis xuất hiện hai lần), không ai là con cả và chỉ có một người được sinh ra thuộc nửa đầu của xếp hạng thứ tự sinh trong gia đình. Xét tổng thể, tính trung bình, những người chạy nhanh nhất thế giới được sinh ra thứ 4 trong gia đình có 4 đến 6 người con. Chúng ta tìm ra một kết quả tương tự với top 10 cầu thủ hậu vệ có khả năng dốc bóng tấn công xuất sắc nhất mọi thời đại của giải bóng bầu dục NFL, họ là người con thứ 3,2 trong gia đình có 4,4 đứa con.

Mô hình này khiến chúng ta ngạc nhiên bởi tốc độ thường được xem như một món quà của Thượng đế. Nhưng mô hình này lại cho thấy tốc độ không hoàn toàn do bẩm sinh mà là một kỹ năng được phát triển thông qua tập luyện sâu và được kích hoạt bởi các tín hiệu điều khiển căn bản. Trong trường hợp này, tín hiệu đó là: bạn đang ở phía sau – hãy theo kịp mọi người! Chúng ta có thể hình dung một cách khá chắc chắn, trong phần lớn các gia đình, tín hiệu này được gửi và nhận hàng trăm lần, nếu không nói là hàng nghìn lần, trong suốt quãng thời gian thơ ấu, gửi từ những đứa trẻ lớn hơn, cao to hơn cho những đứa nhỏ tuổi hơn, thấp bé hơn. Những đứa em này đã phản ứng lại ở những mức độ nỗ lực và cường độ mà những đứa trẻ anh, chị (cùng chung hệ giengen di truyền) không bao giờ có cơ hội trải qua. (Và hãy nhớ lại rằng myelin có tác động tới tốc độ xung điện: càng có nhiều myelin, cơ bắp của bạn càng có thể được kích hoạt nhanh hơn – một tính năng đặc biệt hữu dụng cho việc chạy nước rút).

Nói như vậy không có nghĩa là sinh sau, đẻ muộn trong một gia đình đông con sẽ tự động khiến một ai đó trở nên nhanh nhẹn; hay có cha hoặc mẹ sớm qua đời sẽ tự biến một người thành Thủ tướng nước Anh. Nhưng, nó có nghĩa rằng sự nhanh nhẹn, giống như bất kỳ tài năng nào khác, liên quan đến sự tổng hợp các yếu tố ngoài giengen di truyền có liên quan trực tiếp đến phản ứng mãnh liệt, thuộc về tiềm thức, trước các dấu hiệu thúc đẩy bên ngoài. Điều này tạo ra năng lượng để tập luyện sâu và do đó, tăng lượng myelin trong não bộ. Cũng giống như những nhạc công trẻ tuổi của McPherson, những tay gôngôn Hàn Quốc, những vận động viên quần vợt Nga, Zoe và những người khác trong danh sách kể trên trở nên tài năng không chỉ vì họ được sinh ra như vậy, mà còn bởi tại một thời điểm bí ẩn nào đó, họ có được một ý tưởng đầy mạnh mẽ hình thành từ dòng chảy của những hình ảnh và tín hiệu xung quanh. Những tia lửa nhỏ bé này đã phát ra ánh sáng. Kỹ năng là sự bọc chất cách điện quanh các mạch điện thần kinh và phát triển theo những tín hiệu nhất định.

ôI, TôI MAY MẮN LàM SAO!

Sự an toàn và sự sở hữu trong tương lai là hai tín hiệu điều khiển căn bản đầy sức mạnh. Nhưng chúng không phải là những tín hiệu duy nhất hữu hiệu trong việc kích thích tài năng.

Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, có một giáo viên violin trẻ tên là Roberta Tzavaras quyết định đưa âm nhạc cổ điển đến với các trường tiểu học công lập tại Harlem. Vấn đề ở chỗ có rất nhiều học sinh so với số đàn violin. Để giải quyết vấn đề, cũng như để tăng niềm tin của cô rằng mọi đứa trẻ đều có khả năng học chơi violin, Tzavaras quyết định dựa vào trò quay xổ số. Lớp học đầu tiên, được tổ chức cho những học sinh trúng xổ số, đã có những tiến triển nhanh chóng đến kinh ngạc. Lớp thứ hai, thứ ba cũng vậy. Chương trình phát triển mạnh mẽ và được gọi là Trung tâm dành cho đàn dây tại 118 đường Opus, Harlem. Tzavaras và học sinh của cô đã biểu diễn tại nhà hát Carnegie, Trung tâm Lincoln và trong Chương trình Oprah Winfrey. Thành công của họ đã tạo cảm hứng cho bộ phim tài liệu Những điều diệu kỳ bé nhỏ và bộ phim âm nhạc của trái tim của điện ảnh Hollywood năm 1999.

Tất nhiên, các trường công lập khác cũng cố gắng phát triển một Opus 118 của riêng mình, trong số đó có trường Trung học cơ sở Wadleigh về Biểu diễn và Nghệ thuật tại Harlem và trường PS 233 tại Flatbush, khu Brooklyn. Hai chương trình dạy violin này rất dễ so sánh vì chúng bắt đầu gần như cùng lúc và được cùng một giáo viên giảng dạy, Davit Burnett của Trường Nghệ thuật Harlem. Chúng còn là hai đối tượng rất đáng để so sánh bởi một chương trình đã thành công, còn một thì không.

Việc dự đoán trước chương trình nào sẽ thành công có vẻ như khá dễ dàng. Wadleigh được hưởng vô số lợi thế hơn so với PS 233, như chương trình giảng dạy tập trung vào nghệ thuật; phụ huynh đăng ký cho con tham gia đã thể hiện niềm tin vào giá trị của việc giáo dục nghệ thuật. Học sinh có vẻ như thật sự thích học âm nhạc, một thính phòng hoàn toàn mới và ngân sách cho phép trường mua cho mỗi học sinh một cây violin. Trong khi đó, PS 233 lại là một trường công lập thành thị điển hình. Học sinh ở đây không có sự ham thích rõ ràng đối với violin nói riêng hay nghệ thuật nói chung. Hơn nữa, quỹ tài trợ cho chương trình chỉ có thể hỗ trợ mua 50 cây violin, số lượng đàn như thế này là quá ít, nên Burnett buộc phải mở một cuộc quay xổ số kiểu Opus 118 để xác định ai được học. Khi chương trình bắt đầu triển khai, kết quả có vẻ như đã được định trước: Wadleigh sẽ thành công và PS 233 sẽ thất bại.

Nhưng, một năm sau, chương trình Wadleigh chỉ hoạt động cầm chừng, còn PS 233 ngày càng vững mạnh. Wadleigh phải vất vả với các vấn đề về kỷ luật, còn học sinh của nhóm PS 233 vẫn ngoan ngoãn. Học sinh Wadleigh trêu ghẹo những học sinh chơi violin tốt và khiến chúng nản lòng không muốn tiếp tục học, trong khi học sinh PS 233 vẫn luyện tập và tiến bộ đều đặn. Khi được yêu cầu giải thích, Burnett chỉ có thể nói một câu rằng chương trình Wadleigh “không cất cánh nổi”.

Tại sao vậy? Tôi tin rằng một phần của câu trả lời có thể được tìm thấy trong bộ phim tài liệu Những điều diệu kỳ bé nhỏ về Opus 118. Đầu phim, các nhà làm phim đã quay được cảnh Tzavaras đến thăm các học sinh lớp 1 để biểu diễn và kể cho chúng nghe về một nhóm mà chúng có thể tham gia vào một ngày nào đó – nếu chúng may mắn. Khi cô giải thích về cách chơi trò xổ số, bọn trẻ nhấp nhổm bồn chồn; chúng la hét đòi giấy đăng ký để mang về nhà cho bố mẹ. Một hoặc hai tuần trôi qua; một cảnh tượng được mong đợi đã diễn ra. Tzavarsas quay trở lại lớp học, mang theo một xấp các bản đăng ký đã trúng thưởng. Rồi, với sự lặng lẽ đầy hạnh phúc, cô tiến lên thông báo tên những người chiến thắng. Khi nghe thấy tên mình, bọn trẻ phản ứng như thể chúng vừa bị điện giật. Chúng nhảy múa. Chúng hét lên. Chúng vung tay đầy sung sướng. Chúng chạy như bay về nhà để báo cho bố mẹ tin giật gân: chúng đã thắng! Bọn trẻ chẳng hiểu gì nhưng điều đó không quan trọng. Giống như nhóm cam kết dài hạn trong nghiên cứu của Gary McPherson, chúng đã được “đánh lửa”, và điều này tạo nên sự khác biệt.

Nếu tài năng là một món quà được gireo rắc ngẫu nhiên trong thế giới của trẻ em, thì tất nhiên, chúng ta sẽ trông đợi chương trình của Wadleigh sẽ thành công. Nhưng nếu tài năng là một quá trình có thể được “đánh lửa” bởi những tín hiệu điều khiển căn bản thì nguyên nhân PS 233 làm nên chiến thắng đã rõ ràng. Tiềm năng thuộc về giengen di truyền của hai trường là như nhau; việc giảng dạy như nhau; sự khác biệt là học sinh tại Wadleigh nhận được động lực tương đương với một cái huých nhẹ, trong khi học sinh của PS 233 được kích thích bởi những tín hiệu điều khiển căn bản bao gồm sự thiếu thốn và sự sở hữu trong tương lai. Trong mỗi trường hợp, bọn trẻ phản ứng theo cách mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng sẽ làm như vậy.

Hãy quay trở lại với câu hỏi ở đầu phần trước. Tại sao Tom Swayer có thể thuyết phục được Ben giúp mình sơn hàng rào? Câu trả lời là vì Tom đã tung về phía Ben các tín hiệu điều khiển căn bản với tốc độ và sự chính xác của một nghệ sĩ ném dao trong rạp xiếc. Chỉ với vài câu nói, cậu đã xoay xở để nhấn mạnh về sự duy nhất (“Tất cả những gì tớ biết là nó phù hợp với Tom Sawyer… tớ nghĩ là không có một thằng bé nào trong một nghìn, thậm chí hai nghìn đứa…”) và sự khan hiếm (“Một cậu bé có cơ hội sơn hàng rào mỗi ngày hay sao?… dì Polly chú ý đến cái hàng rào này kinh khủng”). Điệu bộ và ngôngôn ngữ cơ thể của cậu bé lặp đi lặp lại một thông điệp: “trầm ngâm nhìn thằng nhóc kia một lát” và “lặp lại để gây sự chú ý – thêm một nhát sơn ở chỗ này, chỗ kia – lại nhấn mạnh thêm về tác dụng của công việc” như thể đang gắn bó với một công việc quan trọng nhất trần đời. Nếu Tom chỉ gửi đi một hoặc hai tín hiệu này, hoặc những tín hiệu trên được truyền đạt cách quãng trong một giờ đồng hồ, theo một cách nhàn nhã thì chúng sẽ không có tác dụng; hẳn Ben sẽ giữ nguyên thái độ ban đầu. Nhưng sự kết hợp nhiều tín hiệu, tấn công dồn dập vào công tắc đánh lửa của Ben, hết lần này đến lần khác, đã thành công trong việc mở được căn hầm chứa năng lượng thúc đẩy.

Chúng ta thường coi đoạn văn này là ví dụ về một trò lừa bịp phức tạp: Tom Sawyer thông minh lừa bịp anh chàng quê mùa, cả tin để cậu ta làm một công việc vô vị. Tâm lý học về dấu-hiệu-căn-bản cho phép chúng ta nhìn nhận nó khác đi một chút. Các tín hiệu của Tom có tác dụng không phải vì Ben là một đứa trẻ vô tư lự. (Thật ra, một cậu bé lười suy nghĩ sẽ nhún vai và bước về phía bể bơi rồi). Các tín hiệu của Tom có hiệu quả như vậy vì Ben, như Twain đã viết, “nhìn từng hành động” và “bị thu hút hoàn toàn”. Phản ứng của Ben là phản ứng của một đứa trẻ nhìn thấy trong công việc của Tom Sawyer có một điều gì đó hấp dẫn, và nó bị kích thích – giống phản ứng của những đứa trẻ chăm chú ở Hàn Quốc hay ở Nga, hay giống Zoe khi nhìn thấy anh, chị mình đang chạy vượt lên phía trước. Sự đánh lửa không tuân theo các quy luật thông thường bởi nó không được tạo ra để tuân theo quy luật. Chúng được sinh ra chỉ để làm việc, để trao năng lượng cho chúng ta làm bất kỳ nhiệm vụ nào mà chúng ta lựa chọn hay cho bất kỳ nhiệm vụ nào mà số phận đã trao cho chúng ta như chúng ta sẽ thấy sau đây.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.