Mỗi đứa trẻ một cách học

CHƯƠNG II. PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA CON BẠN LÀ GÌ?



Nếu tôi nói với bạn bằng tiếng Nga nhưng bạn lại không biết tiếng Nga, bạn sẽ không hiểu tôi nói gì. Nếu để ý đến nét mặt ngơ ngác của bạn, tôi sẽ nói chậm rãi. Nhưng dù tôi cố gắng nói to và rõ ràng hơn, hay nhắc đi nhắc lại bao nhiêu lần thì tôi vẫn đang nói tiếng Nga, và khó có cơ hội bạn hiểu được tôi nói gì.

Đã bao nhiêu lần bạn nói với con bạn câu này: “Mẹ đã bảo con bao nhiêu lần rồi?” hay “Bố đã nói gì nào? Con có nghe bố nói gì không?” Thực tế là, chúng có thể nghe thấy những lời bạn nói nhưng chúng không hiểu bạn muốn nói gì. Chúng ta tiếp nhận thông tin theo những cách khác nhau, và vì phong cách học của chúng ta rất đa dạng, nên nhiều khi chúng ta như đang cố giao tiếp với nhau bằng hai thứ ngôn ngữ.

Khi mới quen nhau, tôi và chồng tôi thường rất khó nói cho người kia hiểu ý mình. Một hôm, chồng tôi bực mình buột miệng: “Anh chỉ đang cố nói với em theo cách anh muốn em nói với anh mà thôi.” Nói xong, anh đột ngột ngừng lại rồi nói thêm: “Và chắc là em cũng đang làm như thế.”

Lần đầu tiên, chúng tôi nhận ra rằng quy tắc vàng Muốn người khác cư xử với mình như thế nào, hãy cư xử với họ như thế không phải lúc nào cũng có tác dụng trong giao tiếp. Nếu chúng ta chỉ nói với người khác theo cách mà chúng ta muốn họ nói chuyện với chúng ta, và nếu họ cũng đang làm như vậy, thì chẳng ai thật sự lắng nghe người kia cả: chúng ta chưa đạt tới sự đồng điệu trong giao tiếp.

Mô HìNH PHONG CáCH HỌC GREGORC

Một trong những mô hình hiệu quả nhất giúp bạn am hiểu sự khác biệt giữa các phong cách học tập là nghiên cứu của Tiến sỹ Anthony F. Gregorc. Mô hình của ông giúp chúng ta hiểu cách trí não nhận thức và nắm bắt các thông tin.

Hai quan điểm

Nhận thức: Cách chúng ta tiếp nhận thông tin.

Chúng ta biết rằng con người không giống nhau. Điều mà chúng ta hiếm khi nhận ra là mỗi người đều có xu hướng nhìn thế giới theo một cách riêng biệt. Cách chúng ta nhìn thế giới được gọi là nhận thức. Nhận thức chi phối cách chúng ta suy nghĩ, cách chúng ta đưa ra quyết định và cách chúng ta coi cái gì là quan trọng. Nhận thức của cá nhân quyết định thế mạnh tự nhiên trong việc học, hay còn gọi là phong cách học.

Trí não của mỗi người sở hữu hai kiểu nhận thức. Đó là nhận thức cụ thể và nhận thức trừu trượng.

Cụ thể

Năng lực này giúp chúng ta tiếp nhận thông tin trực tiếp qua năm giác quan: thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác và thính giác. Khi chúng ta dùng các năng lực cụ thể, chúng ta đối mặt với những thứ liên quan đến “bây giờ” và “ở đây” – những thứ có thể sờ nắm được, những thứ hiển nhiên. Chúng ta không đi tìm những ý nghĩa tiềm ẩn, không cố gắng liên kết những ý tưởng hay định nghĩa. Nói một cách đơn giản: “Sự việc chính là những gì ta nhìn thấy.”

Trừu tượng

Năng lực này cho phép ta hình dung, tưởng tượng, hiểu, hoặc tin vào những thứ không thấy được. Khi sử dụng khả năng trừu tượng, chúng ta dùng trực giác, lý luận, trí tưởng tượng của mình: Chúng ta nhìn vượt qua cả những thứ trước mắt lẫn những ngụ ý tinh vi hơn. Nhận thức trừu tượng có thể chốt lại trong một câu là: “Sự vật không phải lúc nào cũng như chúng ta thấy.”

Cho dù hàng ngày, ai cũng dùng cả hai kiểu nhận thức trên, mỗi người lại cảm thấy thoải mái hơn với một trong hai kiểu. Nó trở thành khả năng chủ đạo của người đó. Ví dụ, một người có điểm mạnh là nhận thức cụ thể sẽ thích lắng nghe những điều thẳng thắn, theo nghĩa đen và không có hàm ý. Trong khi đó, những người có nhận thức trừu tượng lấn át lại hay ngụ ý trong khi giao tiếp.

Chồng tôi đang lái xe trên một xa lộ Los Angeles đông đúc thì tôi để ý thấy một biển quảng cáo độc đáo và nói với anh: “John, anh nhìn biển quảng cáo kia kìa!” John quay lại nhìn. Và ngay lúc đó, xe chúng tôi lấn sang làn đường của người khác. Họ bấm còi inh ỏi và la hét ầm ĩ.

Tôi quay sang John: “Anh chú ý vào việc lái xe đi!”

Anh thủng thẳng đáp: “Em vừa bảo anh nhìn biển quảng cáo cơ mà. ý em là liếc à?”

Tôi bực mình: “Thế chẳng lẽ anh không nghĩ thế à?”

Anh lắc đầu: “Anh chẳng nghĩ thế. Em bảo anh nhìn thì anh nhìn. Anh không thấy gì trên biển quảng cáo cả, em không bảo chính xác anh phải nhìn cái gì.”

John, bằng cách dùng lối nhận thức cụ thể, hiểu những điều tôi nói theo đúng nghĩa đen của nó. Tôi lại không nghĩ rằng anh sẽ chỉ hiểu chằn chặn trên mặt câu chữ thế. Phải cần kiểu nhận thức trừu tượng để nắm bắt được ý nghĩa hàm ẩn bên trong.

DùNG NHỮNG Gì CHúNG TA BIẾT

Sắp xếp: Cách chúng ta sử dụng thông tin mà chúng ta hiểu.

Một khi chúng ta đã hiểu thông tin, chúng ta dùng hai phong cách sắp xếp mà chúng ta biết. Theo Gregorc, hai phong cách sắp xếp là theo trình tự và ngẫu nhiên.

Theo trình tự

Phong cách sắp xếp theo trình tự cho phép trí não sắp xếp thông tin tuần tự theo hàng lối. Những người có phong cách này đi theo một chuỗi suy nghĩ logic, một cách xử lý thông tin theo quy ước. Những người có khả năng sắp xếp theo trình tự tốt thường lên kế hoạch và tuân thủ chặt chẽ, chứ không làm việc theo áp lực. Nguyên tắc là: “Làm theo từng bước”

Ngẫu nhin

Phong cách sắp xếp ngẫu nhiên cho phép trí não sắp xếp thông tin thành từng đoạn và không có thứ tự cụ thể. Người có phong cách ngẫu nhiên thường xuyên bỏ qua các bước trong tiến trình làm việc mà vẫn có được hiệu quả mong muốn. Họ còn có thể bắt đầu từ giai đoạn giữa hay thậm chí bắt đầu từ giai đoạn cuối cùng và đảo ngược hoàn toàn quy trình. Những người có khả năng sắp xếp thông tin ngẫu nhiên thường có vẻ luôn được thôi thúc và có tính ngẫu hứng cao hơn. Họ là những người “vô kế hoạch”. Nguyên tắc là: “Xong việc là được!”

Bốn sự kết hợp

Khi chúng ta kết hợp tất cả các định nghĩa của Gregorc lại với nhau, chúng ta có bốn sự kết hợp của các khả năng nhận thức và sắp xếp mạnh nhất. Hãy nhớ rằng, không cá nhân nào sở hữu chỉ một phong cách duy nhất. Mỗi chúng ta có một phong cách chủ đạo hoặc pha trộn nhiều phong cách với nhau, cho ra một kết hợp độc đáo giữa những điểm mạnh và các khả năng bẩm sinh.

Sự nhận thức và sắp xếp này cho chúng ta bốn phong cách học tập. Bảng liệt kê sau đưa ra những từ hay dùng nhất để miêu tả những người thuộc từng kiểu khác nhau.

Hiểu được những đặc điểm cơ bản của mỗi nhóm phong cách này, chúng ta có thể dễ dàng xác định và đánh giá những gì chúng ta giỏi nhất và thiên hướng của mình. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ học được cách phân biệt và cải thiện những tính cách mà chúng ta đã tránh chỉ vì không hiểu rõ về chúng.

Chúng ta, các bậc phụ huynh, trước hết phải nhận ra phong cách học của chính mình. Nhận ra cách bản thân tiếp nhận thông tin, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn thiên hướng của mình và con cái, và có thể xác định những điểm khác nhau nào dễ gây bực mình và hiểu lầm giữa cha mẹ và con cái.

Bản liệt kê sau đây là một cách xác định nhanh chóng và đơn giản đặc điểm phong cách học tập của chúng ta. Một lần nữa, hãy nhớ rằng tất cả chúng ta là tổng hợp của cả bốn phong cách học trên. Không một ai chỉ thuộc về một phong cách học duy nhất.

ĐẶC ĐIỂM CáC PHONG CáCH HỌC TẬP CHỦ ĐẠO

Mô tả những gì luôn đúng với bạn. Đánh dấu bên cạnh mỗi câu mô tả đúng nhất.

Cụ thể-theo trình tự

Tôi gần như luôn luôn:

— thích làm mọi việc theo cách giống nhau

— làm việc hiệu quả với những người không ngần ngại hành động ngay

— quan tâm đến những điều hiển nhiên hơn là đi tìm những ý nghĩa được ẩn giấu

— thích một môi trường gọn gàng và ngăn nắp

— hỏi: “Làm cái này thế nào?” đầu tiên

— cần càng nhiều thông tin càng tốt trước khi đưa ra quyết định

— cần đủ thời gian để làm chu toàn một công việc

— thích có hướng dẫn

— quan tâm đến nguồn thông tin

— hỏi: “Tôi có thể tìm thêm thông tin ở đâu?”

Tổng cộng: ____

Trừu tượng-ngẫu nhiên

Tôi gần như luôn luôn:

— thích lấy ý kiến người khác trước khi đưa ra quyết định

— cố gắng đồng cảm với người khác

— làm việc có hiệu quả với đối tác

— không cảm thấy phiền trong một môi trường ồn ào

— cần lời khuyên của người khác khi không chắc chắn điều gì Tổng cộng: ____

Cụ thể-ngẫu nhiên

Tôi gần như luôn luôn:

— giải quyết vấn đề một cách sáng tạo

— nước đến chân mới nhảy

— làm việc hiệu quả nhất với những người cùng trình độ

— thích những sự thay đổi thường xuyên trong môi trường sống

— chỉ thích học những gì cần học

Tổng cộng: ____

Bây giờ thì bạn đã định hình được phong cách học chủ đạo của mình. Dưới đây là một bản khái quát và so sánh nhanh giữa bốn phong cách học và những vấn đề chủ chốt.

KẾT LUẬN

Việc con bạn không trả lời không phải lúc nào cũng có nghĩa là chúng không nghe lời. Có thể là sự khác biệt giữa hai cách nhìn lớn đến nỗi thỉnh thoảng bạn và con có thể cảm thấy như đang sống ở hai đất nước khác nhau và nói những thứ tiếng khác nhau.

Học cách lắng nghe – cách diễn đạt một điều gì đó – thay vì chỉ lắng nghe từ ngữ có thể giúp giao tiếp hiệu quả hơn và có thể tạo nên sự khác biệt rất lớn!


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.