Nam Việt Lược Sử

CHƯƠNG I: ĐỜI SƠ NGUYÊN TỚI NĂM 968 (SAU GIÁNG SINH).



I. Nhà Hồng bàng

20 đời vua, trị 2647 năm (2874 – 257, trước giáng sinh)

1- Kinh Dương Vương: vua này là con vua Đế minh, chắt vua Thần nông bên Trung quốc, lên ngôi năm 2874, đặt niên hiệu là Kinh Dương Vương. Nước Nam khi ấy kêu là Xích Qùi, phía Bắc giáp tỉnh Quảng tây, phía Đông giáp Nam hải, phía Tây giáp nước Thục (tỉnh Cao bằng), phía Nam giáp xứ Chiêm thành (Ciampa)

2- Lạc Long Quân: con vua Kinh dương Vương tên là Lạc Long Quân, Lạc Long Quân truyền ngôi lại cho con trưởng nam là Hùng vương thứ nhất. Kể từ đây những kế vị đều lấy hiệu Hùng vương cho đến đời Hùng vương thứ 18 (257) trước giáng sinh thì mất nước.

3- Hùng vương thứ nhất: Vua này cải tên nước lại là Văn Lang, chia làm 15 quận:

– Văn lang (đế đô)

– Giao chỉ (Hà nội, Hưng yên, Nam định)

– Châu diễn (Sơn tây)

– Võ ninh (Bắc ninh)

– Phước lộc (Sơn tây)

– Việt thường (Quảng bình, Quảng trị)

– Ninh hải (Quảng yên)

– Dương tuyên (Hải dương)

– Lục hải (Lạng sơn)

– Võ định (Thái nguyên, Cao bằng)

– Hoài hoan (Nghệ an, Hà tĩnh)

– Bình giao….

– Tân hung (Hưng hóa, Tuyên quang)

– Cử đức

Sự giao tiệp với nước Tầu

Năm 110 trước giáng sinh, bên Tầu nhằm vua Thành vương, chà Châu, vua Annam sai sứ qua cống bạch trĩ. Lúc trở về ông Châu công Đáng là chú vua, sợ sứ đi lạc đường, bèn dạy đóng một cỗ xa, có để cái địa bàn chỉ hướng nam cho sứ.

Sự giao thiệp và tận cống với nước Tầu là kể từ đời này.

Tích vẽ mình

Đời Hùng vương thứ nhất bày ra thủ tục vẽ mình là vì dân sự đi làm nghề chai lưới, thường bị những loài thủy tộc phá hoại. Vẽ mình ra có rắn rực, thì rắn rít, sâu, cá, tưởng là đồng loại với nó mà không động đến.

Tục vẽ mình xâm mình đến nay hãy còn nơi các mán mọi, như Mường, ở Tonkin, Kha, ở Lào.

Cũng như đời vua Hùng vương này bầy ra đóng ghe có vẽ con mắt hình như cá.

Tích bão lụt xứ Bắc

Vua Hùng vương thứ 18 có một đứa con gái dung nhan đẹp đẽ. Vua nhà Thục đã nghe phen cậy người đi nói cho thái tử, mà vua Hùng vương không chịu gả. Ngày kia có hai người trai tới xin làm rể. Vua phán rằng: trẫm vốn có một đứa con, không lẽ đưa cho hai người. Như rạng sáng mai ai đem sính lễ tới đủ thì trẫm sẽ gả cho.

Sơn tinh đến trước, cưới được công chúa, đem lên núi Tản viên (Tonkin). Thủy tinh chậm bước hụt vợ, nên oán hận, làm dông gió bão lụt đặng hại Sơn tinh, mà không làm chi nổi.

Bởi vậy, hễ khi nào có bão lụt, thì những người hay tin dị đoan thường nói rằng lại là sự cừu ấy mà ra.

Hùng vương thứ 18: Vua này hoang dâm vô độ, không lo việc quốc chính, lại gây họa cho nước nhà, là vì không khứng gả công chúa cho tháu tử nước Thục. Vua nước Thục, tên Phán dấy binh đánh gấp, vua Hùng vương tính bề cự không nổi, bèn tự vẫn mà chết, hết đời Hồng bàng, truyền qua đời Thục.

II. Nhà Thục

1 đời vua, trị 50 năm (257 -207) trước giáng sinh.

Cháu nội vua nước Thục, tên là Phán, lấy đặng nước Văn lang của Hùng vương, bèn sát nhập với nước mình là Âu lạc, kêu là Âu việt, lên ngôi xưng là An dương Vương , trị đặng 50 năm. Vua này không có con trai, có một người con gái gả cho con Triệu Đà. Sau bị triệu đà dụng quỉ kế lấy đặng nước dựng nên nhà Triệu.

Nguyên nước Âu việt ở giáp cương giới với nước Tầu, có nhiều thứ thổ sản quí lạ, nên ghe phen Trung quốc muốn chiếm đoạt. Tần thủy Hoàng (246 – 209) trước giáng sinh, sai hai tướng Nhâm Ngao và Triệu đà qua đánh Âu việt. Đánh đã lâu mà lấy không được. Kế Tần Thủy Hoàng băng, Nhâm Ngao qua đời còn một mình Triệu đà cô thế, cứ giữ xứ Lãnh nam (phía bắc nước Âu việt)

Triệu đà thừa lúc loạn Trung nguyên , nhà Tần mất, tính lập một cõi riêng, bèn giao lân cùng vua An Dương Vương cưới công chúa cho con. Sau đặng binh ròng tướng mạnh, trở lại đánh vua An dương Vương mà lấy nước, lập nên đời nhà Triệu.

III. Nhà Triệu.

5 đời vua trị 96 năm (207 – 111) trước giáng sanh.

1- Triệu võ đế (207 – 136) Triệu Đà lấy đặng nước Âu việt, sát nhập với nước mình, kêu là Việt nam, rồi lên làm vua hiệu là Triệu võ đế, đóng đô tại Phiên ngu (tỉnh Quảng đông). Lúc nầy bên Trung quốc, Lưu Bang diệt Hạng Võ lập nên đời Tây Hán.

Hán cao tổ sai Lục Giả qua Việt nam phong tước cho Triệu Đà. Từ khi ấy nước Nam cứ giữ đạo chư hầu, thường năm dâng cống cho nhà Hán.

Hán cao tổ băng (194), Lữ Hậu phế Huệ đế lên tiếm ngôi, bèn cấm người Trung quốc không cho bán đồ khí cụ cho Annam. Triệu võ đế giận cử binh đánh lấy nước Trường sa, là nước chư hầu của Trung quốc rồi xưng đế như vua Trung nguyên vậy.

Lữ hậu mất Hiếu văn đế lên ngôi, sai Lục Giả qua giải hòa với Triệu Đà. Từ đấy nước Nam qui phục lại nước Tầu như xưa.

2- Triệu văn vương (136 – 121) Hồ lên ngôi xưng là Triệu văn vương. Vua này tính không ưa giặc giã. Lúc người trị vì, có nước Mân việt là nước chư hầu của Trung quốc, qua xâm phạm cõi Nam. Vua sai sứ đi viện binh nhà Hán dẹp đặng giặc rồi cho con trưởng nam là Anh tế qua ở làm con tin triều Hán.

3- Triệu minh vương (124 – 113) Anh Tề lên ngôi, xưng hiệu là Triệu minh vương, trị nước được 11 năm. Lúc Anh Tề qua làm con tin bên nhà Hán, thì có cưới một người vợ Trung nguyên tên là Cù thị, sanh đặng một đứa con trai kêu là Hưng. Anh Tề phong Cù thị làm hoàng hậu, Hưng làm thái tử, phế con của người vợ Annam khi trước là cho đình thần bất bình.

4- Triệu ai vương (113 – 111) Hưng lên nối nghiệp cha, xưng hiệu là Triệu ai vương ở ngôi đặng ít năm, kế nhà Hán sai sứ qua đòi vua và mẹ con hầu ngự giá, thì trong nước bọn đình thần có ông Lữ gia nới rằng: vua và hoàng thái hậu âm mưu mãi quốc, bèn khiến dân dậy lên bắt giết cả hai người rồi tôn con người vợ Annam lên ngôi, hiệu là Thuật dương vương.

5- Thuật Dương vương (111) vua này ở ngôi chưa đầy một năm, kế bên triều Hán, vua Hiếu võ đế cử binh qua lấy nước mà sáp nhập về Trung nguyên.

IV. Thuộc Trung nguyên lần thứ nhất

Năm 150 – 111 trước giáng sinh – 39 sau giáng sanh

Năm 1 Chúa giáng sinh, nhằm đời Hiếu ai đế (Tây hán – kể từ đây về sau là đời Thiên chúa.

Triều Tây hán sai quan Tầu qua cai trị chia nước Nam là 9 quận:

– Nam Hải (Quảng đông)

– Thương ngô (Quảng tây)

– Uất lâm (Quảng tây)

– Hiệp phò (Quảng đông)

– Giao chỉ (Quảng tây)

– Cửu chân (Quảng tây)

– Nhựt nam (Tonkin)

– Châu nhai (Cù lao, Hải nam)

– Thiên nhĩ (Cù là gần Hải nam)

Trong bọn quan Tầu qua cai trị nước Nam có 2 người: Tích quang và Nhâm Diên hay lo lắng cho dân. Tích Quang thì dậy dân học chữ nghĩa cùng đạo lý đức Khổng tử, Nhâm Diên dậy dân vỡ đất làm ruộng, trồng dâu nuôi tằm. Còn những quan khác hay tham ô, làm nhiều điều khắc bạc, nên thường gây ra loạn lạc.

Năm 39 sau công nguyên, nơi quận Giao chỉ có một người đàn bà tên là Trưng trắc khiến dân dấy lên, bắt thái thú Tô Định giết đi mà báo cừu cho chồng, rồi thâu cả nước Nam lên làm vua được 3 năm.

V. Trưng nữ vương (39 – 42)

Trưng Trắc lên ngôi đặng vài năm, kế bên Trung nguyên, triều Đông Hán, vua Quan Võ sai Mã Viện qua bình phục Giao chỉ. Ban đầu đánh nhau cầm cự, chưa biết hơn thua. Sau binh Giao chỉ vẫn không thiện nghề chinh chiến, bèn đỏ lần hết, Trứng Trắc và em là Trưng Nhị thế cùng nên phải tự vẫn cho khỏi bị nhục.

Mã Viện bình Giao chỉ rồi, truyền đúc một cây trụ đồng, trồng tại Khâm châu có khắc:

Đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt (Đồng trụ ngã, dân Giao chỉ dứt.)

Từ đây nước Nam phải sát nhập về Trung Nguyên lần thứ hai.

VI. Thuộc trung nguyên lần thứ hai

144 năm (42 – 186)

Sĩ vương 186 – 226 Lúc này bên Trung nguyên nhà Đông Hán hầu dứt, qua Tam quốc phân tranh. Sĩ nhiếp dùng dịp loạn xưng vương, hiệu là Sĩ vương, trị nước được 40 năm. Nguyên Sĩ nhiếp là người Trung quốc mà tiên nhơn sang ở nước Nam lâu đời, nên đã thành người Nam.

Sĩ Nhiếp lên ngôi xưng hiệu là Sĩ vương, khai trường dậy chữ nho, dậy phong hóa Trung quốc. Đời vua này có nhiều người hay chữ không kém chi người Trung nguyên. Sĩ nhiếp băng, Đông ngô sai tướng là Lữ Đại qua dụ em Sĩ Nhiếp là Sĩ Huy thần phục nhà Ngô rồi thừa thế mà giết đi. Nước Nam bị sát nhập về Trung nguyên lần thứ 3.

VII. Thuộc về Trung nguyên lần thứ ba

314 năm (226 – 540)

Từ năm 226 tới 540 nước Nam bị nhà Hậu Hán Ngô, Ngụy (Tam quốc) Tấn Tống Tề Lương kiềm chế 314 năm.

Những quan Trung Nguyên qua cai trị cõi Nam trong mấy đời ấy thì cũng như các quan đời trước ít người nhân hậu, nhiều tay tàn bạo. Thuở ấy có xứ Lâm ấp, sau kêu là Chiêm thành (Ciampa) ở phía nam hay đến đánh phá nước Nam. Đã bao phen bị thua, bị giết mà không chừa tính hung hăng. Qua đến đời chứa Hiền vương (1649 – 1685) nhà Nguyễn mới trừ tuyệt.

Nước Nam lúc nầy về nhà Lương chế trị. Quan thái thú Tiêu tư là nhiều điều độc ác, khiến lòng dân oán hận. Lý Bôn thừa cơ hội cầm binh đánh đuổi quân Trung nguyên rồi lên ngôi hiệu là Lý Nam đế.

VIII. Nhà tiền Lý

2 đời vua, trị 58 năm (544 – 602)

1- Lý nam đế: 544 0 548 , bốn năm. Lý Bôn vốn là người Trung nguyên, nhân lúc loạn Tây Hán. Vương Mãng soán ngôi vua Hiếu bình, qua ở ngụ tại Giao châu lâu đời, nên đã thành người Nam.

Lý Bôn lên ngồi xưng là Lý Nam Đế trị được 4 năm, kế bên Trung nguyên, nhà Lương sai Trần bá Tiến qua đánh Nam việt, Lý Nam Đế yếu thế bèn giao quyền cho tướng quân Triệu Quang Phục, cách ít năm thọ bệnh mà băng.

2- Triệu Việt Vương 549 – 570, 24 năm. Triệu Quang Phục cầm binh đánh với quân Tầu đã lâu. Sau binh Trần bá Tiên đổ lần, rồi rút về Trung nguyên hết. Triệu Quang

Phục lên ngôi hiệu là Triệu Việt Vương, trị được 21 năm rồi truyền lại cho Lý phật Tử, là dòng dõi tôn thất nhà Lý.

3- Lý Phật Tử, 570 502, 32 năm. Lúc này Trung Nguyên nhắm nhà nhà Tùy. Tùy dương Kiên sai Lưu Phương sang đánh Nam Việt. Lý Phật Tử sợ, bèn xin qui hàng. Từ đây nước Nam bị Trung nguyên kiềm chế lần thứ 4.

IX. Thuộc trung nguyên lần thứ 4.

Từ năm 603 – 939 bên Trung nguyên nhằm đời Tùy, Đường, Ngũ đại.

Vua nhà Tùy nghe nói bên cõi Nam, nơi xứ Lâm ấp có nhiều vật quí lạ, nên sai Lưu Phương qua một lần nữa mà cướp phá, vua Lâm ấp là Phạm phàn Chi chống cự không nổi, quân Trung nguyên đoạt được kinh thành Lâm ấp, cướp giật của cải, còn Lưu Phương thì lấy vàng ngọc rất nhiều. Nhưng mà lúc trở về, binh chết hết ba phần, Lưu Phương cũng bỏ mình.

Nhà Tùy mất (617), nhà Đường dấy (618) vua Đường cảo tổ cải nước Nam Việt lại thành Annam đô hộ phủ, chia làm 13 châu.

Nước Annam khi ấy, kể từ Bắc kỳ cho tới tỉnh Quảng Nam. Trên phía Tây bắc là nước nam chiều (tỉnh Vân nam) phía Tây là nước Lào, phía Nam là nước Chân lạp (Cao man) còn nước Lâm ấp (Chiêm thành) ở từ quận Nhật nam cho tới ranh chơn lạp.

Nhà Đường cai trị nước Nam. Đường cao tổ lên ngôi Trung nguyên năm 618. Việc cai trị xứ Annam lúc bấy giờ cũng như các đời vua trước: trên hết thị đặt một quan Thứ sử, gồm hay cả xứ thuộc địa, dưới thì mỗi châu có một thái thú cai trị. Những viên quan phần nhiều là người Tầu, tính tham lam độc ác lại quá hơn khi trước.

Dân An Nam bị sưu cao thuế nặng đã ghe phen muốn khởi loạn, mà không thành sự. Có quan thái thú Lý Trắc làm khổ các mán mọi, nên gây họa., Các mán mọi hiệp với nước Nam chiếu tới cướp phá đuổi người Tầu, thâu được nước Nam. Sau nhà Đường sai Cao Biền bình định trong 10 năm mới yên. Cách ít lâu binh Nam chiều kéo đến một lần nữa. Nhà Đường dụng kế đưa công chúa cho vua Nam chiếu. Vua Nam chiếu ngờ là thiệt, bèn sai ba viên danh tướng đi đón rước, thì cả ba điều bị thuốc độc mà thác, từ ấy nước Nam mới yên đặng một khoản.

Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ: Nhà Đường suy, sang đời Ngũ đại (907 – 957), là hậu Lương, hậu Đường, hầu Tấn, hậu Hán, Hậu châu.

Nhà hậu Lương phong Lưu Ấn làm Nam bình vương, đóng đô tại Phiên ngu, phong Khúc Hạo là Thái thú Giao châu (An nam).

Lưu Ấn qua đời , em là Lưu Nghiêm lên thế vị xưng là hoàng đế Nam hán (917)

Khúc Hạo mất, em là Khúc Thừa Mỹ vâng mạng vua hậu Luong, gồm trị cả 12 châu xứ Nam. Cách ít lâu vua Nam Hán khởi binh đánh bắt Khúc Thừa Mỹ. Dương Đình Nghệ cầm binh đuổi quân Nam hán, rồi lại bị Kiều công Tiện là tướng của mình âm mưu giết đi.

Khi ấy có Ngô Quyền, gốc là người An Nam cũng là tướng của Dương Đình Nghệ ra chống cự, thắng được Kiều Công |Tiện, sau lập nên nhà tiền Ngô, làm vua được 5 đời trị được 30 năm.

X. Nhà tiền Ngô

5 đời vua, trị 30 năm 939 – 968

Ngô Quyền làm vua được 5 năm 939 – 941 thì băng, truyền ngôi lại cho con là Xương Ngập, khi ấy còn nhỏ. Dương Tam Ca là cầu lên làm phụ chánh, rồi dùng dịp mà đoạt ngộ, xưng Bình vương 945 – 949. Sau bị Xương Văn là con thứ Ngô Quyền giành lại à cai trị, rồi truyền cho Xương Xí.

Lúc này nước An Nam chia làm 12 châu, mỗi châu có một sứ quân, mỗi sứ quân thì xưng vương một cõi, mạnh lẫn yếu, loạn lạc cả năm. Hậu Ngô vương là Xương Xí cũng trấn một quận, không làm gì nổi mấy sứ quân khác, tuy là khỏi làm tôi mọi Trung nguyên, chứ người Nam chưa dựng được nền độc lập. Sau đó có một người họ Đinh dấy lên dẹp 12 sứ quân, lập nên đời chính thống.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.