Nam Việt Lược Sử

TỔNG LUẬN



I. Nhắc tích xưa.

– Muốn rõ công cuộc đồ sộ người Lang sa sáng tạo trong cõi Đông Dương nầy bao lâu, thì phải nhớ những sự tích sau:

1789 – Pháp quốc giúp Nguyễn Ánh diệt Tây Sơn, kể đến năm 1919 là ……. 130 năm

1802 – Gia Long lên ngôi …….. 117 năm

1859 – Lấy thành Sài Gòn …………………………………………………………………..60 năm

1862 – Lấy ba tĩnh phía Đông ……………………………………………………………………..57 năm

1867 – Lấy ba tĩnh phía Tây …………………………………………………………………………52 năm

1885 – Bình phục Bắc kỳ ………………………………………………………………………………34 năm

1887 – Lập Đông Dương nhất thống …………………………………………………………….32 năm

II. Ngôi nhà Nguyễn.

– Ngôi nhà Nguyễn đặng bèn vững cho đến nay cũng nhờ có Đại Pháp. Khởi đầu khai quốc, diệt Tây Sơn, thì cậy có sức các quan Lang sa theo Đức cha d’Adran qua cõi Nam. Sau đời vua Tự Đức, giặc Cờ đen nhiễu loạn Bắc kỳ mười mấy năm, cũng là Đại pháp bình phục. Nếu khi ấy không có binh Lang sa giúp, thì ngày nay xứ Bắc kỳ cũng thuộc về Trung Nguyên, mà ngôi nhà Nguyễn cũng khó mà giữ cho đặng.

III. Khởi phục Trung Nguyên.

– Từ xưa, bên cõi Nam, đời vua nào cũng có chiến tranh với Trung Nguyên. Bại thì làm tôi, cống nạp nặng nề cho mấy cũng phải rang, thắng cũng làm tôi, hạ mình chịu lỗi mà cầu phong, nghĩa là xin phép mà làm vua. Từ đời Tự Đức, Pháp quốc bảo hộ nước Nam, thì sự giao thiệp với Trung Nguyên đã dứt. Vua nước Nam khởi phiên phục Tàu, khỏi dưng cống, khỏi cầu phong như xưa, mà cũng xưng là Đại Nam hoàng đế. Nào có ai dám tranh luận? Nào có ai dám vi phạm biên cương?

Xưa Đức cao hoàng thường khuyên con là vua Minh Mạng phải trượng đãi người Đại Pháp, phải gần người Đại Pháp. Ấy là lời dạy con phải nhớ ơn các quan Lang sa đã giúp mình dựng nên nghiệp cả, mà cũng là kế hay để bảo vệ toàn xã tắc. Gần cùng Đại Pháp thì tất nhiên khỏi sợ ngoại bang xâm loạn nước mình. Cho đến nay, vua nước Nam, vua nước Lào, vua nước Cao Man, đặng tọa hưởng thái bình, ấy cũng nhờ có Đại pháp bảo hộ.

IV. Bình định biên cương.

– Phàm trị nước phải lấy sự yên dân làm trước. Có yên tịnh thì việc nông, thương, kị nghệ mới thạnh vượng, dân sự mới đặng ấm no. Dân giàu thì nước mạnh, dân đặng ấm no thì nhà nước mới bình trị.

Nhà nước Đại pháp làm cho cõi Đông Dương đặng thái bình đã hơn ba mươi năm nay, thì tốn của cũng nhiều, mà hao mạng tướng sĩ cũng nhiều. Loạn trong nước dẹp yên, thì lại phòng giặc ngoài biên cảnh, lo phân cương giới với nước Tàu mà giữ xứ Bắc kỳ cho nước Nam, phân cương giới với nước Xiêm La mà giữ nước Lào và nước Cao Man mình bảo hộ. Cho đến nay, toàn cõi Đông Dương, dầu cho Mường, Mọi, chỗ cùng cư cũng hưởng đặng sự thái bình, không lo ngoại bang hiếp đáp. Xưa nơi xứ Bắc kỳ, bước ra một tấc đường thì sợ giặc, sợ ăn cướp, nay đi khắp cùng cõi Đông Dương mà vô sự. Nước Đại Pháp ra oai võ một khi, mà trăm họ đặng yên muôn thuở, ấy cũng là ơn trọng người người hằng nhớ.

V. Cuộc làm phước.

– Lo bình định biên cương, rồi lại lo lợi nước, lợi dân. Điều cần nhứt hết là phép vệ sanh để dưỡng dân cho đặng tráng kiện, phòng ngừa những bịnh truyền nhiễm. Những nhà thương, nhà thí, nhà bảo sản, phép chưởng đậu, thuốc trừ nọc côn trùng, trừ bịnh thiên thời, dịch khí, đã cứu biết bao nhiêu là mạng con người. Nay trong cõi Đông Dương, những kẻ tàn tật, những người bịnh hoạn mà nghèo nàn cô độc, đều có chỗ dưỡng thân, có cơm ăn, có thuốc uống, có người săn sóc tử tế.

Cứu một người dương gian hơn muôn ngàn người âm ty, là vậy đó.

VI. Việc giáo huấn.

– Xưa Trung Quốc muốn truyền văn minh trong xứ ta, thì khai trường dạy chữ nhu. Người nước ta nhiễm lây văn chương Tàu từ đời vua Sĩ Vương (186-226); mà văn chương Tàu thì mắc mỏ, nghĩa lý mầu nhiệm; học cho thông được thì phải lâu năm, phải dày công. Học cho hay được thì bất quá biết năm kinh bốn truyện, đủ mà đi thi đặng làm quan mà thôi. Văn chương cũng là báu nước; nhưng mà chuyên ròng văn học, thì không đủ mà làm cho nước giàu, dân mạnh. Người Pháp chuộng văn học, mà cũng chuộng khoa học, nghĩa là các môn học để làm cho lợi nước, lợi dân.

Nay khắp cõi Đông Dương, số học đường ngày càng thêm, tiền tổn phí về việc giáo huấn càng ngày càng thặng, mà nhà nước lại càng hượt, muốn cho con dân mở mang trí hóa, lánh chỗ tối mà tìm chỗ sáng.

Hạ đẳng thì trường làng, trường tổng, trường sơ, nơi nào cũng có; trung đẳng thì trường tốt nghiệp trong mẫy tĩnh lớn: Sài Gòn, Hà Nội, Huế, Nam Vang, Mỹ Tho; thượng đẳng thì có trường y học, đại học viện tại Hà Nội.

Nhà nước chẳng những là lo giáo giục bọn con trai mà thôi, mà cũng đốc chí phe con gái trau dồi trí hóa, tập việc nữ công. Đâu hễ có trường nam thì có trường nữ, dạy bút toán, thêu tiu, dạy tứ đức cùng việc nội trợ tề gia.

Những trường công nghệ lập ra trong nhiều chỗ, để dạy đủ nghề cơ xảo, dạy vẽ vời, chạm trổ, dạy máy móc. Nào máy bay, nào dây théo gió, nay cũng có dạy người An Nam học.

VII. Nông, thương, kị nghệ.

– Nhờ có khai mương xẻ rãnh, đào kinh, vét sông, nên nghề nông trong cõi Đông Dương càng ngày càng thạnh vượng. Đất hoang vu đã khai phá hết nhiều; đằm vũng đã trở nên ruộng tốt; lúa gạo mỗi năm mỗi thặng số.

Trên miền cao, chốn rừng núi này đã vỡ ra thành khoảnh; chỗ trồng cây cao su, chỗ trồng dừa, trồng bông vải, café. Hễ người Lang sa đi đến dâu mà lập nghiệp, hoặc khai khoáng sản, hoặc bày trại xưởng, hoặc nuôi súc vật, thì chốn cùng cư cũng trở nên thị tứ, dân chúng qui lại mà lập hương thôn, có công việc làm ăn, khỏi lo đói lạnh.

Đường thủy lục thông thương cùng khắp trong xứ, tiện việc chở chuyên, cuộc thương mãi càng thêm tấn phát. Vận tải theo đường sông, đường biển thì có ghe, có tàu, trên đất liền thì có đường xe lửa Cửa hải trình Sài Gòn, Hải Phòng, tàu ngoại bang vãng lai không ngớt, lớp thì cất hàng hóa lên để bán trong xứ, lớp thì chở sản vật xuống: gạo, lúa, dừa, bắp v.v… mà đem đi nước khác.

Những người hào hộ bên Pháp quốc qua cõi Đông Dương đã rải của trong cuộc nông, thương, kị nghệ biết là muôn vàn nào! Nước ta đặng phú túc, dân ta được ấm no, cũng nhờ của ấy: kẻ nghèo thì đi làm thầy thợ, đã có chỗ nương cậy mà bảo dưỡng thê nhi, lại học đặng nghề trí xảo để truyền lần trong xứ; người giàu lại làm giàu thêm, cũng nhờ người Lang sa chỉ những mối lợi cho. Xưa đời cựu trào, có bạc để mà chôn, nay bạc có nhiều mà không đủ dùng. Xưa có vài ngàn quan tiền gọi là giàu, nay có vài ngàn đồng bạc gọi là khá.

VIII. Phải kính, phải phục

– Phải kính nước Đại Pháp như kế mẫu của ta, phải phục người Đại Pháp là thầy ta vậy. Có thầy ta mới làm nên, có thầy ta mới hưởng đặng thái bình như vậy. Mới hơn vài mươi năm mà sáng tạo nên cuộc đồ sộ nầy cũng nhờ có tay thầy.

Nhà nghèo hay con thảo, có giặc Âu châu mới thấy rõ lòng trò: kẻ giúp công người giúp của, ít nhiều cũng tỏ dạ trung thành, ơn giáo dục đền bồi xong muôn thuở.

Nay đã trừ an Đức quốc, chẳng còn khuấy rối đồng minh; bốn phương ca chữ thái bình, chúc Pháp Việt muôn năm thạnh trị.

14 Juillet 1919.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.