Ngũ Luân Thư

KHÔNG CHI QUYỂN



Dẫn nhập

Đạo của binh pháp Nhị Thiên Nhất Lưu được ghi lại trong Không Chi Quyển. Tính chất của “Không” là trống rỗng. Những gì con người không thể nhận thức, được hiểu là “Không”. Lẽ tất nhiên, “Không” là “hư vô”. Hiểu được cái hiện hữu, ngươi sẽ hiểu được “Không hiện hữu”. Nói ngắn gọn, đó chính là “Không”.

Người đời thường nhìn sự việc một cách lầm lạc và cho rằng những gì họ không hiểu được là “Không”. Thực ra đó không phải là “Không”. Đó chỉ là “Ảo”.

Trong binh pháp, những võ sĩ theo học Đạo của binh pháp thường cho rằng những gì họ không thể thấu hiểu là “Không” của binh pháp. Cảnh giới đó chỉ là “Ảo”. Đó không phải là “Không” đích thực.

Là võ sĩ muốn đắc Đạo của binh pháp, ngươi phải chuyên cần luyện tập các môn võ nghệ khác, không được để tâm mơ hồ dù chỉ một chút về cái Đạo của võ sĩ. Với tâm thật tĩnh, ngươi hãy chuyên cần rèn luyện võ đạo mỗi ngày, mỗi giờ. Hãy trui rèn cả “tâm” lẫn “trí”, và giũa mài cả “quan” lẫn “kiến”. Khi “tâm” không còn bị mây mờ u ám và trở nên thanh khiết, khi những đám mây hư ảo che phủ “trí” đã tan đi để trí lộ rõ, ngươi sẽ đạt cảnh giới “đại thanh minh”. Đó mới là “Không” đích thực. 

Một khi ngươi đã đạt đến “Chân đạo”, dù theo Thiền học hay theo đạo lý thông thường, ngươi có thể nghĩ chỉ riêng đạo của mình là đúng đắn. Thế nhưng, nếu ngươi nhìn sự việc một cách khách quan, theo quy luật vận hành của trời đất, ngươi sẽ thấy vô số pháp môn mê muội và xa rời cái Đạo của tự nhiên.

Hãy dày công tìm hiểu tinh ý đó trên nền tảng là lòng chính trực và để cho chân tâm dẫn đạo. Hãy thực hành binh pháp với lòng bao dung, trung thực và quảng đại.

Nhờ đó, ngươi sẽ “quan kiến” vạn sự một cách khoáng đạt, coi “Không” là Đạo, và sẽ thấy Đạo là “Không”.

“Không” là thiện, vô ác. 

Trí là hữu. 

Lý là hữu. 

Đạo là hữu. 

Tâm là “Không”.

Ngày Mười hai tháng Năm

năm Chính Bảo thứ hai (1645).

SHINMEN MUSASHI Teruo Magonojo

Lời bạt: Bùi Thế Cần và “Gorin No Sho”

Tặng Trân – Sao MaiBàn Sơn – Hòa Vi Ta sinh ra khi đất nước lạc dần vào thờily loạn và lớn lên khi đất nước vẫn trầm luântrong khói lửa loạn ly. Ta đã từng nếm đậmmùi đói rét (1945 – 1946), dịch tả (1948) và tangtóc (1947, 1949) trong chính gia đình mình.

“Thông minh vốn sẵn tính trời” (Xem “Họcbạ”, Institut de la Providence) ta đậu Tú tài(1960), Cử nhân (1963), dạy Đại học (1963),đậu Cao học (1973), Tiến sĩ năm I (1974) và tiếp tục làm vẻ vang cho dòng họ bằng nghề “bán cái văn chương kiếm chút áo cơm”. Nhân đó làm khoa trưởng (1996), hiệu trưởng (2004 IELF),…

Rồi bỗng chốc, sét đánh ngang trời, ta đọc được cuốn Gorin No Sho (1990):

Cuộc đời a ha! Bỗng nhiên biến đổi

Thiên địa chao ôi! Chấn động tâm can

Vốn say mê võ thuật (1950-1970) và võ đạo (1980) từ thuở nhỏ, từng cùng bạn bè đi quyền múa hèo, luyện tập võ ta, Judo (1955), Karatedo (1966) và Aikido (1988-…), đặc biệt là Aikiken (Hiệp Khí Kiếm), cuốn Gorin No Sho rơi vào tay ta như một bí kiếp vô song, một sách gối đầu giường ngày đêm ấp ủ. Không chỉ mỗi chữ mỗi câu mà nhất lá cái ý (“ý tại ngôn ngoại”), cái thần (“độc thư chủ tinh, ý, thần”). Cho nên đọc mãi, đào mãi, đào sâu, và ứng dụng, và đoàn luyện.

 

Cho nên, ngày ngày luyện kiếm, đêm đêm giảng võ cho nội gia môn hạ, cũng chỉ là để tìm cho ra cái lý thường hằng khiến vũ trụ và tâm thân hợp nhất.

 

Và bản Gorin No Sho bằng tiếng Việt cũng chỉ là một “by-product” của việc ta phiêu lưu trên Ngũ Đại Hồ (Thổ, Thủy, Hỏa, Phong, Không) của Thánh kiếm Miyamoto Musashi. Với sứ mạng tự giao phó: giúp hành giả Việt Nam hiểu được trong muôn một tinh thần, tư thế và chiêu thức của các dũng sĩ đất Phù Tang, đồng thời luyện cho mình thiên địa phong trần tâm thân hợp nhất để, như Uy Viễn Tướng Công xưa:

“Đường mây rộng thênh thang cử bộ

Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo”.

BÙI THẾ CẦN

Sư trưởng Aikido


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.