Nhà Thờ Đức Bà Paris

CHƯƠNG 12 – GRINGOIRE CÓ NHỮNG Ý TƯỞNG TỐT



Từ khi Pierre Gringoire thấy vụ việc đã xoay ra như thế nào, nhất định sẽ có dây thừng treo cổ, và những khó chịu khác cho những nhân vật chính của vở kịch này, thì anh cố ý xen vào.
Một ngày, khi dừng bước gần Saint-Germain-l’Auxerrois, anh cảm thấy có một bàn tay nặng chịch đặt trên vai mình. Anh quay lại. Đó là người bạn cũ, người thầy cũ, ông phó giám mục.
Anh sửng sốt. Từ lâu rồi, anh không gặp ông.
Dom Claude im lặng một lát rồi bình thản nói:
– Sức khỏe anh thế nào, thầy Pierre?
– Sức khỏe của tôi ư? ồ, ồ, nói chung là tốt.
– Gringoire trả lời.
– Anh không có điều gì lo ngại ư? – Phó giám mục nhìn thẳng vào anh, nói tiếp.
– Thưa không.
– Anh không muốn gì à?.- Không ạ.
– Anh không nuối tiếc gì cả?
– Không nuối tiếc, không ham muốn.
Im lặng một lát, linh mục tiếp lời:
– Tuy nhiên, anh khá nghèo túng?
– Nghèo túng thì đúng nhưng khổ sở thì không.
Giữa lúc đó có tiếng vó ngựa phía đầu phố.
Có một đơn vị cung thủ, thuộc quân phòng vệ nhà vua diễu qua, giáo dựng đứng, một viên sĩ quan dẫn đầu. Đoàn người ngựa sáng loáng, vang rền trên đường phố.
– Ngài nhìn viên sĩ quan có vẻ chăm chú thế?
– Gringoire hỏi phó giám mục.
– Tôi nghĩ rằng đã nhận ra ông ta.
– Ngài gọi ông ấy là gì?
– ông ta là Phoebus de Châteaupers thì phải.
– Claude nói.
Rồi bất chợt ông nói thêm:
– Pierre Gringoire, anh đã làm gì cô vũ nữ Ai Cập đó?
– Cô Esmeralda? Ngài thay đổi chủ đề câu chuyện đột ngột quá.
– Cô ấy có phải là vợ anh không?
– Vâng. Chúng tôi là vợ chồng được bốn năm… Trời ơi! Con dê nhỏ mới xinh làm sao!
– Phải chăng cô gái bô-hê-miêng này đã cứu mạng anh?
– Thưa, chính phải.
– Này! Cô ấy ra sao rồi? Anh đã làm gì cô ấy?
– Tôi không nói ngài rõ đâu. Tôi nghĩ họ đã treo cổ cô ấy.
– Anh nghĩ thế à?
– Tôi không dám chắc lắm. Khi tôi thấy họ muốn treo cổ người thì tôi rút lui.
– Đó là tất cả những gì anh biết?
– Khoan đã. Người ta nói cô ta đang ẩn náu trong nhà thờ Đức Bà. ở đó, cô ấy được an toàn.
Tôi rất mừng. Tôi không thể tìm ra con dê đã chạy trốn cùng cô. Tôi chỉ biết có thế.
– Tôi sẽ cho anh biết thêm. – Dom Claude nói. – Đáng lẽ cô ấy đang ẩn náu trong nhà thờ Đức Bà. Nhưng trong ba ngày nữa pháp luật sẽ bắt lại cô ta và cô ấy sẽ bị treo cổ.
– Đáng giận thật! – Gringoire nói. – Kẻ nào đã tố giác cô ấy? Người ta không để cho cô ấy.yên được sao? Một cô gái tội nghiệp náu mình dưới vòm nhà thờ Đức Bà, bên cạnh những tổ én thì có hại gì?
Phó giám mục lại im lặng.
– Tóm lại, cô ấy đã cứu mạng anh?
– Tại chỗ những bạn tôi, những người ăn mày, chỉ suýt nữa thì tôi đã bị treo cổ.
– Anh không muốn làm gì để giúp cô ấy à?
– Tôi không mong gì hơn, Dom Claude ạ.
Nhưng tôi sợ tai vạ vì cái vụ xấu xa này.
– Thì đã hề gì?
– A! Đã hề gì à? Ngài tốt quá, thưa thầy.
– Làm thế nào cứu được cô? – Claude nói, mơ màng.
Gringoire vỗ trán:
– Thưa thầy, thầy hãy nghe tôi. Tôi có óc tưởng tượng. Tôi sẽ tìm ra cách xoay xở. Nếu chúng ta xin nhà vua ân xá thì sao nhỉ?
– Xin vua Louis XV ân xá ấy à?
– Tại sao không?
– Anh Pierre này, tôi đã nghĩ đến việc ấy rồi.
Chỉ có một cách cứu nàng.
– Cách nào ạ? Tôi, tôi không nghĩ được cách nào hơn cả.
– Nghe đây Pierre. Anh có nhớ là anh nợ cô ấy mạng sống của mình không? Tôi sẽ nói thẳng ý nghĩ của mình. Nhà thờ bị canh gác suốt ngày đêm. Người ta chỉ cho đi ra, những người người ta thấy đi vào thôi. Anh có thể đi vào. Anh vào đấy. Tôi sẽ dẫn anh đến chỗ cô ấy ẩn náu. Anh đổi quần áo cho cô ấy. Cô ấy sẽ mặc áo của anh.
Anh sẽ mặc váy của cô ấy.
– Đến đây thì tốt rồi. – Gringoire nhận xét.
– Còn sau thì sao?
– Sau à? Cô ấy sẽ mặc quần áo của anh đi ra. Anh sẽ ở lại, mặc y phục của cô ấy. Có thể họ sẽ tóm anh, nhưng cô ấy sẽ được cứu thoát.
Gringoire gãi tai, vẻ nghiêm trang.
– Này! Đây là một ý kiến mà mình tôi không tài nào nghĩ ra.
Trước đề nghị bất ngờ của Dom Claude, mặt nhà thơ tối sầm lại.
– Này Gringoire! Anh nghĩ sao về cách ấy?
– Thưa thầy, họ sẽ treo cổ tôi, chứ họ không bắt tôi đâu..- Cô ấy đã cứu mạng anh. Đó là một món nợ anh phải trả.
– Còn rất nhiều món nợ tôi không trả.
– Pierre, nhất thiết phải trả.
Nhà thơ rụng rời, trả lời:
– Thầy Dom Claude, thầy nhất định nghĩ như thế ư? Thầy nhầm rồi. Tôi không hiểu vì lẽ gì tôi lại để bị treo cổ thay người khác. Nhưng tôi sẽ nghĩ kỹ về vấn đề này. ý kiến của thầy ngộ thật.
Anh trầm ngâm một lát rồi nói tiếp:
– Cuối cùng, biết đâu đấy, có thể họ không treo cổ tôi khi họ tóm được tôi trong cái xó kia, mặc váy, khăn đội đầu một cách lố bịch, khó coi. Họ sẽ phá ra cười.
– Nhất trí không? – Dom Claude hỏi.
Gringoire có vẻ lưỡng lự.
Phó giám mục giơ tay cho anh bắt.
– Vậy là cứ thế nhé. Mai anh đến chứ?
– A, không. – Anh nói bằng giọng của người chợt tỉnh. – Bị treo cổ. Vô lý quá. Tôi không muốn.
– Thế thì tạm biệt anh.
Phó giám mục nói thêm, giọng sin sít:
– Tôi sẽ tìm anh.
Gringoire nghĩ: mình không muốn con người này tìm mình. Rồi anh chạy theo Dom Claude.
– Này, là những người bạn với nhau, đừng giận nhau nhé. Ngài quan tâm đến cô gái ấy, tôi muốn nói đến vợ tôi. Tốt lắm. Ngài đã tưởng tượng ra một mẹo đưa cô ấy ra khỏi nhà thờ.
Nhưng tôi không khoái kế hoạch ấy tẹo nào…
Nếu tôi có một kế khác, một kế hoạch nhanh gọn để cứu cô ấy mà không hại gì đến cái cổ của tôi. Không có dây thòng lọng nào. Ngài nghĩ sao? Như thế có được không? Có nhất thiết tôi cứ phải bị treo cổ thì ngài mới bằng lòng ư?
– Cách của anh thế nào?
– Vâng. – Gringoire nhủ thầm, sờ ngón tay trỏ vào mũi ra vẻ suy nghĩ. – Thế này này. Cánh ăn mày là lũ can trường, cộng đồng Ai Cập quý mến cô ta. Chỉ cần một lời hiệu triệu là họ sẽ nổi dậy, không gì dễ hơn. Trở tay một cái. Nhân lúc lộn xộn, người ta sẽ dễ dàng lôi cô ấy ra. Từ chiều mai… Họ sẽ không muốn gì hơn.
Gringoire tươi roi rói:.- Đến đây, tôi có điều muốn nói nhỏ với ngài.
– Anh đã tìm ra cách cứu cô ấy rồi à? -Claude hỏi.
– Thế này.
Gringoire nói rất nhỏ vào tai phó giám mục, vừa nói anh vừa lo ngại nhìn từ đầu phố đến cuối phố, tuy chẳng có ma nào.
Anh nói xong, Dom Claude cầm tay anh nói lạnh lùng:
– Tốt. Mai nhé.
– Ngày mai. – Gringoire lập lại.
Phó giám mục đi một đằng. Gringoire đi một nẻo.
Gringoire lẩm bẩm:
– Đây là một việc đáng tự hào, thưa ông Pierre Gringoire. Bất chấp! Không phải khi người ta là con người hèn mọn thì người ta không làm được những việc lớn.
Trở về tu viện, phó giám mục thấy em mình, Jehan đang đợi trước cửa cái ổ của ông ở cối xay gió. Để đỡ buồn, trong lúc chờ đợi, hắn lấy than vẽ lên tường, bóng của ông anh, mũi rất to.
Jehan rụt rè hỏi:
– Thưa anh, tôi đến thăm anh.
Phó giám mục không thèm nhìn hắn.
– Rồi sao nữa?
– Thưa anh, anh rất tốt với em. Anh vẫn cho em những lời khuyên bổ ích nên em luôn tìm đến anh.
– Sao nữa?
– Thưa anh, anh thấy đây là một kẻ có tội, một tên trọng phạm, một kẻ khốn nạn. Anh thân mến, em đã bị trừng phạt xứng đáng. Chúa công bằng lạ lùng. Khi còn tiền, em đã sống ham vui.
– Rồi sao?
– Chao ôi! Anh rất thân mến, bây giờ em muốn sống có quy củ. Em đến với anh, rất hối hận. Em là người sám hối. Em xin thú tội. Em đấm ngực thật mạnh. Anh rất có lý khi anh muốn rằng, một ngày nào đó, em sẽ trở thành một cử nhân. Lúc này, hơn lúc nào hết, em thấy mình có cái thiên hướng huy hoàng ấy. Nhưng em không còn mực. Em phải mua lại. Em cũng.không còn bút. Em phải mua lại. Em rất cần tiền. Thưa anh, em đến anh để…
– Hết chưa?
– Hết rồi. Một ít tiền thôi ạ.
– Tôi không có.
Gã giáo đồ nói một cách nghiêm trang và quả quyết:
– Thưa anh, em rất phiền lòng phải nói với anh rằng người ta đã đề nghị với em nhiều việc bổ ích. Anh không cho em ư? Chẳng cần. Em sẽ đi ăn mày.
Phó giám mục nói lạnh lùng:
– Chú cứ đi với quỷ đi. Đây là tiền tôi cho chú.
Linh mục ném cho Jehan một túi tiền khiến trán hắn sưng lên. Jehan lỉnh đi, vừa giận, vừa hài lòng như một con chó khi người ta ném cho những khúc xương có tủy.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.