Nhìn ngược nhưng hãy đi xuôi

PHẦN III: TRUYỆN NGẮN



“Mỗi câu truyện ngắn là một tâm sự, cảm xúc thực của chính tác giả từ những vấn đề trong cuộc sống. Đó có thể là một truyện tình lãng mạn, một câu truyện được nhân cách hóa dí dỏm hay một góc nhìn khác về những điều nhỏ bé trong cuộc sống.”

Có lẽ trong tất cả các dòng họ thì họ nhà Dơ là đông đảo nhất. Đi đến đâu bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp, ra đường thì gặp cô Bụi, vô nhà thì gặp bác Bồ Hóng và Mạng Nhện, thậm chí không cần phải làm gì ngoài việc ngồi yên một chỗ thì chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ có cơ hội được diện kiến một trong những thành viên gần gũi với con người nhất trong dòng họ nhà Dơ – là Ghét.

CỤC GHÉT PHIÊU LƯU KÝ

Có lẽ trong tất cả các dòng họ thì họ nhà Dơ là đông đảo nhất. Đi đến đâu bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp, ra đường thì gặp cô Bụi, vô nhà thì gặp bác Bồ Hóng và Mạng Nhện, thậm chí không cần phải làm gì ngoài việc ngồi yên một chỗ thì chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ có cơ hội được diện kiến một trong những thành viên gần gũi với con người nhất trong dòng họ nhà Dơ – là Ghét. Trên cơ thể một con người, Ghét là thứ mà ai cũng có, không ai có thể chối bỏ cậu ta bất kể người giàu hay kẻ nghèo, trí thức hay bình dân, lành lặn hay đau bệnh. Trong một cộng đồng, ngoài những con người khẻo mạnh thì cũng có những người kém may mắn hơn, họ có thể bị khuyết tật từ nhỏ thiếu một bộ phần nào đó hoặc vì rủi ro nào đó mà mất một cánh tay, một cái chân, nhưng không ai là không có ghét. Nói đến đây thôi có lẽ các bạn cũng có thể tưởng tượng được sự tồn tại mãnh liệt của Ghét như thế nào.

Nhưng đúng như tên gọi, sự tồn tại của Ghét là điều mà không ai mong đợi, họ luôn muốn thanh trừng Ghét bằng mọi cách, mặc dù tự cổ chí kim chưa ai có thể tống khứ cái được xem là “của nợ” ấy một cách hoàn toàn triệt để. Cục Ghét luôn phải sống trong buồn tủi, bị hấn hủi, khinh khi. Nhất là mỗi khi con người có dịp đi chơi, mở tiệc hay thậm chí chỉ cần bước chân ra đường, họ đều muốn mình đẹp hơn bình thường nên dùng đủ thứ “vũ khí” để tống khứ Ghét triệt để, nào là Dove, Hazeline, Enchanteur… Một lần nọ, chị Da đỏng đảnh nói với Cục Ghét:

– Nhiều khi tôi thấy thương cho cậu quá, thấy như tôi không, luôn được mọi người yêu thương, dành nhiều thời gian và ưu đãi nhất, họ luôn tìm mọi cách để tôi đẹp hơn vì tôi có ích, còn cậu,… chặc chặc… Lẽ ra cậu không nên tồn tại trên đời này.

Nghe Da nói vậy, Cục Ghét lại càng tủi thân hơn, cuộc đời tủi nhục làm cho con người ta trở nên bi quan và thiếu tự tin. Ghét quyết định ra đi, cậu muốn tìm câu trả lời đích thực cho cuộc đời mình.

Sau khi quyết định rời bỏ con người, Cục Ghét bắt đầu lăn đi khắp nơi, cậu cũng không biết mình sẽ đi đến đâu chỉ biết là phải đi thật xa, càng xa càng tốt. Lang thang một hồi lâu, Ghét đi ngang qua một xí nghiệp sản xuất khí đốt, từ ống khói trên nóc những nhà máy khổng lồ đó liên tục thải ra vô số Khói Đen. Khói Đen bốc lên nghi ngút bất kể ngày đêm tựa như những sợi dây leo bắt trên trời. Thấy vậy Cục Ghét chạy đến gần và hỏi Khói Đen:

– Người ta liên tục thải bạn ra, họ không cần bạn và đối xử với bạn thật tệ, sao bạn còn ở lại với họ? – Cục Ghét tò mò. Khói Đen mỉm cười chậm rãi nói:

– Bởi vì mình là một phần của thực tế.

Cục Ghét không nói gì nữa, cậu vừa đi vừa suy nghĩ lời nói của Khói Đen nhưng hoài vẫn không hiểu ý nghĩa câu nói đó. Ở chung với con người và những vấn đề xung quanh họ đã lâu làm Cục Ghét thấy chán ngán nên cậu ta quyết định thử vào rừng để thay đổi không khí. Nhưng Ghét không biết phải đi như thế nào vì cậu chưa bao giờ đến đó. Đang phân vân bỗng Ghét nghe thấy một tiếng gọi:

– Ghét cháu, đi đâu vậy, sao không ở chung với con người? Thì ra là ông Gió, mừng như mèo thấy mỡ, Ghét liền đáp lại:

– Dạ, cháu chào ông. Cháu thấy chán nên muốn vô rừng để thay đổi không khí một chút ạ, ông giúp cháu nhé!

– Thế à, được rồi, nếu cháu muốn thì ta sẽ đưa cháu đi – Ông Gió trả lời. Thế rồi ông Gió cuốn Cục Ghét theo mình đi về phía khu rừng. Đi được hơn một ngày đường Cục Ghét thấy nóng lòng bèn hỏi ông Gió:
– Gần đến chưa ông, cháu sốt ruột quá!
– Hồi đó rừng nhiều, ta chỉ cần đi 5 10 phút là có một khu rừng, nhưng dạo này công nghiệp phát triển, họ phá rừng lấy gỗ cả rồi nên phải đi xa như vậy.

Cuối cùng thì cũng đến được nơi mà Ghét mong đợi, một khu rừng xanh mướt mắt hiện ra trước mắt. Ghét hào hứng ra mặt:

– Cháu cám ơn ông ạ!

– Uhm, không có gì, mang đến niềm vui và hạnh phúc cho người khác cũng là một cách tìm đến niềm vui cho chính mình đấy Ghét à! Thôi ta thăng nha!

Nói đoạn ông Gió lướt đi nhẹ nhàng. Cục Ghét bắt đầu cuộc khám phá khu rừng mà cậu gọi là “Hành trình khai sáng nhân loại”. Đây là một khu rừng có tuổi đời khá lâu, từng ngọn cây cao vút như những tòa nhà trọc trời mọc xan xát nhau với những tán lá nhiều tầng dày đến nỗi có nhiều khu vực nắng không thể rọi thẳng được xuống mặt đất mà chỉ có thể le lói vài tia nắng chiếu qua dăm ba khe lá nhỏ tạo nên một cảnh tượng thần tiên huyền ảo. Những tia nắng hiếm hoi đó được những chú Khỉ nhỏ tận dụng tối đa để ngồi bắt chí cho nhau, như luật bất thành văn, chúng luân phiên đổi chổ cho nhau để tận hưởng “một chút ấm áp của nhân thế”, trông thật đáng yêu. Trên cành cây đối diện, một chú Lười cũng đang cố gắng lê những bước chân nặng nề của mình về phía tia nắng để sưởi ấm, có lẽ bạn sẽ thấy điều đó không có gì đặc biệt nhưng với một loài vật ngủ 20 – 22 tiếng một ngày như Lười ta thì đó là một hành động khó tin. Có lẽ chỉ ở những hoàn cảnh khó khăn nhất thì bản chất thật sự của vạn vật mới được bộc lộ rõ nét nhất. Lòng Ghét thấy cũng nguôi ngoai ít nhiều, đi thêm một đoạn, Ghét đến một khu vực mà cây cối thưa thớt hơn, có lẽ đây là nơi sinh sống của những loài linh trưởng lớn. Bỗng Ghét thấy hai chú voi đang nói chuyện với nhau. Voi bố nói:

– Giờ con đã “đủ ngà, đủ vòi” rồi, ta không còn gì phải lo lắng, chỉ lo cho mẹ con nay ốm mai bệnh, con nhớ chăm sóc bà ấy cho tốt. Điều mà ta cảm thấy ray rức nhất là lúc trước đã không dành nhiều thời gian quan tâm mẹ con hơn nữa.

– Cha yên tâm, con sẽ chăm sóc cho mẹ chu đáo hu.hu.hu…
– Voi con nức nở.

– Con đừng khóc, hãy nghe lời ta dặn, khi nào con và Voi Điệu kết hôn, con phải cố gắng trở thành một người chồng tốt, cả đời ta mới khám phá ra rằng thời gian có thể làm phụ nữ trở nên thực dụng hơn vì cuộc sống gia đình, nhưng có một điều thời gian không bao giờ thay đổi đựợc ở họ đó là sự khát khao được quan tâm và chia sẽ từ nguời đàn ông. Cuộc sống đừng bao giờ để mình phải hối tiếc điều gì.

– Dạ, con sẽ ghi nhớ lời cha híc.híc…

– À, mà quên, con không cần đợi ba năm mới xả tang ta đâu,… hai năm tám tháng thôi được rồi, vậy nghen. Bye con!

Cục Ghét nghe cuộc đối thoại này thì lấy làm lạ, không hiểu thật ra là có chuyện gì, vốn tính hiếu kỳ Ghét ta quyết định theo chân voi cha xem chuyện gì sẽ xảy ra. Theo chân voi cha, Ghét đến một khe núi, một nơi mà hai bên là vách đá cheo leo dựng thẳng đứng, cây cối hầu như không mọc ngoài vài bụi cỏ đã héo khô từ bao giờ. Tiếng chim kên kên thỉnh thoảng lại thét lên làm Ghét thêm rùng mình. Cuối cùng cũng đến nơi, một cảnh tượng hãi hùng hiện ra trước mắt Ghét, xương, xương và xương… Thì ra đây là Nghĩa Địa Voi, nơi mà những chú voi già cả khi biết mình đã “gần đất, xa trời” đến để trút hơn thở cuối cùng như một tập quán cố hữu của loài voi. Dù rất sợ hãi nhưng Ghét quyết không bỏ cuộc, cậu nằm gần đó tiếp tục theo dõi. Voi cha nằm lã một góc, mắt ngước trên trời vừa rên rĩ:

– Bà nó ơi,… hu.hu…

Trong đôi mắt ấy chứa đựng đầy nỗi ưu tư và trũi nặng, mà cũng phải, vốn dĩ đôi mắt luôn là bản báo cáo rõ ràng nhất về tâm trạng và suy nghĩ của một người. Không ăn không uống, hai ngày sau, chú voi già đáng thương trút hơi thở cuối cùng. Ghét vẫn ngồi đó, không nói gì, không làm gì, chạnh lòng buồn man mát Ghét thở dài một hơi. Chợt Ghét nghe có tiếng nói:
– Này… này… Bạn này làm gì ở đây thế?
– Không có gì, mình chỉ hiếu kỳ nên ngồi xem thôi! Bạn là ai vậy?

– Mình là Mùi Thịt Thối. Mình ở trên xác chết của tất cả các loài động vật.
– Sao bạn lại ở một nơi tang tóc như vậy? Mùi Thịt Thối cười nói:
– hì.hì… Vì đó là một phần của thực tế mà bạn.

Nghe có mùi xác rữa, bỗng chốc một đàn kên kên từ đâu kéo tới thi nhau rỉa xác chú voi già. Trước cảnh tượng kinh sợ này, Ghét chạy một mạch ra khỏi nơi chết chóc đó, cậu chạy đến khi trời tối mịt và không còn đủ sức nữa mới dừng lại, nằm trên một vách đá ngắm những vì sao, Ghét bắt đầu suy nghĩ lại tất cả những chuyện đã qua. Đột nhiên Ghét ngồi bật dậy,… và khẽ cười. Ghét nhận ra một điều gì đó và đưa ra một quyết định, một cuộc cách mạng trong tư tưởng làm thay đổi cuộc đời Cục Ghét. Nhưng đó lại là một câu chuyện khác…

Quên sao được hình ảnh những đứa học trò tinh nghịch giành nhau xách cặp dùm tôi, những lời động viên tuy ngốc xít nhưng chứa đầy tình cảm trong những ngày đầu đi dạy đầy bở ngỡ của tôi hay những cú điện thoại nặc danh tràn ngập tiếng khúc khích… Tôi khẽ cười…

TÔI ĐI DẠY

Gia đình tôi vốn có truyền thống làm nghề giáo, nhưng với tính tình khá nhút nhát, tôi nghĩ mình không thích hợp với nghề này cho lắm nên tôi đã chọn mỹ thuật vì cảm thấy mình cũng có năng khiếu và yêu thích lĩnh vực này. Nhưng người ta vẫn thường nói “nghề chọn người chứ người không chọn nghề”, thật vậy, như một bàn tay vô hình, số phận lại rong rủi đưa tôi đến với nghiệp “gõ đầu trẻ” một cách đầy tình cờ mà tôi cũng không thể ngờ đến.

Cầm tờ giấy quyết định bổ nhiệm làm giáo viên mỹ thuật trên tay, trong tôi tràn ngập một dòng cảm xúc thật lạ, vừa vui sướng vì mình được làm việc với đúng sở trường nhưng lại cũng vừa lo lắng vì không biết với tính cách của mình tôi có thể đảm nhận tốt vai trò của một người giáo viên hay không?!
Tôi không thể quên được cái ngày đi dạy đầu tiên của mình. Do tối hôm trước tôi không tài nào chợp mắt được vì hồi hộp, nên hôm sau tôi đã dậy trễ hơn dự tính mất 15 phút. 6h30 sáng, tôi cuốn cuồn làm vệ sinh cá nhân cấp tốc nhất có thể rồi vội vã mặc bộ áo dài mới tinh mà tôi đã xếp sẵn từ tối. Loay hoay mặc một đống phụ kiện linh tinh, nón mũ, găng tay, áo khoát, tôi chợt nhớ ra rằng mình mặc áo dài mà quên mất… chiếc quần. Cũng may là nhà không có ai và tôi phát hiện ra sớm nếu không thì xấu hổ chết đi được.

Chuẩn bị xong tất cả mọi thứ và ngước lên nhìn đồng hồ, tôi thấy mình chỉ còn 10 phút để chạy xe từ nhà đến trường. Cũng may mắn vì đoạn đường từ nhà đến trường khá vắng nên tôi có cơ hội biểu diễn “tay lái lụa” của mình và cán bánh trước cổng trường vừa lúc tiếng trống vang lên. Chắc có lẽ không ai nghĩ ngày đầu tiên đi dạy của một cô giáo trẻ như tôi lại có thể giàu kịch tính, đậm chất hành động lẫn khôi hài đến vậy.

Tôi hồi hộp bước vào lớp học đầu tiên mà sẽ mình dạy trong cuộc đời. Tôi còn nhớ như in, đó là lớp 1A. Tôi bước vào lớp, hàng chục cặp mắt ngơ ngát hiếu kỳ của lũ trẻ hướng về phía mình, tuy hơi lúng túng nhưng tôi vẫn cố gắng lấy hết bình tĩnh đọc bài “diễn văn” mà tôi đã tập hàng trăm lần trước gương suốt một tuần lễ. “Chào các con, cô tên Bi, là giáo viên mỹ thuật mới và sẽ dạy lớp các con từ giờ cho đến hết năm học này. Cô mong rằng các con sẽ ngoan và học tốt môn học đầy thú vị này.” Bỗng có một cánh tay phía cuối lớp đưa lên:” Cô ơi, cho con nhỏ một xíu, một xíu xiu thôi được không ạ…”. “Uh, con có thắc mắc gì thế, con nói đi?” – tôi nhạc nhiên đáp lại. “Sao mặt cô nhìn giống con nít vậy ạ?” – cô bé ngây thơ hỏi. Trời ạ, từ đó đến giờ đây không phải là lần đầu tiên tôi được hỏi câu này nhưng lại là câu hỏi đầu tiên tôi nhận được từ một con bé, lại nằm trong số những học trò đầu tiên của mình. Một chút xấu hổ pha lẫn thú vị, tôi bước xuống cuối lớp, vuốt chiếc má tròn phúng phính của cô bé và trả lời: “Mặt cô giống con nít vì cô rất yêu con nít, như cô bé này chẳng hạn.” – tôi cười đáp lại, cô bé lấy làm thích thú nhe hàm răng chiếc trắng chiếc đen cười tít mắt, cả lớp ùa lên cười theo.

Như một hiệu ứng dây chuyền, hàng chục cánh táy khác giơ lên, nào là “Sao tai cô to thế?” rồi “Sao giọng cô nhỏ thế?”… mà mãi đến sau này nghĩ lại tôi mới phì cười tự nhủ “Sao trông giống như đoạn đối thoại giữa cô bé quàng khăn đỏ và lão sói già trong truyện cổ tích thế?!”. Đó là một trong những ngày đáng nhớ nhất của cuộc đời tôi. Có lẽ chính sự ngây thơ, hồn nhiên và đáng yêu của lũ trẻ đã tạo thành một nguồn động lực vô hình giúp tôi trở nên tự tin hơn không chỉ những lúc đứng trước lớp mà còn cả trong cuộc sống của tôi về sau.

Thời gian quả là không chờ đợi một ai, thấm thoáng đã qua một năm học, hôm nay trời đang khô tran bỗng có một cơn mưa rào chợt thoáng qua làm cho không khí trở nên thật ngột ngạt và oi bức. Ừ, giao mùa. Cái mùi hơi đất bốc lên sau những cơn mưa đầu mùa có thể khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng đối với tôi nó lại mang đến một cảm giác khác, một cảm xúc lạ, nhẹ nhàng và thật dễ chịu. Nó báo hiệu một mùa hè lại đến, mùa mà lũ trẻ tạm xa trường học và được vui chơi thoả thích, mùa mà tôi có những khoảng lặng để nghĩ về những gì mình đã trãi trong năm qua, nghĩ về những dự định sắp tới và nghĩ về lũ trẻ đáng yêu của tôi. Quên sao được hình ảnh những đứa học trò tinh nghịch giành nhau xách cặp dùm tôi, những lời động viên tuy ngốc xít nhưng chứa đầy tình cảm trong những ngày đầu đi dạy đầy bở ngỡ của tôi hay những cú điện thoại nặc danh tràn ngập tiếng khúc khích… Tôi khẽ cười…

“Nowhere is now here” – không đâu cả nghĩa là ở ngay đây. Thế đấy, có những điều quí giá mà ta nghĩ rằnng nó rất xa vời nhưng thật ra lại nằm ngay trước mắt mà đôi lúc ta phải đứng thật xa mới thấy nó thật gần biết bao.

HAI CHỊ EM

Nhà tôi có hai chị em, tôi là út, còn chị tôi lớn hơn tôi hai tuổi. Tuy cùng là con gái nhưng tính cách của chúng tôi hoài toàn trái ngược nhau. tôi thì mạnh mẽ và hiếu động, trong khi chị ấy thì hiền và trầm tính hơn. Có lẽ vì thế mà từ nhỏ tôi đã tỏ ra lấn lướt, nếu không muốn nói là… tinh ranh hơn.

Lúc nhỏ tôi nhớ có lần vì giành nhau một miếng bánh mà chúng tôi đã đánh nhau, lần đó ba mẹ không có ở nhà, vì nhỏ hơn nên dù “nổ lực” hết mình tôi vẫn phải chịu phần thua. Dù tức lắm nhưng tôi không khóc mà “để dành” nước mắt và sức lực để gào lên thật lớn ngay khi ba mẹ vừa về đến nhà. Vì là con út nên tôi dành được sự “hậu thuẩn” của ba mẹ, thế là tôi lại lật ngược được tình thế và được mẹ “đền” cho một chiếc bánh khác to hơn. Thế đấy, dù bạn là ai, ở vị trí nào, dù cao hay thấp, tài giỏi hay bình thường bạn cũng đều có những ưu thế và tiềm lực riêng mà người khác không có và nếu biết khai thác, tận dụng tốt thì bạn sẽ chiến thắng bất kỳ kẻ mạnh nào. Tôi rút ra được điều này từ những câu truyện cổ tích mẹ thường hay kể hàng đêm khi ru chúng tôi ngủ. Nhiều lúc nghĩ lại chuyện đó tôi thấy thật buồn cười và đáng yêu làm sao!

Theo thời gian, rồi chúng tôi cũng lớn hơn và căn phòng chung của hai chị em thì dần nhỏ lại. Sự trưởng thành về thể chất và tinh thần của chúng tôi cũng kéo theo “sự trưởng thành” của những trận đối đầu, không còn những trận chiến vì bánh kẹo hay đồ chơi nữa mà chuyển sang những chủ đề mới, “ô mai” hơn, “ô mai” như cái độ tuổi của chị em tôi.

Chị ấy thì “dị ứng” cái tính bê bối của tôi, trong khi tôi lại không thể chịu được sự ngăn nắp một cách máy móc của chị.
Tuổi mới lớn kéo theo hàng tá những thứ lỉnh kỉnh làm điệu con gái của hai chị em, căn phòng nhỏ lại càng thêm nhỏ. Mỗi lần có một món đồ nào của tôi vô tình lọt nhằm vào “địa phận” riêng của chị ấy thì y như rằng lại có một trận khẩu chiến xảy ra. “Người gì đâu mà hay cộc, thấy ghét!” – tôi vẫn thường nói như thế mỗi khi phải nhắc đến chị ấy. Điều khiến tôi cay cú nhất có lẽ là lúc cả hai ngủ chung giường vào buổi tối, không ít lần những giấc mơ đẹp của tôi bị gián đoạn bởi một “vật thể lạ” đè lên mặt và lỗ mũi mình mà theo tôi được biết thì nếu không phải là bàn chân thì cũng là cùi chỏ của chị ấy. Những lúc nhưng vậy tôi chỉ ước sao cho chị ấy mau chóng đi học xa nhà, nếu được thế thì có lẽ tôi sẽ tự do và thoải mái biết nhường nào.

Ngày tôi đặt chân vào cấp ba thì cũng là lúc chị học năm cuối cấp. Với lực học xuất sắc, chị ấy không quá khó khăn để thi đậu đại học vào ngành học mà mình mong muốn. Cái ngày chị chuẩn bị lên đường, tôi nghĩ mình hẳn phải thấy vui sướng lắm vì sắp được tự do và từ nay sẽ được “làm vua một cõi”, sẽ không bị ai chiếm bàn học, chiếm máy tính hay giành ăn những món ngon của mẹ nữa và nhất là có thể ngủ thật đã giấc mỗi buổi tối mà không sợ bị ai phá bỉnh.
Nhưng không…
Không còn được giành ăn, không còn được đấu khẩu với chị bỗng dưng tôi cảm thấy thật khó chịu… Căn phòng riêng giờ đây sao rộng đến thế, rộng đến mức tôi có cảm giác như mình đang lọt tỏm giửa một không gian đầy lạnh lẽo và trống vắng. Mỗi buổi sáng cuối tuần không còn có ai chịu trận chung cái tội ngủ dậy trễ, tranh luận về một bộ phim hấp dẫn hay cùng vào siêu thị mua và chia sẽ những món “bí kíp” làm đẹp của con gái. Tôi chợt nhận ra giữa tôi và chị không phải luôn chỉ có những điểm bất đồng và những trận đấu khẩu mà còn có những điểm chung và những sợi dây liên kết vô hình mà vô tình khi trước tôi đã không nhận ra.

Trong một lần ba mẹ đi vắng, phải ở nhà một mình, cảm giác cô đơn và trống trãi bỗng trở nên lớn hơn bao giờ hết, dường như đã vượt quá mức chịu đựng của mình, tôi bật khóc… Tôi quyết định gọi điện thoại cho chị,… “Bé nhớ chị quá!” – Câu nói đầy tình cảm mà suốt mười mấy năm sống chung với nhau chưa bao giờ tôi thốt lên và cũng không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ có lúc phải thốt lên những lời đó với chị.
Tôi từng nghe đâu đó có một câu nói “Nowhere is now here” – không đâu cả nghĩa là ở ngay đây. Thế đấy, có những điều quí giá mà ta nghĩ rằng nó rất xa vời nhưng thật ra lại nằm ngay trước mắt mà đôi lúc ta phải đứng thật xa mới thấy nó thật gần biết bao. Bật ra được câu nói đó bỗng dưng tôi thấy lòng thanh thản đến diệu kỳ. Dù xa nhau nhưng tình cảm chị em tôi chưa bao giờ ấm áp hơn thế và tôi tin rằng hơi ấm sẽ không bao giờ tắt với những ai biết quí trọng những gì mình đang có.

Trong tình cảm, giữa những cung bậc thăng trầm, đôi khi một khoảng lặng giúp chúng ta nhận ra được nhiều điều và trân trọng hơn những gì ta đang có.

NHẬT KÝ

Ngày… tháng… năm… Linh Vy,

Hôm nay mình mới chia tay với anh ấy, thật buồn, mình đã nói ra những lời không thật với lòng, có lẽ anh bị tổn thương nhiều lắm. Nhưng mình biết làm sao đây, mình không thể cãi lời mẹ được, mình không thể để mẹ buồn thêm nữa, cuộc đời mẹ đã có quá nhiều bất hạnh rồi. Mình cũng không muốn làm anh buồn, thà chia tay thẳng để anh tìm đến một hạnh phúc mới, để anh được vui vẻ trở lại. Nếu phải khổ để một mình mình chịu thì được rồi.
Ngày… tháng… năm… Lâm Vinh,
Sao cô ấy có thể nói với mình những lời tuyệt tình đến thế cơ chứ, mình không thể tin được đó là những lời phát ra từ cửa miệng của cô ấy. Cô ấy thừa biết mình yêu cô ấy nhiều như thế nào, rằng mình sẽ chấp nhận chờ đợi dù khó khăn và sóng gió thế nào. Sao lại vậy chứ, tại sao?!
Ngày… tháng… năm… Linh Vy,

Không biết giờ này anh ấy đang làm gì? Hôm nay mình làm sao thế không biết cứ cầm điện thoại đặt lên đặt xuống, có ai thèm gọi đâu chứ? Mà cũng phải mình chia tay rồi mà, còn mong chờ gì nữa chứ… Mà dạo này mình làm sao thế không biết?! Bình thường thì không sao, mà hể cứ ngồi một mình là lại nghĩ lung tung rồi đỏ mắt.
Ngày… tháng… năm… Lâm Vinh,

Khùng, đúng là khùng!. Hôm nay làm sao thế không biết, cứ soạn tin nhắn rồi lại xóa đi, soạn rồi lại xóa đi, cả chục lần như thế, mình rảnh dữ vậy sao, ai thèm nhận mà nhắn? Mà dạo này đúng là mình cộc tính thật, đụng một chuyến chuyện là làm um xùm lên.
Ngày… tháng… năm… Linh Vy,

Hôm nay xem phim Step Up xong, tự nhiên mình ngồi khóc ngon lành, thật kỳ lạ… Mình nhớ lắm, nhớ vòng tay đó, nụ hôn đó, mình thèm caí cảm giác được anh ôm vòng lòng biết bao, sao lúc trước mình không biết rằng nó quí giá đến thế cơ chứ?! Nếu bây giờ có thể… hu.hu.hu…
Ngày… tháng… năm… Lâm Vinh,

Khốn nạn thằng nhà đài, khốn nạn thằng HBO, phim gì không chiếu, chiếu cái phim quỉ gì vậy không biết?! Mà ai bảo mình ngu, biết thế còn ngồi coi làm chi. Nhưng sao kỳ lạ, coi rồi như bị thôi miên, không dứt ra được, sao thấy thân quen đến thế… Khóc à, sao lại khóc chứ, mình là con trai mà… hic.hic…
Ngày… tháng… năm… Linh Vy,

Hôm nay lên mạng thấy blog anh ấy để hình ai không biết, nguyên một đám con gái tự nhiên có cái mặt gã thò vào, vô duyên, đáng ghét! Mà sao lại phải bực chứ, mình đâu là gì của anh ta nữa… Nhưng lỡ gã có ý gì với một trong bọn họ thì sao nhỉ, trời ơi, nghĩ đến đó là… nhưng đó không phải là ý của mình sao? Chẳng phải mình muốn vậy sao, chắc mình điên mất!!!
Ngày… tháng… năm… Lâm Vinh,

Hôm nay họp nhóm, mệt chết được, nhưng mà cũng vui, đã lâu rồi mình không được vui như vậy, giá mà lúc đó có… mà thôi bỏ đi! Người ta giờ thậm chí còn không thèm nói chuyện xã giao với mình nữa là, gửi biết bao nhiêu tin rồi còn gì, tức chết đi được.

Mình đã nói là coi nhau như bạn bè thôi cũng được, vậy mà,… thế đấy!
Ngày… tháng… năm… Linh Vy,
Hôm nay tự nhiên có hứng dậy sớm, ngồi viết nhật ký. Hôm bữa anh ấy gửi tin quá trời mà mình không trả lời, chắc anh buồn lắm, nhiều khi còn lầu bầu nữa, biết mà… Nhưng mình cũng không biết tại sao nữa, như có cái gì đó nghẹn lại, nữa biết trả lời, nữa không muốn. Vừa muốn noí thật nhiều nhưng lại vừa không biết phải bắt đầu từ đâu. Mình không thể chịu đựng được chuyện phải đối mặt với anh với tư cách một người em gái, thật không thể chịu đuợc, nhưng mình cũng không thể làm khác. Mình phải làm sao đây? hu.hu…

Ngày… tháng… năm… Lâm Vinh,
Gió mùa này lạnh lắm, không biết cô ấy có đấp chăn kỹ không, mình định nhắn tin nhắc nhở mà thôi, không trả lời cũng vậy, mà mắc công mẹ cô ấy cầm điện thoại thì sao, một lần rồi còn gì. Hai tuần nữa là sinh nhật cô ấy, mình phải chuẩn bị từ giờ là vừa, sắp tới bận lắm. Nhận hay không thì tùy, nhưng mình không thể sống như người vô tình vô nghĩa được. Dù sao… mình vẫn muốn cô ấy được vui.
Ngày… tháng… năm… Linh Vy,
Sao dạo này anh ấy ít viết blog thế nhỉ?! Hay là bận đi chơi với ai không biết? Còn vài bữa nữa là sinh nhật mình rồi mà không thấy động tĩnh gì hết, chắc anh ấy quên luôn rồi. Tự nhiên thấy buồn thế không biết!…
Ngày… tháng… năm… Lâm Vinh,
Hôm qua sinh nhật cô ấy, hú vía, may mà mình kịp nhắn tin chúc mừng. Chạy tới chạy lui cả ngày đếm tận đêm, ngủ thiếp đi lúc nào không biết, may mà giật mình tỉnh dậy lúc 11h30 đêm đển gửi tin và post cái entry đã soạn sẵn cách đó hai ngày lên blog. Hên là chuẩn bị sẵn hết, đúng là “thần cơ diệu tính”… Mà sao chẳng thấy trả lời, kỳ cục, một lời cám ơn cũng khó khăn đến vậy sao? Không lẽ cô ấy tuyệt tình đến thế?
Ngày… tháng… năm… Linh Vy,
Đáng ghét thật, làm mình chờ cả ngày, chả thấy hơi hám gì cả đến tận khuya lắc mới chịu gửi tin chúc mừng. Định cảm ơn nhưng sao thấy kỳ kỳ nên im luôn. Nhưng dù sao tự nhiên cũng thấy vui vui. Mẹ tặng cho mình SIM mới. Mình không thể cho anh ấy số được, với danh nghĩa gì đây chứ, im lặng bao nhiêu lâu tự nhiên, nhưng lỡ… biết làm sao đây, mình…
Ngày… tháng… năm… Lâm Vinh,

Hôm nay vui thật vui, điện thoại đang hết tiền tự nhiên có ai chuyển tiền tặng xài, đúng là như cá mắc cạn gặp nước vậy. Nhưng mà ai thế không biết, số lạ quắc, thôi kệ từ từ tính, có thể là chuyển nhầm, gọi lại nó đòi tiền thì lấy đâu mà trả, xài bị thâm rồi.
Ngày… tháng… năm… Linh Vy,

Cái lão già đáng ghét này càng ngày càng quá đáng, không thèm gọi lại xem ai cho tiền, xài chùa ngon ơ! Mà lỡ gọi lại thì mình không biết làm sao nữa, hôm bữa mới vô tình thấy nick gã online mà đã giật mắt tim, huống gì…
Ngày… tháng… năm… Lâm Vinh,
Hôm nay mình mới có cơ hội điều tra khoản tiền chưa rõ ràng trong tài khoản điện thoại. Thì ra là cô ấy… Đã lâu rồi mình không được nghe giọng nói đó, mình cảm nhận được hơi thở đó, vẫn nồng ấm như ngày nào. Nghe giọng cô ấy, không hiểu sao nước mắt cứ trào ra, không nói được lời nào, đành cúp máy bất lịch sự.
Đáng ghét, càng lúc càng mít ướt.

Vào một buổi tối nọ, khi Linh Vy đi học về, cô phát hiện ra sao hôm nay lại có nhiều đôi tình nhân đổ ra đường dạo phố thế. Những hình ảnh đó vô tình làm chạnh lòng cô như một vết thương bị xát thêm muối. À, thì ra vì mai là 14/02, nên các cặp tình nhân ra đường tranh thủ ăn lễ sớm để tận hưởng khoảng khắc hạnh phúc đó được lâu hơn. Cảm thấy cô đơn và trống trải, cô tấp vào một quán nước. Với tâm trạng đầy mâu thuẫn, vừa không muốn thấy những hình ảnh ân ái đó, vừa muốn tìm về những cảm xúc và kỹ niệm giữa hai người mà cô cho là hạnh phúc nhất đời mình tưởng chừng đã lãng quên. Đó là quán Cà Phê Tình Nhân, nơi mà cô và Lâm Vinh trước đây vẫn thường hò hẹn. Những chiếc ghế đôi nhìn ra biển, với từng đợt sóng rì rào dưới chân, mùi biển, gió biển không đâu có thể cảm nhận được rõ ràng cái “chất biển” đầy lãng mạn bằng nơi đây.

Quán hôm nay trở nên đông lạ thường, mà cũng phải, mùa Valentine mà. Cô tìm mãi mới ra một chỗ kín đáo nhất, một góc khuất mà cô nghĩ là sẽ không đôi nào tìm ra. Thật không may, hình như cũng đã có người rồi thì phải, nhưng chỉ có một người duy nhất.
– Xin lỗi, tôi không biết đã có người. – Linh Vy bối rối.

“Vy!” – giọng một người thanh niên phát ra. Cái giọng nói đó làm cô giật bắn mình, cố trấn an con tim đang đập loạn nhịp, Linh Vy quay lại. Cảm giác cô đã đúng, trước mặt cô là Lâm Vinh, bằng xương bằng thịt.
– Em có thể nói chuyện với anh một phút được không? – Lâm Vinh nói tiếp.

Linh Vy đứng lặng như một pho tượng gỗ, không nói được tiếng nào, không làm được gì.

– Lúc ban đầu khi em nói ra những lời cay đắng đó, thật sự anh rất giận, tưởng chừng không chịu nỗi đã kích đó. Nhưng sau đó bình tâm lại anh biết đó không phải những lời thật lòng em muốn nói với anh, vì anh tin người anh yêu là một thiên thần nhỏ bé chung tình và thánh thiện.

Linh Vy không nói gì, cô chỉ quay mặt đi để che dấu những giọt nước mắt đang tuông trào từ hai khoé mi. Đặt tay lên đôi má cô, lau khô những giọt nước mắt đó, Lâm Vinh nói tiếp:

– Nhìn anh này Vy… Anh hiểu, anh hiểu tất cả, anh hiểu cảm nhận, những nỗi khổ tâm và khó xử của em. Nhưng em còn nhớ anh từng nói gì trong lần đầu mình hẹn hò không, anh nói anh sẽ chờ, 5 năm hay 10 năm cũng thế, vì cuộc đời này anh chỉ có thể yêu duy nhất mình em mà thôi…

Không đợi Lâm Vinh nói thêm lời nào, Linh Vy ôm chầm lấy anh và khóc nứt nở. Lâm Vinh cũng chẳng thể nói thêm lời nào vì trên gương mặt của một tên con trai tưởng chừng mạnh mẽ và chai đá giờ đây cũng đã ướt đẫm nước mắt.

Chả việc gì phải cố tạo ra cái dáng vẻ giống giống người nổi tiếng này hay người công chúng nọ, thà xấu như một con người còn hơn là đẹp như một pho tượng.

TÔ BÒ KHO VÀ ĐÔI MẮT

Một ngày nắng nhẹ, hăng say làm việc từ sáng sớm, tôi quên mất rằng mình chưa ăn gì, 9h30 P.M, quá trễ cho một bữa ăn sáng, nhưng nghĩ thôi kệ có còn hơn không, tôi quyết định lếch cái thây “thừa xương thiếu thịt” của mình vào quán bò kho quen thuộc gần nhà. Như thường lệ, một tô bò kho, hai ổ bánh mì, bàn bên phải, góc trong cùng… Đôi khi tôi có những nguyên tắc cứng đến bệnh hoạn như vậy, nhưng tôi chấp nhận vì tôi nghĩ nó tạo nên nét đặc trưng riêng của mình. Chả việc gì phải cố tạo ra cái dáng vẻ giống giống người nổi tiếng này hay người công chúng nọ, thà xấu như một con người còn hơn là đẹp như một pho tượng.

Vào giờ này khách cũng đã thưa chỉ còn đôi ba người ngồi “chéo cẳng ngỗng” vừa xỉa răng vừa tán dóc rôm rả. Nhưng điều khiến tôi chú ý nhất đó là sự lặng lẽ phát ra từ cái góc xiên chỗ tôi ngồi, chỗ tối nhất mà ít thực khách nào muốn “an tọa”. Một bà cụ già, cỡ 70 hay 80 tuổi gì đó, với gương mặt rám nắng hằng sâu những dấu vết của năm tháng, bộ bà ba đen đã nhầu nát cũ kỹ và chiếc khăn rằn quấn trên đầu, tôi đoán có lẽ bà cụ không phải là người thành phố. Cụ ngồi đó, chỉ một mình…

Tôi tự hỏi với độ tuổi này lẽ ra bà cụ phải có con cháu chăm sóc, phụng dưỡng chứ, sao lại để bà ngồi một mình ngoài quán thế này?! Cái suy nghĩ mông lung ấy của tôi chạy từ tai này sang tai kia rồi quay lại gõ lên đầu mình, “Bà Tám thế không biết?! Nguội cả thức ăn rồi!” Bò kho mà nguội thì không gì kinh khủng bằng, mỡ bò đông lại thành từng mảng, bám vào môi trông cứ như là đớp phải hồ dán vậy, khó chịu tởm! Nghĩ đến đó là thấy ớn lạnh, tôi tranh thủ chén lia lịa, miếng bò kho như muốn bay cả ra ngoài,… dù sao tôi cũng đang đói mà.

Nhưng chỉ một lúc sau, như có lực hút vô hình, tôi lại châm chú nhìn bà cụ ấy. Sẽ chẳng có gì đặc biết nếu không chú ý cách bà ăn, không kém gì tôi lúc này, mà không, hơn ấy chứ, cụ đưa tô lên miệng húp lấy húp để cho đến những giọt nước cuối cùng còn động trên tô, tôi có cảm giác như đã lâu lắm rồi cụ chưa được ăn một bữa ăn “thịnh soạn” như vậy. Bỗng chiếc khăn quấn đầu của cụ rơi xuống, bà lọm khọm cúi xuống nhặt chiếc khăn lên một cách đầy khó khăn. Đột nhiên tôi thấy lòng ngực thắt lại, quá đa cảm chăng, chẳng hiểu, nhưng trong đầu tôi thoáng nghĩ mình sẽ trả tiền cho bà cụ đáng thương này.

Tuy nhiên một hành động kỳ lạ nữa của bà làm cắt ngang suy nghĩ tôi. Bà cầm chiếc tô sạch sẽ trên bàn chậm rãi bước ra quầy đưa cho bà chủ rồi cúi đầu như một lời cảm tạ rồi bước đi, một hành động mà hầu như không một người khách nào làm. Lúc này tôi mới nhận ra đây là bữa ăn làm phước của chủ quán dành cho cụ già neo đơn này. Không biết đôi chân đã mệt mỏi ấy rồi sẽ đi về đâu nhưng cầu mong rằng những tấm lòng nhân ái này sẽ luôn dõi theo bước chân của cụ bà đáng thương và những người đồng cảnh ngộ. Đôi khi có những điều rất nhỏ nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa rất lớn đủ để sưởi ấm lòng người…

Trái tim hai người như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài, rung động trở lại và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cuộc sống có hơn 16 triệu màu, như chỉ cần ba màu để làm nên một thế giới, hãy tìm đến những gam màu đích thực của mình.

HẠNH PHÚC TỪ ĐÂU ĐẾN

Một chuyện tình tuổi teen cũng như bao chuyện tình khác, anh và cô yêu nhau từ thuở còn ngồi ở ghế nhà trường. Anh hơn cô một cấp học, mỗi buổi sáng anh đều đặn qua nhà chở cô đến trường cô rồi vòng lại trường của mình, mặc dù không thuận đường cho lắm nhưng anh vẫn thấy rất vui vì có cảm giác luôn được bảo bọc cho cô, có lẽ đứa con trai nào cũng đều thích như thế – có thể nói như vậy, cho đến một ngày cô giành được một suất học bổng toàn phần của đại học CamBridge, Anh Quốc. Trước ngày cô ra đi họ đã có một buổi “hẹn hò kỳ lạ”. Kỳ lạ ở chỗ nó khác hẳn những lần hẹn hò trước đây, không dạo phố, không vui đùa, không âu yếm và… không nói dù chỉ một lời. Họ chỉ ngồi đó, nhìn nhau, nhưng có lẽ chỉ như thế thôi là đủ, vì họ đã quá hiểu nhau. Trong đôi mắt cô chứa đựng bao nhiêu điều, hờn trách có, bi lụy có, bịnh rịnh có, hoan man có, lòng cô đầy mâu thuẩn. “Sao anh không nói gì, sao anh không giữ em lại, nếu anh chỉ nói một lời em sẽ bỏ tất cả để nằm trong vòng tay ấm áp của anh mãi không xa rời?! Tại sao… tại sao chứ?”. Mắt cô hoe đỏ, anh cũng đã nhận ra nhưng dường như anh đang cố trốn tránh cái nhìn ấy. Thật ra anh cũng rất yêu cô, anh luôn muốn cô mãi bên mình không xa rời, nhưng anh không muốn vì chuyện đó mà làm ảnh hưởng đến tương lai của cô, anh luôn tôn trọng những mơ ước và hoài bão của cô, cũng giống như cái cách mà anh đã đến với cô, từ một người anh trai.

Rồi chuyện gì đến cũng đến, ngày cô lên máy bay cũng là ngày anh xa quê, đặt chân lên giảng đường đại học nơi đất khách. Những ngày đầu tiên ở xứ sương mù, đêm nào cô cũng khóc, khóc vì nhớ nhà, khóc vì nhớ anh, khóc vì cái cảm giác cô đơn đang vây lấy cô như một bầy cá đói bắt được mồi, cảm giác hụt hẫn không dễ chịu chút nào nhất là với một người đa sầu đa cảm như cô. Anh cũng không hơn gì, mỗi lần vô tình nhìn thấy cảnh những cặp tình nhân quấn quýt bên nhau, lòng anh lại đau nhói. Lúc đầu họ còn thường xuyên nhắn tin, chat và gọi điện tâm sự với nhau về những chuyện sinh hoạt và học hành. Nhưng dần dần do áp lực học tập, họ ít liên lạc với nhau hơn, thư từ cũng thưa dần. Khoảng thời gian đó cũng không dễ chịu với anh, anh bắt đầu tập hút thuốc – quên sầu, uống rượu – quên buồn. Nhưng sau đó nghĩ lại thấy thương ba mẹ và không muốn cô thất vọng, anh tu tỉnh và chỉ biết lao đầu vào học và học, học cho thật say, học để không còn thời gian để buồn nữa.

Người ta nói “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” quả không sai, dù con đường giữa nơi cô ở đến trường là một nơi tuyệt đẹp và cổ kính gợi nên những hình ảnh được miêu tả trong cuốn truyện Harry Poster nổi tiếng, đối với cô tất cả đều trở nên thật vô nghĩa. Nhưng dần dần rồi thời gian và cái nét thanh bình ở CamBridge cũng làm cô ngui ngoai phần nào. Mỗi khi cảm thấy buồn cô thường dạo thuyền trên sông Cam và ngắm nhìn thành phố có bề dày lịch sử bật nhất nước Anh này, đặc trưng nhất là hầu hết cái công trình nơi đây từ nhà hàng, khách sạn cho đến trường học đều được xây dựng theo kiến trúc Thiên Chúa Giáo, có lẽ chính vì thế nơi đây tạo cho người ta cảm giác cổ kiến đầy yên bình và cũng không khó hiểu khi CamBridge còn được biết đến như một thiên đường học tập với hàng loạt trường học và thư viện đồ sộ. Vốn dĩ là một người ham đọc sách, thời gian cô ở thư viện luôn nhiều hơn thời gian ở nhà, trong mắt cô lúc này chỉ toàn dày đặc những trang giấy, cô đọc sách , đọc mọi lúc mọi nơi, đọc để quên đi nỗi cô đơn đang hành hạ cô từng ngày từng giờ.

Sau một thời gian anh được một công ty đặc cách tuyển dụng vì thành tích học tập của mình ở trường và được họ cử đi tu nghiệp hai năm ở tập đoàn Adode, San Francisco, Hoa Kỳ. Nơi được mệnh danh là thung lũng Silicon, trung tâm công nghiệp của nước Mỹ trong lĩnh vực công nghệ và tập trung hầu hết các tập đoàn hành đầu thế giới. Đó là ước mơ từ rất lâu của anh, là được nhìn thấy tận mắt cây cầu Golden Gate huyền thoại, khách sạn San Francisco nổi tiếng, được dạo quanh những khu công nghệ rộng hàng chục ha, những tòa cao ốc trọc trời thao túng cả nền công nghệ cao toàn cầu, hơn thế nữa là được làm việc với một tác phong công nghiệp thực sự, lần đầu tiên sau nhiều năm anh tìm thấy được một niềm vui thật sự trong cuộc sống tưởng chừng như vô nghĩa này sau cái ngày mà cô ra đi. Họ lại càng xa nhau hơn, khoảng cách về địa lý, về môi trường sống lại càng bị khoét sâu.
Thời gian thấp thoáng thoi đưa, năm năm là một khoảng thời gian không quá ngắn, cũng không quá dài, nhưng cũng đủ để làm thay đổi nhiều thứ. Tốt nghiệp loại ưu, cô về nước trong ánh hào quang của danh vọng và sự nghiệp, cô được một công ty nước ngoài tuyển thẳng ngay vào bộ phận quản lý với cương vị giám đốc thương hiệu. Về phần anh, với thành tích trong công việc, anh được nhận danh hiệu Thanh Niên Tiêu Biểu của năm ngay khi còn chưa về nước. Trong mắt mọi người họ là những con người thành đạt, những tưởng dù có mơ cũng không dám nghĩ đến một ngày mình được như vậy, nhưng không ai biết trái tim họ bất hạnh hơn bất cứ ai, những vết thương hằng sâu đến nỗi họ không còn cảm giác và thậm chí quên mất rằng… mình có một trái tim.

Một buổi chiều, cô ra ngoài dạo phố, thăm lại những nơi cũ để xem sau năm năm quê mình có gì đổi khác nhiều không. Những con đường xưa hai bên giờ đã rợp mát bóng cây, thoáng mát hơn, sạch đẹp hơn. Hình như… đúng vậy, cô vô tình đi ngang qua nơi mà cô và anh vẫn thường hẹn hò với bao kỷ niệm buồn vui, quá khứ tràn về, những lời nồng ấm của anh, những cái ôm xiết không muốn rời, những nụ hôn cháy bỏng, đột nhiên lòng cô thắt lại, nước mắt từ hai khoé mi tuông trào, cô khóc, khóc như chưa từng được khóc. Bỗng cô nghe thấy tiếng nói:

– Nín đi Cưng, anh thương mà!
…Phải, là anh, chính là anh, giọng nói đó, câu nói đó không lẫn vào đâu được. Thì ra anh cũng đang ở đây, cô nhìn anh, ánh mắt ngỡ ngàng, ngựng ngùng như hồi hai người mới quen nhau.

– Sao anh lại ở đây, em nghe dì Lan nói tháng sau anh mới về nước cơ mà? – Cô hỏi.

– Uh, đúng ra tháng sau anh mới về nhưng… – Anh bối rối.

– Nhưng sao? – Cô hỏi dồn.

– Hôm trước anh hẹn với đối tác ở một nhà hàng Việt, anh vô tình được nghe lại bản nhạc Phút Ban Đầu, bài hát kỷ niệm của hai đứa mình và anh…

Không đợi anh nói thêm lời nào, cô ôm chầp lấy anh. Trái tim hai người như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài, rung động trở lại và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cuộc sống có hơn 16 triệu màu, như chỉ cần ba màu để làm nên một thế giới, hãy tìm đến những gam màu đích thực của mình.

Một câu truyện rất ngắn, rất bình dị, để nói về một mảnh đời rất nhỏ, rất bình thường nhưng lại là ước mơ rất lớn, rất xa vời từ một góc khuất nào đó của xã hội.

TIẾNG CHỔI ĐÊM

(Truyện cực ngắn)

Lẹt xẹt… Lẹt xẹt… Vẫn tiếng chổi quen thuộc của chị Lụa – công nhân của đội vệ sinh thành phố, chỉ khác một điều đêm nay là đêm giao thừa.

Thành phố đêm nay thật đông vui, từng dòng người tấp nập xuống phố với những bộ quần áo đẹp nhất náo nức đón chào thời khắc thiêng liêng.

Tại căn nhà lá sát mé kênh Nước Đen của chị, thằng Cu Tèo vừa đứng ôm cây cột nhà xiêu vẹo, vừa khóc đòi mẹ, con Tí chị nó đứng bên cạnh dỗ dành “Nín đi Cu, mẹ sắp về rồi và sẽ có quà cho chị em mình mà”.

Nhác chổi của chị như thôi thúc hơn, chị đã cố gắng hết sức nhưng vì số lượng rác tăng đột biến vào dịp này nên khi công việc kết thúc thì đã gần nữa đêm. Cầm vài đồng tiền công ít ỏi cuối năm, chị vội vã “ba bước đi, tám bước chạy” đến các cửa tiệm tạp hóa gần đó mong tìm mua được một món gì đó về làm quà cho hai đứa con nhỏ trước giao thừa như lời hứa với chúng. Nhưng vào thời điểm này thì không còn tiệm nào mở cửa nữa. Chị công nhân vệ sinh đáng thương đành ra về với hai bàn tay trống. Đi đến đầu hẻm bổng chị nghe có tiếng gọi – là bác Năm: “Lụa, chèn đét ơi, chờ mày từ sáng đến giờ, vợ chồng tao có nấu một nồi bánh chưng, nên mang biếu mẹ con mày một cặp ăn lấy thảo, năm mới phát tài nghen!”.

Nước mắt ràng rụa, nghẹn ngào không nói ra lời, chị vội cám ơn rồi đi thẳng về nhà. Thấy bóng mẹ về, Cu Tèo và bé Tí chạy ùa ra, – “A, mẹ về!” – tiếng reo mừng của hai đứa trẻ hòa cùng tiếng pháo hoa nổ bên sông báo hiệu một năm mới đã đến.

Đôi khi trong cuộc sống, người cam đảm nhất không phải là người dám chết với sự tuyệt vọng mà là người dám sống với niềm hy vọng. Mỗi khi được nhìn ngắm con mình chơi đùa vui vẻ mọi mệt mỏi và phiền muộn trong chị đều tan biến hết.

CÁI TẾT CỦA BÉ BÔNG

Hôm nay là Mồng 1 Tết, như thông lệ hàng năm, mẹ con bé Bông dậy từ 5h sáng, làm một ổ bánh thật to để chuẩn bị mang về làm quà cho ông bà ngoại. Nhà Bông chỉ có hai mẹ con, ba Bông mất tích trong chiến tranh, vì thế mẹ dồn hết tình thương yêu cho Bông để cố gắng bù đấp khoảng trống đó. Ngồi nhìn mẹ nhào bột bánh, Bông hỏi : “Mẹ à, Tết này sao bố không về với mẹ con mình?”. Lưỡng lự một hồi mẹ Bông nói: “À, chắc tại bố còn bận chiến đấu, khi nào hòa bình bố sẽ về với mẹ con mình thôi mà!”

– Bố hư quá, mẹ luôn dạy con đánh nhau là không tốt mà, sao bố cứ mãi đánh nhau mà không về ăn Tết với mẹ con mình!

– Bông à, con không được nói như vậy, bố con không đánh nhau, mà là đi chiến đấu!

– Thế đánh nhau với chiến đấu khác nhau thế nào hả mẹ?

Ngẫm nghĩ một lúc mẹ Bông nói – Con thấy hai con thằn lằn trên tường nhà mình không?! Nếu chúng giành ăn và cắn nhau đứt đuôi, cái đó gọi là đánh nhau. Còn nếu một trong hai con tự làm đứt đuôi mình để cả hai cùng chạy thoát khỏi kẻ thù thì đó gọi là chiến đấu.

Bé Bông reo lên: “A, con hiểu rồi, vậy là bố tự làm đứt đuôi mình để bảo vệ mẹ con mình, phải không mẹ? Vậy thì con thương bố nhiều lắm, khi nào bố về con nhất định phải hôn bố thật nhiều, nhiều như mẹ hôn con ấy.”

Bỗng mẹ ôm Bông vào lòng nghẹn ngào: “Bé Bông của mẹ ngoan lắm!” Từng giọt nước mắt lặng lẽ chảy dài trên đôi má gầy gò của người phụ nữ trẻ. Có lẽ một phần vì chị thương cho đứa con thơ dại, một phần cũng vì chạn lòng thương cho chính số phận nghiệt ngã của mình.

Cái ngày mà đơn vị quân ngũ chồng chị đang công tác báo tin về rằng anh đã mất tích trong một trận chiến khốc liệt và ít có cơ may sống sót cũng là ngày bé Bông vừa tròn 2 tháng tuổi, hơn bốn năm đã trôi qua sau cái ngày đó nhưng nỗi đau trong chị dường như chưa bao giờ nguôi. Nếu không vì thương bé Bông và vì một chút hy vọng mong manh rằng có thể anh vẫn còn sống, thì có lẽ chị đã tự kết liễu đời mình. Đôi khi trong cuộc sống, người cam đảm nhất không phải là người dám chết với sự tuyệt vọng mà là người dám sống với niềm hy vọng. Mỗi khi được nhìn ngắm con mình chơi đùa vui vẻ mọi mệt mỏi và phiền muộn trong chị đều tan biến hết.

– Mẹ à, sao mẹ lại khóc thế?
– À, không phải đâu con yêu, bụi bay vào mắt mẹ ấy mà!

– Mẹ chờ con nhé con chạy qua nhà bác Tư một chút!

– Ấy chết, con qua nhà bác Tư làm gì, hôm nay Mồng 1 Tết, không được đi lung tung đâu nhé, như thế không ngoan đâu!

– Con chỉ định qua nhờ bác ấy đóng lại cửa cho nhà mình thôi mà, vì con thấy tối nào bụi cũng bay vào mắt mẹ hết, nhất là lúc khuya mỗi khi mẹ ngồi khâu áo ấy. Năm mới rồi, con không muốn mẹ phải đau mắt nữa!

Đôi mắt mẹ Bông dịu lại đầy trìu mến. – Ngốc ạ, nếu con thương mẹ thì con phải ngoan, phải ráng học chữ cho tốt, có như thế mẹ mới hết đau mắt được, hiểu chưa?!

– Dạ, con biết rồi, vậy mốt con nhất định sẽ làm bác sĩ để luôn chăm sóc mắt cho mẹ và cả mọi người nữa, để không ai phải đau mắt vì bụi nữa.

Mùi thơm của ổ bánh vừa chín tới làm gián đoạn cuộc trò chuyện của hai mẹ con. Bông phụ mẹ lấy bánh ra khỏi lò và gói lại cẩn thận. Không khí mùa Tết năm nay lạnh hơn những năm trước, trước khi chở Bông sang nhà bà, mẹ Bông cẩn khoát chiếc áo len mới may cho Bông. Dù chị vẫn phải mặc chiếc áo phong phanh đã cũ nát và lạnh lẽo nhưng được ngắm con thích thú trong chiếc áo mới, chị cảm thấy lòng mình ấm áp hơn bao giờ hết. Mẹ con Bông đẩy chiếc xe đạp cũ ra và khóa cửa lại chuẩn bị đi. Chợt phía sau có một bóng người bước đến…

Hình như cứ mỗi khi có điều gì đó thất vọng, buồn chán và bi quan, trong tiềm thức của mỗi con người chúng ta luôn có ý hướng về một cái gì đó thiêng liêng và thần bí.

GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC KỲ I: CUỘC GẶP BẤT NGỜ

Chip, một cô bé được sinh ra trong một gia đình trí thức trung lưu, là con gái út nên Chíp luôn được ba mẹ cưng chiều và dành cho cô những điều tốt đẹp nhất. Chíp có dáng người nhỏ nhắn, gương mặt tươi sáng và một đôi mắt buồn được thừa hưởng từ mẹ.

Nhưng có lẽ cũng chính những điều đó đã khiến cho mọi thứ trở nên quá khắt khe đối với cô, nhất là trong cuộc sống ngày càng phức tạp này. Tất cả mọi thứ trong mắt Chíp đều phải thật hoàn hảo, một hạt sạn trong bất cứ vấn đề gì đối với cô cũng là một điều không thể chấp nhận được. Sự thông minh có phần hơi đặc biệt của Chíp đã khiến những suy nghĩ của cô vượt xa với lứa tuổi 14, cái lứa tuổi mà người ta vẫn thường gọi là “ăn chưa no, nghĩ chưa tới”. Và danh hiệu “già trước tuổi” được mọi người đặt cho Chíp là điều khó tránh khỏi. Cuộc sống Chíp trở nên rất khép kín, Chíp rất ít bạn vì cô không thấy một ai trong số đó có thể khiến cô thoải mái kết giao và nói chuyện. Mẹ Chíp thường nói: “Mày cứ như vậy sau này sẽ khỗ lắm đấy con ạ!”. “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời mà mẹ” – Chíp cười nói. Cô chấp nhận những nguyên tắc sống có phần hơi cứng nhắc đó như một thương hiệu “Made by Chíp”.

Hôm nay, như thường lệ, đúng 6h sáng Chíp tỉnh ngủ, vệ sinh cá nhân, thay đồ, chào ba mẹ rồi đi bộ đến trường. Mọi chuyện diễn ra hằng ngày như vậy đó, nó cứ như một cuộn film chiếu đi chiếu lại không sai một ly một tấc. Chính xác đến nỗi mà bác Nam hàng xóm có thể đi làm đúng giờ mà không cần nhìn đồng hồ, chỉ cần để ý xem Chíp đã dậy đi học hay chưa.

Vô lớp, Chíp đi thẳng về phía chỗ ngồi của mình và lấy vở ra gạo lại bài. Tiến “bà tám” theo như cách gọi của Chíp lại xăm xoi: “Bà già vô lớp rồi kìa, nó ngồi cái bàn nào là nhà trường đứt ruột cái bàn đó, học hết năm có lẽ cái ghế nó ngồi sẽ còn bóng hơn cả gương đấy tụi bây à!”. Rồi cả bọn phá lên cười. Chíp không nói lời nào, chỉ liếc một cái, cái liếc mắt “đầy chết chóc” của cô là đủ khiến cả bọn phải im re rồi. Chíp chẳng bao giờ thèm nói gì mặc cho tụi bạn trong lớp suốt ngày xỉa xói đủ điều chỉ vì một lý do đơn giản Chíp là “kẻ ngoại đạo”, không cười đùa, không phá phách và thậm chí là hầu như không nói chuyện với ai. Lúc đầu thì Chíp cũng buồn lắm, nhưng sau đó thì quen dần với việc trở thành trung tâm đã kích của hội bạn xấu trong lớp. Vì Chíp nghĩ tụi nó không đáng cho mình phải phí lời. Hôm nay kiểm tra toán một tiết, khi kiểm tra xong, lúc dò lại bài Chíp bị sai một câu. “Điều này thật khó chấp nhận, đề dễ như thế mà, kỳ này mình không thể duy trì chuổi thành tích bất bại để lên mặt với cái lũ đáng ghét kia rồi” – Chíp nghĩ thầm, đôi mắt lệ long lanh đầy nỗi thất vọng. Hai tiết lịch sử cuối được nghỉ vì cô giáo bị bệnh. Cả lớp reo hò như điên vì vốn chẳng có đứa nào mặn mà gì với môn học này cho lắm, những đứa chưa học bài lại còn mừng hơn:

– Bà về phù hộ tao mày ạ, hồi tối coi film khuya quá ngủ luôn có học được chữ nào đâu – Minh “Lé” khấp khởi.

– Ừ, tao cũng mới làm 15 chai với ông anh họ ở quê lên hồi tối, giờ còn sây sẩm nè, học hành gì đâu ka.ka… – Hùng “Năm Xị” góp vô.

– Chiều về tao đánh 79 Thần Tài, có đứa nào theo không? – Lê “Số Đề” vừa đứng lên bàn vừa hét toáng

– Chặc chặc đúng là:
Mừng thay thoát kiếp đọa đầy

Lòng vui như hội đong đầy hương xuân – Huy “Lưu Linh Tử xuất khẩu thành thơ.

– Thằng bò! Ăn cỏ đi mày! Suốt ngày thơ với chẳng thẩn.Mà nói đi cũng phải nói lại, tao thấy mày cũng có năng khiếu làm thơ lắm đó, hay mày… viết văn đăng báo đi! – Hậu “Lém” chọt vô làm Huy tức điên.

– Mày…

– Mày gì? Để tao nói, cả lớp nghe nè, đứa nào muốn uống nước mía thì theo tao nha, tao khao!

Lại cái trò đó! Năm ngoái cũng chính cái trò này mà cả lớp đã bị Hậu cho “leo cây”. Hậu nói là dẫn cả bọn đi uống mía, nhưng thật ra lại dẫn cả bọn đi vòng vòng mệt khô cổ họng rồi phán một câu tỉnh nguội: “Ủa, tao nói là dẫn cả bọn đi uống nước miếng mà, đâu phải nước mía, tụi bây nghe nhằm rồi! Cổ họng đứa nào cũng khô cả rồi phải không, vậy là đạt chỉ tiêu đề ra rồi còn gì! he.he.he…”. Năm nay chắc đứa nào cũng đã nhớ đời nên không dễ gì bị lừa nữa.

Bỏ ngoài tai sự nhốn nháo của lớp học, chỉ có Chíp là vẫn ngồi lặng đó. –

“Nè, làm gì mà ngồi chầm dầm một đống như cây đa đầu đình vậy, đi chơi patin với tụi này cho vui không Chíp. Hiếm có dịp như thế này, không tận hưởng cuộc sống thật phí.” – Phượng “Sài Gòn” gợi ý. “Thôi mấy bạn đi đi, mình bận công chuyện một chút” – Chíp trả lời ngay không một chút đắn đo, phần vì bực bội bài kiểm tra toán hồi sáng, phần vì Chíp cũng chẳng hứng thú gì với mấy trò mà theo Chíp là phí thời gian đó.

Cũng chưa muốn về nhà ngay, Chíp lang thang một mình với hy vọng nỗi buồn sẽ “rớt dần” theo từng bước chân mà cô đi. Thả hồn một lúc Chíp chợt như bình tỉnh sau cơn mê và tự hỏi: “Mình đang đi đâu thế nhỉ, khùng thật, càng ngày càng khùng mất rồi… Mà hình như đây là…” – Chíp tự nhủ. Thì ra đây là con đường quen thuộc dẫn đến ngôi chùa mà mỗi dịp Phật Đản hay Vu Lan mẹ vẫn thường chở Chíp đến thắp nhang cầu an cho gia đình. Hình như cứ mỗi khi có điều gì đó thất vọng, buồn chán và bi quan, trong tiềm thức của mỗi con người chúng ta luôn có ý hướng về một cái gì đó thiêng liêng và thần bí. Bạn thất vọng…”Chúa ơi!”…. Bạn bi quan… “Trời ơi là trời!”…. Bạn buồn nản… “A Di Đà Phật đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn”…
Và có lẽ Chíp cũng không phải là ngoại lệ, bước chân cô hướng về phía ngôi chùa mà không một chút suy nghĩ hay nói cách khác là như một trạng thái ngoài ý thức.

– “Đã đến chùa, ngại gì lạy Phật, thôi thì mình vô thắp nén nhang thành kính cái vậy!” – Thoáng nghĩ, Chíp bước về phía ngôi chùa.

Những ngôi chùa ở xứ này có một điểm chung là thường được xây theo kiểu “leo núi” nên đường từ cổng chùa lên chánh điện khá dốc và nhiều bậc thang nên cũng khá khó khăn cho người hành hương. Nhưng có lẽ chính những điểm đó lại thu hút họ vì họ cho rằng có như thế mới thể hiện sự thành tâm nhiều hơn. Nhưng hôm nay không phải ngày lễ nên chùa khá vắng. Chỉ có mình Chíp và một vài ni cô đang quét lá. Chíp lên thẳng chánh điện, thắp một nén nhang và cầu nguyện,… sau đó quay trở ra.

Nhưng dường như lòng Chíp vẫn cảm thấy như có một cái gì đó âm ỉ mà ngay chính cô cũng không rõ. Tiếng chuông chùa xa xa vọng về từng hồi đứt quãng vừa nặng nề vừa da diết bi ai càng làm lòng Chíp thêm trĩu nặng. Chíp chợt nhớ lại một câu thơ của Huy “Lưu Linh Tử”, câu thơ mà Chíp cho là ấn tượng nhất của hắn kể từ lúc học chung.

Hương trầm khói trắng lung linh

Hồi chuông lay động sân Thiền… lá bay Nương nhờ cửa Phật chiều nay

Nén hương tâm ảnh …chuỗi ngày trầm luân

Đang buâng khuâng từng bước chân nặng nề xuống phía cổng ra, bỗng Chíp trượt chân ngã. “Ái” – Cú ngã làm chân Chip khá đau, không cách nào đứng dậy nỗi. Bỗng một ni cô gần đó nhìn thấy và chạy lại chỗ Chip.

– Con có sao không? – vị ni cô từ tốn nói.

– Dạ, chân con đau quá!

– Con bị trặc chân rồi, đưa ta coi nào! – Vừa nói bà vừa xoa cổ chân cho Chíp.

– Con cám ơn ạ!

Sau khi giúp Chíp sửa cổ chân, bà dìu cô đến bờ đá gần đó ngồi nghỉ. Lúc này Chíp mới để ý kĩ khuôn mặt của vị ni cô tốt bụng. Bà đã đứng tuổi, gương mặt khắc khổ nhưng ngời lên vẻ phúc hậu lạ thường. Vị ni cô nhìn Chíp bằng một ánh mắt trìu mến, ánh mắt đó mang lại cho Chíp có một cảm giác thật dễ chịu và gần gũi.

– Sao con lại vô chùa thấp hương một mình vậy? Con có chuyện buồn gì phải không? Ta nhìn thấy nỗi buồn trĩu nặng trong đôi mắt con. Nếu con không ngại thì có thể tâm sự với ta, có thể ta không giúp được gì nhiều nhưng con sẽ cảm thấy nhẹ lòng hơn.

– Dạ! Đúng là con đang buồn ạ. Không dấu gì sư cô, con đã rất cố gắng trong tất cả mọi việc nhưng không bao giờ đạt được sự hoàn hảo trọn vẹn như mong muốn. Con luôn phải đối mặt với những sự thất vọng. Dường như số phận luôn quay lưng lại với con, con buồn lắm, chán nản lắm! Nhiều lúc con không còn muốn cố gắng thật nhiều nữa vì con sợ sẽ lại phải đối mặt với sự thất vọng.

– Con nói rõ hơn cho ta nghe được không?

– Con luôn muốn tìm kiếm một người bạn tri kỷ thật sự có thể khiến cho con cảm thấy hoàn toàn yên tâm và có thể trãi lòng, hiểu và được hiểu nhưng không thể tìm ra. Con luôn cố gắng học thật giỏi, làm việc thật tốt nhưng đôi khi kết qua không hoàn hảo như ý muốn. Con cảm thấy thất vọng lắm!

Sau khi nghe xong câu chuyện vị ni cô im lặng một chốc, trầm ngâm rồi sau đó mỉm cười và nói với Chíp:

– Con có thấy mưa và nắng đó. Dưới mắt của người bi quan, chúng là hai khái niệm hoàn toàn trái ngược nhau, phủ định lẫn nhau. Nhưng trong mắt người lạc quan thì chúng lại là hai yếu tố bổ khuyết lẫn nhau, tạo môi trường sinh thái hài hòa khiến vạn vật tồn tại và phát triển. Thái độ sống của chúng ta là một điều rất quan trọng. Một thái độ lạc quan, một cái nhìn thoáng trong mọi việc sẽ làm cuộc sống trở nên đơn giản, dễ chịu và tươi đẹp hơn.

– Vâng

– Chắc là con không xa lạ gì với nhà bác học Đác – Uyn, phải không nào? “Học, học nữa và học mãi”. Khi càng học nhiều, càng nghiên cứu nhiều, ông lại càng cảm thấy mình kém hiểu biết và cố gắng trau dồi nhiều hơn nữa. Ông luôn tìm kiếm sự hoàn hảo trong kiến thức nhưng không bao giờ có thể đạt được, mặc dù ông đã làm việc và nghiên cứu cật lực cho đến những giây phút cuối cùng của đời mình. Nhưng nếu chúng ta nhìn lại những chặng đường mà ông đã đi, những cống hiến đồ sộ của ông cho nhân loại thì tên tuổi của ông đã tồn tại bất diệt với thời gian. Đó có thể được coi là sự hoàn hảo không? Sự hoàn hảo không phải nằm ở kết quả của nó mà nằm trong quá trình ta tìm đến nó. – Bà nói tiếp.

Chíp im lặng, suy ngẫm lời nói của vị ni cô tốt bụng. Cô nhìn lên bầu trời và mỉm cười như vừa hiểu ra một điều gì đó. Bầu trời hôm nay thật trong xanh, xanh như màu nước biển, xanh như đôi mắt cô.

“Tại sao mình lại phải sợ ba nhỉ, chẳng phải ba cũng rất thương và quan tâm đến mình sao?” – thoáng nghĩ, trong đầu Chip bỗng nẩy sinh một ý tưởng, cô quyết định viết cho ba một bức thư…

GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC KỲ II: THƯ GỬI BA

Hôm nay, đi học về, Chip nhận thấy một bầu không khí nặng nề tràn ngập căn nhà nhỏ của mình. “Huhm, chắc ba mẹ lại cãi nhau nữa đây, nhìn mặt ai cũng đằng đằng sát khí thế kia…” – Chip thầm nghĩ. Chuyện này không phải mới xảy ra lần đầu, mỗi lần như thế Chip rất buồn. Ba Chip vốn là người đàn ông nghiêm nghị, ít nói, ít khi biểu lộ sắc thái tình cảm trên khuôn mặt. Trong mắt Chip ba là người đàn ông lạnh lùng và đáng sợ, vì thế đối với Chip, dường như có một khoảng cách vô hình ngăn cách giữa cô và ba. Còn mẹ Chip thì là một người phụ nữ đảm đan và hiền lành, mỗi lần hai người có “chiến tranh”, Chip cảm thấy thương mẹ rất nhiều, bà luôn là người phải chịu đựng nhiều nhất. Chip muốn làm một điều gì đó để phá vỡ không khí u ám này, để những chuyện như thế này không lặp lại nữa, nhưng cứ như có một áp lực gì đó nặng trĩu trong lòng khiến cô không đủ can đảm làm điều đó.
Bỗng Chip chợt nghĩ đến những lời vị sư cô đáng kính nói ở chùa hôm trước, Chip giật mình “Mình đa cảm quá chăng?”. Thật vậy, ba Chip hết mực yêu thương cô, dù ít khi ông biểu hiện điều đó ra mặt. Sinh nhật Chip hằng năm ba đều có quà, món quà gần đây nhất là một chiếc SIM điện thoại nhân sinh nhật lần thứ 14 của cô – không phải ba mẹ nào cũng ủng hộ việc con mình xài di động ở lứa tuổi đó. Chip nhớ lại hồi năm ngoái, có lần Chip bị bạn bè bắt nạt, ba Chip nhiều lần đích thân lên tận trường để kiến nghị thầy cô và ban giám hiệu mặc dù lịch công việc của ông luôn dày đặc. Ông luôn quan tâm việc Chip học trong lớp có được thoải mái hay không, chỗ ngồi có đủ ánh sáng hay không, có nóng quá không, mỗi chi tiết nhỏ đều được ông ghi nhận thật kỹ và kiến nghị trong những buổi họp phụ huynh.
“Tại sao mình lại phải sợ ba nhỉ, chẳng phải ba cũng rất thương và quan tâm đến mình sao?” – thoáng nghĩ, trong đầu Chip bỗng nẩy sinh một ý tưởng, cô quyết định viết cho ba một bức thư…

Tối hôm đó, sau khi viết xong bức thư, nhân lúc ba đang đọc báo ngoài phòng khách, Chip bí mật cho bức thư vào cặp hồ sơ của ba. Nhiệm vụ xem như hoàn thành, Chíp về phòng nằm ngủ, hồi hộp chờ kết quả.

Sáng hôm sau, vẫn như thường lệ, Chíp đi học, ba đi làm, mẹ đi chợ. Theo thói quen, trước khi vào cơ quan, ba Chíp ghé vào quán cà phê quen thuộc ngồi nhâm nhi ly bạc xủi cùng bác Hùng làm cùng cơ quan.

– Anh chuẩn bị tài liệu đầy đủ chưa, thầu dự án này thắng hay thua là ở phần thuyết trình của anh đấy. – Bác Hùng nói, giọng nghiêm trọng.

– Rồi, anh khỏi lo, tác phong làm việc của tôi xưa nay anh còn nghi ngờ sao?! Mà hôm qua mới làm “1 chập” với bà xã, bực bội thật! – Ba Chip đáp lại.

– Lại cãi nữa à, gì mà hoài vậy, mỗi người nhịn nhau một chút cho êm nhà êm cửa chứ gì đâu mà… Thôi, lát trưa qua nhà tôi “đánh một chầu” đi, thằng em bên Úc mới gửi về chai Hennessy, loại thượng hạng nha!

– Hết chỗ nói, tối ngày lo gửi rượu Tây về cho ông uống thôi là nó đủ sạc nghiệp rồi! Chai Demi hôm bữa uống hết chưa mà gửi hoài vậy? Để xem trưa thế nào. – Vừa nói ba Chip vừa lấy tập hồ sơ ra kiểm tra lại lần cuối. Bỗng ông thấy lạ lạ… một bức thư rớt ra.

– Đi họp còn bỏ thư từ gì vô đó vậy, khả nghi quá, khai thật đi he.he…

– Bậy bạ! Già rồi, nói chuyện giữ mồm miệng chút đi cha nội, cái tính ông mấy chục năm vẫn như trẻ con vậy? Thư ở đâu ra sao tôi biết được, để xem cái đã. – Đoạn, ông mở phong thư ra .

Ba thương!

Có lẽ ba sẽ ngạc nhiên lắm khi nhận đươc bức thư này của con… Con biết ba rất yêu thương con, chỉ có điều không thể hiện ra bên ngoài thôi, phải không ba? Con biết ba luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con, ba không bao giờ để con thiếu thốn bất cứ thứ gì… Nhưng ba à, cái mà con khát khao nhất là tình yêu thương, quan tâm về mặt tinh thần của ba mẹ giành cho nhau và giành cho con, niềm vui, niềm hạnh phúc gia đình. Con muốn gia đình mình luôn hòa thuận, vui vẻ với nhau. Ba biết không, mỗi lần ba mẹ cãi nhau, con rất buồn…

…Ba ơi, nếu ba thương con, con xin ba hãy thể hiện tình cảm với con nhiều hơn, quan tâm và yêu thương mẹ nhiều hơn… Mẹ rất mềm yếu và đa cảm, con cũng vậy, cả con và mẹ đều cần nhiều tình thương hơn từ ba, không phải chỉ ở vật chất mà cả tinh thần, tinh thần nữa ba à!…

…Con sẽ cố gắng ngoan ngoãn và chăm chỉ học hành để không phụ lòng ba mẹ… Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc nha ba! Con yêu ba mẹ nhiêu lắm!

Chip của ba,

Đọc hết bức thư, mắt ông rưng lệ, từng giọt nước mắt chảy dài ướt hoen gương mặt tưởng chừng chai đá ấy. Ông đã khóc, phải, sau gần 20 chục năm trời, kể từ sau cái ngày mẹ Chip đồng ý từ bỏ tất cả để được kết duyên trăm năm cùng ông. Những giọt nước ấy chan chứa niềm hạnh phúc vô bờ bến mà không ai có thể kiềm chế được dù có sắt đá đến mấy.

– Này, ông sao vậy, ông khóc hả, có gì nghiêm trọng không vậy? – Bác Hùng hỏi.

– À, không có gì, bụi thôi, để nói sau đi, trễ giờ làm việc rồi kìa.

– Ê, vậy còn chầu nhậu trưa nay thì sao, quyết định lẹ để tôi tính nữa chứ?!

– Xin lỗi nha, để bữa khác, tôi phải về nhà, về ăn cơm cùng vợ con, nấu ăn – vợ tôi đệ nhất đấy!…


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.