Những Bố Già Châu Á

Phần II. NHỮNG BỐ GIÀ THỜI HẬU CHIẾN 2. HỌ ĐÃ TRỞ THÀNH BỐ GIÀ NHƯ THẾ NÀO? # 1: NHẬP VAI



“Chúng ta đã quá quen với việc ngụy trang trước người khác, rốt cục chúng ta đã ngụy trang trước cả chính mình.”

LA ROCHEFOUCAULD

Bối cảnh xã hội hậu Chiến tranh thế giới thứ hai và sau độc lập, như đã mô tả ở chương trước, thật là đại hỗn loạn. Nhưng sự phụ thuộc lẫn nhau và lâu dài giữa các tầng lớp tinh hoa chính trị và kinh tế vốn tồn tại riêng rẽ vẫn không hề bị xóa bỏ. Chắc chắn là thời đại ý thức giai cấp và chủ nghĩa dân tộc đang nổi lên mạnh mẽ trong những năm 1950 và 1960 (và trước đó ở Thái Lan) đang đe dọa cộng đồng người Trung Quốc và Ấn Độ ở hải ngoại. Nhưng người thực sự phải hứng chịu là những chủ cửa hiệu nhỏ, những người buôn bán nhỏ và người lao động chứ không phải tầng lớp các bố già. Khi tầng lớp lao động có tổ chức và chủ nghĩa dân tộc đã được kiểm soát bởi một nhóm những nhà lãnh đạo độc tài mới, điều đáng chú ý là không hiểu tại sao họ không từ bỏ cách thức đối xử với những doanh nhân người thiểu số như ở thời thuộc địa, mà trong nhiều trường hợp, còn củng cố thêm. Do đó, thách thức đối với các bố già không phải là bất kỳ sự thay đổi cấu trúc nào trong xã hội, mà là phải đối mặt với các cuộc tranh giành quyền lực trong tầng lớp tinh hoa chính trị bản xứ, khi chủ nghĩa thực dân đã ra đi. Ở góc độ khả năng hòa nhập và thay đổi của các đại gia, thì tính cách có tầm quan trọng hơn bao giờ hết.

Tại Thái Lan, chế độ của Thống chế Sarit (19571963) đã ổn định mối quan hệ với tầng lớp thương gia người Trung Quốc và Ấn Độ, coi họ là những đối tác kinh doanh không chủ động đầu tư của quân đội. Mặc dù nền chính trị của đất nước sau năm 1932 có vẻ hỗn loạn những không sâu sắc lắm – chế độ Sarit chỉ là một trong 18 cuộc đảo chính đã diễn ra, gần đây nhất là cuộc hạ bệ Thaksin Shinawatra năm 2006 – nên sau năm 1957, hiếm có các sĩ quan và viên chức chính phủ mới nào có thể đi ngược

lại lợi ích của các đại gia có chức vụ. Thay vào đó, các bố già đã trở nên quá lão luyện trong việc ủng hộ tất cả các phe phái. Như Sarasin Viraphol, nhà lãnh đạo cao nhất của Dhanin Chearavanont, thuộc tập đoàn CP, kinh doanh từ chăn nuôi gà cho đến viễn thông, đã nói tất cả chỉ là vấn đề tiền bạc và quản gia cho tốt: “Chúng tôi ủng hộ tất cả mọi người… Lúc nào bạn cũng nên có một bức chân dung một nhà lãnh đạo quân sự nào đó treo trên tường. Đó là một việc làm bình thường. Và nên là chân dung Đại tá cảnh sát, Thị trưởng thành phố Bangkok…” Thậm chí, Chin Sophonpanich, người rất căng thẳng với các đối thủ thuộc phái Sarit, bao gồm trùm buôn bán heroin Phao Sriyanonda và Nguyên soái Phin Choonhavanđã bỏ chạy sang Hồng Kông khi Sarit lên nắm quyền vào năm 1957 khi đang sống lưu vong vẫn được phép tiếp tục xây dựng Ngân hàng Bangkok thành tổ chức tài chính lớn nhất Thái Lan. Như Sarasin nói, đó là “trò chơi của một quý ông” về đảo chính.

Có một sự gián đoạn dài hơn của các bố già ở Indonesia trong những năm 1960 so với các bố già ở Thái Lan sau khi Sarit chấm dứt chủ nghĩa dân tuý. Sau việc quốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngoài đầy hỗn loạn của Sukarno trong những năm 1950, sau cuộc hồi hương của hàng chục nghìn người Trung Quốc vào năm 1960 và trận chiến chống cộng đẫm máu năm 1965, Suharto quay sang ủng hộ các doanh nhân Trung Quốc mà ông ta quen biết sau khi nắm chính quyền. Điều này có nghĩa là một số doanh nhân không nổi tiếng lắm được đẩy nhanh lên đỉnh cao thành các bố già. Đáng kể nhất là Mohamad “Bob” Hasan, một người gốc Hoa cải sang đạo Islam, và Lâm Thiệu Lương, còn gọi là Sudono Salim. Những người này đã kết giao với Suharto một thời gian dài và từ những thương nhân nhỏ, họ đã trở thành doanh nhân hàng đầu đất nước chỉ trong vòng vài năm. Tính không ổn định về địa vị của Suharto hoặc ít nhất là quan điểm của ông ta khi ông ta thiết lập được quyền lực của mình vào cuối những năm 1960 làm cho mối quan hệ giữa ông ta, là một nhà chính trị xứ Java, và những người bạn nối khố trong kinh doanh của ông ta, những người nước ngoài gốc Trung Quốc không gây tổn hại cho ai, trở nên quan trọng hơn tất cả. Trong suốt triều đại của mình, Suharto, theo lời những người thân cận của ông ta ở Jakarta, phàn nàn rằng các doanh nhân người bản xứ không đáng “tin cậy” bằng các doanh nhân gốc Trung Quốc. Trong thời gian đó, một số nhỏ các doanh nhân gốc Ấn Độ và Sri Lanka

cũng đã trở thành những người lệ thuộc chủ chốt. Nổi tiếng nhất trong số này là Marimutu Sinivasan, người Sri Lanka đến từ Tamil, nguồn cung dài hạn cho các quỹ đen của đảng Golkar do Suharto lãnh đạo. Dựa vào quyền lực của Suharto, tập đoàn Texmaco của Sinivasan cũng có được 900 triệu đôla từ ngân hàng trung ương khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á lên đến đỉnh điểm. Sau khi nhà độc tài này bị hạ bệ, chính phủ Indonesia tuyên bố ông ta là người cho vay có tội to nhất, đã làm thất thoát đến 2 tỉ đôla.

Ở Philippines, một kẻ tiếm ngôi khác là Ferdinand Marcos đã thể hiện một phản ứng tương tự như của Suharto, liên quan đến các khả năng quan hệ với bố già. Sau khi thắng lợi ở hai nhiệm kỳ tổng thống bằng các cuộc bầu cử (tất nhiên là mờ ám), Marcos né tránh sự hạn chế chỉ hai nhiệm kỳ ở đất nước này bằng cách tuyên bố tình trạng thiết quân luật vào năm 1972. Giống như Suharto, ông ta cũng được coi là tầng lớp tinh hoa bố già đã đồng hóa và ổn định ở Philippines, đó là các gia đình người lai Tây Ban Nha và Trung Quốc truyền thống – và tìm ra một số người để ủy nhiệm việc kinh doanh chủ yếu. Tương tự như vậy là Lucio Trần (tên Trung Quốc là Trần Vĩnh Tài), một người nhập cư thế hệ đầu tiên và nguyên trước đây là một người trông coi trường học, sau đó, dưới sự bảo trợ Marcos, trở thành nhà buôn thuốc lá hàng đầu của Philippine, có nhiều lợi tức trong mọi lĩnh vực, từ ngân hàng đến bất động sản. Đây có lẽ là như với Lâm Thiệu Lương, người đã quen biết Suharto qua việc chuyên chở thư từ cho quân đội ở trung Java – Trần và Marcos quen biết một người khác đến từ Ilocos, quê hương của Tổng thống, nơi Trần có nhà máy thuốc lá nhỏ đầu tiên.

Cả Suharto và Marcos đã báo hiệu sự thay đổi chế độ bằng cách thúc đẩy những người nước ngoài mới, không phải người bản địa, trở thành các bố già. Trần là một hình mẫu rõ ràng ở đất nước Philippines có nhiều dân tộc đã lai tạo với nhau, và ông ta đại diện cho cái gọi là “người Trung Quốc đã đồng hóa và được đặt một cái tên địa phương. Sự thăng tiến của những người nước ngoài mới tạo ra hai cái lợi cho những kẻ độc tài: các nguồn lực tài chính cực kỳ trung thành với họ và gia đình họ, và một lời cảnh báo đối với tầng lớp tinh hoa kinh tế đã được đồng hóa rằng họ không phải không thể thay thế. Tại Philippines trước thời Marcos, các doanh nhân với nhiều

thành phần dân tộc đã ngày càng thành công trong việc vượt mặt và thao túng một hệ thống nghị viện yếu kém, và do đó xóa bỏ dần sự phụ thuộc trong mối quan hệ làm ăn với những người có quyền lực chính trị cao nhất. Ferdinard Marcos đã đảo ngược xu hướng này, mặc dù nó vẫn còn là một xu hướng tiềm tàng ở cả Philippines lẫn Thái Lan khi sự lãnh đạo của chính quyền trung ương suy yếu.

Bảng niên đại của Malaysia tiến triển muộn hơn các quốc gia lân cận, nhưng vẫn còn thấy một hình mẫu ý thức hệ của các tầng lớp theo chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc đang tăng cao, theo sau nó là sự nối lại mối quan hệ khăng khít giữa hai tầng lớp tinh hoa chính trị và kinh tế. Chính quyền thực dân vẫn chưa kết thúc cho đến năm 1957, và thập kỷ cuối cùng của nó có sự liên quan chặt chẽ với một cuộc chiến chống lại tình trạng trỗi dậy của những người cộng sản, lãnh đạo bởi Đảng cộng sản Malaya (CPM), mà đảng viên phần lớn là những người gốc Hoa (cùng với một số người Ấn Độ). Sự ra đi của người Anh nhường chỗ cho một kỷ nguyên độc lập có phần giả tạo trong khi cấu trúc kinh tế thực dân được để lại vẫn hầu như nguyên vẹn. Nhận xét này được tầng lớp quý tộc Mã Lai, những người nắm chính quyền thừa nhận. Cuối cùng, chủ nghĩa dân tộc đã đến cùng với cuộc bạo loạn năm 1969, dẫn đến chính sách kinh tế mới (NEP).

Tuy nhiên, lời hứa về một chương trình hành động tích cực hướng về người Mã Lai bản xứ không che giấu được sự nóng lòng chờ đợi điều sẽ xảy ra, ở Malaysia thường gọi là “kinh doanh chính trị” ở cấp độ tinh hoa. Chương trình hành động tích cực trong giáo dục và việc làm nhắm đến mục tiêu những người dân thường Trung Quốc và Ấn Độ người Ấn Độ là những người chịu thiệt hại lớn vì họ đã bị loại bỏ ra khỏi những dịch vụ dân sự- trong khi chính sách của ngành tài chính có lợi cho những người Mã Lai bản xứ thuộc tầng lớp trên. Người Mã Lai bản xứ ở nông thôn vẫn nghèo, trong khi các bố già gốc Trung Quốc và Ấn Độ đã trở nên giàu có hơn bao giờ hết. Xu hướng phân biệt chủng tộc được duy trì, và hầu như không thể tránh khỏi đặc biệt là khi ngôi sao chính trị là Mahathir Mohamad nổi lên vào những năm 1970. Mahathir đưa ra quan điểm về chủng tộc sắt đá của ông dựa trên những nguyên nhân gốc rễ của thành công về kinh tế trong cuốn sách “Malaysia tiến thoái lưỡng nan”,

xuất bản năm 1970 khi ông ta tạm thời bị khai trừ khỏi Đảng quốc gia dân tộc liên hiệp Mã Lai (UMNO), đảng cầm quyền, và bị trục xuất khỏi Malaysia. Quan điểm này biểu thị suy nghĩ của Mahathir cho rằng sự tàn tật có tính di truyền là do kết hôn khác chủng tộc. Chính ông ta có cha là một người Mã Lai gốc Ấn đến từ Kerala và mẹ là một phụ nữ Mã Lai, một thực tế không bao giờ được đề cập công khai ở Malaysia. Trong môn học chính trị phổ thông, lập luận về chủng tộc của Mahathir đã được sử dụng để biện minh cho chương trình hành động tích cực. Nhưng xét về quan điểm cá nhân, những định kiến của ông đã quá rõ ràng. Sau khi trở thành Thủ tướng năm 1981, ông đã đỡ đầu một nhóm nhỏ các doanh nhân gốc Trung Quốc và Sri Lanka Tamil mà ông cho là có khả năng hiện thực hóa tầm nhìn của ông về một nước Malysia được hiện đại hóa một cách triệt để. Việc đó tạo tiền đề cho người đồng minh chính trị trong một thời gian dài của ông là Daim Zainuddin phấn đấu, tìm mọi phương cách làm cho người Mã Lai bản xứ thành những người chiến thắng. Bốn kẻ chuyên quyền lớn nhất ở Đông Nam Á thời hậu chiến Mahathir, Lý Quang Diệu, Suharto và Marcos – về căn bản đều có quan điểm phân biệt chủng tộc, và đây là những tin tốt lành cho các bố già.

TRONG KHI ĐÓ, Ở THÀNH PHỐ…

Khi Lý Quang Diệu trở thành Thủ tướng của Singapore vào năm 1959, các bố già ở địa phương đã gặp phải một vấn đề: Lý không thích các doanh nghiệp tư nhân. Ông ta không có kinh nghiệm cá nhân về kinh doanh mà chỉ là một nhà tổ chức chính trị được dạy dỗ trong một môi trường Anh hóa và chịu ảnh hưởng của cả hai trường phái cấp tiến của những năm 1930 chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát-xít. Khi nhà nước Singapore mở rộng tầm kiểm soát về kinh tế, để có được các cổ phần tư nhân trong những cartel và các công ty độc quyền bị giảm sút, các đại gia đã tiếp cận với chính phủ. Mặt khác, Lý là một người siêu tinh hoa nên đã không định để cho những người vô sản quê mùa cục mịch ngạc nhiên về lối sống của ông ta hoặc của các bố già. Ông đã đàn áp sự bất đồng, thuần phục các đoàn thể và bắt đầu xây dựng nhà nước kiểu vú em hàng đầu thế giới nhà nước lo cho dân bằng cách ban hành nhiều quy định cụ thể nhưng ôm đồm, can thiệp quá sâu vào đời sống của người dân. Một số đại gia thường

là những người cũng giống như Lý, người đã “thạo đời” hơn và trước đây đã gần gũi với chính quyền thuộc địa, như trùm ngân hàng Lý Quang Tiền và Hoàng Tổ Diệu – đã bắt tay với nhà lãnh đạo mới này. Những người khác, như trùm buôn lậu khét tiếng và kẻ đầu cơ Kwek Hong Png, thì kém dễ chịu hơn. Nhưng Kwek cũng sở hữu rất nhiều tài sản, đặc biệt là bất động sản tại Singapore, và Lý Quang Diệu đã không dính líu vào việc quốc hữu hóa các doanh nghiệp này bằng sức mạnh. Có đủ chỗ cho kiểu người quái dị như Kwek phát đạt ở một quốc gia thành bang có nền kinh tế chỉ huy.

Ở Hồng Kông, sau Thế chiến thứ hai đã có những cuộc kêu gọi đặc biệt om sòm cho việc hủy bỏ tước vị Hiệp sĩ, cho việc điều tra và thậm chí cho thử nghiệm của các đại gia, những người đã hiểu cần phải hợp tác thân thiện và sẵn lòng với người Nhật. Nhưng người Anh không có sự thay đổi nào đối với người Trung Quốc đã Anh hóa và tầng lớp tinh hoa mang hai dòng máu Á-Âu, những người đã hỗ trợ cho sự cai trị của họ, và họ đã nhanh chóng quay lại. Biên tập viên của các tờ báo địa phương được chỉ đạo hãy bỏ qua những câu chuyện về sự hợp tác đơn độc. Với hậu quả của chiến tranh, nhóm các đại gia, cùng với những đồng sự ngang hàng người Anh ở vị trí lãnh đạo các tập đoàn lớn ở thuộc địa, hoặc các hãng buôn lớn của ngoại kiều, là phương tiện để ngăn chặn các kế hoạch dự kiến của Anh. Đó là sự kết thúc của mối đe dọa trong nửa thế kỷ ở cấp địa phương. Thay vào đó là sự mở rộng, nhưng hầu như bất lực của Hội đồng Lập pháp (Legco). Các doanh nghiệp lớn chấm dứt vai trò chính trị của mình thông qua các thành viên và những người vận động hành lang được chỉ định vào Legco. Hệ thống chính trị đầu sỏ giả mạo này được người Anh duy trì đối với người Trung Quốc cho đến năm 1985 khi Tuyên bố chung về việc bàn lại chủ quyền của Trung Quốc đối với Hồng Kông vào năm 1997 đã được nhất trí bằng việc tạo ra các đơn vị bầu cử “chức năng”, trong đó cho phép các bố già có lợi ích tham gia hoạt động ngân hàng, bất động sản, bảo hiểm để đưa thêm những người vận động hành lang vào Legco. Không dính dáng đến việc đó, người Trung Quốc thành lập “ủy ban tư vấn” riêng của họ về vấn đề trao trả thuộc địa, và các thành viên của ủy ban này bị các đại gia chế ngự. Tuy nhiên, điểm chính yếu cũng đơn giản: dù Hồng Kông được cai trị bởi thực dân Anh, người Nhật hoặc người Trung Quốc đại lục, nó vẫn luôn luôn được quản lý bởi một nhóm người.

Mặc dù Hồng Kông được tuyên bố là một đặc khu tự do thương mại, từ lâu, nhiều thành viên tham gia cuộc chơi đã có liên quan đến hoạt hoạt động chính trị của các đại gia. Thông tin luôn luôn có giá trị, như được thấy vào năm 1946, khi một số bố già nắm quyền kiếm được tiền triệu nhờ đầu cơ vào đồng đôla Hồng Kông do Nhật Bản phát hành và được người Anh chuộc lại khi họ. Việc móc nối với những người có quyền lực chính trị cũng quan trọng đối với các đại gia. Cho đến nay, chính họ là những người lãnh đạo cộng đồng, và họ đã “hiểu rõ” lợi ích tốt nhất của đa số người dân. Tuy nhiên, hơn bất cứ thứ gì trong thời kỳ sau chiến tranh, giới chính trị có ý định duy trì một nền kinh tế trong nước mang nặng tính cartel đã tiến hành cho vay tài chính đối với một số nhỏ các doanh nhân. Các đại gia người Trung Quốc, như chúng ta sẽ thấy, đã có một vị trí vững chắc trong thị trường bất động sản được ráp nối bền chặt. Từ những năm 1970, các bố già địa phương đã bắt đầu giành giật quyền kiểm soát phần lớn các cartel khác, bắt đầu từ các tập đoàn do người Anh kiểm soát và phát triển. Điều đáng bàn nhất là trong quá trình chuyển đổi quyền sở hữu, có những hành động đổi xuất phát từ cảm hứng chính trị nhằm đưa sự cạnh tranh nhiều hơn vào nền kinh tế địa phương.

Hoạt động chính trị vẫn vô cùng quan trọng đối với đại gia lớn nhất Hồng Kông. Ông ta đã phục vụ lợi ích riêng của mình, cũng là lợi ích của những người trong chính quyền thuộc địa, và gọi công việc của mình là “lãnh đạo cộng đồng”. Trong những cuộc đình công lan rộng ở thập niên 1920, bố già cấp cao hơn là Robert Hà Đông đã đứng ra thu xếp một cuộc hòa giải với tư cách là một kẻ thạo đời. Robert Kotewall và Chu Thọ Thần, hai nhân vật hàng đầu khác tiếp tục nhận được danh hiệu hiệp sĩ, đã tổ chức những cuộc diễn thuyết trên đường phố để hô hào người lao động Trung Quốc chống lại những cuộc đình công liên kết, và chỉ đạo một lực lượng đầu gấu bảo vệ những người không tham gia đình công tránh khỏi những người kích động cuộc đình công. Khi những kẻ vô sản lại nổi dậy vào cuối những năm 1960 để hưởng ứng cuộc cách mạng văn hóa ở Trung Quốc, các đại gia lại cho chính phủ vay tiền để hỗ trợ và xúi giục dân chúng chống lại lời đề nghị của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Leo Goodstadt, một cựu cố vấn chính sách cho chính phủ Hồng Kông, đã bình luận: “Bạo lực chính trị năm 1967 nói riêng, dường như đã làm cho sự sống còn của chính quyền

thực dân dân Anh trở nên phụ thuộc vào tầng lớp tinh hoa hơn bao giờ hết.” Việc cơ quan ngoại giao Anh và các bố già đã tiễn đưa các tầng lớp thấp, và các vị cựu Thống đốc của Hồng Kông tỏ lòng biết ơn, đủ để chứng minh khả năng phản kháng cao trước các ý tưởng tự do chính trị và xã hội khởi xướng từ London trong thập niên 1960 và 1970. Chính quyền Hồng Kông và các đại gia đã khoe khoang trước thế giới rằng, họ đã tạo ra một xã hội tự do thương mại vĩ đại. Hình như không một ai chú ý rằng điều này hoàn toàn không phải là tình cảnh của các ngành dịch vụ trong nước, và các dự án xây dựng nền kinh tế đều do các bố già chiếm giữ.

XIN MỜI NGỒI LÊN GHẾ TRÀNG KỶ

Khi tình hình đã lắng dịu ở khu vực Đông Nam Á thời sau thuộc địa, các bố già quay trở lại nơi mà họ luôn luôn có mặt, đó là duy trì việc nâng cao mối quan hệ chính trị để kiếm lợi từ các đặc ân có tính chất phân biệt đối xử, và do đó đã làm biến dạng nền kinh tế do chính phủ kiểm soát. Như vậy, loại người nào thực sự là bố già thời hậu chiến?

Chỉ có một nghiên cứu thực nghiệm về nguồn gốc xã hội và văn hóa của các đại gia Đông Nam Á trong nửa thế kỷ qua được hoàn thành, và thực sự hấp dẫn. Nghiên cứu này tự giới hạn trong số các đại gia có gốc gác Trung Quốc ở Thái Lan, nhưng cũng có không ít các kết quả nghiên cứu khá thú vị về những nhóm người nhập cư và các nhóm xã hội khác. Giữa thập niên 1950, một học giả người Mỹ là G. William Skinner đã tiếp cận được, ở một mức độ đặc biệt, với các đại gia của Thái Lan. Ông giành được cảm tình của hai nhà tư sản mại bản Trung Quốc hoạt động trong ngành ngân hàng nên có được các nguồn thông tin tốt để định ra 135 doanh nhân gốc Hoa hùng mạnh nhất ở Thái Lan, và ông đã thành công trong việc phỏng vấn 130 người trong số họ. Ông nói trôi chảy cả tiếng Thái và tiếng Quan Thoại, có kiến thức về phương ngữ miền nam Trung Quốc, cũng như có sự kiên trì đáng kinh ngạc. Từ trước đến nay, chưa có một học giả hay nhà báo nào thực hiện được một cuộc điều tra có chất lượng cao như vậy.

Các kết quả đạt được là hoàn toàn rõ ràng đối với những ai đã từng bị mắc kẹt ở lĩnh

vực văn hóa nằm giữa nhóm cư dân đến từ Trung Quốc, mà đại diện cho họ là những nhà lãnh đạo cộng đồng, và tầng lớp tinh hoa chính trị Thái. Những người nhập cư đến từ Trung Quốc đã dùng sự tiếp biến văn hóa như một phương tiện để đạt được sự nhượng quyền và những tiến triển trong kinh doanh. Phát hiện là: Không giống như mong đợi, hầu hết các doanh nhân không phải là người đã “mất gốc Trung Quốc” về phương diện ngôn ngữ, tập quán, giáo dục – ít hơn so với mong đợi. Về khía cạnh mối quan hệ của các đại gia với cộng đồng người Trung Quốc, Skinner đã đề xuất một khái niệm “lãnh đạo từ xa” để hiểu được một thực tế là, các bố già lãnh đạo cộng đồng của họ bằng sự giàu có và ảnh hưởng, bất chấp khoảng cách xa xôi về địa lý và văn hóa giữa họ. “Một trong những đề tài chính của nghiên cứu này,” ông đã viết, “là một số lượng đáng kể các nhà lãnh đạo Trung Quốc có ảnh hưởng nhất, gần như chắc chắn, là những nhà lãnh đạo từ xa của xã hội và văn hóa Trung Hoa những người luôn hướng về dân tộc của mình với lòng trung thành vô bờ bến.”

Nghiên cứu của Skinner nêu bật mọi sự phức tạp trong việc nhận diện các đối tượng, được chải chuốt kỹ lưỡng bởi những khuôn mẫu định kiến thông thường của “đại gia Trung Quốc”. Đã nổi lên một hiện tượng là, đại gia càng giàu và càng có ảnh hưởng lớn thì càng ít phục sức theo kiểu Trung Quốc. Skinner đã xây dựng các bảng biểu về sự giàu có và uy tín của các đối tượng mà ông nghiên cứu theo mức độ đồng hóa với văn hóa Thái. Không nghi ngờ rằng, muốn thành công thì điều phải làm là giảm “tính Trung Quốc” và hướng về bản sắc văn hóa Thái của giới quyền lực chính trị. Đồng thời, cần có một mức độ “Trung Quốc” nhất định để duy trì hình ảnh một nhà lãnh đạo cộng đồng người gốc Hoa, cũng là để cung cấp đội ngũ hậu bị cho việc kinh doanh của các đại gia.

Ở đây, có thể có sự mâu thuẫn khi đưa ra thông tin về nhân thân của các bố già trong toàn khu vực. Nếu không có một nghiên cứu thực nghiệm như của Skinner ở các quốc gia khác nhau, một luận văn như thế có thể không được chứng minh về mặt khoa học. Thế nhưng, những chứng cứ mang tính giai thoại, đã thu thập để viết cuốn sách này, ủng hộ ý kiến rằng, tính cách cá nhân của các bố già được tô vẽ và đôi khi gây nhầm lẫn. Một một người họ hàng của Henry Hoắc là người ngay từ sớm đã làm việc trong

chính quyền Anh ở Hồng Kông trước khi trở nên gần gũi, đủ để làm việc với chính phủ Bắc Kinh và được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch Hội nghị hiệp thương chính trị nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa nói rằng hành vi của các đại gia nên được xem xét qua lăng kính của cuốn sách bán chạy nhất năm 1960 của Eric Berne có nhan đề Trò chơi người ta thường chơi (The Games People Play), và ông nói thêm: “Họ đều muốn có một sự thu mình… để được người đời tha thứ.” Berne đã phát triển một nhánh liệu pháp tâm lý gọi là Phân tích tác dụng tương hỗ, mà điểm nổi bật là tính dễ uốn nắn của nhân cách. Henry Hoắc, người đã qua đời tại một bệnh viện ở Bắc Kinh hồi tháng Mười năm 2006, biết tất cả về sự đa dạng của nhân cách. Ông đã trải qua quá trình Anh hóa với một học bổng của chính phủ Anh tại một trường học dành cho con cái tầng lớp tinh hoa ở Hồng Kông, trở thành một cầu thủ quần vợt và bóng đá tài năng, và tiếp tục sự tiếp biến văn hóa của gia đình bằng cách gửi các con trai của mình du học tại trường Millfield ở Anh. Tuy nhiên, đa số giới cầm quyền Anh chẳng mặn mà gì với ông vì các phi vụ buôn lậu lớn của ông trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, và Bắc Kinh đã thưởng công bằng cách ban cho ông quyền độc quyền kinh doanh trong một số hoạt động, ông đã được tái sinh với tư cách là một người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đến cuồng tín. Trong nhiều năm, tạp chí Forbes đã cố gắng thu xếp một cuộc phỏng vấn với Fok, người chỉ quan tâm đến việc nói chuyện với các nhà báo Trung quốc đại lục mà ông biết sẽ công bố những lời tán tụng chính thức. Cuối cùng, khi đã đồng ý có một cuộc gặp mặt tại Zhuhai, ông đã ra khỏi xe hơi của mình đủ lâu để tuyên bố như sau: “Một khi các nước già cỗi đã đi xuống như Ấn Độ, Ai Cập, thậm chí cả Anh họ không bao giờ ngóc đầu lên được nữa. Nhưng Trung Quốc sẽ lại trỗi dậy.” Sau đó, ông chui ngay vào trong xe và dông thẳng, chỉ để lại cho phóng viên một tài liệu photocopy rất ngắn.

Chơi trò đóng vai một phần tất yếu trong cuộc sống của các bố già có thể giải thích sự mất an ninh dường như luôn làm họ khổ sở. Khía cạnh này là một nỗi ám ảnh với địa vị của họ. Các bố già châu Á thu thập và trưng bày các huy chương, danh hiệu danh dự, bằng tiến sĩ… một cách hào hứng đến nỗi khiến cho các tỉ phú người phương Tây phải xấu hổ. Ví dụ, Stanley Hà quả quyết rằng rằng các thuộc hạ luôn gọi ông ta là “Tiến sĩ Hà”; Henry Hoắc đã từng được gọi là “Tiến sĩ Hoắc”. Điều này không thích

hợp với các đại gia cờ bạc. Khi một trong những trợ lý của Stanley giao tiếp trên điện thoại, nói bằng tiếng Anh câu: “Văn phòng Tiến sĩ Hà đây”, người có thể thường xuyên nghe thấy tiếng la hét bằng tiếng Quảng Đông của đại gia, có âm thanh của bầy vệ sĩ của ông ta làm nền. Tại Malaysia, các tỉ phú cao cấp kết hợp các danh hiệu khác nhau mà chính quyền liên bang và tiểu bang tặng cho họ với những danh hiệu của các học viện, và họ tự tạo hình mẫu với những lời tôn kính tăng lên gấp ba lần. Ví dụ, Khâu Gia Bành của Hiệp hội doanh nhân Malaysia (MUI) là “Tan Sri Dato Tiến sĩ Khâu Gia Bành”. Khi quan sát các xu hướng tương tự ở Thái Lan, nơi các đại gia người nước ngoài từ lâu đã khao khát các danh hiệu do hoàng gia ban tặng, Skinner nhấn mạnh nghiên cứu tâm lý xã hội. Ông lưu ý, việc xem xét những tình huống của nhóm thiểu số cho thấy rằng những người đã trải qua đồng hóa ở mức độ đặc biệt cao được định hướng để có được một bộ đầy đủ các đặc quyền dành cho nhóm người đã đồng hóa. “Các nhà lãnh đạo người Trung Quốc có tầm ảnh hưởng nhất, tại thời điểm thực tế,” Skinner viết, “nhạy cảm hơn những người Trung Quốc khác trong việc tạo ra một áp lực hướng đến đồng hóa hơn nữa.” Các biểu tượng của sự công nhận cấu thành danh hiệu chính thức, do đó trở nên đặc biệt quan trọng.

Nhưng cuộc khủng hoảng về nhận diện các bố già vượt xa những lời nói tôn kính (và là một điểm yếu đối với các văn phòng cực rộng trên tầng áp mái họ muốn được hiểu như nghĩa đen của biển hiệu đặt trên đỉnh tòa nhà). Một chủ đề gây tranh cãi là các đại gia thường bị thu hút bởi giáo lý Cơ đốc Phúc âm. Thomas và Raymond Quách của Tân Hồng Cơ và Ronnie Trần của tập đoàn Hồng Long ở Hồng Kông, Khâu Gia Bành của MUI và gia đình Yeoh của tập đoàn YTL ở Malaysia, Riadys của tập đoàn Lippo và Soeryadjayas, người nắm quyền kiểm soát Astra ở Indonesia chính là những tỉ phú

ở Đông Nam Á cải theo đạo Thiên chúa. Trong số những người tích cực cải đạo nhất có Khâu Gia Bành, người bạn và đối tác kinh doanh của nhà truyền giáo qua truyền hình người Mỹ Pat Robertson, người đã mua lại nhà hát Kuala Lumpur bị bỏ không để làm nhà thờ và bắt đầu xây dựng nhóm doanh nhân vì Chúa Kitô. Gia đình Riady đã xây dựng một nhà nguyện tư nhân ở tòa tháp văn phòng Lippo Centre ở Hồng Kông và họ mời những người muốn cải đạo tới đó. Một người bạn lâu năm của gia đình nói ông ta đã sống trong nỗi sợ hãi khi bị lôi kéo đến đó. Một số người biết đại gia theo

Kitô giáo hoài nghi về tín ngưỡng tôn giáo của họ, nhưng điều này không trả lời cho câu hỏi tại sao một số đáng kể trong hội huynh đệ của đại gia này được lôi kéo theo đạo Cơ đốc phúc âm. Chính Francis Yeoh của YTL đã nói rằng Kitô giáo đối lập với chủ nghĩa cá nhân thái quá vốn có trong văn hóa Trung Hoa. Ông than phiền, người Trung Quốc giống như vi khuẩn amíp. Tại Indonesia, Edwin Soeryadjaya, con trai cả của tộc trưởng William, nói về sức thu hút của Kitô giáo: “Lý do có thể là không hề có sự chắc chắn nào ở đất nước này. Vì vậy, bạn đặt niềm tin của bạn vào ai?” Các tín đồ bố già không gợi ý điều gì, nhưng cũng có thể đúng là đạo Cơ đốc Phúc âm cho phép họ có một niềm tin mạnh mẽ ở nơi mà cuộc sống hàng ngày của họ thể hiện không có niềm tin vào tất cả, trừ khi giới nắm quyền lực chính trị đưa ra một lời ám chỉ. Cũng có thể tin rằng, tôn giáo không làm cho các chính trị gia châu Á phải phiền não, trong khi nếu có những quan điểm độc lập về chính trị hay xã hội lại là thảm họa.

Một điều nữa có vẻ là biểu hiện của sự mất an ninh trong số các bố già người Trung Quốc là nỗi ám ảnh với “tính Trung Quốc” đã được chứng minh cùng với thuyết ưu sinh. Điều này chỉ trở nên rõ ràng hơn trong thời gian gần đây, khi Trung Quốc lại nổi lên với tư cách là một thế lực lớn trong khu vực. Nghiên cứu trường hợp nổi tiếng nhất là Lý Quang Diệu, một đại gia thuộc loại đức hạnh với một thực tế là ông ta đã quốc hữu hóa và nắm giữ nền kinh tế của Singapore sau năm 1959. Lý đã thụ hưởng nền giáo dục Anh, học tại Học viện Raffles dành cho tầng lớp tinh hoa và Đại học Raffles tại Singapore cũng như Đại học Cambridge (các học viện từng giáo dục những đại gia của Malaysia và Singapore, trong đó có Robert Quách và Quách Lệnh Xán). Sau khi đi du học về, ông ta được gọi là Harry Lý. Năm 1967, ông ta nói với một thính giả tại Hoa Kỳ: “Tôi không còn là người Trung Quốc nữa, cũng như Tổng thống Kennedy không còn là người Ailen.”

Tuy nhiên, khi Singapore trở nên phồn vinh và Trung Quốc bắt đầu mở cửa vào thập niên 1980, Lý đã trở nên thực tế hơn bao giờ hết trong việc giải thích sự thành công của quốc gia thành bang này theo văn hóa Nho giáo và các giá trị “châu Á”. Ông từng học tiếng Quan Thoại và Phúc Kiến của Trung Quốc trong thập niên 1950, và đầu thập niên 1960, khi đã ổn định địa vị chính trị nổi tiếng của mình thì nhân dạng cũ

của Lý đã bị chôn vùi. Có lần, Lý Quang Diệu đã cảnh báo sinh viên Singapore, vào năm 1986, rằng họ không bao giờ được đánh mất “xu hướng Nho giáo của mình để liên kết lại quanh vùng đất trung nguyên, thời khắc đó chúng ta sẽ trở thành một xã hội Thế giới thứ ba”. Như nhà viết sử Trung Quốc ở hải ngoại Lynn Pan đã viết: “Việc làm khác đi hình ảnh của Nho giáo ở Singapore là một trong số cách thức thể hiện lớn của chủ nghĩa đề cao chủng tộc cá nhân.” Hành trình tìm hiểu nhân diện của Lý Quang Diệu đã làm cho ông ta được coi như ngày càng trở nên say đắm thuyết ưu sinh về chủng tộc phổ biến ở nước Anh thời vua Edward VII. Ông đã thiết lập một cơ quan nhà nước làm việc mai mối tại Singapore, gọi là Cơ quan phát triển xã hội, để giúp ghép đôi các cặp có mức độ thông minh như nhau, và ủng hộ cho sự trở lại của tục đa thê trong xã hội Trung Quốc truyền thống. Lynn Pan đã đề cập đến nhận định của nhà báo T.J.S. George rằng “ông ta phát hiện ở Lý sự mất an ninh của một người đàn ông bị bệnh tâm thần do bị trói chặt bằng sợi dây chão Trung Quốc, một người, vì không hoàn toàn thuộc về nơi nào, đã phải tái chế Singapore trong hình ảnh của chính mình để bù đắp cho sự bị ghét bỏ của riêng mình”.

Không để hiểu hết được áp lực tâm lý xảy ra khi bị trói buộc giữa các nền văn hóa khác nhau. Một bố già điển hình cần phải là một người nói được nhiều thứ tiếng, có thể trình diễn hơn một bản sắc văn hóa để thành công. Một đại gia gốc Trung Quốc thành công tuyệt đỉnh sẽ nói được hai hoặc ba phương ngữ Trung Quốc tiếng Quảng Đông, cộng với một hai thứ tiếng khác cũng như tiếng Quan Thoại, tiếng Anh, một tiếng bản địa Đông Nam Á như tiếng Thái hoặc tiếng Indonesia Bahasa, và có lẽ một chút tiếng Nhật đã lượm lặt được trong chiến tranh. Có một sự căng thẳng liên tục đi cùng với điều này, liên quan đến câu hỏi: bản sắc “thực sự” của một người nào đó là gì?

Lý vẫn còn xa rời thực tế là tiếng Trung Quốc của ông ta không tốt bằng tiếng Anh. Đây là một điều kiện có ảnh hưởng đến nhiều người Trung Quốc được giáo dục theo kiểu Anh. David Lý của Ngân hàng Đông Á của Hồng Kông, người đã được gửi đến một trường công lập ở Anh, nhạy cảm với thực tế là ông ta hiểu các văn bản tiếng Trung Quốc rất kém. Budi Hartono, Giám đốc điều hành của đế chế thuốc lá Djarum

là người gốc Hoa, và là một trong những đại gia giàu nhất Indonesia, từng học ở một trường của thực dân Hà Lan và vẫn còn đọc và viết tiếng Hà Lan tốt hơn so với tiếng Indonesia Bahasa; ông ta không nói được tiếng Trung Quốc. Ngược lại, Dhanin Chearavanont, tộc trưởng người gốc Hoa của của tập đoàn CP ở Thái Lan, luôn luôn lúng túng vì tiếng Thái của ông vẫn còn rất nặng giọng Trung Quốc mặc dù gia đình ông đã hoạt động ở Thái Lan từ thập niên 1920.

Nỗi khó chịu nổi lên hàng đầu là thành kiến chủng tộc mà những người của thế hệ các bố già tiền bối phải chịu đựng trong thời thuộc địa. Thái độ trịch thượng của chính quyền thuộc địa Anh tại Singapore đối với một người có lòng tự trọng như Lý Quang Diệu là không dễ chịu đựng. Robert Quách, người đã trở nên nổi tiếng với đám bạn bè làm ăn về học thuyết gien di truyền của mình, và các quan điểm mạnh mẽ về chủng tộc, đã được gửi tới một tu viện khi còn là một đứa trẻ, nơi các bà xơ dạy bảo rằng các cuộc đi lễ chùa chiền thờ Phật của gia đình ông là một dạng thờ phụng ma quỷ. Nền giáo dục Anh dành cho con nhà thuộc tầng lớp tinh hoa mà ông được thụ hưởng trường đại học Anh tại Johor Baru của Malaysia và trường Raffles ở Singapore và sự nổi lên của ông như là một “người Trung Quốc được sinh một lần nữa” trong thời kỳ độc lập, giống như một hình phản chiếu của Lý Quang Diệu. Quách trở thành một nhà tài trợ chính cho “các hội nghị” của người Trung Quốc ở hải ngoại trong những năm 1990; ông đã phát tín hiệu về độ thuần khiết Trung Quốc thông qua cuộc hôn nhân thứ hai của mình (người vợ đầu của ông là một phụ nữ lai ÁÂu) bằng cách đặt tên cho các con bằng tiếng Trung Quốc; và ông trở nên thẳng thắn hơn bao giờ hết khi đặt cơ sở di truyền cho sự thành công về kinh tế của người Trung Quốc ở hải ngoại.

Ở nơi có sự phân tích lạnh lùng về thành công của những người như Lý Quang Diệu, Robert Quách và Henry Hoắc đã tìm ra nguồn gốc của thành công trong tính chất của chủ nghĩa thế giới của họ khả năng làm việc trong các môi trường ngôn ngữ và văn hóa khác nhau họ tự tìm kiếm một lời giải thích giản đơn về văn hóa. Điều này có thể gây khó chịu cho con cái của các bố già, nhiều người trong số họ – phù hợp với môi trường có giao thoa văn hóa mà họ lớn lên trong đó – đã kết hôn với người không phải gốc Trung Quốc. Một người anh em rể của Robert Quách mô tả ông ta là “một người

cố chấp về chủng tộc nhất mà tôi từng gặp”.

Tuy nhiên, điểm lớn hơn là các bố già đang hai lần vướng vào một trò tự lừa dối mình. Đầu tiên là để giả vờ rằng câu chuyện phát triển kinh tế ở Đông Nam Á là một câu chuyện Trung Quốc, ở nơi nó là câu chuyện về sự nhập cư. Thứ hai là để tránh một thực tế rằng họ – các đại gia – thường có các lợi thế thực tế trong nhóm những người nhập cư để thành công trên toàn thế giới. Trở lại công trình nghiên cứu của Skinner về các đại gia của Thái Lan, đó rõ ràng là những lợi thế mà họ có. Các đối tượng nghiên cứu của Skinner được giáo dục tốt hơn so với chương trình giáo dục phổ biến. Ông cho rằng: “Đối với kết quả giáo dục, không thể bác bỏ là các nhà lãnh đạo đã tạo nên một nhóm đặc quyền trong xã hội Trung Hoa ở Bangkok.” Và chỉ có một phần năm trong số họ có thể được mô tả là “tự thân vận động”. Một thực tế các lợi thế về hoàn cảnh ra đời là phổ biến. Điều che đậy đáng chú ý nhất của các bố già là lòng quyết tâm của họ để chứng minh có một sự biến chuyển từ nghèo khổ trở thành giàu có.

NGUỒN GỐC XUẤT THÂN RẤT BÌNH THƯỜNG

Các đại gia đã phải khổ sở trong một thời gian dài để thiết lập nên địa vị của mình. Họ là những người có nguồn gốc xuất thân rất bình thường, và họ đã tự mình làm nên sự nghiệp. Như đã thấy ở trên, các chế độ của Suharto và Marcos đã sản sinh ra những câu chuyện từ tầng lớp công nhân trở thành tỉ phú, vì những kẻ độc tài đã mời gọi những người nước ngoài xa lạ trở thành những kẻ đồng lõa đáng tin cậy của họ trong việc chia chác các chiến lợi phẩm kinh tế mà quyền lực của họ mang lại. Tuy nhiên, đây không phải là chuẩn mực trong lĩnh vực chính trị, thường ổn định hơn. Nếu có một định kiến về giai cấp cho vương quốc của các bố già Đông Nam Á, thì đó là một tầng lớp quý tộc kinh tế phất lên nhanh chóng.

Trung Quốc có một câu tục ngữ nổi tiếng nói về sự giàu có ba đời, trong đó một thế hệ làm nên gia sản, thế hệ tiếp theo giữ gìn nó và thế hệ thứ ba sẽ đánh mất nó. Kinh nghiệm thực tế trong hàng trăm năm qua chỉ ra một trình tự bốn thế hệ, trong đó thế hệ đầu tiên thiết lập một hạt nhân vốn liếng mà thế hệ thứ hai, nhờ quan hệ với giới

quyền lực chính trị được cải thiện, sẽ nâng nó lên thành một tài sản lớn. Sau đó, thế hệ thứ ba cố gắng giữ gìn một khối tài sản vô cùng đa dạng phản ánh tính cách cá nhân độc đáo và các mối quan hệ của người cha. Đến thế hệ thứ tư, vì thiếu sự chuyên tâm trong công việc này, và có sự phân rã của các mối quan hệ ban đầu mà các đế chế doan nghiệp được xây dựng dựa trên đó điểm yếu cố hữu của các doanh nghiệp dựa trên gia đình hơn là quản lý chuyên nghiệp sẽ làm cho khối tài sản đó sụp đổ.

Câu chuyện từ nghèo khổ trở nên giàu có trong một thế hệ có lẽ là ngoại lệ. Các nền kinh tế trong nước của Đông Nam Á còn lâu mới được chính phủ kiểm soát chặt chẽ để làm nên điều đó. Như Adrian Zecha, một trùm kinh doanh khách sạn sang trọng bậc nhất ở Trung Quốc – Hà Lan – Malaysia Czech – Thai Lan – Đức – Indonesia, và là người có vai vế trong xã hội, người hiểu biết rõ nhất về các đại gia đương đại, nói về con đường dẫn đến vương quốc của các bố già: “Trong một thế hệ là rất khó khăn, vì nó không phải là một xã hội kinh tế mở. Bạn có thể làm được như vậy ở nước Mỹ. Mức độ thấp hơn ở Anh, mức độ thấp hơn nữa vẫn còn có thể thấy ở lục địa châu Âu. Nhưng ở đây thì không,” Wang Gungwu, một nhà văn sáng tác nhiều về người Trung Quốc ở hải ngoại thường trú tại Đại học Quốc Gia Singapore, đồng tình: “Tôi vẫn chưa thấy một doanh nhân nào khởi nghiệp với xuất thân là một người culi.”

Mặc dù vậy, như một truyền thống lâu đời, các đại gia thường thần thoại hóa nguồn gốc xuất thân khiêm tốn và cuộc đấu tranh để thoát khỏi nanh vuốt của đói nghèo. Một ví dụ cổ điển là doanh nhân giàu nhất Thái Lan, và là Thủ tướng trong thời gian gần đây, ông Thaksin Shinawatra. Trong các bài phát biểu và các ấn phẩm chính thức, Thaksin liên hệ đến câu chuyện một nền giáo dục cứng nhắc và những trường học không được cấp kinh phí đầy đủ nên phải sử dụng các trang thiết bị hư hỏng. Ông tuyên bố trong một bài phát biểu tại Manila năm 2003: “Do xuất thân từ một gia đình khiêm tốn… Tôi đã hiểu được những khó khăn của sự đói nghèo ở các vùng nông thôn. Tôi biết được tầm quan trọng của việc đạt được phần thưởng bằng cách làm việc chăm chỉ.” Trong thực tế, gia đình Thaksin là một triều đại đã tồn tại lâu đời đến từ Chiềng Mai, đã được trao các nông trại có đóng thuế trước năm 1932, và chuyển sang kinh doanh tơ lụa cũng như tài chính, xây dựng, và sau đó là bất động sản. Thaksin tự

mình đã học qua các trường học địa phương tốt nhất, sau đó là học viện quân sự, rồi kết hôn với con gái một vị tướng. Sự thăng tiến của ông qua các cấp bậc trong lực lượng cảnh sát Thái và sự tiếp cận đến nhượng bộ kinh doanh của nhà nước đã được rất nhiều người trong cuộc kể lại.

Tại Hồng Kông, đại gia giàu nhất châu Á Lý Gia Thành, rất say sưa với danh tiếng mình là con trai của một giáo viên đến Hồng Kông năm 1940 chẳng một xu dính túi. Trang web chính thức của ông tại Cheung Kong Holdings tuyên bố: “Đặt lên vai trách nhiệm chăm lo sinh kế của cả gia đình, ông Lý buộc phải nghỉ học khi 15 tuổi và tìm được công việc trong một công ty kinh doanh nhựa, nơi ông phải lao động 16 giờ một ngày. Đến năm 1950, vì tinh thần làm việc hết mình, sự thận trọng và quyết tâm theo đuổi thành công ông xây dựng nên công ty riêng của mình, đó là công ty Cheung Kong Industries.” Trong thực tế, Lý đã được đi học một vài năm và sau đó bắt đầu làm việc cho một người chú giàu có (gia đình đã từng sở hữu công ty Chung Nam Watch Co. ở Hồng Kông). Sau đó ông trở thành một phần của nhóm những người dẫn đầu các đại gia quan trọng, nhờ kết hôn với con gái ông chủ. Người vợ đã quá cố của Lý, Amy Chong Yuetming, là em họ ông con gái của người chú giàu có. Doanh nghiệp mà Lý làm việc trong thực tế thuộc về bố vợ ông; và những gì Lý làm được là tổ chức các hoạt động. Theo một bạn tình trong thời gian dài của Lý, mẹ vợ của ông cũng giúp thêm cho ông về mặt tài chính.

Kết hôn với con gái của ông chủ không phải là không phổ biến trong quá trình phát triển của các bố già. Một ví dụ nổi tiếng của Singapore là trùm tài phiệt Lý Quang Tiền, năm 1920 đã kết hôn với con gái của Trần Gia Canh và trở nên thành đạt bảy năm sau đó, với tư cách là thủ quỹ trong doanh nghiệp của bố vợ trước khi tách ra thành lập doanh nghiệp của riêng mình. Trịnh Dụ Đồng, người sáng lập công ty vận tải biển Orient Overseas Line và là thân sinh của thống đốc đầu tiên của Hồng Kông sau khi trao trả thuộc địa, Đổng Kiến Hoa, có được gia sản nhờ cuộc hôn nhân với gia đình họ Khâu danh tiếng ở Thượng Hải. Trong thế hệ hiện tại, Trịnh Dụ Đồng của tập đoàn New World cũng do hôn nhân mà có được công ty kinh doanh đồ trang sức Chow Taifook có mặt ở khắp Hồng Kông. Đối với người sẽ trở thành bố già, khi

không thể dựa vào sự giàu có của bố đẻ để khởi nghiệp kinh doanh thì sự giàu có của gia đình vợ là một nguồn lực chủ yếu.

Không nên ngạc nhiên về điều này, vì đó chính là tính ưu việt về mặt xã hội của các xã hội ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, thật là tò mò khi muốn biết các đại gia bị ràng buộc như thế nào với câu chuyện huyền thoại từ nghèo khổ trở nên giàu có. Ngài David Lý, tỉ phú đứng đầu Ngân hàng Đông Á tại Hồng Kông luôn bị một nhà quan sát tinh khôn đẳng cấp quốc bám theo. Người này quả quyết rằng nhiều đại gia đã tự thêu dệt nên chuyện đó. Ví dụ, ông ta đã trích dẫn đại gia điện ảnh và truyền hình là Ngài Run Run Shaw, Lý Triệu Cơ của Henderson Land và Henry Hoắc. Nhưng Run Run Shaw và anh em của mình là con trai của một đại gia ngành dệt ở Thượng Hải. Lý Triệu Cơ xuất thân từ một gia đình kinh doanh ngân hàng và buôn bán vàng bạc giàu có ở quận Shuntak tỉnh Quảng Đông; và Henry Hoắc mặc dù xuất thân từ giai cấp công nhân chính cống đã làm nên sự khác biệt nhờ một học bổng của chính phủ Anh và được vào học tại một trường dành cho tầng lớp tinh hoa. Nếu không có Marcos và Suharto khuấy mọi thứ lên, các bố già châu Á sẽ không phải là sản phẩm của tính lưu động xã hội rất lớn. Tuy nhiên, có ý niệm rằng đó là một phần thiết yếu trong việc tự nhận thức của các đại gia. Điều đó rất quan trọng đối với ý thức tự hào cá nhân của họ, và đó cũng là điều quan trọng để duy trì những cơ cấu chính trị độc tài và các thị trường không tự do trong khu vực, thường hạn chế cơ hội của nhiều doanh nhân tài năng khác.

TÍNH CĂN CƠ CÓ CHỌN LỌC

Một yếu tố tiếp tục gây hiểu lầm về hình ảnh của các đại gia là sự nổi tiếng về tính căn cơ, tằn tiện của họ. Một phần, điều này là hợp lý, nhưng phần khác sự tiêu pha tằn tiện của họ vẫn là cực lớn so với mức tiêu xài chung của xã hội. Sự tiết kiệm chính đáng đó phản ánh mong muốn bản năng của một doanh nhân là bảo tồn vốn. Như một chủ ngân hàng đầu tư châu Á lâu năm (và là bạn tình của đại gia) nhận xét: “So với chủ ngân hàng đầu tư hạng trung bình, họ giỏi hơn ở chỗ biết tự từ chối những phần thưởng trần tục tức thời.” Ví dụ, Robert Quách đã mua một tòa biệt thự ở đường

Vịnh nước sâu (Deep Water Bay) của Hồng Kông (một dạng “nhà ở ngõ hẻm” của các đại gia, gần một sân gôn chín lỗ mà các bố già rất ưa thích chỉ để được chơi vài hiệp vào mỗi sáng sớm) trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, với cái giá bèo bọt là 80 triệu đôla Hồng Kông. Ông đã cố gắng sống trong ngôi nhà đó, nhưng theo các thành viên của gia đình, ông trở nên ám ảnh với ý niệm rằng bất động sản đã quá nhiều, thậm chí ngay cả đối với một người có tài sản nhiều tỉ đôla. Cuối cùng, ông cho rỡ bỏ ngôi nhà, xây dựng năm căn nhà phố khiêm tốn ở vị trí đó, một căn dùng cho mình, hai căn cho gia đình và cho thuê hai căn còn lại. Quách sống trong loại nhà mà ở châu Âu và Mỹ một người quản lý ngân hàng có những thành công ở mức độ khiêm tốn thường ở.

Các bố già cũng thích dùng điện báo để gửi những tin nhắn hữu ích cho nhân viên và các nhà cung cấp dịch vụ. Một chủ ngân hàng đầu tư tại Malaysia nhớ lại một cuộc họp tại London vào năm 1999 với Lâm Quốc Thái, con trai của tỉ phú trùm giải trí Lâm Ngô Đồng, để xác nhận việc mua lại công ty Cruise Lins của Na Uy với giá 2 tỷ đôla. Rời khỏi văn phòng luật sư trong thành phố, Quốc Thái gọi một chiếc xe taxi mà các chủ ngân hàng đoán rằng sẽ đưa họ tới sân bay Heathrow để bay sang Na Uy. Nhưng đi được một dặm rưỡi, người thừa kế tỉ phú đã ra lệnh dừng xe và dẫn mọi người đến lối vào đường tàu điện ngầm London. Ông đã tiết kiệm một vài pound bằng cách đi tàu điện đến sân bay. Khi đã ở sân bay Heathrow, các chủ ngân hàng đầu tư lại lúng túng nhận thấy nhóm của mình đã được đặt vé hạng thường cho chuyến bay đến Oslo. K. S. Li (thường được gọi là Li Kashing Lý Gia Thành khi ở Hồng Kông) thích chứng tỏ sự khiêm tốn của mình bằng cách nhắc nhở mọi người về đồng hồ loại đeo tay Seiko và Citizen rẻ tiền mà ông đã đeo nhiều năm “vẫn dùng tốt”. Một người quản lý của ông đã được nghe câu nói này quá nhiều lần đến nỗi thuộc nằm lòng. Hình ảnh chiếc đồng hồ rẻ tiền đã trở thành biểu tượng của ông. Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với tạp chí Fortune, Lý lại đưa ra chủ đề đồng hồ: “Đồng hồ của anh sang trọng hơn,” ông chỉ chiếc đồng hồ của phóng viên. “Của tôi rẻ hơn, rẻ hơn 50 đôla.”

Ngoài bản năng bảo toàn vốn, các thủ thuật kinh doanh nhạy bén cũng thể hiện cho nhân viên biết tính tiết kiệm. Tuy nhiên, có một thỏa thuận ngầm rất tốt về lối sống

được cho là khiêm tốn của bố già hạng trung. Một niềm tự hào khác của công chúng dành cho Lý Gia Thành là một thực tế, rằng ông đã rút những khoản tiền lương nhỏ từ các công ty đại chúng của mình để chi tiêu năm 2005, ông chỉ rút khoảng 10.000 đôla Hồng Kông từ công ty Cheung Kong Holdings. Điều này không bao giờ ngụ ý rằng tại Hồng Kông người ta chỉ đánh thuế thu nhập dựa trên tiền lương chứ không theo cổ tức, do đó, khuyến khích các đại gia trốn thuế lợi tức. Peter Churchouse, một cựu giám đốc điều hành tại Morgan Stanley ở Hồng Kông, nhắc đến trường hợp của một trong những bạn đồng nghiệp của Lý Gia Thành: “Lý Triệu Cơ,” ông nói, “đã nhận được 150 đến 300 triệu đôla cổ tức chỉ từ [công ty vận tải biển] Henderson trong hai mươi năm.” Lý đã sử dụng tiền để mua 30.000 căn hộ chung cư tại Hoa Kỳ. Suy cho cùng, chắc chắn đây không phải là những người chỉ sống nhờ các khoản thu nhập nhỏ.

Tính hoang tàng thực sự và bí mật của nhóm anh em, bạn bè các đại gia nằm ở thói cờ bạc cao cấp của họ. Hầu hết các thành viên của nhóm đều tuyên bố rằng tất cả các thành viên khác (chứ không phải chính họ) đều luôn luôn ham mê cờ bạc. “Cả bọn chúng tôi đều là những con bạc lớn,” một tỉ phú ở Hồng Kông đã nói như vậy. “Hai người duy nhất không phải con bạc lớn [nhưng vẫn là bố già cờ bạc] là Stanley Hà và Henry Hoắc”. Các chủ ngân hàng đầu tư ở Hồng Kông và Singapore thường xì xầm đồn đại rằng trò chơi gôn ăn tiền của các đại gia có giá trị đến 1 triệu đôla một lỗ. Hoặc có người thường thua đậm trong các chuyến đi đến Australia và Mỹ để đánh bạc. Tất nhiên, chẳng có tin tức gì trên các phương tiện thông tin đại chúng bởi vì các đại gia không công khai. Những lời đồn đại có rất nhiều và gợi ý một hình thức đánh bạc vang tiếng một thời của các ông vua ở Trung Đông những khoản tiền khổng lồ đã bị thổi bay bởi những người không biết giá trị thực tế của tiền bạc, vì họ đã không thực sự kiếm được nó.

BỐ GIÀ LUÔN LÀ ÔNG CHỦ CỦA GIA ĐÌNH

Điều thật sự không thể phủ nhận về các bố già là, họ duy trì quyền thống trị của đàn ông, truyền thống gia trưởng của gia đình ở một mức độ cao hơn bình thường. Trong

việc điều hành doanh nghiệp của gia đình, họ yêu cầu một sự phục tùng triệt để từ những người thân và sử dụng nhiều chiến thuật để bảo đảm điều đó. Một trong số chiến thuật hiệu quả nhất để giữ cho con cái và người thân khác trung thành với viễn cảnh quyền thừa kế to lớn là kiểm soát để họ luôn luôn không có nhiều tiền mặt. Hoàng Đình Phương, chủ đất tư nhân lớn nhất Singapore và sở hữu nhiều tỉ đôla là một trường hợp điển hình. Con trai cả của ông là Robert, điều hành Sino Land ở Hồng Kông, khi còn nhỏ, là một trong những nhà đầu tư phát triển lớn nhất tại lãnh thổ này. Robert được giáo dục trong một trường nội trú nói tiếng Anh, và bây giờ đang ở độ tuổi 50, ông sống trong một căn hộ thuê và chỉ sở hữu riêng khoảng 1 triệu đôla cổ phần tại Sino Land. Trong khi đó, cha ông luôn liên lạc qua điện thoại mỗi ngày để kiểm tra bản thu chi tiền mặt của doanh nghiệp. Tương tự, người em trai là Philip cũng được giữ bằng một sợi dây xích chặt chẽ như thế tại Singapore.

Michael Vatikiotis, nhà báo, cựu biên tập viên Far Eastern Economic Review (Tạp chí Kinh tế Viễn đông) là người tiếp cận gần nhất với gia đình Chearavanont ở Thái Lan. Ông nhớ lại bữa ăn tối với người đứng đầu gia đình và các con trai của ông ta, trong đó những người này không được phép nói chuyện với khách. Một chủ ngân hàng đầu tư từng làm việc với nhà Chearavanont đã vẽ nên một bức tranh tương tự, trong đó những người con trai “phải cầu xin để được mua một chiếc xe mới”. Một yếu tố khác đảm bảo quyền lực gia trưởng trong các gia đình Trung Quốc là không có quy tắc ai sẽ được bàn giao phần nào trong tài sản của gia đình. Một nhận thức sai lầm thường xảy ra cho rằng, có một số hình thức quyền con trưởng trong công việc. Trong thực tế, người con trưởng có thể là người thừa kế doanh nghiệp nếu anh ta được nhìn nhận xứng đáng với cương vị của mình. Điều hoàn toàn bình thường là, có thể một người khác trong số anh chị em được lựa chọn làm người thừa kế, mặc dù nam giới luôn luôn được xếp hàng trước nữ giới. Chẳng hạn, đại gia sòng bạc Malaysia Lâm Ngô Đồng đã chọn Lâm Quốc Thái thừa kế chứ không chọn con trai cả. Lâm Thiệu Lương đã bỏ qua con trai cả là Albert khi chỉ định Anthony Salim làm người thừa kế. Henry Hoắc cũng loại bỏ Timothy là con trai trưởng và chọn người con trai thứ là Ian. Những người con trai nhỏ tuổi hơn ít có khả năng rời bỏ gia đình khi họ biết rằng họ không nhất thiết phải tách ra khỏi việc điều hành các hoạt động để trở thành ông chủ lớn.

Văn hóa của doanh nghiệp gia đình có thể là ngột ngạt khó thở, và thường là nguyên nhân của nhiều nỗi bất hạnh, nhưng nó hầu như không bao giờ bị thách thức. Hơn nữa, sự giao nhau trên tất cả các loại hình xã hội học không bị ảnh hưởng bởi một gia đình có pha trộn chủng tộc hay không, hoặc bố già có được đi học ở trường thuộc địa hay không. Người đứng đầu gia tộc luôn luôn là ông vua. Nhìn từ bên ngoài, điều này được Helmut Sohmen, chàng rể người Áo của đại gia vận tải biển Bao Ngọc Cương đã quá cố, chứng kiến tận mắt. Anh ta gọi đó là “tình yêu đối với sự xuất sắc”. Có thể hiểu được khái niệm tương tự thông qua các mô tả thường xuyên của Lý Gia Thành về “những con sư tử thân thiện”. Ở góc độ này, các đại gia ở Đông Nam Á khao khát địa vị cha đỡ đầu hiền lành, nhân hậu. Nhưng, trong khi điều này có thể xảy ra trong nhận thức chung của công chúng, thì trên thực tế quyền hạn trong các gia đình và thường là trong các công ty tất cả được vận dụng bằng sự bắt nạt rất con người. Những người con đã trung tuổi của các bố già như Lý Gia Thành và Robert Quách thường sống trong sợ hãi mỗi khi cha mình giận dữ. Một người quản lý của Lý nhớ lại, con trai cả của ông là Victor đang ngủ gà ngủ gật trong một cuộc họp đã bị đánh thức bằng một tiếng thét, như tiếng sấm, của cha mình. Các thành viên Hội đồng quản trị của công ty South China Morning Post, do Robert Quách kiểm soát, không biết phải nhìn đi đâu nữa trong một cuộc họp đáng hổ thẹn hồi tháng Hai năm 2003, khi đại gia mất bình tĩnh với cậu con trai Ean, khi đó đã 48 tuổi, la mắng cậu ta trước mặt các giám đốc có mặt trong phòng họp. Trong khi đó, một đại gia sở hữu nhiều tỉ đôla đã tìm cách kiểm soát những cơn giận dữ của mình với sự trợ giúp của một bác sĩ liệu pháp hành vi.

Các tỉ phú được coi là những người luôn luôn bận rộn và điều trông đợi của nhiều người trong số họ là đạt được sự cân bằng giữa “công việc và cuộc sống”. Nhưng, quyền không được phép hỏi han, không được phép ngăn chặn các tộc trưởng có một ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ gia đình. Richard, người con trai thứ của Lý Gia Thành là một ví dụ hiếm hoi của sự nổi loạn bán chủ động. Anh này được gửi đến trường nội trú khi mới mười hai tuổi, và người ta đồn mẹ anh đã tự tử. Một tiểu sử bằng tiếng Trung Quốc xuất bản trái phép năm 2004, chỉ có thể được cung cấp thông tin bởi những người tay trong của Richard Lý, nhấn mạnh mối quan hệ gần gũi của

anh với mẹ mình, cùng quá trình thành lập công ty riêng và sau đó tiếp quản công ty Hong Kong Telecom mà không cần thông báo cho cha, và thực tế anh đã coi Lý Quang Diệu chứ không phải Lý Gia Thành là người anh hùng của mình. Thông điệp tới các thính giả người Trung Quốc đặc biệt rõ ràng: cha và con trai không hợp nhau vì những định kiến văn hóa. Tim Hoắc, con trai cả của Henry Hoắc, tiết lộ một phần về bản chất của cuộc sống gia đình đại gia. Anh mô tả những trải nghiệm “kỳ quái” khi trở về nhà từ trường công lập của Anh để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 16, và bị cha đuổi trở lại trường vì ông còn bận đi mua chiếc tàu cao tốc đầu tiên hiệu Hitachi để đi lại giữa Hồng Kông và Ma Cao. Thật chua xót khi anh kết luận: “Tôi nghĩ rằng cha tôi quan tâm tới việc đi đến các hộp đêm hơn là quan tâm đến tôi.”

Không có gì xác định quyền lực của bố già trong gia đình nhiều như sự phóng túng để thỏa mãn những ham muốn tình dục. Henry Hoắc, người đã qua đời vào năm 2006, và Stanley Hà đều có nhiều vợ chế độ đa thê không bị cấm ở Hồng Kông cho đến khi có Pháp lệnh cải cách hôn nhân năm 1971. Nhiều đại gia đã tận hưởng cái thú có nhiều tình nhân và dư thừa những mối quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Một trong những người đàn ông giàu nhất châu Á đã rất thẳng thắn nói rằng, trong cuộc sống của các bố già, quan hệ tình dục là những khoảng tạm nghỉ chủ yếu trong một ngày làm việc ở văn phòng: “Giới kinh doanh là thế,” ông nói. “Không ai có bạn bè chỉ mang tính xã hội. Họ ngủ với một cô gái, rũ bỏ sự chai sạn của họ và sau đó trở lại làm việc.” Tất nhiên, ông ta không hoàn toàn đủ thẳng thắn để thừa nhận, sự quan sát này cũng áp dụng cho ông ta, mặc dù một thành viên của gia đình ông đảm bảo rằng điều đó có xảy ra: “Nếu họ không có một người phụ nữ mỗi ngày thì họ không thể hiện được ‘chức năng đàn ông’”, người này đã nói như vậy về nhóm huynh đệ của các đại gia. Sẽ là ham muốn nhục dục quá mức nếu nhấn mạnh, về mặt cơ học, cách thức những ông già bảy mươi hoặc tám mươi tuổi mà còn tổ chức cung cấp liên tục các hoạt động tình dục tươi mát. Nhưng chỉ cần nói rằng các tỉ phú những người sở hữu các tòa nhà lớn có nhiều căn hộ, chuỗi khách sạn và du thuyền có quán nhậu trang trí bắt mắt có rất nhiều không gian riêng tư ở cách xa nhà.

Có một truyền thống lâu đời của các bố già. Con gái của đại gia Hoàng Trọng Hàm ở

Indonesia thời trước chiến tranh viết về cha mình: “Trong suốt cuộc đời mình, ông đã có mối quan tâm rất lớn đến đàn bà và tình dục. Ông có đến 18 thê thiếp được công nhận và có với họ tổng số 42 đứa con.” Nhóm người cùng tuổi ngày nay khiêm tốn hơn, mặc dù Eka Tjipta Widjaya của Indonesia có liên quan với ít nhất là 30 đứa con. Stanley Hà có 17 đứa con được thừa nhận. Không hề ít hơn, các đại gia châu Á vẫn thích sự phóng túng về tình dục một cách không bình thường. Như một chủ ngân hàng đầu tư kỳ cựu ở Hồng Kông đã nói: “Sự tham lam về tình dục là đặc hữu đối với văn hóa của họ… Thực tế là những người vợ của họ chẳng nói gì về điều đó, khác với các bà vợ của các tỉ phú phương Tây”. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là con cái họ không bị ảnh hưởng. Điều đáng chú ý trong gia đình một số bố già là, những đứa con trai trong gia đình bực bội và bị ảnh hưởng vì sự trác táng của cha chúng, và việc đó cũng ảnh hưởng đến mẹ chúng. Một điều đáng chú ý khác là, chính những đứa con trai đó khi lớn lên cũng trở thành kẻ phóng đãng về tình dục y hệt cha chúng.

QUYỀN LỰC KHÔNG ĐI ĐÔI VỚI TRÁCH NHIỆM

Yếu tố cuối cùng tô điểm cho một bố già tiêu chuẩn là tính kín đáo, bí mật. Đây hầu như là sự phản ánh nhất quán về văn hóa châu Á và văn hóa Trung Quốc. Bức thư của Robert Quách năm 1991 gửi cho tạp chí Far Eastern Economic Review để từ chối một cuộc phỏng vấn là trường hợp điển hình. “Người Trung Quốc trung lưu,” Quách viết, “ngại công khai vì nhiều lý do, không thích vạch áo cho người xem lưng, và do đó cũng không thích giao du với giới truyền thông.” Nhưng đằng sau việc trông cậy vào sự bảo vệ về văn hóa của những người theo chủ nghĩa thế giới triệt để như Robert Quách, có một sự thật lớn hơn: người hay đàm phán như ông ta và sự bí mật luôn đi cùng nhau trong bất kỳ xã hội nào. Rất đáng nhớ cách thức các ngân hàng tư nhân cũ thống trị nền tài chính quốc tế tại London và New York vào cuối thế kỷ XIX Warburg, Rothschild, Morgan và những người khác không đặt biển hiệu bên ngoài trụ sở chính của họ. Văn phòng chính của J.P. Morgan & Company ở góc ngã tư giữa hai phố Board và Wall ở Lower Manhattan, không có gì nhiều hơn số 23 trên cửa.

Những người như J. Pierpont Morgan đã sống trong một thế giới mà việc kinh doanh

được xác định bởi các mối quan hệ và những thông tin tay trong. Do đó, như người viết tiểu sử của Morgan là Ron Chernow đã nói: “Các đại gia cảm thấy không có nghĩa vụ giải thích về bản thân hoặc với các nhà đầu tư nhỏ, hoặc với toàn thể công dân nói chung”. Ðó là trường hợp ở Đông Nam Á. Hầu hết các thoả thuận đều liên quan đến một số yếu tố về giấy phép hoặc sự nhượng quyền của chính phủ, những điều đó khiến cả hai bên đều muốn giữ kín đáo. Thị trường trong nước đang bị “cartel hóa” nặng nề, và khi một doanh nghiệp không tham gia sẽ bị một cartel thách thức bằng một chiến dịch xâm nhập vào các hoạt động của nó. Tất cả các tập đoàn khác nhau của châu Á hưởng lợi từ quá trình cartel hóa, và như vậy ngăn chặn được sự khiếu nại của công chúng về sự dàn xếp làm họ đặc biệt khó chịu. Và vì có cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nên mới có được một phong trào tuyên truyền tích cực của các cổ đông trong khu vực. Tóm lại, các đại gia đã có thể duy trì một tiểu sử mờ nhạt vì họ không phải đấu tranh để giành giật thị trường chỉ đấu tranh để có được sự nhượng quyền và các cổ đông của họ thường thụ động.

Sự bí mật, tất nhiên, là nhiều mảnh ghép của truyền thuyết. Như Quách Lệnh Xán của Malaysia, nguyên mẫu một đại gia người Trung Quốc bí hiểm, đã lui về ở ẩn trong căn nhà một mái trên tòa tháp văn phòng Hồng Long của mình ở Kuala Lumpur. Nhưng Quách cũng là một luật sư biện hộ luôn ngậm xìgà, người được coi là trụ cột tại Middle Temple, một thành viên nằm trong Liên minh bốn đoàn luật sư ở London. Gia đình ông bây giờ đã được Anh hóa triệt để. Em họ của ông, Quách Lệnh Minh, là một đại gia khách sạn và bất động sản có trụ sở tại Singapore, cũng học luật ở Anh và tốt nghiệp Đại học London. Quách có lẽ còn bí ẩn hơn so với người anh em họ của mình. Ông ta bị tiếng xấu tại cuộc họp cổ đông vì từ chối các câu hỏi và chỉ nói những câu đã được chuẩn bị sẵn. Nhưng vì ông này, giống như người anh em họ của mình, có gốc gác Trung Hoa, hoặc vì họ đều là những người theo chủ nghĩa thế giới nên có thể phải ra đi vì hành vi ấy không được dung thứ ở thị trường Mỹ hoặc châu Âu.

Có lẽ lập luận mạnh mẽ nhất chống lại ý niệm khiêm tốn vốn có của các đại gia châu

Á là mối quan hệ của họ với công chúng tinh vi hơn rất nhiều so với việc trốn tránh các phương tiện truyền thông. Khi một nhà báo tiếp cận được các bố già, ấn tượng nổi

bật rất thường thấy là phòng chờ tràn ngập các tài liệu thuộc loại tự khen mình. Trong quá trình phỏng vấn cho cuốn sách này, bản sao của các tạp chí Fortune, Forbes và Far Eastern Economic Review trong thời đại này thường đăng chỉ số Dow Jones hàng tuần và đặc trưng cho các danh sách xu nịnh bất tận về các công ty châu Á “làm ăn tốt hơn” – là dạng tài liệu phổ biến nhất được trưng bày. Fortune và Forbes là những tạp chí mà các đại gia thích tài trợ và dành các cuộc phỏng vấn hiếm hoi để bù đắp cho các phóng viên phải nhọc công tìm kiếm. Thật khó khăn để có thể nói rằng các bố già châu Á không có bản ngã. Người ta nói rằng, Lý Gia Thành là bậc thầy của hình ảnh ít nói trước đám đông. Khi ông ta đến văn phòng vào buổi sáng, việc đầu tiên là đọc báo trực tiếp bằng tiếng Trung Quốc, và báo bằng tiếng Anh đã dịch sang tiếng Trung. Văn phòng của công ty lưu giữ bản sao các bài báo nói về ông, đôi khi ông dùng bút màu để đánh dấu, và ghi chép bên lề khi muốn phản bác lại những người chỉ trích mình. Theo các nhà quản lý báo chí Hồng Kông, bất cứ điều gì Lý coi là nghiêm trọng đều được công ty tự dịch để cắt bớt chi phí quảng cáo. Doanh nghiệp của Lý ngừng làm quảng cáo với tạp chí Next và ấn phẩm khác của nó là Apple Daily sau khi tạp chí này điều tra về cái chết của vợ ông. Nhưng các bài tường thuật ít suy đoán cũng có thể sinh ra những kết quả tương tự. Ví dụ, một bài chỉ trích Lý kinh doanh có nội gián năm 1986, đăng trên tờ South China Morning Post tháng 11 năm 2003 gần như hai thập kỷ sau sự kiện đó đã dẫn đến việc Lý ngừng ngay tức thì việc quảng cáo với tờ báo này.

Có một lý do rất hay để giúp các bố già châu Á thoát khỏi sự nhòm ngó của công chúng: trong vài thập kỷ ở Đông Nam Á có vấn đề bắt cóc các doanh nhân thường là những người gốc Hoa, và thường có sự tham gia của các băng nhóm tội phạm người Trung Quốc. Vấn đề này lớn nhất ở Philippines. John Gokongwei, một đại gia thuần khiết Trung Quốc, người điều hành tập đoàn J.G. Summit mang tên ông, có con gái là Robina bị bắt cóc năm 1981, và năm 1997 bị mất người con rể Ignacio Earl Ong, khi cảnh sát bắn hàng trăm viên đạn vào một chiếc xe mà anh ta đang được giấu trong đó.

Ở Philippines, trung bình mỗi năm có hơn một trăm vụ bắt cóc. Ở những nơi khác, mối đe dọa này chưa gay gắt lắm, nhưng cũng không phải là không đáng lo ngại. Một người anh em họ của Robert Quách người trông hơi giống ông ta bị bắt cóc tại

Malaysia do nhận dạng nhầm. Trong một câu chuyện có lẽ là ngụy tạo, bạn bè của gia đình nói rằng, Robert Quách đã bỏ ra một khoản tiền chuộc và sau đó yêu cầu người anh em họ đó phải thanh toán cho ông ta.

Giữa thập niên 1990, việc bắt cóc có sự chuyển biến ngoạn mục tại Hồng Kông với sự xuất hiện của các băng nhóm kết nối với hội Tam hoàng ở Trung Quốc đại lục. Nhóm của “Kẻ tiêu tiền như nước” Cheung TzeKeung vào năm 1996 đã tóm Walter Quách của gia đình nhà buôn bán bất động sản Tân Hồng Cơ và giữ ông ta ở nơi mà Walter đã mô tả là “một cái hộp” trong năm ngày, cho đến khi ông ta được chuộc lại. Trải nghiệm này làm cho mối quan hệ giữa Walter với hai người em những người ông đã nghi ngờ là dùng quá nhiều thời gian để thương lượng về tiền chuộc trở nên căng thẳng. Năm 1997, “Kẻ tiêu tiền như nước” và đồng bọn đã bắt giữ con trai cả của Lý Gia Thành là Victor, đòi tiền chuộc 1 tỉ đôla Hồng Kông. Theo những người gần gũi với gia đình nhà Lý, đã xảy ra một trải nghiệm có thể nói là hài hước vì không đến nỗi quá nguy hiểm. Giống như Quách, gia đình Lý quyết định không báo cho cảnh sát. Thay vào đó, Lý Gia Thành bắt tay với các đồng nghiệp và nhân viên tin cậy để rút 1 tỉ đôla từ ngân hàng Hồng Kông sau một thông báo ngắn một việc không phải dễ làm. “Kẻ tiêu tiền như nước” là một người cực kỳ liều lĩnh, sau đó đã kéo đến nhà của Lý cạnh Vịnh nước sâu để thu món tiền phi nghĩa này. Tuy nhiên, hắn đã không tính đến khối lượng vật lý của món tiền. Hắn không thể nhét hết số tiền đó vào xe, do đó mang đi trước một phần lớn, sau đó quay lại để lấy nốt phần còn lại. Hơi nực cười, nhưng cuối cùng phần thắng vẫn thuộc về kẻ bị bắt cóc. Hắn đã bị bắt cùng với nhiều đệ tử khi qua biên giới Trung Quốc, đã bị xử kín và bị hành hình tháng 12 năm 1998. Có tin đồn lan tràn ở Hồng Kông rằng, Lý Gia Thành và các nhân viên an ninh riêng của ông do một cựu ủy viên cảnh sát Hồng Kông cầm đầu đã muốn “Kẻ tiêu tiền như nước” bị bắt ở chính Trung Quốc để hắn bị xử tử hình. Chính phủ Hồng Kông không áp dụng hình phạt tử hình không cố gắng để dẫn độ những loại tội phạm đã được cam kết với thẩm quyền của mình. Đại gia thống đốc Hồng Kông Đổng Kiến Hoa nói rằng “Kẻ tiêu tiền như nước” đang bị xét xử tại Trung Quốc với tư cách là tội phạm “có tổ chức”. Rất ít người ở Hồng Kông thông cảm với hắn, và nghề bắt cóc của hắn là một lời nhắc nhở rằng, các gia đình bố già có lý do để suy nghĩ về sự an toàn của họ.

Nhưng mối đe dọa của nạn bắt cóc không là gì ngoài lời giải thích sự bí mật của các đại gia đang được mở ra rộng hơn.

KẾT LUẬN SAU CÙNG

Câu chuyện về các bố già châu Á luôn luôn kể về họ như là những người có thể điều chỉnh nhân dạng, như những con tắc kè hoa có thể đổi màu. Việc phân chia quyền lực chính trị và kinh tế theo thành phần dân tộc mong muốn điều này. Chế độ thực dân mong muốn điều này. Và gần đây nhất, đối với các đại gia gốc Trung Quốc, sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng với những lời kêu gọi hấp dẫn của đất nước này đối với những người Trung Quốc “yêu nước” ở hải ngoại cũng mong muốn điều này. Những đại gia từ lâu đã được tập cho quen dần với việc “nhập vai” khi cần.

Ở một mức độ nào đó, đây là một phần của “trò chơi” kinh doanh ở châu Á mà các đại gia lao vào, có ý thức hay vô thức. Ví dụ, con trai cả của Henry Hoắc là Tim tóm lược sự nghiệp của cha mình như sau: “Không phải nói về tiền bạc,” ông nói. “Đó là một cuộc chơi.” Một thành viên trong gia đình Robert Quách, khi giải thích sự vô ích của ba nỗ lực để nghỉ hưu trong suốt 15 năm qua của đại gia 83 tuổi này đã nhận xét: “Tại sao lại ngừng kinh doanh và bắt đầu chơi gôn? Đó chỉ là một trò chơi khác.” Và Helmut Sohmen tổng kết động lực của người bố vợ đã quá cố của mình là Bao Ngọc Cương cũng theo cách như vậy: “Ông thích trò chơi đó, ông thích công việc đó.”

Trò chơi này thực sự là rất vui khi có được sự nhượng quyền kinh doanh của chính phủ hay khi một thương vụ kết thúc tốt đẹp. Nhưng sự méo mó của bản sắc mà các bố già thường tự tạo ra đã không làm cho họ yên tâm. Không thiếu những bằng chứng chi tiết từ việc khao khát các danh hiệu tôn kính và xếp hạng chính thức đến việc trông cậy vào đạo Cơ đốc Phúc âm – về nhiều đại gia đang tìm kiếm nhân dạng đích thực của mình. Điều này đặc biệt rõ ràng với phần lớn những người đã kết hôn với người trong gia đình các bố già Trung Quốc trong nửa thế kỷ qua. Helmut Sohmen, một người Áo đã kết hôn với con gái cả Anna trong số bốn cô con gái của Bao Ngọc Cương, nhận xét một cách hơi châm biếm về cuộc đấu tranh nhân dạng: “Hãy đưa nó cho một thế hệ khác, và có thể mọi người sẽ ngừng suy nghĩ, người Trung Quốc có

nghĩa là gì.” Bây giờ, cuộc đấu tranh này vẫn còn tiếp diễn, để lại một số ấn tượng về sự hiếu kỳ. Ví dụ, tác giả đã viếng thăm văn phòng của một tỉ phú người Trung Quốc
ở Hồng Kông và phát hiện ra, chẳng đáng ngạc nhiên, đầy rẫy những đồ trang trí, tranh ảnh, nội thất khuôn sáo có “tính Trung Quốc”. Thật bất ngờ khi được mời đến nhà của bố già, tuy nhiên, những gì nổi bật là hầu như chẳng có “dấu ấn” văn hóa Trung Quốc nào trong ngôi nhà đó: các bức tường được trang trí với nghệ thuật châu Âu không có gì nổi bật; một bức tranh khá tệ, kì quái, vẫn còn nguyên nhãn bán hàng

ở mặt trước. Bối rối hơn nữa là sự bột phát của đại gia được cho là theo đuổi sự mê tín của người Trung Quốc, theo cách gần như là đọc truyện tranh dành cho trẻ em khi đưa ra quyết định kinh doanh, mặc dù ông thường la mắng con cái mình là phí phạm thời gian với một liệu pháp y học Trung Hoa. “Tôi không tin vào nó,” ông búng ngón tay kêu tanh tách. Liệu điều này có nghĩa là cuộc sống của con người là một sự giả bộ có tính toán? Gần như chắc chắn không phải. Những gì nó chỉ ra là một tỉ phú sống với một bản sắc văn hóa pha trộn còn lâu mới thấy thoải mái với chính mình.

Những lập luận về tình trạng tâm trí của các bố già không được ủng hộ, bởi thực tế là họ thường hoàn toàn không tiếp xúc với những gì được gọi là thế giới thực. Ở góc độ này, câu chuyện ngụ ngôn “từ nghèo khổ trở nên giàu có” đặc biệt gây hiểu nhầm bởi vì nó ngụ ý rằng, các bố già hạng trung thì có kinh nghiệm cuộc sống như người bình thường. Trong thực tế, các tỉ phú Hồng Kông hay Singapore không biết gì về cuộc sống ở các khu chung cư trong thành phố, cũng như các tỉ phú Malaysia được bảo vệ quá cẩn mật ở Kuala Lumpur nên chẳng hề biết gì về cuộc sống ở các làng xã. Bernard Trần, một cháu trai của Chin Sophonpanich cai quản chi nhánh Hồng Kông của Ngân hàng Bangkok, người thừa kế đại gia lại có mối quan tâm rất cao đến các chính sách xã hội. Anh ta nói với một nhóm nghiên cứu, có lẽ là duy nhất, rằng anh đã tổ chức giới thiệu cho một nhóm các bố già cao tuổi về sự nghèo đói của người già đang lan rộng ở thành phố này. Anh đã đưa họ ra khỏi các tòa biệt thự riêng ở Hồng Kông để đến các khu dân cư trên bán đảo Cửu Long. “Tất cả mọi người đều bị sốc,” Trần nói, vì họ đã gặp những người thuê giường tầng từng đêm. Họ đã mù tịt về thực tế là sự nghèo đói như vậy đang tồn tại ở Hồng Kông. Nhưng tâm điểm của câu chuyện là phản ứng của một trong những người giàu nhất Hồng Kông. Trong một nỗ lực để tư

vấn về chính sách hữu ích, ông ta gợi ý rằng người nghèo nên được di dời về Trung Quốc đại lục, nơi đó sức chi tiêu vốn hạn chế của họ sẽ được cải thiện hơn. Không có sự xem xét nào về các dịch vụ xã hội hoặc y tế tại Trung Quốc đại lục có thỏa đáng hay không, hoặc người dân có muốn đến với các dịch vụ đó không. Bernard Trần từ chối khẳng định đại gia đó là ai. Một người tham gia chuyến đi nói đó là một trong những người anh em của Quách “được sinh một lần nữa”. Một người quản lý đã có nhiều năm làm việc cho các bố già ở Hồng Kông nói về mối quan hệ của họ với cuộc sống hàng ngày: “Tôi nhận thức được rằng, các đại gia biết cuộc sống đó như thế nào. Nhưng họ không có ý kiến gì.”


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.