Những Điều Trường Harvard Vẫn Không Dạy Bạn

LỜI KẾT TÔI CÓ LÀM THEO ĐÚNG NHƯ NHỮNG LỜI KHUYÊN CỦA MÌNH KHÔNG?



Là độc giả, bạn có thể tự hỏi tôi có thật sự tin và thực hiện tất cả những lời khuyên của mình không. Khả năng ứng phó có cần thiết trong mọi trường hợp không? Tôi có luôn gắng sức tìm kiếm các đầu mối để có một lý lẽ sắc sảo không? Tôi có phải trích phần lợi nhuận tối đa từ mọi mối quan hệ không?

Có và không. Có, tôi tin vào những lời khuyên tôi viết. Không, tôi không luôn thực hiện chúng – bởi vì phần lớn thời gian tôi không phải làm vậy. Toàn bộ các giao dịch và mối quan hệ trong kinh doanh đều công bằng, không phức tạp và thẳng thắn. Bạn đem lại lợi ích cho người khác và họ sẽ làm như vậy với bạn. Đây là kịch bản đôi bên cùng có lợi truyền thống mà tôi đặt niềm tin vững chắc.

Tôi tự hỏi liệu các khách hàng – cả cá nhân và công ty – có ở lại với chúng tôi sau bao nhiêu năm nếu như họ không cảm thấy họ cũng thành công như chúng tôi. Nhưng tôi không để cho thực tế cả hai đều hoạt động tốt làm ảnh hưởng tới nỗ lực thực hiện mọi việc thật xuất sắc.

Thật không may không phải tất cả các giao dịch đều trôi chảy. Cũng như những người khác, tôi cũng gặp phải những người không giữ lời hứa, những người không thanh toán hóa đơn, không cam kết về chất lượng, những người vạch ra các giới hạn thương lượng để rồi lại vượt qua nó.

Trong những trường hợp này, tôi thấy rằng khả năng ứng phó – ví dụ như biết người biết ta, chăm sóc các mối quan hệ hay quyết đoán theo cách của mình – chẳng hề lạnh lùng chút nào. Nó hoàn toàn cần thiết.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.