Nhìn bề ngoài nơi chốn và dáng vẻ của những dòng sông, cây cối, dinh thự, con người, tất cả dường như bình thường. Sông Aare uốn khúc về hướng Đông, tấp nập tàu thuyền chở khoai và củ cải đường. Những núi con của rặng Alps mọc chi chít lọa thong cành cong ngược lên trời, như nhũng chạc giá cắm nến, lủng lẳng quả. Những ngôi nhà ba tầng ngói đỏ, mái có cửa sổ, nằm lặng lẽ ở Aarstrasse, nhìn ra sông. Trên Marktgasse chủ các quán hàng mời chào khách khăn mùi xoa, đồng hồ loại tốt, cà chua, bánh mì chua và thìa là. Mùi thịt xông khói bay tỏa khắp đường. Một người đàn ông và một người đàn bà đứng trên chiếc bao lơn hẹp trên Kramgasse vừa tranh cãi vừa mỉm cười. Một cô bé từ từ đi qua khu vuownf trên đường Kleine Schanze.Cánh cửa gõ màu đỏ cao vọi của nhà bưu điện hết mở lại đóng, hết mở lại đóng. Một con chó sủa.
Nhưng trong con mắt của một người bất kì nào đó, cảnh tượng diễn ra khác hẳn. Như một bà ngồi trên ghế băng bên bờ song Aare sẽ thấy thuyền chạy với tốc độ cao, như thể chúng đang lướt đi trên giày trượt băng. Một bà khác lại thấy thuyền sao mà chậm chạp, mất cả buổi chiều mới qua hết khúc quanh trên sông. Một ông đứng trên Aarstrasse nhìn xuống song, phát hiện ra rằng thoạt đầu thuyền chạy tới, rồi chạy lui.
Những sự trái ngược này cũng lặp lại ở chỗ khác. Ngay bây giờ đây, một ông bán thuốc trở về cửa hàng trên Kochergasse sau bữa ăn trưa. Ông thấy một cảnh như thế này: sau lưng ông có hai bà đi như chạy, tay vung vẩy, miệng liến thoắng khiến ông không hiểu họ nói gị; một ông luật sư băng vội qua đường để đến chỗ hẹ, đầu hết giật qua bên này lại qua bên kia, cứ như một con thú nhỏ; một quả bóng đứa nhỏ ném từ bao lơn bay vù trong không khi như đầu đạn, không nhận ra được. Những người cư ngụ trong ngôi nhà số 82 mà ông thoáng thấy qua cửa sổ bay trong nhà từ phòng này sang phòng khác, họ ngồi xuông, lùa bữa ăn vào miệng trong vòng một phút, biến mất rồi lại xuất hiện. Trên bầu trời những áng mây tụ lại, dạt ra rồi tụ lại theo nhịp thở của người.
Người thợ bánh mì bên kia đường cũng nhìn những cảnh tượng này. Ông thấy hai bà nọ thong thả đi trên đường, nói vài câu với ông luật sư rồi lại đi tiếp. Ông luật sư vào một căn hộ trong ngồi nhà số 82, ngồi vào bàn ăn trưa, ra đứng ở cửa sổ trên tầng một, bắt quả bóng đứa trẻ từ dưới đường tung lên.
Ngược lại, người thứ ba đứng dưới một cột đèn trên Krochergasse lại thấy cảnh tượng hoàn toàn bất động: hai người đàn bà, viên luật sư, quả bóng, đứa trẻ, ba chiếc thuyền trên sông và nội thất căn hộ được chụp lại như những bức tranh trong nắng hè rực rỡ.
Mỗi chuỗi sự kiện trong thế giới đó, nơi mà thời gian là ấn tượng của giác quan, đều được ghi nhận tương tự như thế.
Trong một thế giới mà thời gian là ấn tượng của giác quan như thị giác và thị giác thì một chuỗi sự kiện có thể được cảm nhận nhanh hay chậm, mơ hồ hay mãnh liệt, mặn hay ngọt, có nguyên do hay không, trật tự lớp lang hay tùy tiện… tùy thuộc vào điều kiện tiên khởi của người quan sát. Trong những quán cà phê trên Amthausgasse các triết gia ngồi tranh luận xem thời gian có thật hiện hữu bên ngoài sự cảm nhận của con người không. Ai nói được rằng một sự kiện diễn ra nhanh hay chậm, có nguyên do hay không, trong quá khứ hay trong tương lai? Ai nói được các sự kiện đó có hay không? Các triết gia ngồi lim dim mặt, so sánh mỹ-học-thời-gian của họ với nhau.
Một số ít người không có ý niệm thời gian từ khi mới sinh ra. Vì thế họ lại có một ý niệm về không gian rất mãnh liệt. Họ nằm trên bãi cỏ rậm nhưng lại được các thi sĩ và họa sĩ khắp thế giới hỏi đến không ngừng. Các thi sĩ và họa sĩ năn nỉ những người câm điếc về thời gian này tả chính xác thế đứng của cây cối trong mùa xuân, hình dạng lớp tuyết trên rặng Alps, góc chiếu của tia nắng rọi lên nhà thờ, vị trí sông rạch, địa điểm của rong rêu, hình dạng của một đàn chim. Nhưng những người câm điếc về thời gian này không thể nói ra điều họ biết, vì nói bao hàm một chuỗi từ được phát âm tuần tự theo thời gian.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.