Những Giấc Mơ Của Einstein

CHƯƠNG 4: 24 THÁNG TƯ 1905



Trong thế giới này có hai thứ thời gian khác nhau: thời gian cơ học và thời gian của cơ thể. Cái thứ nhất thì cứng ngắc như kim loại, giống như con lắc bằng thép to tướng lắc qua lắc lại, lắc qua lắc lại. Cái thứ hai uốn éo, quẫy tới quẫy lui như một con cá thu trong vịnh. Cái đầu đã được định trước và không uốn nổi. Cái sau thay đổi tùy trường hợp.
Nhiều người tin chắc rằng không có thứ thời gian cơ học. Khi đi ngang qua chiếc đồng hồ khổng lồ ở Kramgasse họ không nhìn nó, cũng không nghe tiếng chuông khi gửi bưu kiện ở Postgasse hay lượn qua lượn lại giữa những bụi hoa trong Vườn Hồng. Cổ tay họ đeo đồng hồ đấy nhưng chỉ là thứ trang sức hoặc để làm vui lòng kẻ đã tặng họ. Còn ở nhà họ không có đồng hồ. Thay vào đó họ nghe nhịp đập của trái tim mình. Họ cảm nhận được nhịp độ vui buồn và thèm muốn của mình. Những người như vậy ăn khi họ đói, đi làm ở hiệu bán quần aoskhi họ thức dậy, giờ nào cũng lên giường với người tình được. Những người như thế cười nhạo cái ý tưởng có thời gian cơ học. Họ biết rằng thời gian tiến tới tiến lui theo lối giật cục. Họ biết rằng phải chiến đấu để tiến lên trước với gánh nặng trên lưng, khi phải hối hả đưa đứa con bị thương vào bệnh viện hay phải chịu đựng cái nhìn chòng chọc của người hàng xóm đang bực bội, vì mình đã không nên không phải. Họ cũng biết rằng thời gian vẫn lặng lẽ trôi khi ta đang ngồi ăn một món ngon với bạn bè, khi được tán dương hay khi kín đáo nằm trong vòng tay người ta yêu.
Lại có những người cho rằng cơ thể mình không hiện hữu. Họ sống theo thời gian cơ học. Sáng sáng họ dậy lúc bảy giờ. Mười hai giờ họ ăn trưa, sáu giờ chiều ăn tối. Khi có hẹn, họ tới đúng từng phút. Khoảng thời gian giữa tám và mười giờ tối dành cho ái ân. Họ làm việc bốn mươi giờ mỗi tuần, Chủ nhật đọc báo ra ngày chủ nhật, tối thứ Ba chơi cờ vua. Khi bao tử nhắc thì họ nhìn đồng hồ xem đến giờ ăn chưa. Khi thấy chán buổi hòa nhạc họ nhìn đồng hồ phía trên sân khấu xem lúc nào về nhà được. Họ biết rằng cơ thể chẳng phải la cái gì tuyệt vời cả mà chỉ là sự kết tụ của những hóa chất, những mô và xung thần kinh. Tư tưởng không là gì khác hơn những làn sóng điện trong não bộ. Dục tình không là gì khác hơn một luồng hóa chất chạy tới một chút a-xít lắng ở tiểu não. Nói gọn, cơ thể con người là một bộ máy bị chi phối bởi cùng những định luật về điện và cơ học, như một điện tử hay một chiêc đồng hộ. Thành thử người ta phải nói về cơ thể bằng thứ ngôn ngữ của vật lý. Và khi cơ thể nói thì chier có nghĩa là những đòn bẩy và những lực nhất định nào đó lên tiếng. Người ta ra lệnh cho cơ thể chứ không nghe lệnh nó.
Ai đi dạo dọc vào buổi tối sẽ tìm thấy bằng chứng về hai thế giới trong một thế giới. Một người chèo thuyền định vị trí của mình trong đêm tối bằng cachs đếm ố giây thuyền trôi trên nước.”Một giây, ba mét. Hai, sáu mét. Ba, chín mét”.Tiếng anh ta rõ ràng từng âm một cắt qua màn đêm. Dưới chân một cột đèn trên cầu Nydegg có hai anh em nhà nọ không gặp nhau đã một năm nay, đang đứng uống rượu cười đùa. Tiếng chuông trên tháp nhà thờ lớn điểm mười lần. Trong vòng vài giây, ánh đền trong những căn hộ trên đường Schifflaube tắt ngấm theo một phản ứng cơ học hoàn hảo, như các suy diễn trong hình học Euclid. Đôi tình nhân nằm trên bờ sống, bị tiếng chuông nhà thờ xa xa lôi dậy từ giấc ngủ phi thời gian, chậm chạp ngước nhìn lên và sửng sốt thấy rằng trời đã tối.
Tuyệt vọng ngự trị nơi hai thứ thời gian đụng phải nhau, hài lòng nơi mỗi thứ rẽ đi một ngả. Vì một luật sư, một cô y tá, một ong thợ bánh mì có thể khám phá thế giới một cách tuyệt diệu trong một thứ thời gian, nhưng không thể nào trong hai.Mỗi thời gian đều có thật, nhưng những chân lý lại chẳng giống nhau.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.