Thông tin truyện

Những Hồi Ức Về Sherlock Holmes

Tác giả:

Conan Doyle

Thể loại:

Sách văn học

Nhóm dịch:

Đang cập nhật

Trạng thái:

Hoàn thành

Lượt xem:

1145

Những Hồi Ức Về Sherlock Holmes

Trời đang tiết tháng Mười, một ngày nặng nề, mưa nhiều. Mành cửa được buông xuống nửa vời. Holmes nằm cuộn mình trên ghế tràng kỷ để đọc đi đọc lại lá thư mà anh vừa nhận được. Về phần tôi, thời gian ở bên Ấn Độ đã tập cho tôi chịu đựng được nóng hơn là chịu lạnh. Nhưng tờ báo lại chẳng có gì đáng đọc. Mọi người đã bỏ đi khỏi thủ đô và tôi thèm muốn đi nghỉ mát ở bờ biển, nhưng không đủ tiền.
Holmes quá mải mê, không tiện nói chuyện, tôi bèn liệng tờ báo, ngồi thoải mái trong ghế bành và chìm vào trong một giác mơ. Bất thình lình giọng nói của anh chen vào trong tư tưởng tôi:

Buổi tối đem đến một chút mát mẻ. Ta đi dạo thành phố nhé.

Tôi tán thành ngay. Trong ba tiếng đồng hồ, chúng tôi đi lang thang, chăm chú vào cái kính vạn hoa ngàn đời thay đổi không ngừng của cuộc sống trong đại lộ và khu bờ sông. Cuộc nói chuyện của Holmes luôn luôn gây thích thú.

Chúng tôi trở về phố Baker lúc 10 giờ. Một xe ngựa bốn bánh đậu trước cửa nhà chúng tôi.

– “Hừm! Một bác sỹ… tôi nhận thấy thế” Holmes nói. Ông này hành nghề chưa bao lâu, nhưng rất bận rộn. Ông tới hỏi ý kiến chúng ta”.

Ánh sáng lung linh đằng sau khuôn cửa sổ chứng tỏ người khách đang chờ đợi chúng tôi. Tôi theo Holmes vào nhà. Một người xanh xao có bộ mặt dài và để râu má vàng hoe đứng lên khi chúng tôi bước vào. Ông ta chưa quá bước mươi hoặc ba mươi bốn tuổi, đang nhìn nhớn nhác. Đó là thái độ của một người rụt rè và dễ kích động: bàn tay trắng mà ông tì lên lò sưởi khi đứng dậy khỏi ghế hẳn thích hợp với một nghệ sĩ hơn là một y sĩ. Ông ta ăn mặc đàng hoàng với quần áo màu sẫm. Một cái áo rơ-đanh-gốt đen, quần màu sẫm, thắt cà vạt trang nhã.

– “Xin chào bác sỹ!” Holmes vui vẻ nói. Tôi vui mừng được thấy bác sỹ không phải chờ chúng tôi quá lâu”.

– Vậy là ông đã nói chuyện với người đánh xe của tôi?

– Không. Ngọn đèn nến trên bàn đã nói. Xin mời ông ngồi xuống và xin cho biết tôi có thể giúp ông điều gì.

– Tôi là bác sỹ Percy Trevelyan ở số 403 phố Brood.

– Có phải ông là tác giả của một cuốn sách chuyên khảo về các thương tổn thần kinh không? – Tôi hỏi.

Niềm vui sướng làm cho cặp má xanh xao của ông ta trở thành có mầu sắc.

– “Tôi ít khi được nghe nhắc tới cuốn sách đó” ông trả lời. “Nhà xuất bản nói nó bán rất ế. Ông cũng là bác sỹ?”

– Bác sỹ quân y đang nghỉ phép.

– Tôi muốn chuyên về bệnh thần kinh, nhưng chúng ta buộc phải “có gì lấy nấy”. Nhưng đó là chuyện ngoài đề. Thưa ông Holmes, muột chuỗi sự việc xảy ra nơi nhà tôi đã khiến tôi tới đây để xin ông một lời khuyên.

Holmes ngồi xuống và mồi tẩu thuốc.

-Hoan nghênh ông đã đến. Câu chuyện như thế nào?

– Tôi theo học đại học London và các giáo sư đã coi tôi như một đối tượng có nhiều hứa hẹn. Sau khi tốt nghiệp, tôi tiếp tục chuyên tâm vào việc nghiên cứu chứng giản huyết: sau chót, tôi được tặng giải thưởng và một huân chương cho cuốn sách chuyên khảo về những thương tổn thần kinh mà bạn ông vừa nhắc tới hồi nãy.

“Nhưng chướng ngại chính ngăn chặn con đường lập nghiệp của tôi là sự thiếu vốn. Muốn khởi nghiệp, tôi bắt buộc phải định cư tại một trong mười hai con đường trong khu sang trọng Cavendish: tiền thuê nhà rất cao và một số đồ đạc đắt giá, lại còn phải nuôi kẻ ăn người ở, phải nuôi một con ngựa và một cỗ xe coi được. Điều đó vượt quá khả năng của tôi. Tôi hy vọng sẽ ăn uống dè sẻ trong mười năm, mới có thể gắn được tấm bảng hiệu lên trước cửa nhà mình. Nhưng một buổi sáng, có một người khách tên là Blessington đến tìm tôi. Tôi vừa mới mời ông ta ngồi xuống là ông ta liền nói một hơi:

– Ông có phải là cái ông Percy Trevelyan, người vừa được trao giải thưởng không?…….

Tôi nghiêng mình.

– “Hãy thẳng thắng trả lời tôi”, người khách nói tiếp. “Rồi ông sẽ không phải hối tiếc. Tài năng của ông sẽ còn đưa ông tiến xa hơn nữa. Ông có khéo xử sự không?”

Tôi không thể mỉm cười trước câu hỏi.

– Tạm được.

– Và không có các thói hư tật xấu đấy chứ? Không có những tính ham…. uống rượu chẳng hạn?

– Nhưng mà, thưa ông! – Tôi kêu lên.

– Rất tốt! Hoàn toàn tốt! Nhưng tôi buộc phải đặt ra những câu hỏi đó. Ông có tài, có đức, tại sao không lo lập nghiệp.

Tôi nhún vai.

– “Coi nào, coi nào”, người khách nói. “Trong đầu ông có nhiều thứ hơn là ở trong bốp. Ông nghĩ sao nếu tôi bố trí cho ông mở phòng mạch ở đường Brook?”

Danh sách chương

Bình luận