Nửa Kia Của Hitler

4.



Mối quan hệ giữa Wetti và Hitler trở nên gắn bó một cách nguy hiểm. Mỗi ngày, hắn bỏ ra một giờ trong cái phòng khách nhỏ hẹp của Wetti. Sau khi uống trà có vài lát cam và nhai mấy miếng bánh gừng, Hitler bỏ quyển sổ vẽ ra và ngồi về phía cuối phòng cách xa người làm mẫu và vừa vẽ vừa nói chuyện về nghệ thuật.

Dolferl thân mến, anh ngồi xa vậy sao? Wetti rên rỉ một cách tình tứ.

Con muỗi sẽ bị thiêu cháy nếu nó đến quá gần ngọn lửa, Hitler lặp đi lặp lại câu trả lời ấy.

Cũng bất biến y như thế, Wetti đỏ mặt và thốt lên những tiếng kêu nho nhỏ mà thị cho là lời phản đối lịch sự nhưng nó lại làm người đi qua hành lang nghĩ đến những tiếng tru trước cơn cực khoái.

Hitler đã đặt ra một nguyên tắc: Wetti không được nhìn chân dung của mình trước khi hắn vẽ xong. Hắn cố công loay hoay tẩy xóa, vẽ lại, tẩy xóa, xé rách, vẽ lại, tẩy xóa một cách vô ích, Wetti trông cứ giống như một con khỉ cái dưới nét vẽ của hắn. Để tỏ ra mình là người hiểu biết, Hitler dìm bà chủ nhà trọ trong cả ngàn câu nói, nhồi dồn dập những kiến thức về nghệ thuật vào tai thị, thậm chí mỗi ngày nói một kiểu nhưng điều đó không quan trọng, Wetti xúc động khi có người bàn đến nghệ thuật với mình – một cuộc tranh luận ở mức cao, xứng với một mệnh phụ – và thị không nghe hết một phần tư những gì hắn nói.

Wetti thường hứa với hắn, vẻ bí hiểm, rằng “một ngày nào đó“ sẽ giới thiệu hắn với “những chàng trai của thị“ “nếu hắn ngoan ngoãn“, “thật ngoan“, như thể hứa sẽ cho hắn dạo chơi chốn bồng lai tiên cảnh. Hitler không tài nào biết được “những chàng trai của bà ta“ là ai cũng như những gì xảy ra vào những buổi chiều Chủ nhật đình đám mà Wetti tổ chức.

Cuối cùng hắn cũng được mời. Wetti đưa cho hắn tờ giấy mời với một cái hôn lên trên đó như thể muốn nói “không biết thực sự cậu có xứng với cái này không nhưng dù sao tôi vẫn đưa cho cậu”. Rồi thị bước đi, đung đưa trên cầu thang, cái mông ngoáy hết sang trái lại sang phải, ngoáy bên phải để gợi nên những ý nghĩ xấu xa, ngoáy bên trái để xua đuổi chúng đi. Đến giữa thềm nghỉ, thị dừng lại và nói với Hitler, giọng tình tứ:

Hãy mặc bộ quần áo đẹp nhất, Dolferl thân mến ạ, “những chàng trai của tôi” lúc nào cũng lịch lãm.

Đến ngày hôm đó, vào lúc năm giờ, Hitler xuống cầu thang, liên tục nuốt khan, để tham dự vào buổi uống trà Chủ nhật của Wetti, cái dường như là cơn cực khoái trong đời sống xã hội của hắn.

Tiếng nói chuyện rì rầm trong căn phòng, toàn là những chàng trai trẻ, ăn mặc bảnh bao như Wetti đã nói, thậm chí còn bảnh hơn, thơm nức hàng chục loại nước hoa khác nhau, nói cả chục câu chuyện cùng một lúc, phấn khích, nhanh nhẹn, trông họ vẫn có vẻ đang quay cuồng không phải bởi câu chuyện đang nói, ngay cả khi trưng ra một nụ cười thường trực và mắt đang để ý tới những chi tiết nhỏ mà Hitler không nắm bắt được, giống như những người thợ săn đang đứng rình, dù nhìn bề ngoài, không có cuộc đi săn nào và cũng chẳng có thú để săn.

Hitler được tiếp đón nồng nhiệt. Hắn siết lấy những bàn tay mềm oặt và người ta tìm cho hắn một chỗ trên tràng kỷ. Chỗ chật đến nỗi hắn phải ngồi sát với những vị khách khác. Hắn nói ít bởi không thể nói nhanh như những người khác và do đó hắn cười nhiều.

Wetti ngồi oai như ong chúa giữa những con ong đực. Họ ăn bánh hạnh nhân, và trong khoảng thời gian giữa hai miếng bánh, họ hết lời tán dương vẻ đẹp, sự duyên dáng của Wetti và phá lên cười sau mỗi câu pha trò của Wetti. Họ yêu Wetti, mê Wetti, nịnh Wetti. Khi nhận được cả núi lời khen như vậy, được những cái nhìn say đắm sưởi ấm, Wetti rạng rỡ mặt mày, trông như một bông hồng nở toe toét.

Hitler cảm thấy ghen tị. Kiệm lời hơn, kém tinh tế hơn, kém phong nhã hơn những chàng trai kia, những người lúc nào cũng có một ý nghĩ hoặc một câu nịnh bợ nơi cửa miệng, hắn tự hỏi mình có thể đem lại gì cho Wetti. Đối với Hitler, buổi chiều Chủ nhật hôm ấy dù trôi nhanh như gió thoảng, hình như đã làm lu mờ những buổi chiều êm ái hàng ngày giữa hắn và Wetti. Một ngày nào đó, Wetti sẽ nhận ra điều ấy… cũng như nhận ra rằng hắn chẳng có chút tài cán nào trong hội họa… thị sẽ đuổi hắn đi, chắc chắn là như vậy.

Thế nào Dolferl, sao lại ủ dột thế này. Lạc mất ai à? Hay có ai mất? Hay tình duyên đổ vỡ?

Werner, một thanh niên tóc vàng cao lớn có cặp môi trẻ thơ, đến ngồi cạnh hắn. Hơi ngạc nhiên vì có người gọi ngay hắn bằng biệt hiệu, Hitler không đứng lên mà chỉ mỉm cười. Được khích lệ, Werner tiếp tục câu chuyện:

Cậu làm nghề gì?

Họa sĩ.

À, thế ra cậu là thiên tài trẻ tuổi mà Wetti đã nói với chúng tôi ư?

Thế à?

Chị ấy rất tin vào tài năng của cậu. Thế cậu vẽ gì?

Phong cảnh. Phố phường.

Một ánh chớp lạ kỳ thoáng qua trong đôi mắt xanh lơ vốn bình thản của Werner.

Và cả cảnh nuy nữa chứ?

Đúng vậy, cả cảnh nuy nữa, tất nhiên rồi, Hitler trả lời giọng chắc nịch. Hắn cảm thấy mình đã ghi điểm.

Cảnh nuy với… người mẫu nam?

Mẫu nam. Mẫu nữ. Tôi thích cả hai, hắn khẳng định với một sự tự tin làm Werner há hốc mồm.

Phải mất mấy giây người thanh niên tóc vàng mới định thần lại được. Rồi anh ta bình tâm lại và nhìn Hitler với con mắt ngưỡng mộ – tôi biết đánh giá những điều phi thường với đúng giá trị của nó – rồi nhích mông để kiếm một chỗ tốt hơn trên tràng kỷ, đùi cọ sát vào đùi Hitler, đằng hắng vài tiếng.

Cậu có biết tờ Ostara không?

Werner cầm chồng báo đặt lên đùi mình. Trông anh ta có vẻ như sẵn sàng ôm lấy đống báo ấy.

Cậu có sẵn lòng vẽ cho tạp chí của chúng ta không? Chúng tôi muốn giới thiệu những anh hùng Giéc-manh. Cần phải vẽ họ với tấm thân trần, trong những trận thư hùng hữu nghị…

Anh ta đỏ cả mặt lên khi nói đến điều ấy.

Hitler không trả lời và cảm thấy khó chịu. Hắn muốn đả kích tờ báo bài Do Thái này nhưng kiềm chế được và chỉ hỏi:

Tại sao cậu nói là “tạp chí của chúng ta”? Vì các cậu, những chàng trai có mặt ở đây làm ra nó ư?

Werner phá lên cười rồi giảm bớt cao độ vì không muốn tạo ra cảm giác mình đang giễu cợt.

Không. Tạp chí là của Lanz von Liebenfels – giữa chúng ta với nhau thì tên ông ta là Adolf Lanz. Ông ta chọn một cái tên thật kêu để tự làm sang ấy mà – đó là một người như chúng ta.

Như chúng ta?

Đúng vậy! Như chúng ta ở đây! Ngay cả khi chúng tôi không đồng tình với những ý nghĩ hoang tưởng của ông ta về chủng tộc Đức, cái mà tất cả đều yêu thích ở ông ta là sự tôn thờ những người anh hùng. Ostara trở thành dấu hiệu liên kết giữa chúng ta.

Hitler chìm nghỉm trong cái “giữa chúng ta” này. Werner nói đến cộng đồng nào chứ nhỉ? Cái ông Lanznày và cả đám thanh niên kia thuộc nhóm gì nhỉ? Liên đoàn thanh niên ư?…

Wetti đến sát Adolf và thì thầm vào tai hắn:

Thế nào Dolferl, tôi thấy chuyện với Werner ổn đấy chứ.

Thị đưa bánh bích quy cho họ và làm bộ trách yêu.

– Thôi nào hai nỡm ạ, làm gì thì cứ tự nhiên đi!

Wetti đi ra chỗ khác, hay đúng hơn là ưỡn ẹo lách đi giữa đống phô tơi, vừa nháy mắt đầy ngụ ý với hai chàng trai lần cuối.

Hitler cảm thấy thân thể nặng như chì. Lạnh ngắt. Buốt giá. Cứng đơ. Hắn vừa hiểu rằng đã có sự hiểu nhầm.

Người ta tưởng hắn là một tay pê đê. Hắn đang ở giữa một cuộc tụ họp của giới đồng tính nam. Hắn đã tự bẫy sống mình trong một sự hiểu nhầm.

Hắn đứng bật dậy.

Tôi thấy không khỏe. Tôi về phòng đây.

Tôi sẽ đi với cậu, Werner thầm thì.

Căng thẳng và run rẩy như một chàng trai mới lớn, tay chân gần như co cứng lại, Hitler đi qua cái đống hổ lốn trong phòng, nào chân, nào phô tơi, bàn đá một chân, nào ghế thấp hình trụ, khay, mâm và cuối cùng, tuy hụt hơi nhưng cũng ra được đến hành lang. Chính hắn là người ngạc nhiên, chẳng ai để ý đến việc hắn bỏ đi không nói lời nào.

Bên cạnh hắn, Werner bật lên cười the thé.

Cậu đi rõ là nhanh.

Tôi lên đi ngủ.

Đồng ý, tôi lên theo cậu.

Hitler đi vài mét trong cầu thang trước khi nhận ra rằng rõ ràng Werner đang đi theo hắn. Hắn quay lại tức giận.

– Cậu làm trò gì thế? Cậu đi đâu?

Werner bối rối đôi chút bởi vẻ mặt tức giận của Hitler và không biết phải hành động thế nào nữa. Rồi anh ta lại tưởng là Hitler đùa.

Anh ta leo lên hai bậc thang để đến ngang chỗ Hitler.

– Đồng ý. Bởi với cậu, ta cần phải nói thẳng với nhau…

Và Hitler cảm thấy một cơ thể đang áp sát vào hắn và một đôi môi đang sục sạo kiếm tìm môi hắn.

Hắn không tin vào điều đang xảy ra với mình. Nhanh lên! Cần phải phản ứng,

Hitler tự nhủ. Phải ngăn cản hắn ta! Đẩy hắn ta ra! Đẩy ra! Hắn ngã cũng mặc kệ!

Phản ứng đi! Không được để mình…

Nhưng Werner đã lùi lại, thét lên kinh hãi. Ngực anh ta đầy một thứ nhão nhoét màu vàng nhợt và nhầy nhụa. Hitler đã nôn vào người hắn.

Khốn nạn! Khốn nạn! Thế này thật vô lý, nhưng đúng là cậu ốm rồi! Dolferl, Dolferl, chiều tôi đi, quay lại đây, tôi không giận cậu đâu.

Nhưng Hitler đã chạy đi và trốn tịt trong phòng mình. Khóa ba lần cửa, hắn sùng sục đi vòng quanh cái ghế duy nhất ở giữa phòng.

Hắn không biết cái gì làm mình bực nhất nữa. Bị một gã đàn ông tán tỉnh ư? Bị coi là một thằng con trai dạng đấy ư? Không hiểu ra mọi chuyện sớm hơn ư? Không đủ sức đẩy Werner ra ư? Nôn lên người gã đó ư? Tất cả đối với hắn là một vết bỏng rát, một sự sỉ nhục.

Hắn suy tính, cuối cùng cũng nghĩ ra được những phản ứng phù hợp, thoát khỏi

mọi dằn vặt và đầu óc trở lại bình thường. Chẳng bao lâu sau, trong đầu hắn chỉ còn lại điều chính yếu: Wetti. Không được để Wetti nghĩ về hắn như vậy… Wetti cần phải biết rằng Hitler không thuộc nhóm người đồng tính.

Hắn muốn thị phải cảm nhận được sự giải thoát này – đó cũng là sự giải thoát của chính hắn – và thị cần hiểu rằng những lời khen mà hắn dành cho thị, ngay cả khi kém hoa mỹ và hiếm hoi hơn, là những lời khen chân thành, lời khen của một người đàn ông, một người đàn ông thực sự, một người đàn ông ham muốn đàn bà… liệu thị có tin hắn không? Làm thế nào để thuyết phục đây?

Một ý nghĩ đơn giản, xuất sắc, sáng suốt lóe lên: hắn cần phải tỏ tình với Wetti. Hắn đánh răng sáu lần, đứng trước gương sửa sang một kiểu đầu mới, thử ra thử

vào bốn cái sơ mi, mặc lại quần đùi và đánh xi nhiều lần đến nỗi giày để lại vết sau mỗi bước chân. Không có gì quan trọng cả! Không có gì là quá khó cả! Cần phải chuẩn bị thuyết phục Wetti.

Hiện tại, khởi đầu kế hoạch của hắn – tức là chải chuốt là lượt – với hắn tương đối sáng sủa, nhưng phần sau đó thì hơi mù mịt…

Kệ đi. Chúng ta sẽ tùy cơ ứng biến.

Hắn tự tăng dũng khí của mình bằng thứ ngôn ngữ nhà binh này.

Chúng ta sẽ đi xuống. Chúng ta sẽ tấn công rồi sẽ biết diễn biến trận chiến ra sao. Hắn đặc biệt thích cái từ “chúng ta” này. Gọi như vậy để nhét nhiều người đàn ông
một lúc vào hắn, như thế có lẽ nhiều khả năng sẽ sót lại một người lúc đến gặp được nàng.

Đến mười giờ tối, cái lúc tất cả đám thanh niên đã ra về và Wetti vốn điều độ, đã lên giường đi ngủ, hắn nhẹ nhàng xuống phòng Wetti.

Sau vài tiếng gõ cửa, hắn nghe thấy một giọng ngái ngủ cất lên:

Cái gì? Cái gì đấy?

Tôi đây, Dolferl đây.

Hắn ngần ngại, hắn suýt nói Adolf đây nhưng vào phút cuối lại sợ cách nói ấy quá trịnh trọng.

Wetti thò mặt ra cửa vẻ lo lắng.

– Dolferl đấy à, anh đã đỡ hơn chưa? Werner bảo với tôi rằng anh bị ốm.

Adolf suýt quay người đi khi nghe đến cái tên Werner: những gì xảy ra hồi tối lại đập vào mặt hắn, cái gã eo éo kinh khiếp ấy vừa áp vào hắn một lần nữa, bao giờ hắn mới được yên thân đây?

Hắn lấy can đảm, đứng nghiêm và quyết định bỏ qua câu hỏi ấy.

Wetti à, tôi có điều muốn nói với Wetti.

Chuyện gì thế Dolferl?

Một điều hệ trọng.

Hắn không thể mở miệng tiếp được và giậm giậm chân, khó chịu. Wetti nghi ngại và nghĩ rằng hắn không muốn đứng nói ở cầu thang.

Vào đi Dolferl thân mến, vào đi. Nhưng đặc biệt là không được nhìn tôi, tôi đang chuẩn bị đi ngủ.

Hitler theo chân Wetti vào phòng khách.

Thế nào? Có chuyện gì đây? Anh làm tôi lo chết đi được, Wetti nói, âm điệu, ngôn từ và cách nói trìu mến vẫn đó nhưng lại được diễn cứng nhắc như một nữ nghệ sĩ lần đầu đọc thoại.

Tôi…

Ừ.

Tôi yêu Wetti.

Wetti ngập ngừng giây lát, há hốc mồm, sợ sẽ nói nhầm câu tiếp theo. Thị quyết định nở một nụ cười như một bà mẹ với con trai.

– Tôi cũng vậy Dolferl thân mến. Tôi cũng yêu anh lắm.

Wetti hơi ngập ngừng khi nói đến chữ “lắm”. Hitler kết luận rằng hắn có thể đi xa hơn.

Thi hành thôi, hỡi các chàng trai trẻ! Chiến trường đang rộng mở.

Không Wetti à, hắn nói dõng dạc, tôi không yêu Wetti “lắm” mà là tôi yêu Wetti. Wetti sững người.

Lên đạn! Hãy làm như Werner đã làm với chúng ta! Xung phong!

Và Hitler nghiêm nghị tiến lên hai bước, sát lại Wetti và kéo tấm thân nần nẫn ấy

vào vòng tay của mình.

Wetti như một quả bóng xì hơi, tuột khỏi tay Hitler và đổ xuống sàn sụt sịt. Hitler chỉ còn lại vòng tay không, như thể chưa có gì tồn tại trước đó.

Bò trên tấm thảm, Wetti khóc nức nở.

– Dolferl… Dolferl… ôi, tôi thất vọng quá.

Hitler ngỡ là mình nghe nhầm. Cả tiểu đoàn lính phản ứng bằng một giọng duy nhất trong hắn và than lên:

– Nhưng nhân danh Chúa, thất vọng vì cái gì cơ?

Đôi mắt đẹp, ươn ướt và sưng mọng của Wetti chầm chậm hướng về phía chàng trai.

Tôi cứ ngỡ là anh giống họ, giống những chàng trai của tôi, nếu không thì không đời nào tôi lại… ôi, không, không bao giờ tôi lại dễ thương với anh đến thế… không bao giờ tôi lại ngồi mẫu… ôi, lạy Chúa tôi… buồn quá!

Chuyện xảy ra tiếp theo làm Hitler bối rối. Wetti tiếp tục khóc oe oe váng tai hơn cả một đứa trẻ sơ sinh, gần như không thở được giữa những cú nấc, mồm há hốc, mặt đỏ tía tai, từ mí mắt nhắm lại tràn ra từng dòng lũ nướcmắt.

Hitler đến gọi bà hàng xóm Stolz dậy, gửi Wetti cho bà ấy rồi lên lại phòng mình, vẻ thỏa mãn. Phản ứng kỳ quặc của Wetti chẳng mấy quan trọng, hắn đã cho thị thấy hắn là ai. Hắn đã hoàn thành nhiệm vụ của một người đàn ông. Hắn hài lòng chìm đi trong một giấc ngủ nặng hơn chì.

***

Tôi hút xì gà thế này không phiền cậu chứ?

Bác sĩ Freud rít hơi khói xì gà Lahabana với một tiếng bập khô khốc làm người ta nghĩ đến tiếng bật nắp một lọ mứt khó mở.

Trong giấc mơ của cậu, bác sĩ Bloch đóng vai trò người cha, nhưng không phải là một người cha bạo tàn chà đạp con mình mà ngược lại, đó là một người cha nhân từ và thoải mái, vui vẻ, ân cần, đưa con mình vào thế giới của người trưởng thành. Khi ông ta đi xe ngựa đến tìm cậu, ông ta mang trên mình tất cả những biểu tượng của khoái lạc: bộ quần áo smoking tượng trưng cho hội hè, rượu sâm banh là sự vui vẻ, bài hát là sự thanh thản, nhẹ nhàng. Cái nơi đến mà cậu chưa từng biết, nơi ông ta dẫn cậu đến chính là đàn bà.

Freud lại bập điếu xì gà Lahabana. Ông vắt từng vòi khói gây ra những tiếng động như trẻ con mút sữa, bóp mạnh bầu vú để chiết ra từng đọn khói và tham lam nuốt, ngất ngây theo cái hành trình bên trong làn khói màu sữa và dường như đã ợ lên một cái trong phổi mình. Ông ta nuốt khói nhiều hơn nhả. Vậy thì khói đi đâu?

Sau đó cậu xuống xe để trèo lên một chiếc thuyền gondole. Mặt nước phẳng lặng, đen kịt và yên ả mà cậu đã đi qua chính là hình ảnh về đời sống tình dục của cậu.

Cái gì ạ?

Cho đến nay cậu vẫn chối bỏ tất cả các hành vi tình dục, cậu đã ngăn cản các xung năng của mình, cố làm cho chúng chết đi hay chí ít là ru chúng ngủ say. Đó chính là trạng thái mà cậu muốn rời bỏ khi đi vào tòa dinh thự kỳ bí đó.

Adolf run lên vì sung sướng, hắn có cảm giác sống lại giấc mơ của mình trên một phương diện khác, trên một lớp tầng mang tính trí thức hơn. Không màu sắc, dưới một thứ ánh sáng trắng, sống động, bàng bạc như thủy ngân, với những vóc hình được thu gọn thành đường nét, ấy thế mà hắn vẫn thấy nguyên lại những cảm xúc, thậm chí còn thật hơn, sắc nét và gẫy gọn.

Ta có thể tin rằng tòa nhà này là một nhà chứa nhưng theo lô gích của cậu đó là một ngôi nhà của đám phụ nữ thì đúng hơn, hay thậm chí đó là nhà của Nữ tính. Nó có ba tầng mà cậu sẽ trèo lên và khi xong xuôi cậu đã qua một chuyến du hành khai tâm thực sự.

Freud nghiêng người về phía Adolf, cau mày.

Thở đi!

Adolf ngạc nhiên, há miệng ra và làm theo lời Freud nói. Không khí lại bắt đầu lưu thông trong người hắn. Hắn say mê câu chuyện của Freud đến mức quên cả thở.

Nhóm đàn bà thứ nhất mà cậu gặp, những người trang sức lòe loẹt đã cấu và trêu chọc cậu chính là những con chim, con vẹt, chính xác là đám “man di” theo cách nói của người Hy Lạp cổ đại. Tức là những người thậm chí không nói một thứ tiếng người nào cả. Với cậu, đàn bà là một thứ kỳ lạ tuyệt đối. Với cậu, đàn bà là một loài động vật.

Tiếp đi bác sĩ, bú thế đủ rồi, nói tiếp đi!

Nhóm đàn bà thứ hai, Freud chầm chậm nói tiếp, biểu đạt những xung đột trong câu chuyện cá nhân của cậu. Những người đàn bà gần như trần truồng này, tức là sẵn sàng cho chuyện ái ân, những người tình mạnh mẽ này, sợ hãi khi thấy cậu đến. Họ eo éo kêu tên cậu và tìm cách tự bảo vệ mình trước những cú đòn mà cậu sẽ tung ra. Bác sĩ Bloch thiết lập lại chân lý: đúng vậy, cậu tên là Hitler nhưng cậu là Hitler con không phải là Hitler cha, không được đánh đồng với nhau. Cậu luôn từ chối nói xấu cha cậu. Điều này rất đáng khen Adolf ạ, nhưng nó làm cậu đau khổ. Cậu nên kể hết cho tôi những cảnhbạo lực mà cậu đã từng chứng kiến.

Không… Tôi…

Vậy Adolf ạ, đúng là ông ấy không chỉ đánh cậu, anh chị em cậu mà đánh cả mẹ cậu nữa phải không?

Adolf im lặng.

Bác sĩ Freud càu cạu nhìn điếu xì gà đã tắt và coi đó như một sự tấn công cá nhân vào ông.

Như vậy sự bạo hành trở thành một kiểu mẫu trong đời sống tình yêu với cậu. Trong khi đó, cậu từ chối trở thành tên đao phủ của những người phụ nữ, cậu từ chối trở thành tên đao phủ của mẹ cậu. Để không trở thành một con quái vật trong giấc mơ ấy, cậu cảm thấy đau ở giữa háng: cậu tự thiến mình. Cậu muốn trở thành một thiên thần hơn là một con người!

Một cách ngớ ngẩn, Adolf cảm thấy một niềm vui khó tả khi nghe người ta miêu tả mình như một thanh niên với những đức tính tốt.

Freud chỉ vào Adolf trong một cử chỉ kết tội.

Ai muốn làm thiên thần thì cũng phải làm thú vật. Hiện tại, chính cậu là người đang đau khổ. Nhưng nếu cậu cứ khăng khăng như thế thì cuối cùng cậu sẽ làm người khác đau khổ.

Xì gà của ông tắt rồi kìa, Adolf rên rỉ.

Tôi biết, ông bác sĩ thực nghiệm lạnh lùng trả lời.

Tất cả quay cuồng trong không khí. Các cảm xúc thấm qua không khí, bay lượn, quẫy đạp và va đập vào nhau giữa hai người đàn ông trong phòng.

Ở tầng thứ ba, bác sĩ Bloch dẫn cậu đến chỗ một người đàn bà gần như trần truồng. Vì mẹ cậu đã phải chịu biết bao đau khổ, cậu không thể ngăn mình gắn hai khái niệm đàn bà và bệnh tật vào với nhau: người đàn bà nằm nghỉ, chỉ có mỗi một ngọn nến chiếu sáng, không phản ứng với ngoại cảnh. Bằng cách cởi bỏ quần áo của cô ta, bác sĩ Bloch giải thích với cậu rằng đã đến lúc cậu phải trở thành một người đàn ông: cô ấy là của cậu. Bác sĩ bắt cậu phải sờ vào người cô ấy. Khi cậu sờ nắn ngực cô ta, điều hệ trọng đã xảy ra: người đàn bà mở mắt và cười với cậu. Điều đó có nghĩa là cô ấy chấp nhận cậu. Nhưng hơn hết, điều đó có nghĩa là cậu không hề làm cho cô ấy đau.

Đau ư? Nhưng cháu không sợ làm cô ta đau.

Có chứ! Điều đó làm cậu xúc động đến mức cậu tỉnh giấc. Hồi bé cậu có được bú mẹ không?

Cái gì cơ ạ?

Adolf tự cảm thấy ngạc nhiên tại sao mình nói chuyện với ông bác sĩ lại khó khăn đến thế. Các câu hỏi của ông ta làm hắn tức giận và làm hắn ngạc nhiên đến mức hắn phải tự nhắc đi nhắc lại để có thời gian chấp nhận.

– Vâng, cháu có được bú mẹ.

Và cô em gái bé nhất của cậu, nó có được mẹ cậu cho bú không?

Không.

Tại sao?

Cháu không biết. Người ta đã mang em gái cháu cho vú nuôi. Hồi đó mẹ cháu…

mệt.

Đúng vậy, mệt đến mức, một thời gian sau đó, bà bị ung thư ngực và chết. Và từ đó, cậu cảm thấy mình có lỗi. Cậu tin chắc rằng chính mình là người đã hút hết sức sống của mẹ khi bú bà, Adolf ạ. Không phải vậy! Cậu nghe rõ chưa Adolf: không phải vậy.

Adolf cảm thấy nhẹ nhõm lạ thường. Một sức sống chưa từng có trước đó xâm chiếm hắn. Hắn thở thoảimái hơn.

Adolf, cậu không giết cha mình, ngay cả khi giống như tất cả các bé trai khác trên đời, có lúc cậu đã muốn ông ấy chết. Cậu cũng không giết mẹ cậu. Cả hai người đều chết một cách bình thường. Đừng để mặc cảm tội lỗi đè nặng và phá hỏng cuộc đời. Cậu có quyền được hạnh phúc.

Nước mắt tràn trề trên khuôn mặt của Adolf mà hắn không biết. Những dòng nước mắt gột rửa hắn khỏi quá khứ của mình, khỏi những nỗi lo sợ, đau đớn. Nó như dòng nước rửa cho đứa bé mới chào đời.

Freud tham dự vào sự ra đời lần thứ hai của chàng thanh niên một cách hiền từ. Không dao mổ, không một vết rạch, không phải xé rách da hay nhỏ một giọt máu, ông đã chữa khỏi cho một con người đang tuyệt vọng; lúc trước một chàng thanh niên nằm xuống đó, giờ đây một người đàn ông đang từ đó ngồi dậy. Bóng ma đã biến mất, bóng ma của một Adolf Hitler nếu không được chữa trị. “Một kẻ bất hạnh, hẳn nhiên rồi, Freud nghĩ, có thể nó sẽ trở thành một tên tội phạm nữa. Ai mà biết được? Thôi nào, chúng ta không được tự khen mình nhiều nữa.”

Freud nhìn điếu xì gà tắt ngấm trên tay và nghĩ đến hai việc: thứ nhất, ông sẽ không đổi nghề với bất cứ giá nào; thứ hai, dù sao ông cũng nên bỏ thuốc.

Ông cầm lấy một que diêm to quá khổ và định châm lại điếu Havana đang bốc mùi lạnh lẽo của tàn thuốc giống như một tử thi và từ chối hoạt động trở lại.

Một ý nghĩ thứ ba vụt hiện lên trong đầu Freud:

Nếu ta chuyển sang hút xì gà nhỏ Ninas thì sao nhỉ?

***

Dolferl này, điều anh thú nhận với tôi đêm trước có đúng không?

Cái gì đã nói ra rồi thì không rút lại, Wetti ạ.

Hitler tiếp tục vẽ phác hình Wetti với cây bút chì đang nổi loạn của hắn.

Anh thấy tôi đẹp?

Lạy Chúa tôi, điều ấy quá rõ ràng.

Anh ham muốn tôi?

– Cái gì đã nói ra thì không thay đổi.

Chính hắn đang cảm nhận thấy cái phong cách cứng nhắc và quân sự đang chế ngự mình mỗi khi nói đếntình yêu. Ngữ điệu của hắn làm một vòng sắc bén, kiên định, cả quyết, hẳn là có kém phần lãng mạn nhưng không thiếu nam tính và uy lực. Wetti mơ màng rùng mình trước những đợt tấn công bằng ngôn từ này.

Nhưng anh biết là đó là điều không thể xảy ra, Dolferl.

Không thể xảy ra ư? Cái gì có thể cản được tôi yêu Wetti?

Và hắn giận dữ gạch xóa lên tấm giấy vẽ: cây bút, cái tẩy và mặt giấy ngấm ngầm liên kết để ngăn cản hắn định hình được khuôn mặt trên tờ giấy vẽ.

Không thể được Dolferl à, tôi không thể trao trái tim mình cho anh được, điều ấy anh đã biết rõ.

Đương nhiên là hắn biết rõ vì chiều nào Wetti chả nhai đi nhai lại chuyện này.

Tôi không thể thuộc về anh vì đời này, tôi đã… tôi đã dứt khoát xa lánh đàn ông rồi mà.

Và sau đó, thị kể lại một lần nữa câu chuyện đau lòng về cuộc hôn nhân lỡ dở của mình. Gã đàn ông lông lá, mặt đỏ mà Wetti bị ép lấy. Những cái hôn của kẻ ấy làm Wetti tởm lợm trong suốt thời gian đính hôn. Cái đêm tân hôn khủng khiếp cuối cùng cũng đến, thân hình to như con đười ươi xé nát bụng Wetti, gã thở hổn hển, cực khoái, xuất tinh. Nỗi nhục nhã của thị sáng hôm sau, khi tấm ga trải giường dính đầy thứ kinh tởm kia được trưng ra bên cửa sổ. Quyết định chóng vánh phải chia tay với gã đàn ông này, với tất cả đàn ông khác trên cõi đời. Thân thể của chính mình mà thị đã căm ghét kể từ khi bị luật pháp giao cho tên đao phủ đời mình. Sự tuyệt vọng của Wetti. Và rốt cuộc, nỗi nhẹ nhõm vàobuổi sáng được báo tin từ nay thị sẽ là góa phụ.

Anh hiểu chứ Dolferl, muộn quá rồi. Ngay cả khi tôi yêu anh rất nhiều, anh đã đến quá muộn.

Wetti chán ghét dục vọng của đàn ông đến mức thị chỉ chơi với người đồng tính vì biết họ hoàn toàn vô tư với đàn bà. Họ tôn vinh nữ tính của Wetti và không làm hoen
nó.

Anh cần hiểu rằng, tôi giống như mẹ của họ Dolferl ạ, ngay cả khi tôi chưa nhiều tuổi đến thế.

Chính điểm này trong câu chuyện làm Hitler kém vui. Hắn thấy khó nuốt trôi sự gần gũi với đám đồng tính hôm ấy và càng ghét bị coi là một trong số họ.

Wetti, tình cảm mà tôi dành cho Wetti rất mạnh mẽ và thuần khiết. Điều đó chẳng liên quan gì đến chồng cũ của Wetti, cũng không liên quan gì đến những lời tán dương hoa mỹ của đám bạn Wetti. Tôi…

Anh im đi! Tôi không muốn nghe anh nói nữa.

Wetti tỏ ra phát mệt vì phản đối. Sự tức giận giả vờ của thị có cái gì đó không phải là điệu đà mà là bối rối. Thị kéo dài câu nói, không làm nó đường đột như một lời

chối từ mà nặng trĩu những thông đồng, nó dường như muốn nói: “Tôi nghe rõ lời anh nói rồi và trong sâu thẳm lòng mình, điều đó chẳng làm phiền tôi chút nào cả.”

Tình trạng này đã đủ làm Hitler hài lòng. Không có chút kinh nghiệm nào, hắn đã suýt gặp rắc rối nếu người đối thoại thuận ý và khi đó sẽ không biết phải xử lý ra sao. Hơn nữa, hắn thèm muốn Wetti trong tư thế ngồi mẫu hơn là trên thực tế. Vào cái ngày Chủ nhật định mệnh ấy, hắn nghĩ mình nên dõng dạc tỏ tình để người ta không coi hắn là một kẻ pê đê. Một khi mọi người đã công nhận như vậy, hắn không cần phải tiến xa hơn. Trong mắt hắn, hắn đã là người tình chính thức của Wetti. Trong mắt những người thuê nhà ở số 22 phố Felber cũng thế. Ngày Chủ nhật, trong mắt đám bạn đồng tính của Wetti, hắn cũng giữ vai trò ấy. Và có thể, hắn là người ấy trong mắt của chính Wetti…

Để Hitler quên đi những điều mình không thể dâng hiến, Wetti thể hiện cả nghìn lẻ một sự quan tâm. Hitler không bỏ lỡ cơ hội để lợi dụng việc đó, qua cách thể hiện quá đáng sự nhiệt thành của mình, hắn muốn làm cho Wetti cảm thấy hắn phải yêu thị rất nhiều thì mới có thể chấp nhận khiếm khuyết đó của thị. Hắn thực sự được lợi khi Wetti nhanh chóng trở thành một người mẹ và người hầu của hắn.

Được Wetti nấu ăn và giặt giũ, Hitler ngày càng ít ra ga vác vali thuê, hắn chỉ kiếm đủ để trả tiền phòng và có vài giờ yên tĩnh dành riêng cho mình trong khi Wetti tiếp tục nghĩ rằng hắn đến học tại trường Mỹ thuật.

Theo Hitler, mọi việc đều ổn: như vậy hắn đã là một họa sĩ trẻ tuổi đầy triển vọng, là tình nhân của một bà góa xinh đẹp, người đang bao hắn. Với Hitler, mối quan hệ bề ngoài như vậy là đủ rồi và sẽ rất bất tiện nếu ai đó tìm hiểu kỹ để biết rằng họa sĩ không hề vẽ, còn cặp tình nhân không hề ngủ với nhau và bất chấp tất cả, bà góa keo kiệt vẫn tiếp tục lấy tiền nhà. Thực tế được cách nhìn của Hitler về Wetti che phủ, như một chiếc áo măng tô bằng tuyết.

Vấn đề duy nhất dai dẳng tồn tại là bức chân dung quỷ tha ma bắt mà hắn phải hoàn thành.

Ngày nhìn thấy bức chân dung sẽ là một trong những ngày đẹp nhất của đời tôi! Wetti thường hào hứng như vậy với chất trữ tình ngây ngô vay mượn từ những tiểu thuyết ba xu.

Hitler ngày càng khó che giấu tập tranh vẽ của mình. Wetti ngày càng tò mò: thị tiến đến gần, làm hắn bực bội, bám lấy hắn, muốn khám phá cái nhìn của Dolferl thân yêu về mình.

Trong lúc nước sôi lửa bỏng, Hitler bỗng nảy ra một ý tưởng nghìn vàng. Hắn rình lúc Wetti không chú ý bèn lấy trộm một tấm hình của thị trong ngăn kéo. Hitler chạy ra phố Prater và chọn một trong số những họa sĩ và sinh viên đang ngồi vẽ ngoài đường cho khách du lịch. Hắn chọn ông họa sĩ chân dung già nhất – bởi điều đó làm hắn ít bị sỉ nhục hơn – và chìa cho ông ta bức ảnh của Wetti với quyển sổ vẽ của mình.

Một tiếng sau, cuối cùng hắn cũng có được bức tranh với giá vài heller.

Tối hôm đó, trước khi bắt đầu buổi vẽ, Hitler lên tiếng:

Tôi nghĩ là mình đã hoàn thành.

Thật chứ?

Có thể…

Để hoàn thiện quả lừa, hắn thử vẽ thêm một chút bằng cách thêm vài nét lên bức chân dung đã vẽ sẵn. Ba phút sau, hắn kinh hoàng nhận thấy hắn đang làm hỏng báu vật mà hắn đã phải trả giá cao như thế.

– Xong rồi!

Hắn nhảy lên và quỳ xuống dưới chân Wetti để tặng thị bức tranh. Wetti sững sờ. Thị đỏ mặt, kêu lên vài tiếng nho nhỏ, nước mắt trào ra. – Tuyệt làm sao!

Wetti nhận ra mình trong tranh.

Điên lên vì sung sướng, thị không muốn rời nhà thơ của mình đến tận tối mịt. Thị nấu nướng, mua xì gà, mạng lại quần áo cho hắn, mời hắn uống rượu nho mạnh của nhà làm, và đến nửa đêm vẫn định bụng sẽ đánh giày cho hắn. Wetti thấy biết ơn Hitler và tin chắc hình ảnh của mình sẽ được lưu truyền cho hậu thế. Thị tràn trề năng lượng và toàn tâm toàn ý dốc sức vào cái duy nhất mà mình biết làm, đó là nội trợ.

Mười hai rưỡi đêm, Wetti ngừng lau chùi, mệt lử, hổn hển, rót thêm rượu cho Hitler đang ngồi lười trong một chiếc phô tơi và một lần nữa liếc mắt thán phục về phía bức vẽ đang được bày trang trọng trên chiếc tủ buýp phê.

– Nói đi Dolferl, chẳng lẽ tôi không có chút gì là Nàng thơ của anh ư?

Hitler, chếnh choáng hơi men và lờ đờ vì dịch vị tiết ra sau khi ăn, gật đầu tán đồng.

Wetti à, Wetti đúng là Nàng thơ của tôi. Nói đúng lắm.

Nàng thơ dễ nghe hơn nô lệ rất nhiều.

***


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.