Phong Thủy & Các Cách Hóa Giải

CHƯƠNG II CÁC DỤNG CỤ DÙNG KHẢO CỨU PHONG THỦY



Các dụng cụ để thực hiện khảo cứu phong thủy là cái “gậy” của nhà phong thủy. Người nông dân có các nông cụ, nhà kỹ nghệ có các dụng cụ công nghệ, học sinh có đồ dùng học sinh… mỗi nghề có một số dụng cụ riêng biệt nhà phòng thủy hay chính xác hơn là các “Thầy phong thủy” cần có các dụng cụ phong thủy. Không có các dụng cụ phong thủy, các thầy sẽ khó khăn, thậm trí bó tay trước các yêu cầu độ chính xác về phương vị v.v…

Các dụng cụ phong thủy rất hạn hữu. Nó gồm:

La bàn, la bàn có la bàn thường và la bàn phong thủy.

Thước, thước cũng gồm thước thường dụng và thước phong thủy, hay còn gọi là thước địa lý.

Quả dọi và dây dọi.

I. LA BÀN

La bàn là một dụng cụ đặc hữu trong xác định phương hướng. Chức năng chính của la bàn là định hướng và các phương vị hướng cùng nhiều dữ liệu quan trọng khác.

Do yêu cầu sử dụng mà la bàn có 2 loại. Đó là:

La bàn thường.

La bàn chuyên dụng.

La bàn chuyên dụng: la bàn dùng trong giao thông thủy lạc và hàng không, la bàn dùng trong phong thủy.

1. La bàn thường

La bàn thường có cấu tạo đơn giản. Nó gồm mặt la bàn có một kim la bàn (Nam châm) phân ra 2 cực: Nam và Bắc, một vòng ghi độ và phương vị.

La bàn thường được dùng rộng rãi cho những nhà địa chất, thợ lặn, khảo sát.

Nhà du lịch v.v…

La bàn này đôi khi còn được chế tạo như một đồng hồ đeo tay cho tiện dụng.

2. La bàn giao thông

La bàn này đương nhiên cũng phải có hai phần chính là mặt và kim. La bàn giao thông được chi tiết phương độ và những ghi chú chi tiết riêng dùng trong Hằng hải và hàng không.

La bàn chuyên dụng ngày nay phát triển phong phú theo sự phát triển của nhiều ngành nghề và các chuyên ngành.

Ví dụ: la bàn dùng trong quận sự; la bàn dùng trong khảo sát nghiêm cứu thủy văn, thiên văn…

La bàn chuyên dụng theo chuyên ngành được phân biệt trên mặt la bàn với những chi tiết hóa nhằm phục vụ cho từng lĩnh vực, từng chuyên ngành riêng.

La bàn phong thủy thuộc loại la bàn chuyên dụng. Mặt la bàn được chi tiết hoá theo yêu cầu của công việc khảo cứu phong thủy.

CẤU TẠO CỦA MỘT CHIẾC LA BÀN

Cấu tạo la bàn đầy đủ có ba bộ phận, đó là:

Kim la bàn

Mặt la bàn

Hai bộ phận: kim la bàn và mặt la bàn 2 bộ phận không thể thiếu.

Một dạng la bàn đặc dụng

Đế la bàn là bộ phận rất uyển chuyển. Nó có thể được gắn cố định vào phương tiện. Nó có thể là dây đeo vào tay vào cổ… và nó có đế có hình thái mang ý nghĩa rõ ràng, đó là đế của một chiếc la bàn phong thủy.

Đế la bàn phong thủy có hình lập phương, cùng với mặt la bàn có hình tròn đó là biểu tượng của “thiên và địa” – Trời (thiên) tròn, đất (địa) vuông.

LA BÀN PHONG THỦY

La bàn phong thủy là la bàn đặc dùng. Nó được cấu tạo phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp phong thủy (địa lý).

Ngày xưa các thầy địa lý chuyên dùng la bàn phong thủy của Trung Quốc (la bàn địa lý Trung Hoa).

Lý do các thầy địa lý đều học sách phong thủy của Trung Hoa và dụng cụ mà họ dùng la bàn phong thủy Trung Hoa. La bàn này là la bàn phổ biến. Ở các nước dùng Hán văn hoặc tương tự như tiếng Nhật tiếng Hàn đều dùng la bàn này, ở Việt Nam do không mấy chú ý nên những la bàn kiểu Trung Hoa chỉ được “cóp pi” mà không được chuyển ngữ hệ la-tinh.

1. Mặt la bàn phong thủy

Mặt la bàn phong thủy hết sức “rối rắn” nó là một hệ thống vòng tròn cạnh nhau và đồng tâm ở nơi gắn trụ kim la bàn.

Những chi tiết trên các vòng tròn ví dụ: gồm phương vị 360 độ chia, các vòng thể hiện 8 hướng, các vòng chĩa phương vị Bát quái, ý nghĩa Bát quái phương vị lịch Âm, các sao, các phân bộ cuộc sống… phải nói là mặt la bàn phức tạp như trên một mạng nhện với các cung và các vạch bán kính, đường kính, những chữ chi chít nghĩa hán tự phức tạp.

2. Kim la bàn

Kim la bàn là kim loại nhiễm từ tính có hình thoi hẹp cụt hay dài sơn 2 màu phân biệt 2 phần. Kim được gắn trên một trục kim trơn tru, nhưng vững chắc tạo cho kim luôn chuyển dịch và dao động giữ đúng 2 phương Bắc Nam theo chiều đường sức các từ trường trái đất (ra Bắc vào Nam).

3. Đế la bàn

Theo nghĩa Thiên địa, đế la bàn hình khối lập phương vùng trên mặt đế có một hố tròn khớp với mặt khớp quay phía dưới mặt la bàn. Mục đích khí lắp mặt la bàn vào khớp nó cho phép dịch chuyển mặt theo 2 chiều thuận nghịch của chiều quay kim đồng hồ.

Đế có 2 sợi chỉ đỏ luồn chéo với mặt la bàn và thẳng song song cạnh của đế.

Mục đích của 2 sợi chỉ đỏ này để định vị kim la bàn khí cần.

IV. CÁCH SỬ DỤNG LA BÀN PHONG THỦY

Việc sử dụng la bàn để đánh giá tính chất địa lý của thửa đất là cần thiết và phải tuân thủ các quy tắc sử dụng la bàn.

La Bàn địa lý Trung Hoa.

1. Quy tắc

Đặt la bàn ở tận điểm thửa đất hay tại tâm ngôi nhà cạnh ngoài của đế la bàn thẳng hàng với một cạnh của thửa đất hay một mặt tường của ngôi nhà. Đế được kê bằng phẳng, vững trãi.

Xoay mặt la bàn để đường chuẩn trong “Thiên trì” nằm thẳng hàng với kim la bàn. Nhờ vậy để ta xác định được phương hướng, phương vị của thửa đất, hay của ngôi nhà.

2. Một số chi tiết cần lưu ý

Mặt la bàn, như đã nói, gồm phân hợp các dữ liệu như Âm lịch. Phương vị, cung số… Âm lịch được biểu hiện bằng các con giáp chỉ 12 năm, ký hiệu bằng các chữ số La Mã (H.1) 12 tháng trong một năm và 12 giờ trong một ngày từ:

Tý đến Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Ví dụ chữ số I la mã là Tý, giờ Tý là giờ đầu của ngày (năm Tý năm đầu 12 con giáp cứ lần lượt hết 12 con giáp ứng với chữ số la mã là XII).

Trên mặt la bàn có nhiều vòng, mỗi vòng một dữ liệu. Nó cho ta mối quan hệ rất khoa học. Từ lịch số đến phương hướng và 24 phương vị đến cung Bát quái v.v… Sự phân chia trên mặt la bàn rất khớp các vòng can chi trong một hoa giáp 60 năm và cứ thế lập lại chu kỳ đến hàng nghìn vạn năm luôn biến mãi. Tám phương hướng dựa vào 4 điểm chính. Đó là Đông Bắc, Tây – Bắc, Đông – Nam, Tây – Nam, dựa vào 4 điểm chính theo thứ tự trêm mặt la bàn là các chính phương, Bắc, Đông, Tây, Nam. Như thế các can: “Nhân và Quý” thuộc về hành Thủy, hành Thủy thuộc phương Bắc; phương Bắc là đầu chi trong 12 chi, đó là Tý, ứng số I la mã.

Với sự phức tạp, nhưng đầy khả năng ứng dụng của la bàn Trung Hoa (La bàn tàu) nó có tên là “La bàn vạn năng”.

Để hiểu hiết và dùng được mọi dữ liệu có trêm mặt chiếc la bàn vạn năng, ta cũng cần nhiều kiến thức như tử vi. Thuật số, toán học, thiên văn, dịch lý…

V. THƯỚC

Trong thuật phong thủy, người ta dùng 2 loại thước:

– Thước mét thường

Thước đặc dụng dùng cho việc tính toán các kích cỡ trên quan điểm phong thủy

1. Thước mét thường

Nhà địa lý dùng thước mét để đo đạc xác định các cạnh của thửa đất của ngôi nhà, ngoài ra, họ cần dùng để phân chia vị trí phần đất: tốt, xấu.

2. Thước đặc dụng

Thước đặc dụng có 2 loại mà nhà phong thủy cần đến. Đó là thước phong thủy.

– Thước Lỗ – Ban.

3. Thước phong thủy còn có tên gọi là “thước địa lý”

Nhà phong thủy dùng “thước địa lý” để đo đạc kích cỡ cùng các cơ vận ứng với từng kính cỡ đó.

Thước địa lý có các dữ liệu phong phú với các nguyên lý vận thế và cả Bát quái.

4. Thước Lỗ-Ban

Thước lỗ-ban cũng có nguồn gốc từ Trung Hoa hàng ngàn năm trước Công nguyên và được ứng dụng tới ngày nay.

Thước Lỗ – Ban được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng, kiến trúc và chế tác các đồ nội thất do trên các cung phần ứng với một số kích thước nào đó được chỉ rõ tính chất nhất định nào đó. Ví dụ:

Khoảng từ 1 cm đến 5 cm ứng với cung phúc đức.

Khoảng từ 2001 cm đến 2027 cm này với may mắn…

Như vậy dựa vào thước Lỗ – Ban nhà phong thủy gợi ý cho việc mở các cửa ra vào, cửa sổ v.v… theo các kích thước có số đo phù hợp với các cung số mang ý nghĩa mà thân chủ gia trạnh mong muốn.

5. Ngày nay do nhu cầu của xã hội người Việt Nam đã có các thước Lỗ

– Ban ghi cung số bằng tiếng Việt.

Nhờ thế, mọi người dân đều dễ dàng sử dụng thước Lỗ-Ban khi có nhu cầu.

Thước Lỗ-Ban vì thế đã trở thành một thứ thước thông dụng hiện nay. Nhà phong thủy đôi khi dùng thước Lỗ-Ban dễ dàng và tiện lợi trong tác nghiệp nhờ thước đã được Việt ngữ hóa.

VI. QUẢ DỌI VÀ DÂY DỌI

Nhà phong thủy cần đến quả và dây dọi để xác định đúng điểm tâm, hay độ thẳng đứng, nghiêng lệch….

1. Quả dọi

Quả dọi được làm bằng chất liệu, chì, gang, sắt, đồng, thép tùy nơi sản xuất.

Yêu cầu quả dọi phải đủ nặng để tránh gió thổi.

2. Cấu tạo

Quả dọi hình chóp trụ, đầu chóp nhọn, đít quả dọi có một khuyên nhỏ để buộc dây dọi.

3. Dây dọi

Dây dọi cần chắc, bền để buộc quả dọi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.